Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 522: Ước Chiến Cửu Giang (Hồi Gần Kết)




Một câu hỏi đặt ra nếu Ký không ở đây Tích có chấp nhận Ước chiến không và nếu đánh có thể thắng không?

Câu trả lời là có chấp nhận và vẫn thắng thôi. Bởi vì Tích vẫn cao tay hơn Lưu Phủ chút ít.

Lưu Phủ tính toán Tích thì Tích có tính toán Lưu Phủ không?

Tích biết hai cánh mình yếu, trung quân mạnh, lại tập trung pháo tốt ở trung quân, vì sao hắn vội vã cho cánh phải tấn công rồi tự rơi vào thế bí?

Rồi đặt ra câu hỏi vì sao hắn gọi đám Lưỡng Trọng Nỏ Thương binh ra để giao nhiệm vụ tử chiến ngăn quân địch?

Bởi lẽ hắn chủ định lui từ đầu chứ sao?

Tất nhiên bố trí này của Tích rất hao quân, không biết Trương Bá Ngang có thể trụ đến bao giờ nhưng chắc chắn Tích đã có bố trí về việc rút lui từ đầu và hắn rất tự tin về điều đó.

Có lẽ chỉ mình Tích đã có thể làm nên một bữa tiệc ngon thịnh sạo. Nhưng có thêm Ký thì đó là thêm rượu vang hảo hạng kết hợp thêm vào đó.

Tích rút về vị trí như đã định cách chỗ ban đầu tầm 1,5 km.

Va chạm chớp nhoáng của Lưỡng Trọng Nỏ Thương binh và Thương kỵ của Tống khiến cho việc Tích di chuyển thuận lợi nhưng hắn không có đi nhanh quá.

Vì thế Lưu Phụ có thể bám đuổi và rút ngắm khoảng cách hai bên xuống chỉ còn tầm 500-600m.

Tức là lúc này ký mà dừng lại thì Lưu Phụ chỉ tốn tầm 3 phút để tiếp cận.

740 bước chân, nếu đi nhanh sẽ tầm 160 bước / phút chỉ mất 4 phút hơn để giao chiến. Nếu chạy chậm thậm chí chỉ mất 2,5-3 phút.

Như vậy hoàn toàn không có khả năng bố trí pháo binh.

Một khi đã hỗn chiến thì pháo mất tác dụng.

Mà quân Tống đông hơn, tinh nhuệ hơn ( theo Lưu Phủ thì Cấm Vệ Quân Tống phải ăn đứt Mân), trang bị tốt hơn. Cho nên hắn chỉ kiếng pháo Đại Việt.

Không có pháo Đại Việt mà giáp lá cà là Lưu Phủ hắn bóp được Ngô Khảo Ký.

Sự thật cũng là vậy.

Nếu đơn thuần lúc này hỗn chiến thì cơ hội của Tích hơi ít. Quân của hắn thiếu, cánh trái hơi đụt, nếu như cánh trái bại quá nhanh khả năng Tích có là thánh cũng khó đỡ.

Nhưng Tích mà đơn giản vậy á?

Khặc khặc.

Mấy vạn dân phu, cả gần vạn bao cát chỉ để giúp Trương Bá Ngang xây mấy cái công sự đẩy được 500m địa hình thôi sao?

Không có đâu.

Chỗ Tích lui về là địa điểm dân phu vừa mới trong thời giam hai bên oánh nhau mà tập trung về đây xây dựng.

Mọi người hẳn nhớ lúc thì thám báo Tống thượng phong lúc thì bị đè ra đánh như chó chứ?

Đơn giản vì lúc nào cần cho người Tống nhìn, cái gì cần cho người Tống biết thì thám báo real Mân sẽ ra sân và dĩ nhiên bị đồ như cẩu. Nhưng cái gì cần bí mật thì Cung Kỵ Khương mặc Mân quân phục sẽ ra sân.

