Vị trí đặt doanh bên phía Đông của dãy Hermon , đã được bọn Eitan tìm từ lâu.
Đây là một hẻm núi hướng về Damascus, tức là nó nằm bên kia sườn so với Synda. Nơi này nằm ở ranh giới hai vùng đất, là một nơi hoang vu đến vô cùng. Đây là nơi lý tưởng cho những bộ lạc nhỏ chăn dê cừu, cũng là nơi lý tưởng cho những đám cướp ẩn nấp.
Thật sự nếu không có lựa chọn nào thì Benjamin cũng không muốn tiến vào nơi này đóng quân.
Gần 500 chiến sĩ và 100 cô gái Do Thái đã lập trại nơi này.
Cũng may vùng này không ít cây gỗ nhỏ, khá tốt cho dựng trại tạm thời.
Tại Trung tâm trại Benjamin hướng dẫn cho mọi người đắp pháo đài kiểu phương Đông Vuông vức, Vật liệu vẫn là trung thành với người Hồi Giáo và người Do Thái.
Đá lát cùng đất sét chồng lên nhau. Pháo đài cao 12 m rộng dài 100 m này có tác dụng trong phòng ngự chiến tranh bao nhiêu không ai rõ. Nhưng nó chắc chắn có tác dụng trong việc bảo mật và che lấp những gì hoạt động bên trong.
Benjamin Huy Tuấn dĩ nhiên cũng giống như Khảo Ký hắn nhắm đến chính là luyện gang thép.
Thời này có gang thép chính là sức mạnh.
Người Châu Âu và Hồi giáo sử dụng công nghệ lò Bloomery không thể cho ra gang đúc, sản phẩm chính là sắt non sỉ nở và đóng rắn thành cục sắt-xỉ ở dạng xốp tại đáy lò. Từ sắt xỉ xốp gia công cơ nhiệt thành ra sắt rèn (Wrought Iron) hoặc sắt luyện (pig iron-Sinh thiết).
Nói thẳng căng phương pháp này sản lượng thấp tốn năng lượng nhưng có điểm hay sản phẩm là sắt mà không phải gang, mềm dẻo dễ gia công. Giáp La Mã chính là từ lạo này mà thành.
Nhiều người tự hỏi tại sao người La Mã không làm giáp Full người nhỉ. Có chứ các tấm Segmentata full người có khá nhiều chỉ là người giàu, quan chỉ huy mới có. Còn binh lính nhìn thì kinh thật nhưng giáp của họ khá mỏng.
Bề ngoài nhìn không khác gì nhau nhưng với tấm giáp Segmentata mỏng đó đi bắt nạt Barbarian cởi trần thì được, đánh nhau với Lamellar giáp của quân Hồi giáo chỉ ngang cơ thôi.
Loại này sắt non còn mỏng nữa không thể so phiên bản copy nâng cấp của Bố Chính được.
Có thể thấy sắt non hay sắt rè thời này sản suất chậm, chất lượng không đủ, giá thành đắt.
Vấn đề không nằm ở chỗ thiếu quặng mà vấn đề ở chỗ năng lực luyện kim không theo kịp năng lực khai thác. Luyện quá chậm.
So sánh thì lò cao của người Đông Á tốt hơn về sản lượng. Nhưng vấn đề đó là lò cao cho ra sản phẩm là gang dòn. Sản lượng sản xuất khá cao đã gần đuổi được năng lực khai thác.
Gang nhớt nhiệt độ nóng chảy thấp dễ nung ra đúc lại, không như sắt non chỉ có thể nung nóng rèn rèn , nung chảy sắt non thời này là… rất rất rất tốn thời gian công sức để tạo nên lò có nhiệt độ đủ cùng tìm được vật liệu chịu nhiệt đủ.
Nhưng gang cứng dòn khó làm vũ khí tốt được. Gang thời Tần Hán còn đúc thành miếng lớn dày làm giáp tấp… cực nặng nề. Sau này mới làm thành giáp Lamellar.
— QUẢNG CÁO —
Tất nhiên về sau Hoa Hạ và Đại Việt phát triển công nghệ rót gang xào gang. Để từ gang biến thành thép tốt. Nhưng thằng khốn này tốn thời gian vô cùng tận và cũng tốn nhiên liệu đến chết.
Vấn đề là đến môt độ tới hạn thép sẽ khó nung chảy như gang, cho nên đây là tới hạn của công nghệ rót, xào gang.
Tất nhiên không phải tất cả sắt thép thời này đều tồi.
