Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 541: Tình hình bên lề




Ào ào gầm gào….

Những cơn sóng biển nhô cao đến cả mét nhưng không có nhằm nhò gì.. chiến hạm Carack chỉ hơi lắc lư vặn vẹo một chút. Một vài tiếng kẽo kẹt nho nhỏ vang lên.

Vượt sóng mà đi, đạp gió mà tới…

Đôi khi có những con sóng lớn có thể chùm qua mui tàu nước biển hơi chút lam tràn trên boong nhưng không quá vấn đề, lại có thể theo khe thoát nước mà đi.

Xa xa bầu trời không một gợn mây , trong xanh, sâu thẳm, không khí đã ấm lên , càng về nam càng ấm áp hơn..

Ngô Khảo Ký ngồi trong khoang chỉ huy ngắm nghía Mộc Tư Hàn mặt mày tái nhợt.

“ Đỡ hơn chưa, Ngô Khảo Ký hỏi” hắn trực tiếp nói chuyện mà không cần phiên dịch nữa. Ít nhất hắn biết cái ngôn ngữ Mộc Khách Tộc dùng khá giống ngôn ngữ của không gian chết tiệt kia tuôn vào đầu hắn.

Cũng may đến ngày hôm này đầu đã bớt đau, nhẹ nhõm hơn nhiều.

Ngôn ngữ 70% tương đồng là có thể tạm giao lưu. 30 % khác biệt là Mộc tộc mượn nhờ từ của Mân, Hán thay thế bổ xung sau nhiều năm sinh sống. Điều này có thể hiểu. Cũng may bọn này bị xua đổi phải sống biệt lập chư nếu không giờ đã nói đặc tiếng Mân hay tiếng Hán rồi.

“ Cảm ơn Vương gia, bề tôi đã đỡ hơn”

Khổ thân Mộc Tư Hàn hay Mộc tộc đều sống trên núi lần này hết 3000 người dọn chỗ mà đi…Lại là đi biển cho nên phần đa say sóng nôn mật xanh mật vàng cả.

“ Nói thật các ngươi nên về Bố Chính, Thăng Long tuy tốt , tuy là kinh thành trung tâm, nhưng người ở đó vẫn chưa thoải mái đón nhận ngoại chủng người. Các ngươi lại quá đặc biệt, nếu cưỡng ép ở Thăng Long e rằng lại chịu tổn thương.”

“ Về Bố Chính đi, nơi đó các ngươi học tiếng Việt sau đó chỉ cần nói một câu : Ta là gốc ngoại quốc . Sẽ không ai thèm chú ý cái tai hơi nhọn của các người “

Ngô Khảo Ký cười cười nói thật lòng.

Ở Thăng Long độ cởi mở cùng sức đón nhận, dị loại còn lâu mới như Bố Chính được. Ở Bố Chính đã lâu rồi quen với cảnh hợp chủng cùng sống , sinh hoạt. cho nên Châu Phi đa đen, Châu Âu lông lá vàng hung khắp người, nhìn nhiều thành quen, tóc xám xám tai nhọn hẳn là bình thường thôi nhỉ.

“ Vậy thì tốt quá, nếu không phải sống trên rừng thật khổ.” Mộc Tư Hàn hết say nhưng người còn mệt lắm, bất quá khi nghe nói chuyện về tương lai thì vẫn vui vẻ.

“ Các ngươi tính làm gì sinh sống?” Ký nói thật lúc này không cần lắm Mộc tộc, hắn nắm hết kiến thức của bọn họ rồi.

Thậm chí hắn còn có thể chế tạo máy tính cơ học cho nhiều hoạt động tính toán, thiết kế khác. Ngay cả xây dựng kiến trúc hiện tại của Bố Chính – Thăng Long đều có thể .

Tất nhiên đám này tay nghề mộc vẫn là đỉnh cấp cao, cho nên có thể dùng không nên lãng phí.

“ Bề tôi có thể làm Mộc, săn bắn, trồng lúa… trên đồi cao…” Mộc Tư Hàn không dám chắc lắm dù sao cuộc sống khá mới.

“ Được rồi, làm mộc mà sống đi, làm tốt nghề mộc ở Đại Việt đúng là hái ra tiền.”

