Có nhiều người sẽ thắc mắc và khó hiểu vì lúc thì nói nhà Reizei no có cả ngàn , khi thì nói nhà Reizei no chỉ có 300.
Chỗ này cần nói rõ một chút về hệ thống quân sự Nhật Bản lúc này.
Chê độ chưng binh đào tạo quân đội chính quy của triều đình Nhậ Bản đã bỏ lâu rồi.
Giờ đây Thiên Hoàng sử dụng là quân đội được tập hợp từ các gia tộ võ sĩ thông quá Fujiwara và Minomoto. Cho nên về mặt kỹ thuật mà nói thì Nhật bản không có quân đội chính quy thường trực. Nhưng thực tế bọn họ luôn có một đội quân võ sĩ khá thiện chiến nằm rải rác các gia tộc và một phần tập hợp ở Kyoto phục vụ Triều đình.
Cấu trúc quân sự của Nhật bản là vậy. Mỗi gia tộc võ sĩ đều có các Bushi được đào tạo cẩn thận, trang bị tốt sức chiến đấu... solo cao, đây là tiền thân của Samurai. Nó thực tế tương đương hệ thống thân binh của Đại Việt . Bọn Bushi này có thể lấy sức một địch mười.... nông binh. Cho nên mỗi gia tộc thực tế tùy theo tài lực mà duy trì đám Bushi này bao lớn, trang bị bao nhiêu tốt khác biệt nhau.
Các bushi thường lại sẽ thông hôn, có họ hàng với gia chủ, cuối cùng là đổi họ thành họ gia chủ, chỉ tạo thành họ mới khi tách ra tạo nên một gia tộc bushi khác. Đây là một trong nhiều lý do khiến Nhật Bản cực lắm họ.
Lại nói gia tộc Zhui trước kia rất mạnh chứ không tầm thường, họ có đến 1200 võ sĩ tương vượt hơn một chút Dun no lúc này.
Nhưng sau khi bị đánh úp thì Zhui no chỉ còn 500 võ sĩ bảo hộ Minoru chạy đi Minamoto lãnh địa làm thân hầu cận.
Các gia tộc võ sĩ với các bushi số lượng hạn hẹp nhưng nông binh không ít, đây không phải binh sĩ chuyên nghiệp và cũng chẳng được huấn luyện mấy. Biết cầm đao thương chọc chọc mà thôi. Đám này bình thường chỉ làm ruộng đẻ tài nguyên nuôi bushi cung thỏa mãn xa sỉ của gia tộc.
Đó chính là tình hình quân sự của Nhật bản lúc này. Quân tinh nhuệ rất tinh nhuệ, quân rác rất rác.... không có lực lượng quân thường trực theo đúng nghĩa.
Cho nên nói đến quân đội Nhật Bản số lượng tính toán cần hết sức chú ý vì nó khác hệ thống mà mọi người vẫn hiểu và tư duy.
Quay trở lại tình hình chiến tranh ở xứ Fukuoka.
Từ Fukutsu đi đến Kitakyūshū 29 km trải qua ba phảo đài nhỏ tương tự như pháo đài Fukutsu của gia tộc Reizei no trước đây.
Minoru chỉ mất sáu ngày để tiến quân càn quyét qua các pháo đài này.
Đơn giản vì nông dân binh và các bushi nơi này đều tập hợp về đại pháo đài Kitakyūshū phòng thủ dưới sự chỉ huy của Suō no Kadamasa.
Mỗi nơi như Munakata- Okagaki- Nakama thì Minoru chỉ cho quân dừng lại hai ngày, dí súng vào gáy “bắt ep” nông nô, bần dân nhận ruộng nhận lương , nhận tự do , nhận mưu cầu hạnh phúc.
Mỗi toà pháo đài Minoru để lại 3 tên chỉ huy và 200 lính đồn trú.
Quân của Zhui no gia tộc có 5500 người tổng cộng, 500 là số bushi đi theo Minoru từ lâu. Năm ngàn là nô lệ mua từ Nhật Bản sau đó huấn luyện cường độ cao cùng dạy dỗ văn hoá, bồi bổ dinh dưỡng trong 2 năm qua. Với tài lực của anh rể hỗ trợ lại nắm đường buôn thuốc lá trong tay thì Minoru dập khuôn theo Đại Việt chế độ - 50% đã xây dựng được một đội quân chuyên nghiệp hùng mạnh. — QUẢNG CÁO —
Đám này đã tham chiến tại Lưu Cầu đánh nhiều trận giúp Minamoto Lưu Cầu. Do đó bọn hắn chính là những chiến binh thật thụ.
