Vui mừng tự hào? Không có lúc này chưa thể, vẫn phải chiến tiếp, kẻ thù vẫn trước mặt.
Tô Mã Cốt Đô vận sức hông muốn lấy lại tư thế chiến đấu nhưng….
Uỳnh một va chạm khủng khiếp vang lan đến , hắn bịn hất tung lên trời nhưng yên cương bàn đạp nứu giữ khiến hắn không bị văng đi, bàn đạp full rất chắc chắn như vậy đó.
Bên tai Tô Mã Cốt Đô còn nghe thấy tiếng ngựa hí thảm, tiếng xương cốt chiến mã vỡ toác.
Tô Mã Cốt Đô biết đây là chiến mã va vào nhau. Một trong những pha nguy hiểm nhất của kỵ chiến.
Nhưng rất nhanh sau đó Tô Mã Cốt Đô mừng rơi nước mắt, chiến mã của hắn vượt qua lần này thử thách. Đây là vạn mã bên trong chọn ra chiến mã , thể trọng không thua kém Đại Uyên mã lại có gia tốc cao hơn, mặt đủ nặng khải mã giáp, đủ bền khải mã giáp nên thắng. Ha ha ha…
Tô Mã Cốt Đô sau cú va chạp bị vật trái vật phải trên lưng ngựa nhưng cuối cùng vẫn trụ lại được nhưng trường thương rơi mất rồi. Hắn giơ lên khiên chắn, mở chốt chuyển chế độ cầm tay rồi rút ra chiến đao bên hông.
“ Con mẹ thằng chó” Tô Mã Cốt Đô nhếch miệng nghiến răng chửi tên mình vừa giết.
Đấu kỵ rất hiếm kỵ binh lao thẳng kỵ vào đối phương vì đó là hành động đồng vu quy tận, thường thì tai nạn mới bị như vậy.
Hai kỵ sĩ sẽ lao ngựa sượt sát bên nhau sau đó chọc. Cho nên khi xông lên thường phải tìm khe hở giữa hai kỵ sĩ đối phương mà lao vào. Thằng bên trái của bản thân phải tự lo, còn thằn bên phải do đồng đội bên cạnh lo. Như vậy phát đâm luôn hơi xéo và trường thương sẽ cong cùng phản cong theo đúng hướng mà kỵ sĩ muốn.
Nhưng Tô Mã Cốt Đô biết thằng chó này rõ ràng muốn đồng vu quy tận, may mà hắn chiến mã thắng được đẩy qua nếu không sẽ bị chiến mã đè chết không chừng.
Tô Mã Cốt Đô cay cú nhìn đồng đội vù vù cầm kỵ thương lách qua hai bên mà lên.
Hắn bỏ lỡ trận chiến mất thôi.
Liếc mắt nhìn toàn trường dãy dài kỵ binh Tây Lương nhưng mỏng như con rắn bị cắt một khúc ở giữa. Nơi này bị năm làm sóng bé các hàng cách nhau 8m của trọng kỵ xuyên qua.
Xác người chồng chất.
Vẫn còn một làm sóng lớn hơn phía sau sẽ tới cũng gồm năm hàng kỵ.
Tô Mã Cốt Đô quay lại thì thấy Đại Hãn Kỳ trong đại sóng triều kỵ này rẽ qua hướng phải công xuyên vào một đám kỵ khác bên phải. Nơi này đã quá tan hoang không cần thêm nữa một làn sóng.
Tô Mã Cốt Đô nhảy xuống ngựa tìm thương cùng tìm xác tên bị hắn đâm. Dường như là sĩ quan. Mặc giáp rất đẹp, đây là công lớn cần giữ bằng chứng.
Tô Mã Cốt Đô lột ra cái mũ trụ của thằng này chống thương bò lên ngựa.
Hắn đưa mặt tìm kiếm.
Không xa có một nhóm tầm 300 Trọng Kỵ đang tổ kiến muốn tìm con mồi xung phong.
“ Chờ với” Tô Mã Cốt Đô hét lớn…
“ Nhanh lên” Bách phu trưởng nơi đó hô vang..
“ Tới.. tới ngay đây…”
Trọng kỵ nếu dùng đung cách, khá tốt.