Ngô Khảo Ký nói không ngoa đâu. Ở Bố Chính hay Thăng Long giờ đều là công xưởng đóng tàu của cả khu vực, dĩ nhiên tầu chiến còn phải xét, Tàu buôn thì nhiều lắm, thuyền đánh cá lớn dạng đi biển cũng nhiều.

Giờ ngư dân biển của Bố Chính, Thiên Trường- Kiến Xương là không được đánh bắt quá gần bờ rồi.

Đánh gần bờ cá bột chết sạch nhiều năm khỏi ăn cá biển.

Cho nên là đánh xa một chút.

Xưa toàn chơi thuyền 5-7 m đi đánh cá nào dám đi xa? Giờ toàn 15- 18m dám đi 50km đánh bắt rồi về. Những nơi này toàn cá lớn, cho nên mỗi lần đi về sẽ là không thiếu thu nhập.

Do đó bọn này được chính phủ Thăng Long hỗ trợ vốn mua thuyền lớn, hoạt động đánh bắt cá thực quá nhộn nhịp. Không có nguồn protein này có thách kẹo cũng không đủ gà vịt cho đám quân mười mấy vạn chinh chiến lâu như vậy.

Mỗi chiếc tàu cá vào khoảng 227 lượng bạc ( tương đương 500 triệu vnd. 1 tiền lúc này Đại Việt tương đương 2000 vnd. 1 lượng bạc = 1 quán = 900 tiền đồng). Chỗ này đội thợ 10 người trong hai tháng ăn được tầm 30 quan. Tính ra mỗi người 1,5 quan một tháng, lương không thua kỵ binh…. Sợ chưa.

Tất nhiên loại này không đắt dù to lớn vì đóng bằng gỗ bình thường như Chò, Dẻ , Sến mủ… những loại này đúng là bạt ngàn vào thời điểm hiện tại cho nên giá tàu thật ra còn rẻ nữa nhưng Lý Từ Huy khống chế giá toàn các vùng Thăng Long khống chế.

Ngư dân có thể dần trả không sao, nhà nước là có chính sách khuyến khích Nông Lâm Ngư Thương Công nghiệp.

Thật ra ăn mối hàng bán rác vũ khí cho Mân thì Ngân Hàng Thăng Long đã lấy lại được bình tĩnh, lại thêm các nghiệp vụ chuyên môn từ Bố Chính chuyển giao , chống tiết các pha làm giả giấy tờ vay nợ các sổ tiết kiệm cho nên Thăng Long Ngân hàng rất nhanh vực dậy.

Vấn đề của Thời Lý là thiếu tiền lưu thông hàng hoá . Chính sách ức Thương trọng Nông đã làm việc này càng sâu sắc. Thực tế nếu Ký không xuyên thì tỉ giá của bạc trên đồng đã là 1 lượng đổi 670 tiền rồi.

Nhưng từ 6 năm trước với cái bản ước chương tam điều của Ký khiến Ỷ Lan coi trọng hơn một chút thương nghiệp, có Thăng Long làm thì các vùng làm theo cho nên thông qua buôn bán với các nước lân bang mà tích được không ít tiền đồng. Thăng Long thời Ỷ Lan cũng không tệ. Chủ yếu là xuất khẩu rượu, gốm vải vóc, thổ sản trầm hương, sắt. Đặc biệt là rượu và sắt là hai bặt hàng chủ lực hút tiền.

Thăng Long có công nghệ của Ký, thổi thép tồi không khó, thổi sắt non cành dễ, lại chiếm được Thái Nguyên, có than cốc nên sắt và đồ sắt thành mặt hàng chủ lực hốt bạc, tiền.

Đại Tống lúc này cấm biên Đại Việt nhưng vẫn có Mân của Thân Cảnh Phúc, Nhật Bản, Triều Tiên, Tam Phật Thệ, Chiêm Thành là thị trường.

Cho nên nói Thăng Long mấy năm hốt đủ tiền đồng, đủ để miền Bắc Đại Việt thời điểm đó giao thương không thiếu tiền đồng.

Chính vì lẽ đó tiền đồng thời Ỷ Lan vào khoảng 870 đồng một quán.

Lúc này ở Bố Chính không sai biệt duy trì 900 đồng một quán. Cho đến khi Lý Từ Huy nhập chủ Thăng Long thì thống nhất tỷ giá 1/900 đối với toàn vùng mà nàng cai quản , từ đó các thế gia buộc phải tuân theo nếu không các thương nhân vùng Thăng Long – Bố Chính cai quản sẽ không giao dịch.