Cởi giáp ra bỏ trang bị - solo 1vs1 dĩ nhiên đám binh xuất thân nô lệ này không ăn được một bushi Nhật Bản nhưng nếu full trang bị từ Đại Việt thì 10 đấu 10 họ có thể cầm cự. 50vs50 đám binh sĩ Zhui no đánh ngang cơ với Bushi Nhật.
Trăm đấu trăm .. đám Zhui no binh sĩ tự tin chiếm chút ưu thế. Ngàn đấu ngàn… nếu bushi vẫn không học cách chiến đấu tổ đội thì sẽ bị đám này làm thịt.
Cho nên để lại 200 binh sĩ canh phòng mỗi pháo đài, lo lắng chuyện nhân sinh thì đã đủ rồi. Nhất là Zhui no gia là đồng tộc Nhật Bản lại giải phóng nô lệ thì càng dễ nhận được ủng hộ tù dân.
Có một điều phải nói là tiến bộ vượt bực đối với hệ tư tưởng của Minoru. Lần đầu tiên một tên sĩ quan xuất thân nô lệ trong hệ thống Zhui no gia tộc được cầm quyền quản lý một phương.
Pháo đài nhỏ Okagaki, Minuro không giao cho đám bushi lâu năm theo hầu mà giao cho một người xuất thân thấp kém từ nô lệ binh.
Đây là một sự cách mạng thực sự trong Zhui no gia. Minoru đã triệt để thay đổi tư duy, trọng dụng tài đức không để ý xuất thân.
Đây là một sự tiến bộ rất lớn rất đáng khích lệ của Minoru rồi.
Ngày 29 tháng 3. Minoru đại quân trùng điệp tiến đến bao vây pháo đài Kokura Kitakyūshū.
Lần này hải quân- lục quân phối hợp tác chiến.
Hai khu trục hạm Đại Việt từ ngoài biển với khoảng cách 2500m điên cuồng nã pháo vào pháo đài Kokura, mục tiêu chính là đạn nổ nặng 35kg xuyên phá nóc lâu đài yếu nhược sau đó sẽ nổ mạnh từ phía bên trong gây nên cháy nổ khủng khiếp tàn phá…
Đây chính là lý do lúc này Ngô Khảo Ký cảm thán sự bất lực của nhà Nguyễn với công nghệ thấp hơn bị quân Pháp xâm lược bắt nạt.
Thế nhưng Nhật Bản lúc này không phải là nhà Nguyễn đã hủ bại mà so sánh. Võ sĩ của họ có sức chiến đấu đáng nể.
Tóm lại là Khu Trục Hạm tháp pháo rất mạnh nhưng lại không thể quyết định cuộc chiến. Muốn bắn sập san toàn bộ pháo đài Kokura ít nhất cũng mất cả tháng. Mà san phẳng xong vẫn cần lục quân đánh chiếm mới được.
Đó chính là lý do mà Minoru vẫn phải điên cuồng đổ bọ Hakata bờ biển “ mượn đường” là vậy.
Nhưng lúc này sự sợ hãi thật sự chưa đến với pháo đài Kokura, ít nhất Khu Trục Hạm tuy tấn công cực mạnh mẽ và reo rắc kinh hoàng tột độ cho quân thủ pháo đài, thế nhưng thương vong hay phá hoại của nó gây nên chỉ là tầng mái.
Nỗi sợ hãi của các loại pháo đài lúc này mới từ từ tiến vào chiến trường trên bộ.
Nhắc lại một chút về mấy ngày về trước , đám gia tộc Dun no nhìn thấy gì mà sợ hãi rúm ró, kém chút đã đầu nhập làm gia thần của Zhui no? — QUẢNG CÁO —
Bọn họ được chình thấy chính là sức mạnh của thứ đang được kéo vào kiến trường. ở Đại Việt được mệnh danh là “ Kẻ hủy diệt tường thành” LP300.
“ Kẻ hủy diệt tường thành” LP300 nghe thì kinh lắm nhưng nó cũng chỉ dùng để công phá các công sự xây bằng gạch, đá không xi măng chắc chắn thôi.
