Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 715






Ngô Khảo Ký chờ đến khi cụ Lý Thường Kiệt tới Thăng Long thì mới rời đi. Đi theo hắn còn có 100 đệ tử Ngô Gia trẻ khoẻ nhất. Thậm chí bọn hắn có người còn mang theo cả ghế tử , con thơ nếu đủ năm tuổi có thể đi xa cũng mang theo...

Bởi các vị này Ngô Gia đệ tử hiểu… chuyến đi nầy phải rất lâu mới quay về quê nhà cho được.

Thần Đế đi rồi nhưng Đại Việt dậy sóng lớn, ba đạo luật mới được đưa ra bàn bạc tại triều đình. Đạo luật thứ nhất xoá bỏ chế độ nô lệ nô tỳ, nông nô trên toàn cõi Đại Việt. Thứ hai chính lệnh chính là đánh thế ruộng theo luỹ tiến.

Tính đầu người sở hữu quyền sử dụng đất. Cứ mười mẫu đánh thuế bình thường, trên mười mẫu, mỗi 10 mẫu tăng 1% thuế.

Tức là hiện nay thuế ruộng đang 8% sản lượng thóc thu được, nói như vậy 500 mẫu thuế đã lên đến 58%, ở mức này thuế trồng lúa đã là không công.

Nhất là trong tình hình nếu đạo luật giải phóng nô lệ thông qua thì không có nhân công miễn phí nữa, chi phí làm ruộng đối với địa chủ sec tăng mạnh lắm.

Kinh khủng hai đạo luật khiến triều đình nháo nhào tranh cãi.

Lúc này triều đình chia làm hai phe.

Mỗi phe lại thành phần phức tạp vô cùng, không hề đơn giản đấy.

Riêng mỗi vấn đề lại có phe phái khác nhau, ví như nô lệ vấn đề, ở đây quan viên ai trong nhà chẳng có một vài tôi tớ hầu cận giúp việc, nhưng thường cũng không nhiều.

Triều đình đã nói rã lấy 2 lượng bạc đề bù mỗi nô lệ, nếu chủ tớ thỏa thuận được thì tiếp tục quay về làm việc với nhau, có đều thân phận sẽ là người thuê lao động và công dân Đại Việt làm nghề giúp việc, không phải nô lệ gì cả. Tất nhiên tiều thuê giá cả lại do hai bên thỏa thuận. Còn nô lệ không muốn quay về với người cũ muốn ổn định mưu sinh cách khác thì triều đình sẽ sắp xếp, không thành vấn đề. Tốc độ mở thêm xưởng của Đại Việt đã vượt quá mọi sự tính toán do công nghệ có bước nhảy vọt, cần rất nhiều công nhân lao động đó.

Cho nên với lương cao của quan viên trả lương cho một vài giúp việc họ không ý kiến gì, mà đã không ý kiến gì thì Thánh Đế lời nói chính là thiên ngôn, ủng hộ nhiệt thành.

Nhóm phản đốt nhiệt tình chính sách giải phóng nô lệ có lẽ là giới thế gia- địa chủ. Họ là song trọng phản đối cả hai chính lệnh trên vì cả hai đều nhắm vào họ. Giải phóng nô lệ không có ai cày ruộng miễn phí. Lại thu thuế luỹ tiến diện tích ruộng càng khiến bọn họ thiệt đơn thiệt kép… cho nên đám này điên cuồng phản đối, cự cãi cái gì mà “Vua không nên tranh lợi cùng dân”.

Nhóm thứ hai phản đối nhưng không mạnh bằng đó chính là nhóm quan viên có liên quan đến các tư xưởng chế tạo ở Đại Việt. Các tư xưởng dùng khá nhiều nô lệ trong sản xuất để giảm chi phí. Thực lế nhóm này buộc phải mua nô lệ cho sản xuất vì Đế Chế Đại Việt không có đủ lao động cho công nghiệp.

Phần phần không nhỏ nguồn lao động bị chết dí sau lũy tre làng, dĩ nhiên Nhị Đế cải tạo ruộng đất, một làn sóng khá lớn lao động vì không có đất mà chuyển thành cônng nhân. Nhưng cũng đúng nhất lúc Đại Việt triều đình bùng phát các nhà máy khiên lượng nhân công chui cả vào đây. Đơn giản vì các công xương luôn có lương cao và đãi ngộ tốt hơn tư xưởng.

Tu xưởng nói thật rất bất đắc dĩ mới phải đi mua lao động ngước ngoài giá cao về để lao động. Công dạy tiếng, cônng đào tạo thực vất vả vô cùng. Tuy nói nô lệ tuy không phải trả tiền nhân công, nhưng đầu tư mua họ là cả một khoản không nhỏ.