Đại Việt nhu cầu đồ đồng không lớn, mỏ đồng lại khá nhiều và đi vào quy mô khai thác. Đồng tích trữ là rất ghê nhưng Huy không có cho đúc tiền sợ lạm phát chênh lệch đồng/ bạc thay đổi.

Tất nhiên các nước như Nhật, Tống, Bắc Mân không được may mắn lấy tiền đúc pháo cho nên thảm một quán trung bình là 650 tiền và tình hình giá tiền đông sẽ còn tăng một thời gian ngắn nữa.Vật giá leo thang khủng khiếp. Nói chung vàng bạc thời này là kim loại hiếm cũng là đồng tiềm mạnh mệnh giá cao dự trữ chiến lược quốc gia. Nhưng một khi giá bạc bị hạ , giá vàng hạ theo dẫn đến khủng hoảng khi bị tấn công kinh tế rất rõ.

Triều Tiên cũng đang đi vào vết xe đổ này khi bắt đầu đúc pháo. Số các quốc gia vỡ nợ sẽ tăng hơi nhiều.

Thực tế thì còn mấy cái tên phải điểm. Medang Lavo cũng tự đúc pháo đồng nhưng xét thấy nung mẹ ra tiền đồng đi mua pháo thép vừa tốt vừa tiện nên dừng. Nhưng cũng bị liêu điêu vì dùng quá nhiều tiền đồng mua hàng ở Bố Chính dẫn đến bạc/ đồng là 1 lương= 780 tiền. Dù sao vẫn khá hơn Tống chút.

Thảm nhất có lẽ là Lục Chân Lap lúc này. Mấy ông tướng này đã không có giao thương ai, tiền đồng không đủ giao thương hàng hoá trong nước lại còn tự đi đúc pháo. Thằng này đồng đã tới đáy , một lượng ăn 450 đồng Khmer. Chủ yếu nếu có giao dịch toàn chơi vàng, bạc, đá quý.

Còn Bắc Nguyên không tính, con hàng này tự cấp tự túc, lấy vật đổi vật bán dê bò kiếm tiền, mua hang từ Đại Việt toàn lấy Trâu Bò dê đổi. Tính tình cực xấu, nói thật nếu không phải em ún Lý Từ Huy không làm ăn cùng.

Mà Bắc Nguyên nổi tiếng xấu tính cả vùng chứ không riêng gì ai.

Chuyên ép mua ép bán, không nghe ầm ầm dẫn kỵ binh doạ. Nhật Bản cũng bị ép vì không dám chạm với hạm đội Hoàng Hải toàn pháo lớn thuyền to của Tước.

Thật thằng này riêng làm ăn rất xấu tính, chỉ nghĩ cướp là giỏi. Ví như nghĩ đến con đường tơ lụa , hắn nghĩ ngay đến cướp đường thu phí bảo kê.

Lần này mở ra thị trường phải xem thằng nào xuất siêu thằng nào nhập siêu phân thắng bại.

Nếu Tống mà nhập siêu từ Đại Việt sẽ sặc tiết. Đại Việt không chơi trò lấy tiền đồng đi mua bạc mua vậy sẽ làm bão hoà lại giá đồng – bạc nhanh. Bán lượng lớn hàng hoá bắt trả bạc. Bạc về đầy kho đúc thêm tiền đồng không sợ lệch giá. Thiếu đồng đúc tiền thì chờ, chờ cho giá Bạc đại Tống tăng lên thì qua đó mua tiền đồng đem về nước ( 1/3 số bạc thu được đi làm trò này) cuối cùng cả bạc cả đồng đều ăn, lãi đơn lãi kép…

Nhưng đây là một cuộc chiến dài hơi, cần về bàn bạc cùng các chuyên gia kinh tế vạch từng bước cụ thể. Không nên đánh sập hắn nền Kinh tế Tống, đánh yêu yếu thôi. Sập là loạn, loạn phải sang cứu Triệu gia, hao tiền tốn của.

Hạm đội đi ngày đi đêm. Nói chung là dọc tuyến từ Thai Châu tới tận Thăng Long đều có hải Đăng rồi. Một Đoạn Mân xây, một đoạn Thân Cảnh Phúc xây, còn một đoạn Dĩ nhiên là Đại Việt xây phục vụ trận chiến phương bắc.