“ Kẻ hủy diệt tường thành” LP300 có kích thước nòng khủng 300mm với thân pháo dài 2,5m, độ dày nòng pháo 4cm, chỉ riêng nòng đã nặng đến 600kg. Giá pháo bánh xe, càng pháo tất cả trọng lượng tổng lên đến 3,5 tấn.
Con hàng này chính là kích thước pháo bộ binh khủng bố nhất của Đại Việt lúc này. Nó khá khó di chuyển nhưng đã di chuyển tới vị trí là có thể xé xác đối thủ vì tầm bắn của thằng này lên đến 3,5 km vượt xa mọi loại pháo lúc này của tất cả các phe thể lực.
Có người thắc mắc tác đang chém gió bởi làm sao nhẹ vậy được, trung bình một khẩu pháo 300mm ở Châu Âu thế kỷ 17 toàn mấy chục tấn đổ lên cơ mà.
Nói ví như Jaivana Cannon vậy. Nòng 280mm dài có 2,2 m mà tính tổng trọng lượng lên tới 32 tấn liền… làm gì có chuyện Pháo Đại Việt nhẹ bằng 1/10 như vậy, quá bất hợp lý… quá vô lý…
Tất nhiên nếu không hiểu về pháo cổ thì sẽ có suy nghĩ này rồi.
Jaivana Cannon là pháo nòng đồng, thành dày dến 21cm gây nên trọng lượng nòng pháo đã 7 tấn, theo tỷ lệ trọng lượng nòng pháo + số lượng thuốc nổ= trọng lượng giá pháo để chịu đựng được sức giật thì Jaivana Cannon có giá pháo tổng trọng lượng lên đến 25 tấn. Cho nên tổng trọng lượng cái đám bùi ngùi nầy lên đến 32 tấn và gần như khó có khả năng di chuyển trên chiến trường nếu không có hệ thống đường xá tốt và xe cơ giới.
Chính vì vậy Jaivana Cannon sau khi chế tạo cũng nằm thủ thành là chính thậm chí cả đời nó chỉ bắn được một vài phát đạn.
Đây cũng là số phận chung của rất nhiều pháo tầm 300mm thời thế kỷ 17-18. ( Trừ mấy khẩu cối Bombard có nòn cực ngắn giảm trọng lượng).
Vậy pháo Đại Việt “ Kẻ hủy diệt tường thành” LP300 chế mỏng như thế kia liệu có đủ chất lượng không?
Thực tế là 3cm thép hợp kim Molybden mạnh mẽ tương đương hoặc nhỉnh hơn 21cm đồng hay gang, hay mạnh mẽ hơn 7 thép thường mangan, và cungc mạnh hơn 9cm thép thừa oxy mà Đại Tống đang sản xuất lúc này.
Tấy nhiên so sánh khập khiễng vì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến như khẩu độ pháo, áp lực nổ, khả năng chịu nhiệt giãn nở v.v…
Nhưng thôi bỏ qua , chúng ta tạm thời coi như trên là một phép so sánh tương đối chấp nhận được.
Như vậy về mặt kỹ thuật thì nòng pháo Đại Việt có thể chịu được sức nổ tương đương nòng Jaivana Cannon. Nhưng Jaivana Cannon chơi đến cả trăm kg thuốc nổ để bắn một quả đạn 80kg đi xa 22 km để lấy kỷ lục. Đây là một việc làm điên rồ khiến trọng lượn giá pháo, khung gầm phải cực nặng để có thể chịu đựng sức giật.
Ngô Khảo Ký tất nhiên không điên cuồng như vậy, chế một khẩu pháo quá khó di chuyển để làm gì? Có tác dụng gì?
Cho nên Ngô Khảo Ký quyết định cho dù pháp lớn có khả năng chịu được áp lực cao vụ nổ nhưng hắn vẫn tuân thủ quy tắc trọng lượng thuốc nổ đen / trọng lượng đạn bằng 33% là cao nhất.
Thông thường trọng lượng thuốc nổ đen chỉ còn 20-25% ở các loại pháo Đại Việt khi bắn đạn đạc nặn nề để giảm sức giật.