Ví dụ như cái địa điểm Ngô Khảo Tích lui quân này thì không một thám báo nào của Tống có thể đặt chân đến…

Lúc này khi đại quân của Ngô Khảo Tích đến gần thi càng che lấp tầm nhìn khó người phát hiện ra, đến khi quân đội của Tích tràn qua công sự thì nó hoàn toàn biến mất.

Một tiếng tù và hú vang toàn trung quân Bắc Mân, tất cả dừng lại sau đó quay đầu…. chỉ có 2 phút, họ phải tổ chức lại đội hình.

Có một điểm rất lạ, sau khi dân phu tạo xong công sự ở chung tâm thì bọn họ còn rắc vôi xung quanh trái phải , chẳng nhẽ họ muốn kẻ vạch cho Trung quân lùi chuồng gara chính xác? He he. Cái này từ từ xẽ biết. Chỉ thấy lúc này Lưỡng Trọng Nỏ Thương binh đã dạt ra bên trái rất xa để tránh đụng độ đại quân của Lưu Phủ.

Kỵ Tống không kịp đuổi theo trung quân của Ngô Khảo Tích nên cũng quay về với Lưu Phủ chờ lệnh.

Lần này kỵ Tống quá mất mặt, đã không hoàn thành nhiệm vụ quấy nhiễu trung quân của Bắc Mân lại còn thiệt đến 700 quân.

Nhưng chí ít bọn hắn cũng đuổi được đám khốn nạn chơi cả nỏ và thương kia dạt qua bên trái không thể hợp doanh với Trung quân Bắc Mân.

Giờ đúng là 3000 Lưỡng Trọng Nỏ Thương binh đứng bơ vơ lẻ loi ở cách bên trái quân Ngô Khảo Tích tận hơn Km.

Nhìn họ bu lại như mọi khối hộp bé tí cạnh hai khối hộp chuẩn bị va vào nhau mà cô đơn thấy tội.

400m khoảng cách quân Tống phải chuyển từ chạy chậm qua bước nhanh để tái đội hình.

Có thể nói lũ khốn này rất tinh nhuệ ít nhất là trong khả năng hành quân cùng bố trí trận hình.

Quân Mân là so không lại. Điều đó phải thừa nhận, thậm chí Cấm Vệ quân Tống nếu xét về di chuyển hay bố trí đội hình tốc độ còn nhỉnh hơn Thiên Tử Quân Đại Việt.

Bảo sao Lưu Phủ lại dám tự tin giáp lá cà quyết đấu.

300m , trận hình quân Tống đã định. Rất nhanh rất hoành tráng cùng chuyên nghiệp.

Không chuyên nghiệp sao được khi mà Hán tộc là dâm tộc đầu tiên ở khu vực có quân đội chuyên môn cùng chuyên nghiệp. Nhất là bộ binh người Tống rất mạnh.

Nếu chỉ tính đọ bộ binh, bỏ pháo bỏ kỵ Tống chưa thua bất kể ai. Đây là điều chúng ta phải ghi nhận.

Nhưng hôm nay không chơi bỏ pháo nha. Có pháo phải dùng.

Cơ mà pháo Đại Việt vẫn đang di chuyển thì dùng sao được hả….? Quên Tích là ai?

Người đầu tiên trang pháo lên xe biến pháo nòng dài thành xa pháo.

Tất nhiên cũng không phải sáng tạo ghê gớm gì. Ai cũng có thể nghĩ ra cho pháo lên xe ngựa để tiện di chuyển.

Lưu Phủ đuổi theo Tích cũng chuẩn bị xe ngựa trở 20 khẩu pháo Đại Việt có 320 kg chạy theo thôi.

Pháo Tống toàn trên ngàn kg không thể thuận tiện cho di chuyển tốc độ cao như thế này.

Vấn đề là đưa pháo nhẹ lên xe ngựa ai cũng có thể nghĩ tới chỉ cần thông minh chút là nghĩ tới tại sao Tích lại thành công trang pháo lên xe ngựa đánh Tống ở Hà Bắc?