Ngô Khảo Tước trầm trồ đâm thêm một thương. Tốc độ không quá cao, lúc này Tây Lương binh đã tan nát không có khả năng tổ kiến cái gì đội hình, là một màn săn giết.
Trọng kỵ có cung mềm, có nỏ có kiếm cong nhưng phải bỏ thương mới dùng được. Thương quá dài cho nên không dắt lưng được.
Nhưng thương cũng có thể săn người vậy.
Tước lại đâm thêm một thương, kẻ chạy phía trước đổ gục.
Lực đâm mạnh nhẹ, Tước nắm trong tay, thành thục như ăn cơm uống nước, phải thôi, hắn ngoài thiên tài quân sự còn là thiên tài võ học mà.
Tiếng Tù Và tụ quân, bọn họ vẫn còn một nhánh quân Tây Lương tầm 2 ngàn phía sau sắp đi đến cần sử lý.
Trọng kỵ vẫn còn tiếp thêm một lần nữa chiến đấu tầm cỡ này. Người còn lực nhưng mã đã hết sức, cần nghỉ.
Vậy thì chiến thôi.
Vương Thiều chạy.
Thám báo về quân tình Trọng kỵ nhẹ nhõm đánh tan cùng tàn sát một chi kỵ đội của Tào Tung làm Vương Thiều chạy.
Tào Tung là đệ tử Vương Thiềm kiêm luôn con rể hắn, tài chỉ dưới Địch Viễn, thế mà hành quân không thoát nổi , nếu còn ở lại tất nguy. Vương Thiều quyết định rất nhanh đó là chạy về Trịnh Tân Thành cố thủ chờ xem 3 đội kỵ kia tổn thất đến mức nào.
Thật nếu Vương Thiều biết con rể hắn tay đôi solo bị một tên không chức tước gì của Bát Kỳ Kỵ Hãn Đình giết thì chắc tức hộc máu chết mất. Tô Mã Cốt Đô đang hí hửng cầm trong tay đi báo sĩ quan chỉ huy của hắn. Mũ trụ của Tào Tung. Tào họ này là danh gia, thuộc thái Hoàng Thái Hậu gia tộc của Đại Tống.
Kết thúc trận chiến ở Tân Trịnh bình nguyên. Ba cánh quân còn lại của Tây Lương quân đều thương rất thảm trọng vì họ không có kế sách nhảy cóc bắc cầu như Tào Tung. Nhưng cũng chính vì thế họ chỉ bị săn bằng cung nỏ mà không bị Trọng Kỵ để mắt. Nếu bọn họ cũng thông minh như Tào Tung thì biết đâu Ngô Khảo Tước sẽ chọn nhánh quân khác mà diệt?
Tất nhiên cách thi thoảng cử một đội cảm tử đi xua đuổi cung kỵ cũng tổn thương rất nặng. Mười bốn km ngựa không tốt bằng, không thể đi nhanh là 14km trải đầy máu tươi. Ba nhánh quân có nhánh tổn thương 1200 có nhánh hơn có nhánh tổn thương đến ngàn rưỡi. Tổng phải chết đến gần 3000 chết còn lại là thương nhưng chạy được. 3000 người này có bị bắn chết tại chỗ, có bị bắn mất ngựa sau đó bị săn chết. Đám Bát Kỳ Hãn Đình Kỵ săn rất điêu luyện.
Nhưng nhánh bị thương thảm trọng nhất đó chinh là nhánh của Tào Tung, gần như toàn quân bị diệt chỉ chạy được tầm nhàn người.
Cho nên 2 vạn kỵ của Vương Thiều chạm nhẹ đã gần đi một nửa, quân của Bắc Nguyên tổn thương không quá nặng , chết chỉ có 300 còn lại thương là chính. nhất là Trọng kỵ bị thương. Trọng kỵ chết có 73 người nhưng bị thương nặng nhẹ lên tới 200. Nếu không có giáp tốt từ Bố Chính hẳn con số này còn nhiều hơn nữa.
Ở đây cần nói qua một lần nữa vì sao trọng giáp kỵ mặc trọng giáp rất khó chết trong những trận chiến dạng này. Đồng thời cũng giải thích vì sao Lam Long Kỵ hay Kỵ Binh Bay Ba Lan lao vào trường thương trận có thể gặt hái tính mệnh của kẻ địch.