Có điều giờ này cảng biển chuyển về Khâm Châu thay vì Liêm Châu trước đó.

Khâm Châu đường bộ thuận tiện đi Ung Châu giờ là Long Ký Thành thủ phủ của Bắc Việt.

Ký rẽ vào Khâm Châu mấy ngày để hạm đội bảo dưỡng tàu cùng lấy thông tin.

Bến Cảng Khâm Châu là được Đại Việt xây phục vụ chiến tranh cũng như vận hàng cho nên rất không tồi. Không thiếu các nhân viên cả Tráng cả Việt đang hăm hở làm việc nơi này.

Người Tráng nhận rõ một điều, đó là chất lượng cuộc sống tăng lên sau khi thay đổi chế độ ở vùng đất này, điều đó không có gì phải bàn cãi. Đây là Tráng Nam chuyên sống ở Đồng Bằng và ven biển, sự ảnh hưởng của chế độ bv đối với họ rõ ràng là mạnh mẽ hơn nhiều nếu đem so sánh cùng những người sống cô lập trên núi.

Chiến tranh tuy là việc chết chóc ở tiền tuyến. Là cái hố đốt tiền của triều đình các phe, nhưng lại là cơ hội sống, cơ hội cải thiện đời sống của không biết bao nhiêu con người dọc tuyến hậu phương.

Nghe thì ngịch lý nhưng chính thức là vậy.

Nếu một cuộc chiến mà chính phủ không đủ tiền bạc, tài chính, phải huy động hết sức người sức dân, thì đó là tai nạn đối với hậu phương, cuộc sống của “dân” sẽ rất khốn khổ.

Nhưng nếu một cuộc chiến mà chính phủ vẫn còn đủ năng lực để duy trì mà không động đến nguồn tài nguyên dự trữ toàn dân thì đó lại là cơ hội phất lên của dân chúng trong vùng hậu phương.

Ví như ở trường hợp này, nói thẳng căng là cả Tống và Đại Việt đều rất giàu. Nếu đánh tiêu hao chiến chưa biết ai sập trước ai. Cho nên lúc này cả hai là chưa dùng đến “bóc lột” dân để chiến.

Dọc tuyến đường tiếp tế của hai bên đến tiền tuyền là cực dài điều đáng ngạc nhiên là khoảng cách từ Trung Tâm quyền lực của hai bên đến chiến trường chính thức của bọn họ đều là gần 1000km, lại trùng hợp hơn nữa đó là có đến ½ đoạn đường đều là đường sông hay đường biển.

Vì vậy dọc tuyến đường này để phục vụ cho số lần vận tải khổng lồ tài nguyên ra chiến trường đã nổi lên không ít thế lực dựa hơi thành lập cùng phát triển mạnh.

Ở Đại Tống đã hình thành nên không ít bang phái làm nghề thủy vận từ đoanh Kinh Châu tới Trường Sa, nơi này vốn không ít thủy Khấu vì hệ thống sông ngòi chằng chịt đa dạng, từ thời Tần Hán đã nổi lên thủy khấu nạn, cho đến này không dứt. Lần này vì “hỗ trợ triều đình” ở Tống không ít các bang phái đã ngang nhiên có được những pha lách mình rửa trôi quá khứ biến thân từ Hắc Bang thành Bạch Bang. Chuyện này sau hãy nói, nhưng có thể kể ra mấy cái tên như Cự Kình Bang, Hải Sa Bang, Tào Bang Hồng Hồ. Điều đáng nói không ít trong số chúng có bóng dáng Cẩm Y Vệ Đại Việt nhấp nhô.

Quay lại với Đại Việt, chính sách của Ngô Khảo Ký đối với Bố Chính rất chặt, nói không với bang phái giang hồ. Bố Chính xây dựng nên từ một vung đất lèo ta tèo tèo dân không đủ mấy vạn, đã vậy tiểu thế gia đã nhỏ yếu còn bị Ngô Khảo Ký đánh tan bằng cách trộn vào nhau một cách bá đạo. Giặc cướp, đạo phỉ có mấy mống thì bị quân Bố Chính làm bia tập bắn, đá mài đao đã từ lâu không còn tăm hơi. Bang phái ở Bố Chính không được phép thành lập, dám trái lệnh là xét nhà diệt tộc, ở Bố Chính chỉ có một Bang duy nhất, bang chủ là Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy.