Cho nên đám này phản đối giải phóng nô lệ theo phương thức khác... đó là phản đối giá 2 lạng một người, họ muốn lấy lại cái giá họ đã mua nô lệ đầu vào. Còn chuyện giải phóng nô lệ của nhóm chủ nô địa chủ thì họ lại hết sức hoan nghênh, vì điều đó tức là nhóm các xưởng tư xẽ không có nỗi lo về nhân công nữa. Cái nhóm này chính là dạng nửa tư bản nửa chủ nô. Việc phản đối hay ủng hộ của họ đứng trên lập trường tính toán thiệt hơn về kinh tế.

Đâu phải ai cũng đủ vốn đầu tư một khoản lớn tiền để mua nô lệ nước ngoài về làm nhân công đâu? Nên nhớ bọn buôn nô lệ đánh mùi thấy Đại Việt cần nhân công nô lệ cho nên hét giá cực cao. Đừng nghĩ mua nô lệ là dễ . Còn mua nô lệ nội địa thì quên hẳn đi, đám địa chủ thế gia chết không buôn nô lệ trừ nô lệ, nông nô già tuổi. Còn nhóm trẻ tuổi thì bọn họ để lại còn nô bố mẹ đẻ nô con cháu.

Trường hợp bần nông ở Đại Việt bán thân thành nông nô thì ở Đại Việt đã tuyệt tích từ rất lâu rất lâu rồi, từ khi Thánh Thiên Đế nhập chủ Thăng Long đã không mấy thấy trường hợp này. Vì đơn giản chỉ cần không lười nhác, ở các vùng Thăng Long quản hạt chắc chắn tìm được công việc nuôi sống bản thân.

Hiện tượng bần cùng hóa nông dân biến thành nông nô chỉ có thể diễn ra ở “vùng ngoài” . Nhưng những người bị bần cùng hóa này một là chạy về vùng Thăng Long quản sau đó tìm việc, hai là bị thế gia, địa chủ tại vùng ngoài hốt hết, không đến lượt các tay nửa tư bản “vùng trong” tuyển nhân công.

Cho nên nhóm nửa tư bản phản đối là phản đối giá triều đình thu hồi nông nô thấp – bên cạnh đó lại cực lực hô hào giải phóng nông nô, nô lệ số lượng khổng lồ trong tay của đám địa chủ, thế gia.

Tình thế trên triều đường rất là đa đoan.

Dĩ nhiên còn có một nhóm rất lớn quan lại trẻ, xuất thân bần hàn luôn cực lực ủng hộ Nhị Đế chính sách, họ thấy giải phóng nông nô là đúng, là nhân đạo thể hiện đúng tinh tần của Thánh Mác mà bọn họ đã học trước đó. Càng thể hiện đúng tư tưởng Đại Việt mà Thần Đế biên soạn.

“ Theo tôi thấy chả có gì cầm bàn bạc ở đây cả. Thánh Đế , Thần Đế sách lược có bao giờ thiếu chính xác mà cần phải bàn, các ngươi là đàm nghi ngờ tính thiếu chính xác trong quyết nghị của Nhị Đế? Giải phong phóng nông nô, cải cách ruộng đất trăm lợi mà không hại mang đến lợi ích trăm vạn vạn cho Đế Chế, cho nhân dân, cho dân tộc mãi về sau… Ta đại diện Đỗ gia tuyên bố ngay ngày hôm nay giải phóng toàn bộ nô lệ Đỗ gia, không cần triều đình đền bù gì cả”

Lão béo Đỗ Như Thanh dường như lại béo thêm một vòng nhưng mà tinh thần lại sáng quắc thêm mấy tầng.

Hắn mặc bộ vest quy củ của triều đình nhưng ai cũng thấy thằng này giài sụ, nhẫn ngọc hột soàn to trà bá, đồng hồ như bằng vàng gắn đủ thứ đá quý linh tinh. Đây là vào hội triều hắn còn thu liễm , ai gặp hắn mặc “ thường phục” ngoài đường lủng lẳng đủ thứ linh tinh lấp lánh thì hiểu, thằng cha này nhìn giống thương nhân hơn cả thương nhân. Nhưng đừng hiểu lầm hắn tham nhũng.

Không một đồng tham nhũng buôn lậu, cũng không chơi bài dùng quyền lực Bộ Trưởng Bộ công Thương mà bí mật nâng công ty nhà. Hắn chỉ có nắm bắt trước cơ hội kinh tế sau đó để cho đám con em gia tộc đi đầu tư. Thằng khốn này chính là tư bản đầu bảng ở Thăng Long đấy. Hắn cũng đang điên cuồng vì thiếu nhân công đây.