Để nói rõ về kỵ chiến chúng ta cần làm rõ nhiều vấn đề tạm gọi là khoa học một chút nhưng thực tế nó là khoa học của học sinh phổ thông thôi. Có bạn từng hỏi tác rất hay như sau: Với tốc độ khi va chạm của kỵ binh vs quân phòng thủ thì đối đầu giáo cứng, lực phản chấn sẽ khiến quân kỵ binh sau khi đâm trúng sẽ phải bỏ ngay thương để tránh bị ghìm lôi luôn xuống ngựa. kết hợp di theo đội hình thì chỉ những người vòng ngoài là có cơ hội đâm thương được.
Thật ra 99% sẽ có chung suy nghĩ như vậy khi chứng kiến phim ảnh sách báo những cảnh phi kỵ mã điên cuồng hai cánh quân lao vào nhau.
Thực sự thì mọi người bị giả tượng của con kỵ mã to lớn kia đánh lừa.
Lực đâm thương của các kỵ sĩ có mạnh như bạn tưởng tượng? Khiến cho phản chấn phải lăn xuống ngựa? nếu vậy khi kỵ chiến lực phản trấn còn tăng gấp hai, tại sao họ không bỏ thương mà vẫn không bị rơi ngựa? Chỗ hay là đây, ha ha ha. Khi thấy kỵ binh đánh nhau, chúng ta luôn bị ngựa thu hút cho nên có nhửng ảo giác sai lầm tương tự.
Lực tác động lên kỵ sĩ là được tính theo công thức đơn giản F=m.a, trong đó m là trọng lượng thứ anh ta đâm còn a là gia tốc. Cho nên mới nói kỵ chiến rất ít thằng điên đi đâm ngựa nặng mấy trăm kg thậm chí cả tấn.:D. Chỉ có trường thương binh có điểm tựa là đất tì đè cán thương mới dám đâm ngựa, có lẽ vì tác mô tả thứ này gớm quá nên nhiều người tưởng nhầm là mấy anh kỵ sĩ đâm cũng bị tương tự lực như vậy.
Nói về gia tốc thì đó là gia tốc của chiến mã, vì các kỵ binh giỏi không bao giờ đâm thừa lực, chỉ khi nào gia tốc ngựa không đủ để đâm xuyên đối thủ thì họ mới chủ động dùng tay đâm ra với lực nhiều hay ít tùy thuộc phán đoán cùng tình thế. Cho nên thực tế gia tốc đầu thương của một kỵ sĩ lao nhanh cũng chỉ tương đương hoặc hơn một chút một cú đâm toàn lực của người đứng yên thôi ( gia tốc tạo ra bởi tay). Nghe vui phải không, nhưng chính là vậy.
Chỉ khi nào kỵ chiến thì phản lực va chạm mới thực sự tác động mạnh lên kỵ sĩ vì khi đó đối tượng đâm của anh ta cũng đang gia tốc lớn lao ngược hướng, từ đó dư lực rất nhiều. Và lúc này cần một thứ cực tố để hấp thu dư lực đó.- Cán thương Demi-lance. Nhưng nói chung nó vẫn không kinh khủng như đâm một khối mấy trăm kg gia tốc như chiến mã.
Lại nói đến khi đâm vào đối phương thì kỵ sĩ có chịu hoàn toàn mọi phản lực của F=m.a không? Câu trả lời lại là không phải… khặc khặc. Vấn đề ở chỗ là đâm xuyên hay không xuyên. Nếu xuyên thì phản lực chịu sẽ giảm đi nhiều theo công thức F= p.S trong đó p là áp suất còn S là diện tích tiếp xúc, tất nhiên S ở đây rất nhỏ vì là mũi thương nhọn sắc giúp xuyên qua dễ dàng đối phương.