Ở Bố Chính muốn tụ tập làm ăn, có thể. Thành lập công ty, có sổ sách, đăng ký tư cách pháp nhân, có danh sách nhân viên, có kiểm tra định kỳ.

Vũ khí dân dụng được kiểm tra nghiêm khắc cựa cao ở Bố Chính không phải có sắt thép muốn rèn gì thì rèn muốn làm gì thì làm, kích thước chiều dài của dân dụng vũ khí được quy định rõ ràng. Cung săn bắn cũng được quy định quy củ. Các công ty có quyền sử dụng một số loại vũ khí, trang bị được cho phép và chính phủ thường xuyên kiểm tra số lượng cũng như quy cách.

Tiêu cục công ty ở Bố Chính có cả đường biển và đường bộ, 90% là Bán Công, nghĩa là một nửa do nhà nước một nửa do dân hai bên kết hợp làm. Rất ít công ty tư nhân có thể tham gia ngành này vì các luật lệ khá hà khắc về quản lý.

Ở Bố Chính nếu ngươi cầm vũ khí ra đường, lảng vảng núi cao rừng thẳm không sao. Chỉ cần đến nơi hơi có ngươi sống bị phát hiện, không bao lâu sau sẽ có Cảnh Vệ ập đến, trên tay lăm lăm nỏ gấp mà hỏi…” Giấy phép sử dụng vũ khí đâu”. Đây chính là Bố Chính- Tân Bình Lộ .

Dĩ nhiên vũ khí quân dụng không có cơ hội lọt ra ngoài. Đơn giản là lực lượng Cẩm Y Vệ cùng cảnh vệ nơi này quá khủng. Lọt ra là biết, biết là tra được nguồn gốc, tra ra là tử hình không nói nhiều.

Cho nên ở Bố Chính đó là một nơi có thể nói cả chính trị kinh tế, quân sự nhiều mặt đều cực phát triển và quy củ.

Nhưng Thăng Long và những vùng đất quanh Thăng Long mà Lý Từ Huy mới quản trong 2 năm qua không phải vậy tường hòa.

Nếu so với Bố Chính quy củ sâm nghiêm thì các nơi này có thể nói một chữ loạn.

Nếu các nơi này còn có chữ loạn thì các vùng khác ở Đại Việt có thể nói là rất loạn.

Nói dài như vậy để giải thích một chuyện mà Ngô Khảo Ký đang đau đầu.

Ngô Khảo Ký -Lý Từ Huy tập trung vào quân sự chiến tranh- Nông – Thương – Công phát triển, lại lấy giáo dục cải cách làm bàn đạp Cách Mạng tư tưởng cho người Việt. Nhưng cả hai đều quên mất mảng Giang Hồ ở miền Bắc, hay nói đúng hơn là Lý Từ Huy quên đi vấn đề này, hoặc là chưa coi trọng vấn đề này. Có thể là nàng chủ quan vì coi Cẩm Y Vệ là vạn năng, Giang Hồ được Cẩm Y Vệ khống chế. Nhưng sự thật không phải vậy.

Sức người có hạn.

Minamoto no Yoshichika khi gặp Ngô Khảo Ký ở Kỳ Sơn lúc đầu có ngập ngừng muốn nói sau đó chuyện món ăn ngon và Zhui Tokushi đã chuyển chủ đề. Thật ra Minamoto no Yoshichika muốn nói về các thế lực hải tặc người Việt mới nổi ở vùng Biển Đông.

Chúng ngang nhiên treo cờ Đại Việt và hoành hành. Đám hải tặc còn lại không dám loạn động, nhưng khi tàu tuần tra của Đại Việt triều đình kiểm tra thì đám này sẽ lắc mình thành thương nhân đầy đủ giấy phép làm ăn lương thiện người.

Danh tiếng Đại Việt đã khá xấu đi nhiều ở Biển Đông vì đám này.

Việc kích Thương ồ ạt đã dẫn đế lỏng quản lý, cấp phép và quản lý không đủ nghiêm ngặt đã khiến không ít kẻ lợi dụng.

Ngô Khảo Ký sau khi được Minamoto no Yoshichika báo cáo vấn đề này thì giận tím mặt.

Lúc này đến Khâm Châu bên cảng không ngờ Ngô Khảo Ký bắt gặp một đoàn thương thuyền mang tính khả nghi đó.