Kể từ đó nòng pháo bền, cấu trúc giá đỡ không cần quá cồng kềnh cũng có thể chịu đựng được. — QUẢNG CÁO —
Đây là Ngô Khảo Ký đổi tầm xa để lấy sự linh hoạt.
Tức là trên mặt lý thuyết Ký hoàn toàn có thể để các họng pháo 300mm trên Khu Trục Hạm bắn xa đến 15km. Nhưng lúc đó hắn cần một hệ thống bệ đỡ chống phản lực cựu kỳ kiên cố, sàn thuyền phải gia cố cực kỳ nặng nề chắc chắn để hứng chịu phản lực.
Thêm vào đó khả năng có thể xoay tháp pháo nặng nề 20-25 tấn hay không là một vấn đề khó nói.
Cho nên Đại Việt không bắn đạn đặc ở tầm xa, một là bắn đạn bán rỗng 35kg, hai là bắn đạn nổ cũng chung trọng lương 35kg. Lượng thuốc nổ nhồi vào chỉ giới hạn ở 33% trọng lượng dạn. Tức là sấp sỉ 12kg black gun powder.
Một phát đạn này đủ đưa quả đạn đi xa 3,5km nhưng sức giật thì vẫn nằm trong phạm vi chịu đựng của chiến hạm gỗ tốt Đại Việt.
Còn Pháo Hạm – Hộ Vệ Hạm thậm chí liều phóng phải giảm xuống 25% với đạn 35kg để tránh sức giật quá lớn cho nên tầm xa chỉ đạt 2,5-2,7 km.
Đối với đạn bán đặc 50kg ( đạn đặc hoàn toàn 100kg không dùng hoặc rất ít dùng) thì dùng 15kg thuốc nổ tương đương công thức 33% Những phát đạn này sức giật khá lớn cần chú ý… tầm bắn trên 2,5km có thể khoan thủng mọi thành tàu hay đục các công sự chắc chắn. Dĩ nhiên chỉ Ku Trục Hạm mới bắn được kiểu này.
Đối với loại đạn bán đặc 50kg thì Tàu Pháo nhỏ hay Tàu Hộ Vệ ít dùng, mà có dùng thì bọn chúng chủ dùng 11-12kg thuốc nổ đên để phát xạ cho nên tầm bắn tối đa giảm xuống còn 1,8 km.
Những kiến thức này thật rắc rối lằng nhằng nhưng không hiểu về nó thì chẳng hiểu gì về pháo binh Đại Việt.
Tóm cái váy lai, nếu thực sự bắn hết công suất thì với thép chất lượng tốt, Đại Việt hoàn toàn có thể vươn tầm bắn lên 8-10 km bình thường.
Nhưng nếu làm vậy thì chẳng lợi ích gì vì mấy phát đạn quá xa ấy muốn bắn trúng mục tiêu với công nghệ thời này chỉ có cầu chúa. Bên cạnh đó nếu cố gắn bắn tầm này thì bệ pháo… giá pháo cần rất mạnh mẽ và nặng nề cho nên việc di chuyển được chúng không thực tế.
Vì vậy Đại Việt hay nói đúng hơn là Ngô Khảo Ký chọn lựa.. giảm tầm bắn- chỉ cần xa hơn các pháo đương thời trong khu vực là đủ. Giảm trọng lượng tăng tính cơ động.
Đây chính là lý do “ Kẻ hủy diệt tường thành” LP300 lại “ mảnh dẻ” nhẹ nhàng, yểu điệu với 3,5 tấn. Trọng lượng bệ pháo cùng thiết kế càng 2,9 tấn đủ chịu đựng được những quả đạn 50kg với 15kg thuốc súng đen…. 3,5 tấn vẫn có thể kéo đi với 4 ngựa từ từ đi vào chiến trường.
Càng pháo tiết kế mở gập có thể lắp bánh xe… đây là tất cả những gì tốt nhất Đại Việt có thể làm lúc này.
Thử hỏi đám người “kém hiểu biết công nghệ” như Dun no Ura khi chứng khiến mười khẩu“ Kẻ hủy diệt tường thành” LP300 cùng đồng xạ những quả đạn 50kg vào một bức tường đá thì họ sẽ có cảm giác gì? Cảm giác đó là pháo đài của bọn họ bị đục tan tành....Do đó mới có chuyện đám này sợ hãi muốn quy thuận như mấy ngày trước diễn biến.