Ở Ấn độ có những mỏ quặng đặc biệt, thành phần có sẵn niken và một số chất khác có thể giúp cho cường độ thép tốt như thép Wootz. Tại sao nói thép Wootz cuối cùng? Vì nó chính là loại thép đặc biệt, không hiểu người Ấn lấy đâu ra công nghệ để có thể tạo thành những thỏi thép Wootz có sẵn cấu trúc Fe3C tạo thành ống nano Cacbon. Sau đó thứ này được chuyển đến Damascus với công nghệ rèn rưới nhiệt độ Austenit khiến ống nanao C không bị phá hủy tạo thành lưỡi đao Damascus huyền thoại. Nhưng đây là trường hợp đặc biệt , đao này cũng chẳng nhiều, chỉ những người siêu cấp giàu có ở Hồi Giáo mới sở hữu. Đao này có thể chém gãy sắt rèn (Wrought Iron) của các hiệp sĩ Châu Âu là bình thường.
Tất nhiên khi nguồn thép Wootz hết thì cũng không có đao Damascus mới được tạo ra, suy ra một chút người Ấn không có công nghệ nano cacbon, mà chẳng qua những khối thép siêu phàm ấy đã có sẵn, dùng hết thì thôi chứ sao?
Tất nhiên hai nền công nghiệp Luyện Kinh đen Đông Á và Châu Âu giờ này có ưu khuyết điểm như vậy rõ ràng.
Cho nên Benjamin muốn tạo nên thép. Hơn đứt cả Châu Âu (Wrought Iron) và thép giòn của người Đông Á. Còn thể loại quái thai thiểu số thép Wootz không cần thết phải so.
Nhưng thép Wootz có thể chém đứt đao kiếm từ Wrought Iron nhưng để chém đứt thép mà Benjamin săp chế là không thể, chém mẻ có thể, chém đứt là không có chuyện đó.
Dựng tường thành song song cùng dựng lò cao. Cấu tạo lò cao trong đầu của Benjamin Huy Tuấn rồi . Hắn nắm vững lò cao hiện đại chứ không phải lò cao Đông Á cấu tạo.
Miệng lò, thân lò, bụng lò ,
nồi lò, phải tuân theo tỉ lệ để hỗn hợp quặng nghiền nhỏ, vôi than có thể có thời gian di chuyển từ trên cao xuống và hoàn thành các phản ứng hoá học trong nhiệt luyện.
Để CO có thể khử sắt oxit. Để Vôi có thể loại bỏ SiO2, Mangan thành sỉ.
May mắn trong quân Do Thái có rất nhiều thợ tốt. Trước khi thành chiến sĩ phiến binh họ chính là thợ thủ công. Sau khi thành nô lệ , 18 năm họ cũng lao động trong các xưởng rèn, luyện kim, hay mộc gỗ đóng tàu. Cho nên những người này nói thẳng chiến đấu không còn mạnh nhưng tay nghề thủ công lại cao lắm.
Lại nói có lò cao chưa đủ, tuy nói cao lạn cùng đất sét ở đây hơi hiếm. Nhưng tìm vẫn có. Vẫn có thể xây lò.
Song lò là cho ra gang mà không phải thép, do đó cần có công nghệ chuyển gang thành thép. Cái này Huy Tuấn cũng biết. Thật là một tên bác sĩ kỳ lạ hay thích nhiên cứu linh tinh công nghệ cổ.
Tay nghề người Do Thái cao, với chỗ sắt non mà Huy Tuấn mua về vậy mà họ có thể rèn được một cái vỏ lò Bessemer khá hoàn chỉnh.
Thất thiên không có gang để đúc các linh kiện bánh răng cơ khí chuyển lò Bessemet gật gù cho nên chỉ có thể dùng dòng dọc kéo cùng thanh gỗ dài để điều khiển.
Rất nguy hiểm nhưng không có cách nào khác. Không có gang là cả vấn đề lớn.
Máy dập nghiền đá ? Trong đầu Huy Tuấn đã có thiết kế sơ bộ , thậm chí cả cối say quặng cho nhuyễn cũng có. Nhưng không có gang. Mọi thứ chịu chết.
Đám người Do Thái rất hồ hởi làm việc dù mồ hôi tuôn như mưa, vì họ là một dân tộc, mộ đức tin, Huy Tuấn nói đây là công nghệ của Chúa, sẽ giúp người Do Thái dành lại Thánh Địa, do đó mệt thì có nề hà gì?
Người nào không xây dựng thì thêu phơi quặng cho ròn bằng gỗ thường sau đó giã tay. Không có cách nào khác. Máy dập đá và gối nghiền không có thì chỉ có thể lao động tay chân thôi.
— QUẢNG CÁO —
Thật ra so với Khảo Ký thì Huy Tuấn lợi hại hơn, hắn có sẵn thợ bậc cao các ngành nghề người Do Thái trong tay rồi.
