Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 514: Ước Chiến Cửu Giang (02)




Vì sao Đại Tống lại chơi trò ước chiếm cổ đại này phong cách hiệp sĩ này, mà tại sao Ngô Khảo Tích lại đồng ý với ước chiến trên?

Quay trở lại 7 ngày trước tại Hứa Xương Kinh Sư tình hình.

Triệu Húc chịu không nổi nữa rồi, thông tin mười mấy vạn đại quân của Đại Việt chia ba đường thuỷ, bộ, kỵ tiến công Tương Đàm – Trường Sa đã về tới Hứa Xương.

Tin tức này gây kinh hãi toàn trường vì họ không ngờ đến chiến trường Cửu Chân lại xa lày đến vậy khiến hai vạn thuỷ binh không thể rút, bốn vạn bộ kỵ cũng mắc kẹt nơi đó.

Nên nhớ ý tứ ban đầu của Lý Hiến và Vương Khuê nhóm là hỗ trọ họ Thái thôi, sau đó đánh một trận thắng nhỏ lấy ưu thế đàm phán.

Ước tính thời gian thì Thái thị phản ứng rất nhanh liên hệ Vương Khuê, nhóm Vương Khuê lại cùng Lý Hiến quyết rất nhanh rồi điều quân đo Cửu Giang bí mật tiếp ứng.

Quân Mân có bao nhiêu sẽ tập trung Lê Lăm, Kim Môn , An Nhân để phòng ngự rồi. Cho nên việc chiếm và giữ Cửu Giang không khó.

Cửu Giang là môn hộ thông vào thẳm Hứa Xương – trái tim Bắc Mân. Do đó vị trí này cực kỳ có lợi trên bàn đàm phán, thậm chí Bắc Mân phải đổi một cái giá điều kiện rất cao để có lại Cửu Giang. Nơi này quá quan trọng với họ.

Bắc Mân chẳng có chỗ nào đặt đô được ngoài Nam Xương nói vậy cho nhanh.

Bắc Mân lúc này sở hữu ba vùng đất ½ phía Nam Chiết Giang bao gồm Thai Châu, Ôn Châu , Kim Hoa. Và một giải Phúc Kiến dọc biển Đông. Phần thứ 3 thì là Tây Giang rồi.

Giờ nếu mất đi Cửu Giang thì người Bắc Mân nào dám đặt đô ở Nam Xương mà phải lui về sau hoặc trái phải các hướng.

Lui về sau phía Nam là Cát An, nơi này bốn bề núi, giao thông không thuận, đặt đô ở đây coi như mất liên lạc Phúc Kiến – Chiết Giang, lâu ngày hai nơi kia sẽ tự lập. Bắc Mân tự tan.

Lui về trái phía Đông định đô Kim Hoa? … có thần kinh đâu đi vào khe núi thung lũng lập đô, vả lại lập đô nơ này có thể liên thông Phúc Kiến – Chiết Giang nhưng lại mất đi Giang Tây.

Còn dám lui về Tây định đô ở Tân Dư? Lại càng xa Phúc Kiến – Chiết Giang nữa.

Cho nên Cửu Giang đối với Bắc Mân chính là mệnh môn. Chỉ cần chiến thắng, chiếm chỗ này tuy toàn cục thế chưa chắc đổi nhưng trên phương diện đàm phán sẽ rất có lợi.

Nào ngờ Ngô Khảo Tích rất quyết đoán đưa quân tấn công Thái gia bất kể cái gì dư luận trong Bắc Mân, hắn không thèm quản. Vương thị quản được thì quản không quản được để người khác lên thay.

Ngô Khảo Tích bá đạo đánh Thái thị không cần lý do, nói đánh là đánh.

Vương Thị còng lưng ở Hứa Xương giải giải thích thích, can bằng thế lực các nơi đang bất bình, lại chia lợi ích ra nhiều để các thế gia Bắc Mân không làm tới nữa.