Ba nhà máy dệt, bảy xưởng may, 2 xưởng nung gốm đồ kim loại. Khủng khiếp đơn đặt hàng mà thiếu nhân công, lúc này mua nô lệ nước ngoài quá đắt, đắt đến hắn đau lòng, nhưng giải phóng nô lệ hắn chẳng sợ, vì từ lâu hắn trả công cho nô lệ của Đỗ gia khá tốt trong tư xưởng Đỗ giã tin tưởng giải phóng xong với tình cảm đôi bên bấy lâu đám nô lệ sẽ lại ở Đỗ gia làm công thôi.

Cho nên thằng này rất mạnh miệng hô hào giải phóng nô lệ, hắn cần nhân công muốn chết rồi.

Nhưng không phải ai cũng như Đỗ Như Thanh nhìn xa trộng rộng sớm thay đổi phương thức kiếm tiền. Từ bỏ ruộng đất canh tác đến với tư xưởng nhà máy phương thức kiếm tiền.

“ Hừ ai chẳng biết ông lợi dụng chức quyền vơ vét tài sản , cho nên ông giàu rồi thì không cần để ý tổn thất này, nhưng chúng tôi không có nông nô thì ai cày ruộng ai chăn dê bò? Chính phủ muốn đạo đức, muốn nhân đạo, vậy có công bằng với chúng tôi sao? Tại sao chúng tôi là người phải chịu thiệt thòi mất ruộng mất nô?”

Một tên quan viên gia tộc có thật nhiều ruộng vườn , nô bộc lên tiến bức xúc.

“ Đỗ bộ trưởng ngươi nói không đúng rồi, nhà ngươi làm ăn lớn không để ý giá mấy tên nô lệ nhưng chúng ta làm ăn nhỏ làm sao tính toán như vậy được, việc giải phóng nô lệ chúng tôi hàn toàn ủng hộ Thánh Đế nhưng mà việc giá cả triều đinh công bố thu lại Nô lệ nên điều chỉnh chút chút” Một tên quan viên xuất thân tầng lớp tiền từ bản lên tiếng.

“ Ngậm máu phun người, Bẩm Thái Thượng Hoàng, bẩm Thánh Đế , Thần đạn hặc Lê Văn Cẩn Lang Trung Bộ Tài Nguyên đã ngậm máu phun người vu oan cho bề tôi. Cái gì là lợi dụng chức quyền vơ vét tài sản, bề tôi không có, bề tôi chấp nhận thanh tra tài sản thanh tra tư xưởng Đỗ gia để lấy trong sạch. Nếu tôi trong sạch rồi thì phải trị tội Lê Văn Cẩn ngậm máu phun người.” Đỗ Như Thanh nhảy dựng lên bắt đầu chỉ người kiện cáo.

Hắn lại rời bàn làm việc lượn vòn vòng qua cái tên thuộc nhóm Tiền Tư Bản mà săm soi. “ Ông nói ta làm ăn lớn không để ý nô lệ là ý gì? Ý cũng ám chỉ Đỗ gia làm ăn không ngay thẳng, cần điều tra không.. chúng ta làm giao ước nhỉ... nếu điều tra...” Đỗ Như Thanh híp híp mắt theo rõi tên này như rắn rình mồi...

“ Ấy không không... tôi không có ý đó, làm gì có ý nói Đỗ gia làm ăn khuất tất... tôi là đang nói giá hỗ trợ giải phóng nô lệ của triều đình hơi thấp thôi” Tên quan viên này chùn xuống luôn.

“ Ta nhổ vào, các ngươi mua nô lệ về bắt họ phục vụ mấy năm trời, không có trả lương, số tiền bọn họ kiếm cho các ngươi đã vượt quá số tiền các ngươi mua bọn họ, ở đó mà còn tham lam đòi hỏi của triều đình. .... Còn các ngươi ... các ngươi, một đám địa chủ chủ nô, mua người ta một đời, con cái của nọ nhân đàn nhân số... đơi đờ là nô lệ, kiếp kiếp nô lệ vốn dĩ cái số tiền các ngươi bỏ ra ban đầu đã được các nô lệ này kiếm lại gấp vạn. Các người không thấy việc mình làm là vạn ác ư? Chẳng nhẽ sách của Nhị Điế viết ra các ngươi đọc rồi vứt xó cả” Đỗ Như Thanh lại chỉ đám chủ nô địa chủ, thế gia chửi như tát nước.

Đôi bên lâm vào cãi nhau đến phun đầy nước miếng trên triều đường.