Lại nói đến khi đâm xuyên đối phương đã giảm phản lực, đối phương ( và cả kỵ binh ) sẽ bị bật ngược lại phía sau vì bộ binh không phải là đóng đinh trên đất, mà kỵ sĩ cũng không phải là cột chặt với ngựa. Lúc này phản lực lại giảm một lần nữa. Cho đến khi cú đâm chạm ngập đến ngạnh chắn ngang của trường thương thì đây mới là thời điểm phản lực mạnh nhất, nhưng nói thật với những người đã ngàn luyện vạn luyện như kỵ sĩ bọn họ sẽ lợi dụng đàn hồi thương, lợi dụng các động tác thay đổi hướng vector phản lực, ngả người sau giảm phản lực mà triệt tiêu sạch sẽ. Cho nên không có chuyện đã đâm là “phải” vứt thương, trừ khi đâm vào cọc gỗ hay những thứ to lớn đại loại như chiến mã.
Từ đây lại mới liên quan vì sau khó đâm xuyên Trọng giáp Segmentata của trọng binh do Bố Chính sản xuất.
Không phải ngẫu nhiên mà họ tăng độ dày gáp ở một số chỗ lên tới 5mm thép tốt. có những chỗ lại chỉ 2mm. Đây không phải cảm tính thich tăng thì tăng thích tăng bao nhiêu thì tăng bấy nhiêu càng giày càng tốt.
Giáp dày bao nhiêu, nặng bao nhiêu cần siêu cấp tính toán cùng thử nghiệm thực tế. Vì nó cần cân bằng giữa bảo vệ và đủ không quá nặng khiến kỵ mã sập. Chiến giáp thường phải chịu một lưc F=m.a trong đó a là gia tốc kỵ, m là trọng lượng của chính kỵ sĩ. Thế nhưng thiết kế tấm giáp lại đủ độ cong trượt, lại dày và bền với thép tố sẽ giúp họ sống sót. Ngay cả bị đâm thẳng không trượt vẫn sống được vì mũi thương sắt non ngậm cacbon thường không đủ sắc để lập tức xuyên ngọt Trọng giáp Segmentata, nếu không xuyên ngọt được thì phản lực khiến cả người đâm và kỵ sĩ văng về sau, từ đó giảm đi rất nhiều lực xuyên lên giáp. Tất nhiên kẻ nào ngồi vững được hay không còn xem bản lĩnh, và trang bị.
Ví như thương Demi- lance ½ phía trước có đàn hồi và khi thương cong duỗi thảng thì 2/3 dư lực tiến về mũi 1/3 hướng về cán. Do đó người cầm thương tốt sẽ có lợi. Nhưng nếu thương không tốt thì cả kẻ đâm lẫn kẻ bị đâm sẻ đều phản lực, xem ai ngã trước dựa vào kỹ thuật.
Nhưng với bàn đạp thép full đế chắc chắn, yên cao kiều thì bàn đạp da của Tống kỵ, Tây Lương Kỵ chắc chắn là người thiệt ngay cả khi đâm trúng Bát Kỳ Hãn Đình Trọng Kỵ. Đâm trúng lại ngã ngựa thì có oan không?
…………………………………………..
Sau trận chiến này Tước thu được tầm 3000 chiến mã còn dùng được.
Lúc này hắn mới có cái nhìn chính xác về Đại Uyên mã.
“ Trọng Kỵ nếu thiện dùng thì rất tốt ở những trường hợp xác định.” Ngô Khảo Tước ở Doanh trại ngoài thành Trịnh Châu trầm tư.
Việc xử trí cường hào ác bá giờ hắn có một đám hàn môn học sinh ở Hà Bắc giúp làm cho nên không cần để ý. Lần này xuất binh trừ các khoản cho dân đen ở Khai Phong, Trịnh Châu thì hắn lời một đống lớn vàng bạc, lương thực.
Nhân tài cũng thu được mấy chục tên hàn môn. Tước không đem dân đen qua Bắc Nguyên vì vấn đề tỉ lệ dân số. Và nhiều vấn đề khác, nhưng đem bọn hàn môn qua giúp làm việc thì tốt.
“ Xây một vạn trọng kỵ đi” Khảo Tước lẩm bẩm.