Phản ứng quá nhanh, quá bá của Ngô Khảo Tích khiến cho cả Đại Tống và Thái thị dù có lường trước là Cửu Giang bị đánh nhưng vẫn chệch thời gian mà bất ngờ.

Đại Tống từ Thái gia biết nhiều tin tình báo của Bắc Mân cho nên tự tin điều thủy quân tập kích Tích.

Nhưng thế nào nghĩ được có một kẻ chơi chế độ công kiên mai rùa xây nguyên tường thành đất như Tích.

Cho nên Đại Tống ăn quả đắng, lực lượng thủy binh của họ vốn hơn Vương thị lại bị đánh què nên Vương thị thủy binh tận dụng lấn tới.

Đại Tống không thể không điều thêm binh.

Ngô Khảo Tích lại đánh

Đại Tống lại điều binh cố giữ Cửu Giang.

Cuối cùng nó ra cái tình thế này.

Khốn nạn nhất là điều trống cả Thủy binh ở Trường Sa, điề một bộ phận lơn thủy binh ở Tương Đàm vẫn không thoát được. Lúc này là không thoát được chứ không phải là muốn đánh hay không muốn đánh.

4 vạn binh Tống ở Cửu giang muốn đi phải dùng thuyền trở đi. Ngô Khảo Tích không cho đi đánh níu, thủy binh Vương Thị lại thêm Trương thị ập tới, chỉ cần sơ hở là bị đánh tàn. Cho nên nơi này chỉ có đầu nhập vào mà ra không được, trừ khi từ bỏ 4 vạn quân bộ và một bộ phận thủy binh, nếu không Tống Béo không đi được.

Nếu từ bỏ Cửu giang lại mất đi mấy vạn tinh binh Cấm Vệ tức là thua trên toàn các mặt trận. Thử hỏi lúc ấy là bàn điều kiện , là đàm phán, hay là đầu hàng vô điều kiện?

Đang bối rối vì chiến dịch “ chớp” nhoáng ở Cửu Giang biến thành xa lầy chiến dịch thì cái gì sợ nhất không muốn đến đã đến.

Đại Việt “ tổng tấn công” . Mà không biết họ đào đâu ra lực lượng thủy binh hùng hậu mà bố đời như vậy… cho nên Tống Béo cuống cuồng.

Cọng rơm nhỏ đè chết con lạc đà là hai sự kiện. Một đó là Kỵ bịn tinh nhuệ Tây Lương va chạm kỵ binh Đại Việt. Chưa đánh đã hàng một nửa. Hai bên trở về trạng thái cân bằng quân. Lao vào nhau chiến, Tây Lương Kỵ binh bị nhánh màu Lam kỳ lạ mà nguy hiểm kỵ binh Đại Việt đánh tàn phế. Chưa hết , chiến hạm ở Tương Đàm chặng đường hạm đội Đại Việt, hai bên đánh nhau trên Hưng giang một buổi 25 chiến hạm Tương Đàm bị đánh chìm 14 chiếc tại chỗ, đám còn lại chạy được vì đường sông nghẽn. Hạm đội Đại Việt con rùa chiến hạm chưa thấy chìm chiếc nào.

Nghe tin trên vua Tống Triệu Húc vừa kha khá sức khỏe một chút mở mắt tỉnh táo, tuy chưa nói chuyện được nhưng nghe được biết gật đầu đồng ý lắc đầu không đồng ý, lập tức lại lắn ra bất tỉnh.

Lần này thái y Tống Béo đồng loạt lắc đầu không có cách, họ chỉ có thể kích thích một lần nữa cho lão đại Nam Tống tỉnh thêm 1 lần duy nhất.

Này vấn đề lập trữ nổi cộm thậm trí cò quan trọng hơn cả …. Ngoại xâm chiến trường.

Con mẹ nó người Tống vẫn vậy, lợi ích cá nhân phe cánh quan trọng, trong đầu luôn có ý nghĩ… Đại Tống to vậy chiếm sao hết, đánh sao đến ta. Nhưng lập trữ, lập tân Đế nếu đứng sai phe là gia tộc tan tành.