Đơn giản vì đó là loại Tử Mẫu Pháo Phật Lãng Cơ nạp đạn từ cửa hậu của pháo.

(Nay tác đổi lại tên nhé không dùng tên Trung Quốc nữa mà dùng đúng tên của loại pháo này giúp ai muốn tra cứu có thể tra cứu bằng tiếng anh. Pháo 35 ly của Bố Chính có tên Swivel Gun 35 ly. Dĩ nhiên phiên bản của người phương tây thế kỷ 15-17 không có cơ pháo nhỏ 35 ly như vậy. Swivel Gun của họ toàn từ 50 ly trở lên, nòng pháo được làm bằng kỹ thuật hàn các vòng thép rất kỳ công. Tầm bắn có thể xa tới 500 Yard ≈ 450m. Swivel Gun 35 ly của Bố Chính chỉ tầm 350m đổ xuống vì nòng ngắn giảm trọng lượng tăng tính cơ động. Dòng pháo nòng dài bắn góc thấp lớn hơn thống nhất cách gọi Culverins. Nhưng pháo Đại Việt có dòng Culverins nạp đạn phía sau được gọi là Swivel Culverins. Còn tất cả các pháo bắn góc thấp nạp đạn đầu nòng còn lại của Tống – Mân đều là Demi- Culverins vì chính xác chúng chỉ đạt đến tầm đó mà thôi. Riêng pháo nạp đạn đầu nòng của Bố Chính sẽ có thêm chú thích tiếng Việt phía sau Culverins, Trân thành xin lỗi vì lúc này mới thống nhất lại cách gọi, tác không muốn lôi nhiều tên pháo bằng ngôn ngữ Châu Âu, nhưng thực sự đến lúc này không thể dùng ngôn ngữ đông Á để phân biệt pháo và rất khó để các bạn tra cứu nếu dùng tiếng phiên âm Hán, hay Việt :D).

Những khẩu pháo Swivel Culverins 120 ly của Bố Chính dĩ nhiên trang lên xe ngựa là có thể thành pháo tự hành rồi, vì cấu tạo nạp đạn sau nòng rất dễ khai hỏa, nạp đạn trong không gian hẹp như thùng xe.

Nhưng những khẩu Demi- Culverins của Tống Mân , hay những khẩu Culverins nòng dài của Bố Chính -Thăng Long không thể làm điều này. Muốn nạp đạn cho những khẩu pháo này cần cả một đội ngũ pháo binh với không gian rộng họa động.

Ví dụ như pháo Culverins nòng dài của Bố Chính -Thăng Long dài 1,7 m cần thêm ít nhất là 2m phía trước để thông nòng, 1 m phía sau cho ngắm bắn, khai hỏa, hai bên mỗi bên 2m để pháo binh di chuyển thây đổi hướng bắn bằng thanh đòn đẩy xa pháo. Nên nhớ mỗi khẩu pháo khai hỏa xong chính là một ống thép khổng lồ đang nóng hừng hực, pháo binh không cẩn thận rất dễ bỏng cùng tổn thương khi chạm vào.

Do đó làm gì có cỗ xe ngựa nào đủ lớn đủ cơ động nếu với kích thước tới hạn cho pháo binh hoạt động kia? Những cỗ xe ngựa thời này và đường xá chất lượng thời này làm sao đủ đáp ứng? (đang tính dã chiến, không tính chiến trong thành phố, đường thành phố có thể lát đá hay gạch khá tốt) .

Cho nên có thể tướng Tống , tướng Mân có nghĩ tới nhưng không thực hiện nổi.

Nhưng Tích là ai? Là anh của Ký, là người thấm khá sâu tư tưởng sáng tạo tìm tòi của Bố Chính.

Vì vậy hắn lại một lần nữa trang pháo Culverins nòng dài của Bố Chính -Thăng Long lên xe ngựa. ( Thăng Long không bán Ổ trục xe kéo thép cho Mân vì có bán họ cũng không bảo dưỡng nổi thêm vào nữa thứ này là đang được xếp bí mật quâ sựa của Đại Việt , là tự thợ Mân đóng giá pháo gỗ theo thiết kế của Thăng Long thứ này tạm cơ động trong khoảng cách hẹp nhưng di chuyển không nhanh).

