Không nô lệ , là một dạng công xã nguyên thủy, không đối thoại, không ngoại giao, không thể tiếp xúc. Đây là mô hình mà Đế Quốc cực kỳ khó xâm nhập.
Đại Việt không còn cách lựa chọn, họ phải đi Châu Mỹ, họ phải tìm ra những nguyên liệu mới, giống cây mới để đảm bảo an ninh quốc gia phát triển. Đây là một cuộc xung đột không có chọn lựa.
Người Ainu quá hung tàn, họ là dân tộc thần săn bắn và hái lượm không có trồng chọt chăn nuôi.
Ngô Thanh Vũ, Ngô Bàng Trí, Ngô Tấn đã thống nhất tấn công.
Ba trọng tải thuyền Barque rời đi để khiến người Ainu mất cảnh giác, sau đó bọn họ vòng một vòng lớn về phía đông nam rồi dùng thuyền nhỏ đổ bộ vào nơi đây tổng cộng hai lượt gần 2 trăm chiến binh.
Cuộc đổ bộ vào làng người Aimu với vũ khí tù dùi cui và gậy gỗ. Lúc này thợ săn của Ainu đã ra ngoài. Đây chỉ là suy đoán theo thói quen của các bộ lạc đi săn thông thường thôi, cũng không có nhiều bằng chứng xác định.
Dĩ nhiên dám binh sĩ Đại Việt đều mang theo súng trường LK1087 lưỡi lê cùng Thái Đao Đại Việt , nói chung nếu phải chiến đấu với đám thợ sănt thì bọn họ cũng chuẩn bị kỹ càng cả rồi.
Vấn đề là ở chỗ này, họ những người Đại Việt Đế Quốc đã tính đúng, không có mấy thợ săn ở làng.
Với rùi cui cùng giáp tốt đám này dễ dàng trấn áp được mười mấy tên thanh niên thợ săn còn lại trong làng đồng thời bắt hết phụ nữ cùng trẻ em lại. Tất nhiên Đại Việt là một quốc gia văn minh, họ sẽ không làm gì những người thổ dân này. Nếu không đến bước đường cùng họ cũng không muốn đổ máu gì cả.
Hai chân không chạy lại bốn chân, cuộc đổ bộ không chỉ có người mà có cả chiến mã.Trên hòn đảo này không có chiến mã và người Ainu cũng không biết đến ngựa loại động vật này, ít nhất là đến giờ họ chưa biết.
Phần lớn dân chúng tầm ba trăm người Ainu bị bắt lại. Trói nghiến cùng khống chế....
Cho đến khi đám thổ dân Ainu các thợ săn theo nhóm nhỏ trở về đều bị ép buộc phải đầu hàng lần lượt.
Gian khổ bố trí, cuối cùng thành quả cũng có được, tất nhiên trong lúc xô xát không thiếu người bị thương nặng nhưng Đại Việt đều tận tình chữa trị không để ai chết cả. Thậm chí có một vài người trong làng vốn dĩ đang bị bệnh nặng cũng được các bác sĩ Đại Việt cấp cứu kịp thời.
“ ... tôi đã phản đối dùng tàn sát đe dọa để khuất phục Ainu thổ dân. Thần Đế nhiều lần nói qua, chúng ta đối xử người khác ra sao sẽ nhận được kết quả tương tự. Trân thành đổi chân thành. Cho nên tôi vẫn muốn cố gắng thêm nhiều lần nữa cho đến khi chắc chắn không thể dùng hòa bình để đứng vững nơi này...” Ngô Thanh Vũ trong nhật ký có đoạn.
Và cố gắng của hắn kết quả...khá tốt
Những phụ nữ, trẻ nhỏ, người già được thả ra. Người Đại Việt cũng dùng hết sức mạnh hội họa của mình để vẽ tranh câu thông cùng người Ainu.
Một ngày hai ngày chưa đạt kết quả, nhưng sau năm sáu ngày người Ainu bắt đầu tin tưởng.
Đám người lạ này thực sự hung tợn , nhưng họ cũng là người chứ, họ cũng biết suy nghĩ, người tấn công đầu tiên là bọn họ, tuy rằng kẻ xâm nhập là phạm luật trước tiên, nhưng xét đi xét lại họ vẫn chưa tấn công người Ainu cho đến lúc có người lạ bị giết. Những bức tranh miêu tả rõ ràng về mong muốn một mối quan hệ hòa bình không có chiến tranh giữa hai bên.