Mọi công việc đều trôi chảy thuận lợi.
Thậm chí hắn vẽ ra thiết kế máy dập đá cối nghiền cùng các bánh răng gang điều khiển Lò Besemer theo lối phá thảo thì đám kỹ sư người Do Thái tự tính toán ra được kích thước hình dạng mà làm khuôn chuẩn bị.
Thế giới Hồi Giáo lúc này nói thẳng là trình độ khoa học cao nhất thế giới nếu không tính mấy thằng xuyên.
Toán học lượng giác đại số, y học phẫu thuật ngoại khoa,
Thiên văn học, hồ sơ về 5015 ngôi sao, 47 chòm sao, giả thuyết trái đất tròn với chu vi 35 vạn km, mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ, trên trái đất có 7 miền khí hậu, những thứ này Châu Âu biết không?
Là một nước thành lập rất muộn, lúc đầu Ả Rập tương đối lạc hậu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nhưng nhờ học tập được các thành tựu của các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ, Hy Lạp nên khoa học của Hồi giáo đã phát triển nhanh chóng. Các học giả Ả Rập đã có nhiều cống hiến mới, nhất là về các mặt toán học, thiên văn học, địa lý học, y học và hóa học.
Về toán học, người Ả Rập đã tiếp tục phát triển các môn đại số học, lượng giác học, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số; Thiên văn học cũng bởi những nhà khoa học Ả Rập đặt nền tảng; Về vật lý, họ kế thừa sâu sắc các thành tựu Hy-La và Ấn Độ, nhưng tập hợp thành công trình chuyên về quang học, đặc biệt thuyết về khúc xạ ánh sáng qua gương cầu lồi lõm. Chính nhờ những thành tựu này mà các nhà vật lý phương Tây đã chế ra được kính hiển vi và kính viễn vọng.
Nói thẳng Châu Âu tiến bộ hơn Châu Á về cuối bời vì qua những lần thập tự chinh họ đánh cắp được tri thức của người Hồi Giáo làm bàn đạp, và Người Do Thái lưu lạc Châu Âu cũng mang đến không ít kiến thức.
Vào thập niên 1950, một nhà khoa học tên là George Sarton, ông là một trong những nhà khoa học phương Tây nổi tiếng thế giới đã đánh giá trung thực nhất: "Nếu không có các nhà khoa học Hồi Giáo, cũng như không có những thành tựu của họ thì chắc chắn các nhà khoa học sau này đã phải bắt đầu từ con số 0 và nền văn minh của chúng ta có hôm nay, chắc chắn sẽ bị trì hoãn vài thế kỷ".
Cho nên mới nói Huy Tuấn may hơn Ký, Ký è cổ dạy các công tượng Đại Việt năm sáu năm mới có được thành tự. Huy Tuấn thì ngồi mát ăn bát vàng khoản này.
Với nền tảng khiến thức khoa học vững đám này không tốn thời gian để tiếp thu kiến thức mới của “ Chúa”.
Nhưng không phải cái gì Benjamin Huy Tuấn cũng hơn, đương cử như về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân lực là hắn thua đứt Ký.
Mấy tháng phát triển Ký đã có mấy vạn nhân lực, than dùng không hết, quặng khỏi phải nghĩ.
Còn Benjamin Huy Tuấn phải mua từng chút cẩn thận chi li tính toán.
Có điều cũng may, than không rẻ nhưng quặng rẻ. Dãy Hermon không thiếu quặng sắt ,có điều lò Bloomery năng suất thấp, tốn kém nên quăng khai thác xong chất đống dùng không suể.
Tình hình này khá giống Thăng Long trước kia. Lò cao kiểu cổ, không có máy nghiền dập đá dẫn đến năng suất thấp. Thấp đến độ Chẳng thèm để ý mỏ quặng Quảng Nguyên.
Đến khi có công nghệ cao, quặng không đủ mới bày mưu tính kế cướp và khống chế mỏ quặng nơi đây.
Tương tự tình hình của Damascus và Synda thôi. Quặng thừa giá thấp nhưng sắt thiếu giá cao.
“ Ông chủ bắt đầu chứ?” Eitan lên tiếng hỏi, sau một thời gian dài chuẩn bị , họ cũng có đến 7 tấn quặng được giã nhỏ phơi thành đống. Tất nhiên giã tay mệt đến chết cũng không thể nào lại máy nghiền, dập đá rồi.
“ Bắt đầu đi, nhớ có gang ra thì đúc thiết bị trước, sau đó mới luyện thành thép” Benjamin Huy Tuấn lên tiếng dặn dò.