“Có điều chiến mã cho Trọng Kỵ là vấn đề lớn… Đại Uyên, Trung Á, Tiểu Á… xa nhỉ… đánh đến đó hơi mệt đây. Mà đằng nào chẳng phải đánh đến đây để thu thuế con đường tơ lụa nhỉ?” Tước cười một mình, trong đầu hắn vàng bạc mĩ nữ lại nhảy múa. Nghe nhị ca nói con gái Ả Rập gì đó rất được sao. Qua đó làm ít phong phú hậu cung, mang tặng đại ca…. Nhị ca thôi đi… không muốn bị chị dâu đem hải quân dày xéo Hoảng Hai a.
Mẹ kiếp nếu Ký ở đây chắc khùng, thằng này miệng rộng đã nghĩ đến đi qua Tiểu Á Trung Á thu thế . À không làm thổ phỉ chặn đường cướp tiền . Nguyên nhân đẩy nhanh tiến độ vì Ngựa.. thật không còn biết nói thì cả.
Vấn đề là trong lần này giao tranh Tước nhìn ra vấn đề chiến mã. Trọng kỵ giao phong trọng lượng cùng thể hình chiến mã rất quan trọng và chiếm tỉ lệ cao trong chiến thắng. Không thua gì kĩ năng, trang bị.
Ngựa lùn Bắc Nguyên siêu thích hợp Cung Kỵ nhưng lại không thích hợp trọng kỵ, thể trạng nhỏ trọng lượng không lớn khi va chạm dễ bị đè, húc lui thậm chí húc bay.
Chỗ này là ba ngàn con to nhất của Bắc Nguyên chiến mã tốt nhất rồi mà cũng chỉ cao to bằng đám Đại Uyên ngựa fake.
Cho nên Tước mơ đến thuần chủng ngựa Đại Uyên.
Nghe nói vùng này sẽ không bán ngựa tốt thuần chủng ra ngoài, mà có bán cũng thiến.
Cho nên chỉ có đánh phục bọn này mới có Mã.
4000 km đấy… Tước nhìn trên bản đồ Ký cho mà trầm ngâm.
Bốn ngàn thì bốn ngàn, kiểu gì chẳng phải đi đến đó lập Trạm Thu Phí đường bộ.
Xem xem xem… lại phải vay mượn Thăng Long một hồi, mỗi năm làm tí có khi 3-4 năm là đánh tới à. Tước xoa tay nghĩ đến cảnh có ngựa có gái lại còn thu thuế đếm tiền mỏi tay.
Ai ai…. Ta nghèo đến hoảng rồi… Tước đưa ánh mắt về phí Hứa Xương… làm trước mẻ này đã.
Ký Đã đến Kim Hoa Môn- Thái Châu.
Thuyền không có.
Thẩm Vệ Thái mang theo thư của Ngô Khảo Ký đến đây. Ngô Khảo Bình (Đỗ Bình đổi tên) mang theo Thẩm Thái vệ cùng ngàn Sơn Đông binh đi Sơn Đông gây sự… à đi đón người.
Không có tầu Đại Việt chiến Hạm Ký không dám đi đườn biển về Thăng Long. Cuối cùng phải chở ở đây Thái Châu.
Thiết nghĩ thời gian bọn Thẩm Vệ Thái về đây cũng sắp, có sốt ruột cũng chịu.
Rảnh rỗi sinh nông nổi thì Ngô Khảo Ký dẫn theo Mộc Tư Hành về bộ lạc của hắn trên núi Kỳ gần Hàng Châu.( Thiệu Hưng ngày nay).
Vấn đề là nơi này Tống đang chiếm đóng .
Nhưng cũng không sao cả .Tống chiếm là chiếm Hàng Châu đố dám ra ngoài . Bên ngoài đang nhung nhúc hải tặc vây lấy Hàng Châu , 5 vạn lượng thê được 2 vạn quân hải tặc trong 2 tháng bao vây nơi này. Cho nên Ký đi từ Kim Hoa Môn đến Kỳ sơn chẳng sợ gì.
Tất nhiên vì an toàn mang theo 5 ngàn binh Trương gia không vấn đề.
Lúc này Ký là đại ca tốt bụng ở Mân. Trương gia bước lên thuyền giặc vụ làm ăn đồng- bạc rồi, biết việc này chủ ý là Ký nên đã bội phục nay càng bội phục và biết ơn. Vì thế Ký ngỏ lời liền có 5 ngàn tinh binh hạng nhất Trương gia đi theo bảo vệ Ký tận răng.