“ ...Chúng tôi mang cho họ quần áo ấm, nơi này rất lạnh, chúng tôi dạy họ cách xây lò sưởi quanh nhà thay vì đốt một đống nửa ngay giữa căn lều...Những đồ dùng như nồi sắt, chén bát lại được bọn họ hoan nghênh vô cùng... chúng tôi cùng người bản địa đã có những thấu hiểu ban đầu... có lẽ họ cũng dần hiểu chúng tôi không mang ác ý...”
Sự thật thì tất cả xung đột đều do văn hoá tập tục sai biệt mà thành.
Sau này Ngô Thanh Vũ mới hiểu được, người Ainu săn bắn và hái lượm mà sống, lương thực của họ gắn liền với bãi săn, bãi hái lượm. Và họ luôn không đủ lương thực cho nên tư tưởng bảo vệ lãnh thổ cực mạnh, mất bãi săn- mất bãi hái lượm đồng nghĩa chết đói.
Trên đảo Hokkaido ( lúc này chưa có tên nhưng Ký cứ thích đặt vậy) thời điểm này các bộ lạc xâm nhập lãnh thổ săn bắn của nhau tức là đã tuyên bố chiến tranh. Do đó người Đại Việt xâm nhập dòng sông cá Hồi – nguồn lương thực chính của bộ lạc này thì đó chính la tuyên chiến.
Không có gì ngạc nhiên khi người Ainu ở đây điên cuồng tấn công đám thám hiểm Đại Việt cả.
Đối với các dân tộc có nông nghiệp phát triển thì việc chưa đụng tới ruộng vườn mà chỉ xuất hiện lãnh thổ ngoại vi thì vẫn có đường thương lượng, ngoại giao. Nói chung là có cửa nói chuyện với nhau.
Còn đối với các bộ lạc chuyên về săn bắn hái lượm thuần chất này thì không có chuyện hoà bình khi tiến vào bãi săn của họ.
Lương thực mua chuộc, dụng cụ mua chuộc, tranh vẽ giải thích sau tầm mười ngày thì đám người bộ lạc này cũng chấp nhận những kẻ lạ tốt bụng.
Nói người thổ dân dã man, hung hãn nhưng nếu đã tiếp cận được thì họ lại lộ ra một mặt khác đó chính là thật thà , trân thành đối với người họ coi là bằng hữu.
“ …. Một bức tranh với tộc trưởng đã giải quyết tất cả. Phải công nhận thằng Ngô Tấn vẽ rất tốt… hắn vẽ về một pháo đài bên sông với người Đại Việt xây dựng, người Aimu giúp đỡ cùng lao động. Hắn vẽ về người Đại Việt từ chối săn bắn hay đánh bắt cá hồi ở sông… chỉ có người Ainu được làm chuyện này… hắn lại vẽ những đứa trẻ nhỏ Ainu đang nhận bánh mì đen quyết đường bơ ngọt ngào của Đại Việt miệng cười tươi tươi... Bức tranh này đã thành hiệp ước hai bên. Thậm chí còn làm lễ cúng thần linh gì đó của họ. Thằng Ngô Tấn cũng tham gia lễ bái tượng gỗ, cùng nhau nhúng máu một con gấu sau đó in hai bàn tay lên bức tranh trên. Có lẽ đây là nghi thức thiêng liêng của người Ainu…”
Nói đến săn gấu, đám người Ainu mỗi lần đi săn phải cầu trời khấn thần sợ hãi bị thương hay bị giết, nhưng các chiến binh của họ vẫn phải săn loại này , vì đây cũng là một loại thức ăn chủ đạo của bọn họ.
Để thực hiện nghi thức, thủ lĩnh của bộ lạc Ainu tên gọi Ankanatan ( Rìu chiến đấu trong tiếng Ainu) đã dẫn đám Đại Việt đi săn gấu. Phát hiện gấu là do người Ainu có kinh nghiệm đảm nhiệm, hạ thủ là các Tay súng Đại Việt.
Người Ainu săn gấu bằng tên độc làm từ dễ cây khiến con vật từ từ yếu đi. Nhưng ban đầu gấu vẫn cực khoẻ, với cung tên chỉ tầm 25-30m thì các thợ săn của Ainu luôn trực chỉ đối mặt với nguy hiểm tính mệnh.
Một con gấu trúng tên ít nhất phải năm bảy ngày mới yếu hẳn, người Ainu phải vất vả đuổi theo để săn lùng nó.
Có điều… đối với các binh sĩ Đại Việt đây không phải là vấn đề.