Cho nên trong tình hình này bố ai quan tâm nhiều bên ngoài đánh đấm gì?

Lý Hiến họp bàn cùng chúng đại thần nhóm Vương Khuê cho ra chủ ý cùi bắp đó là Ước Chiến, hi vọng bên phe Bắc Mân đồng ý.

Đánh thắng thì Đại Tống quản Cửu Giang – quân Bắc Mân Ngô Khảo Tích lui về An Nghĩa đôi bên không phạp chờ đàm phán.

Đánh thua thì quân Tống rút khỏi Cửu Giang không vào Mân bằng đường này.

Vốn dĩ là hi vọng Mân đồng ý là khó, mong manh, vì ai cũng thấy tình huống lúc này Mân đang không cho Tống rút đi chứ không phải là việc Tống đi hay ở.

Nhưng bất ngở là Tây An Vương không cần chưng cầu ý kiến của người Bắc Mân không chưng cầu ý kiến vua Mân đồng ý quyết chiến.

Vấn đề là Ngô Khảo Tích Ngô Khảo Ký nhận được tin báo Đại Việt ra sự. Không về không được. Cho nên phải đánh vội. Thậm chí đánh xong Cửu Giang trận nơi này để lại Tích đi đàm phán cùng chủ trì Ký phải về ngay Đại Việt rồi.

Đôi phe cùng có khó nên khi Ước chiến ý nghĩ đến sẽ rất nhanh ưng thuận.

Bình nguyên Xỉ Than bằng phẳng cây cỏ không có mọc không có đặc thù quân sự vị trí lợi dụng nào. Cho nên lần này gần như là sòng phẳng , công bình chiến.

Tất nhiên công bình chỉ mang tính tương đối.

Số lượng quân bề nổi tham chiến: Tống Cấm vệ quân tinh nhuệ trang bị tốt 4 vạn. Một vạn Thái Thị bộ binh. Chủ tướng soái : Lưu Phủ- Thái Miễn

Bắc Mân phe bề nổi tham chiến: Chủ Soái Tây An Vương Ngô Khảo Tích, các tướng Vương Bật, Vương Khôi Tùng. Trương Bá Ngang. Phùng Thiện Hải. Quân có 2 vạn Cấm Vệ Bắc Mân, 2 vạn biên quân từ Lê Lăng.

Hoả pháo: Bên Tống có rất nhiều không tính được.. ước chừng 300 hơn.

Bắc Mân 100 hoả pháo từ Đại Việt , 112 pháo cối.

Trang bị. Tống Cấm vệ bốn quân khôi giáp gang miếng đan lamellar, vì là cấm vệ quân nên khá tốt. Thái gia quân tương đương quân trung kiên không đặc biệt.

Bắc Mân quân: 6ngàn giáp La Mã phiên bản cũ Bố Chính, 1 vạn combo lưới tấm che ngực che vai giáp hạng 3 Đại Việt.

Số còn lại là 2 vạn cấm quân Bắc Mân trang bị không tồi hơn Cấm quân Đại Tống bao nhiêu đều là giáp miếng gang lamellar khá ổn.

Nói chung hai bên chênh quân số nhưng trang bị chênh ngược bù lại.

Hai bên chênh pháo số lượng nhưng lại lấy chất lượng bù lại

Tổng hợp khá cân.

Theo như ước định cả hai bên lập trại bố trí trận địa ở nam bắc bình nguyên Xỉ Than. Đến sáng 12 tháng 3 thì chiến ước.

Những ngày qua là thám báo hai bên giao nhau chiến, quân thám báo của Bắc Mân hơi kém cho nên bị kỵ binh thám báo Tống áp chế.

Những điểm dường như trù bị bố trí pháo binh của Bắc Mân đã được phe Tống _ Thái thấy được, do đó họ cũng làm ra chuẩn bị.