Tuy Mân không có công nghệ sắt thép chế tạo siêu cấp như Thăng Long hay Bố Chính nhưng họ không kém đâu, họ có gì? Có siêu cấp thợ mộc, họ có quá nhiều thợ mộc giỏi. Người Việt bì không kịp khả năng mộc của người Mân, đây là điều Tích phải công nhận.

Chiến hạm của Mân là kém về thiết kế do tư duy thời đại giới hạn. Nhưng về kỹ năng mộc thì Ngô Khảo Tích tin tưởng không cần máy móc hỗ trợ đám này cũng có thể đóng được Crrack của Đại Việt thậm chí nếu cho thiết kế, Men of War siêu cấp chiến hạm Đại Việt họ cũng đóng được. Đó là Tích ở Mân lâu ngày đã cho ra nhận định hết sức công bằng khách quan này.

Không thể vì hắn là người Việt mà cái gì cũng mù quáng cho rằng dân Việt tốt nhất.

Người Mân có thế mạnh có giỏi giang thì chúng ta phải thừa nhận, học hỏi, chứ không tìm cách bao biện chê bai. Đây chính là Tích thay đổi lợi hại nhất về mặt tư tưởng khi bị Ký ảnh hưởng.

Cho nên từ lúc ở Lê Lăng Tích đã phát hiện đặc điểm này của Mân, thợ mộc tay nghề cao vượt quá thói thường, Nhất là khi Ngô Khảo Tích vào mân vượt qua Kim Hoa Môn hẻm núi để đi từ Chiết Giang vào Nam Xương rồi đi Lê Lăng. Ngô Khảo Tích đã đi qua rất nhiều cây cầu vồng bằng gỗ vượt qua những chỗ vách hay hẻm đá hiểm trở. Kể từ đó thông xuốt qua Kim Hoa Môn dễ dàng.

Điểm đặc biệt là những cây cầu này không cần đinh, mộng, mà các khối gỗ chỉ ghép vào nhau như vậy mà đại đội kỵ binh, bộ binh rầm rầm đi quá không có vấn đề gì, đến của rung lắc cũng rất ít.

Ngô Khảo Tích nghĩ ngay đến Đại Việt đầy sông hồ cắt ngang xẻ dọc, nếu đem kỹ thuật này về Đại Việt có tốt không?

Cứ nói cầu xi măng chỗ nào chẳng xây được, nhưng xi măng còn làm bao việc, tận dụng công trình lớn, những sông nhỏ cần xi măng cầu làm gì nếu có cách bắc cầu kiểu này?

Thêm vào đó Ngô Khảo Tích biết ý định thống nhất Tây Bắc của Ngô Khảo Ký, khó khăn nhất là đường xá, có những chỗ vách núi vách đá cheo leo làm sao có thể vận chuyển hay thi công cầu xi măng cho được, nhưng nếu chỉ vài ba cây gỗ có thể bắc cầu, chặt ngay tại chỗ xây thì tốt biết bao.

Vì vậy Ngô Khảo Tích với tư tưởng cái gì tốt thì vơ về Đại Việt, hắn cho Cẩm Y Vệ số lượng ít ỏi đi theo mình điều tra thợ mộc ở Mân và sẽ dự định mang một số đỉnh cấp nhất về Đại Việt.

Có câu nói, không có thứ Cẩm Y Vệ không tra được chỉ có thứ bọn hắn chưa mốn tra mà thôi.

Sau một tháng điều tra thì Cẩm Y Vệ phát hiện những cây cầu mà người dân Mân gọi là cầu Bát Tự này không phải họ xây mà có từ rất lâu trước đó. Người xây là bộ tộc Mộc Khách nhân sống trong rừng Tân Xương ( gần tp Thiệu Hưng Tq ngày nay). Và tay nghề mộc của người Mân cũng từ bộ tộc kỳ lạ này truyền lại cho nên có kỹ thuật cao không hợp thói thường là vậy.