Một đám 20 thằng cầm súng trường chia loạt mà bắn… pằng pằng pằng.. từ khoảng cách 70m lần lượt bắt một con gấu đang xông đến họ.
20 viên thì đến voi cũng chết… Ba thợ săn đi theo trong đó có thủ lãnh Ankanatan đã cực kỳ sợ hãi trước sức mạnh kinh hoàng của “người lạ”.
Người Anui không ngu, họ càng hiểu thêm rằng những người lạ này không muốn giết làng của họ thôi, muốn giết thì quá đơn giản rồi.
Sự tin tưởng lại tăng thêm một bậc.
“ …. Chúng tôi hai tộc người không quá hiểu ngôn ngữ của nhau.. vài ngày trước còn chém giết qua lại… đến hôm nay có thể ngồi bên đống lửa lớn cùng chia sẻ đồ ăn… thật kỳ diệu thay…”
Lương thực của hạm đội có nhiều tổng cộng cả 400 tấn lương thực trên ba con thuyền cho nên có nuôi thêm 500 miệng ăn của người Ainu ở đây cả năm đều ổn.
Lương thực.. tiền tệ mạnh nhất thắt chặt quan hệ đôi bên.
“ … Tôi và Ngô Trí Bàng tiếp tục lên đường.. chúng tôi đã muộn mười ngày so với nhóm đi trước, Ngô Tấn ở lại. Cái làng Ainu này đã hoàn toàn chấp nhận sự có mặt của chúng tôi, thậm chí tôi còn cảm giác đám người này không vui khi chúng tôi hai thuyền rời đi… họ lo lắng một thuyền lớn ở lại không đủ lương thực cho họ sao?...”
Ngô Tấn quả thật đứng vững chân ở Ainu bộ lạc nhỏ này. Hắn không biết nghi lễ in dấu tay huyết hùng ấy chính là còn thừa nhận hắn là phó thủ lĩnh ở đây. Và hắn đã là một bộ phận của nơi này.
Ankanatan cau có ngồi trong lều của mình.
“ Cha à , người của phó thủ lĩnh đã đi hơn một nửa, kế hoạch thu phục Chachaka bộ lạc không được rồi” một thanh niên mặc áo da gấu đen với các đường may thô thiển đang ngồi bên đống lửa nói lên.
“ Ta nghĩ ba cái nhà lớn chạy trên biển kia là ba bộ lạc khác nhau. Kuyzu Mazu ( Gậy lửa biệt danh người Ainu đặt cho Ngô Tấn) không có quyền đối với hai cái nhà lớn trên biển kia” Ankanatan trầm ngâm đáp.
“ Thật tiếc quá , nếu có thể bắt được Chachaka thì chúng ta có thể có bãi săn tuần lộc rồi” thanh niên khoác da gấu chẹp miệng tiếc nuối.
Ngô Tấn rảnh đâu mà đi thu phục này nọ, hắn phải xây xong cầu cảng tạm cho thuyền lớn. Sông này rất thích hợp để xây cầu cảng. Dĩ nhiên chỉ có thể xây tạm thời cầu gỗ… sau đó đợi chuyến hàng sau mang theo tốt đẹp máy móc mới có thể xây một bến cảng hiện đại ở đây.
Có cái Kulukulu bộ lạc này hảo hữu đảm bảo không sợ tranh chấp ở khu vực này với người bản địa.
250 thuỷ thủ đã lên bờ 200 người để lao động, người thổ dân Kulukulu cũng được mời giúp đỡ xây dựng pháo đài nhỏ, khả năng vẽ minh hoạ của Ngô Tấn ngày càng tốt đẹp…
“ Thân Cảnh Thúc , tải hạm do anh chỉ huy, nhanh nhất về Busan báo tin cho Thần Đế, chúng ta cần các dụng cụ xây cảng tốt ở nơi này.. thêm lương thực nữa… tôi đã viết rõ trong báo cáo ..” Ngô Tấn sau một hồi suy nghĩ thì đưa ra quyết định này.
Theo như hải trình tính toán thì nơi đây cách Busan 2000km . Hoàn toàn phù hợp để xây dựng một cái cảng tiếp liệu. Thêm vào đó bộ lạc Ainu này đã rất hảo hữu, đóng quân duy trì nơi này không cần quá đông. ( Akkeshi thời nay)
“ Vậy còn Chỉ huy, ngươi ở lại đây tôi sợ nguy hiểm, người Ainu dù sau cũng mới tiếp xúc...” Thân Cảnh Thúc ái ngại mà nói.