Quay về Thăng Long Đại Việt lúc này tình hình khá căng thẳng.

Lý Từ Huy – Lý Từ Huy đoán nhầm hết.

Ỷ Lan Thái Hậu không đi hướng Long Hưng, cũng không đi hướng Lý Nhật Trung, cũng không đi đến Bắc Việt chờ đám Lý Kế Nguyên, Lý Hoằng Chân hay Lý Càn Nhân.

Một nhân vật tưởng chừng như không một ai, không một ai để ý tới …. Vậy mà hiện.

Lý Tôn Đản- người đã được Lý gia ban quốc tính nhưng thực tế là cuộc tình trái ngang cận huyết trong Lý gia Tông tộc.

Lý Tôn Đản rất chìm nhưng lần này bỗng nhiên nổi lên vì Ỷ Lan Thái Hậu đã tới nơi này Đô Kim - Thượng Nguyên no Lý Tôn Đản cầm giữ.

Tại đây Ỷ Lan Thái Hậu lôi ra chiếu thư từ thời tiên hoàng Lý Thánh Tông chồng bà, ý tứ là khi Lý Thánh Tông mất bà chọn một nơi xây am tự để cúng bái Thánh Tông nơi đó. Và Ỷ Lan Thái Hậu chọn Đô Kim để xây dựng.

Lý Từ Huy chậm, chính ra nếu phát tang luôn cho Ỷ Lan Thái Hậu thì hay hơn, nhưng ngại mới đăng cơ mà phát tang thì nước mất vận nên chỉ ỉm đi chờ 1-2 tháng sau rồi tính, tốt nhất phục kích giết hay bắt giam bí mật được Ỷ Lan Thái Hậu là tốt nhất.

Nhưng nào ngờ phục bút của Ỷ Lan Thái Hậu không phải các nhân vật tai to mặt lớn của Lý thị gì mà là bé tí Lý Tôn Đản cùng Lý Nhật Toản tông thất.

Lần này hay ho.

Cửa người ám sát bắt cóc không được, vùng đó Lý Nhật Toản cùng Lý Tôn Đản không thể dùng vài ba Cẩm Y Vệ có thể công được.

Còn dùng quan đội đánh thì Lý Từ Huy có cái gì cớ? Đây là mẹ nuôi nang theo lệnh cha nuôi nàng xây chùa thắp hương bái phật. Nếu nàng phản đối đã mang danh bất hiếu rồi. Có những chuyện ai cũng hiểu nhưng không thể làm ra mặt vì xã hội này vẫn có thứ gọi là dư luận.

Đến lúc này không ít… “Phật tử “ hành hương đến Đô Kim tham gia xây chùa, lại cả Hủ Nho giới cũng không ít người bất mãn hướng về nơi đây.

Tin tức làm văn đưa khắp trốn tuy không rõ ai làm nhưng bắt đầu lan ra.

Thứ nhất Ỷ Lan Thái Hậu khi bị Tống Kiệt hay Kiều Thạc bắt nhốt vẫn là Nhiếp Chính, chưa ai phế cái này, chưa ai nói gì về chuyện thay nhiếp chính. Cho nên bà ta mới là Nhiếp chính danh chính ngôn thuận.

Lý Từ Huy vào thăng long đánh đuổi có công Kiều thạc , Lý Càn Nhân phê cho Lý Từ Huy làm nhiếp chính, nhưng rõ ràng cái chiếu của Lý Càn Nhân lúc đó phải được Ỷ Lan Thái Hậu thông qua mới hợp lệ. Do đó Nhiếp chính của Lý Từ Huy lúc đó làm không đúng. Vậy đã làm không đúng từ lúc Nhiếp Chính Vương thì Đăng cơ đế cũng cần xét lại đúng hay không đúng.

Thế gia lại xục xạo.

Hủ nho lại liếm nước bọt môi.

Đại Việt như vậy Ngô Khảo Ký còn có thể ở Bắc mà đánh nhau không?