Tuy nhiên người Mộc Khách tộc lại sống ẩn dật trong rừng vì họ có ngoại hình khác với dân Mân hay Hán cho nên bị coi là ngoại tộc cùng kỳ thị vô cùng.

Đại Việt có cái gì là kỳ thị?

Người Việt Gốc Mã , Người Việt Gốc Phi, Âu. Rồi người Ấn , người Mon - Chăm, giờ thêm cả người Eack Đê. Có cái gì lạ người mà Cẩm Y Vệ chưa thấy qua? Người Bố Chính hay Thăng Long giờ nào biết kỳ thị? Nhất là Bố Chính gần như tiểu hợp chủng quốc với người Việt chiếm 65%. Vấn đề chủng tộc không phải vấn đề.

Cho nên Cẩm Y vệ chưng cầu ý kiến Tích. Tích thì chỉ một câu. Đón Mộc Khách về Đại Việt. Bọn hắn muốn cái gì cho cái đó.

Vậy là Cẩm Y Vệ co vó chạy Tân Xương, trong hơn tháng tiếp theo với một đám Ưng Vệ mới thu phục quanh Tân Xương đã tìm ra mối liên hệ cùng Mộc Khách tộc.

Dĩ nhiên khi gặp đám này, dù Cẩm Y vệ gặp quá to cao đen xì Châu phi hay tóc vàng mắt xanh lông lá người Châu Âu vẫn phải khá giật mình.

Giật mình thì giật mình nhưng sợ hãi hay khinh thị lại không có.

Dựa vào Ưng Vệ thông ngôn cho nên hai bên nhanh đi đến nhận thức chung. Thái độ tôn trọng, không kỳ thị của Cẩm Y Vệ là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tiếp xúc thân mật kể trên.

Ngôn ngữ của Mộc Khách tộc không phải Mân hay Hán, tuy có nhiều âm điệu giống hệ Môn nhưng nói chung là đặc biệt. Không có phiên dịch Ưng Vệ thì không thể giao lưu được.

Điều kiện của Đại Việt cho ra quá tốt. Muốn sinh sống đất đai có sính sống đất đai, muốn có bảo vệ có bảo vệ, cho ăn học cam kết không đói. Lại đối xử bình đẳng. Mọi yêu cầu đều cho.

Nhưng người Mộc khách tộc dĩ nhiên không thể không nghi ngờ. Tộc họ cả ngàn năm qua lay lắt sống, hết Việt Vương Câu Tiễn dã man lợi dụng bóc lọt cùng đàn áp, lại đến Phù Sai , lại qua người Mân, Sở rồi Hán.

Người Mộc khách chỉ còn lại một nhúm mấy ngàn người già trẻ. Họ không tin Đại Việt tốt. Cho nên họ phải mạo hiểm thăm dò.

Mộc khách tộc đã không còn khả năng sống ở đây, kéo dài thêm trăm năm có khi diệt tộc.

Cho nên Mộc Tư Lãng tộc trưởng Mộc Khách Tộc quyết định.

Hắn mang theo 20 chiến binh Mộc khách tộc đi Lê Lăng gặp Ngô Khảo Tích trực tiếp. Còn lại cho 100 người đi thăm dò Đại Việt là thế nào.

Hậu sự thì Mộc Tư Lãng cũng an bài, hếu Đại Việt dối trá xùng lắm hi sinh, đằng nào Mộc khách tộc sống không nổi nữa rồi.

Dĩ nhiên Mộc Tư Lãng đến Lê Lăng biến thành thượng khách được riêng Ngô Khảo Tích tiếp đãi nồng hậu.

Trong khối vải quấn kín thân che đi dị dạng hình dáng cơ thể Mộc Tư Lãng run rẩy xúc động cùng sợ hãi.

Hắn ở trong núi nhưng vẫn có một vài liên hệ bên ngoài, hắn biết Vương gia bên ngoài ý nghĩa bao lớn. Người này còn là Tù trưởng của mấy vạn người nơi đây. ( Mộc Tư Lãng ở trên núi nên hiểu biết có hạn coi Ngô Khảo Tích là tù trưởng bộ lạc lớn). Nhưng lại hết sức tôn trọng hắn một cái bộ lạc người ngoại tộc dị dạng thân thể.

Mộc Tư Lãng bỏ ra lớp chùm đàu lộ ra cơ thể cùng gương mặt, Ngô Khảo Tích vẫn không có thái độ khác thường, vẫn vậy tiếp đón. Mộc Tư Lãng giật mình, cvy trước đó gặp hắn còn ngạc nhiên một hồi đâu.

Thế là Ngô Khảo Tích tại chỗ cho Mộc Tư Lãng làm quan Đại Việt, Chủ Quản Mộc Xưởng Cục chức quan bé tòng Bát phẩm ở Đại Việt , nói chung Vương gia như hắn cái chức quan này chẳng nhẽ Lý Từ Huy không nể mặt.

Cho nên Mộc khách tộc 20 người ở nơi này phục vụ cho Tích và được đối đãi quá trọng.

Thậm chí Tích không nói nhiều cho viện trợ lương thực quần áo thuốc men về Mộc Khách bộ lạc khiến cho Mộc Tư Lãng khóc trong xúc động.

Biết Mộc Tư Lãng cử 100 người đi thám thính Đại Việt Ngô Khảo Tích chỉ cười, với tài năng của đám người này có khi làm quan ở Đại Việt rồi cũng nên. Lý Từ Huy nhìn nhân tài còn độc hơn anh chồng ấy. Ngô Khảo Tích cười cười.

Quay trở lại tình hình chiến sự, nói một vòng dài như vậy để giải thích, không phải đơn giản mà Ngô Khảo Tích tự tin cuộc chiến này.

Những xa pháo do người Mộc tộc thiết kế và đóng theo yêu cầu của Tích rất cường, chỉ kém hơn xe trục thép Bố Chính ở chỗ không có ổ trục bi, di chuyển xa sẽ tổn hại. Nhưng để chạy vài chục km tốc độ chậm là bình thường. Để chạy có hơn 1,5km tốc độ cao là chuyện nhỏ.

Xa mã 2,5 m dài 1,8 m ngang, kết cấu siêu cấp xinh đẹp gọn gàng chắc chắn vô vùng. Bốn bánh xe không lớn sàn trên trượt qua bánh xe đua ra ngoài.

Kinh điển nhất là thiết kế cơ quan lưỡng sàn. Khi xe dừng có thể kéo một tấm sàn ra ngoài như kéo ngăn kéo tạo nên +2m dài cho xe.

Như vậy dừng xe kéo sàn cố định sàn chỉ mất 30 giây nếu làm đúng thao tác.

Thêm 30-45 giây mở các Mộc càng chống chịu lực trên xe cắm xuống đất như vậy pháo tự hành đã có thể cố định và khai hoả. Dĩ nhiên lúc này phải tháo đi ngự kéo. Ngựa này vẫn sợ pháo không thể trọng dụng.

Có được đại sát khí này dĩ nhiên Tích bố trí rút lui chiến thuật.

Dụ địch đến gần mà tập kích pháo rồi đột phá trung quân.

Lúc này Lưu Phủ mãi đuổi theo dí giết, làm gì mang được nhiều pháo Tống?

Lưu Kỷ sợ pháo Việt thì Tích không sợ số lượng khổng lồ pháo Tống chắc?

Lưu Phủ tính toán loại pháo binh Đại Việt thì Tích không tính toán loại pháo binh Tống chắc?

Cho nên đã nói trận này không có Ký chen vào thì Tống vẫn bị tính chết. Có điều Ký tham gia thì trận chiến sẽ an toàn cùng thắng đẹp hơn thôi.