Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 513: Ước Chiến Cửu Giang (01).




Tình thế chuyển quá nhanh khiến Ký , Tước, Tích đều không kịp phản ứng.

Quá đầu tháng 3 năm Long Hưng thứ hai( 1803). Ngô Khảo Ký nhập Mân.

Con đường hắn đi qua toàn quân, dân Mân được điều động đứng bên cờ hoa hoan hô đón mừng.

Lam Kỳ Kỵ Doanh thiết giáp oai nghiêm từ từ hành quân về Cửu Giang trong không khí ngày hội đó.

Tại Nam Xương nhân tin không tự phại trượng roi nhưng vẫn tự đánh, sau đó gửi thư cho Ngô Khảo Ký mình đang bị Lý Từ Huy cấm túc cùng mới đánh thương chưa lành không thể đích thân tới lễ cho nên ngàn vạn xin lỗi. Chờ Ngô Khảo Ký từ Cửu Giang trở về thì ở Nam Xương kinh đô Bắc Mân giường chiếu đợi sẵn.

Đúng là con với cha cùng một dạng, không khác Vương Đoan Vĩnh là bao, Ngô Khảo Ký lười quản. Đã nói không đánh rồi còn thân lừa ưa nặng thì đó là ngươi chuyện không phải ta chuyện.

Ngô Khảo Ký chưa đến Cửu Giang thì Trương Gia quân đã tới Bài Dương Hồ, lãnh chiến hạm còn lại của Vương thị nơi này mà tiến về Cửu Giang.

Chiến hạm này đã được công tượng Thăng Long mà Ngô Khảo Ký cử đi cùng Trương Báo đến đây hướng dẫn thợ Phúc Kiến cải tạo thêm thiết giáp cho chiến hạm rồi ầm ầm lao về Cửu Giang.

Nơi này diễn ra một trận đánh khá quy mô cả trên bộ và trên sông.

Ngô Khảo Ký đến Cửu Giang mang theo hơn 6 ngàn Lam Kỳ Kỵ binh.

Vì sao hơn sáu ngàn?

Bảy ngàn rưỡi hắn để lại Lê Lăng do 300 thân vệ chỉ huy dẫn đầu là Đỗ Siêu.

Đỗ Siêu từ thân binh đời đầu hỉ mũi chưa sạch nay đã 24 tuổi chững chạc, tuy thiên phú không được, khó thống lãnh thiên binh vạn mã nhưng dẫn tầm 7-8 ngàng kỵ là được, thằng này tuổi trẻ 6 năm ở thảo nguyên nên kỵ chiến cừ. Tuổi trẻ chưa định hình nên dễ nắn dễ học , do đó hắn khá giống Tước, bị thảo nguyên hoá khá nặng. Thô lỗ, ăn miếng to uống bát lớn, nhưng hào sảng phóng khoáng và tự do.

Đám binh này ở lại một phần giúp Vương Đoan Vĩnh thủ Lê Lăng, nhưng nguyên nhân chính là chờ trang bị bộ binh từ Hành Dương đưa đến bổ xung, rồi còn phải đóng yên ngựa giáp chiến mã v.v…

Đám này chưa trang bị tốt đi Cửu Giang không giúp được nhiều.

Nếu nói đám Khương cũ là nòng cốt tạm thời của trọng kỵ binh Lam Kỳ Kỵ thì sau mười đến hai mươi năm cái nhóm mới đầu hàng kia mới là nòng cốt. Vì quân Khương 3000 ban đầu bị nghiện, sức chiến đấu sau 12-15 năm sẽ giảm mạnh. Nhưng hiện tại lại có thể tin tưởng chúng trung thành tuyệt đối rồi.

Thật ra ở Hành Dương còn 1 ngàn kỵ sĩ, họ là nhóm Ngô Trí Vinh ( nhầm tên nhá tác đổi lại. Không phải Ngô Chí Vinh mà là Ngô Trí Vinh). Ngô Trí Vinh mang đi là 4000 Bố Chính Kỵ Binh , tổ chức được ba ngàn là vì chỉ tìm được 3 ngàn chiến mã đủ tốt ở Ung Châu.

Lúc này thu được của Địch Viễn hơn ngàn chiến mã cho nên đám này được bổ xung và là Kỵ binh tốt giúp quân Hành Dương.

Điểm đáng nói là nhận tin tức của Vương Đoan Vĩnh thì Ký cho người về , lệnh Lý Kế Nguyên dẫn bộ phận thuỷ quân khiêu kích tập kích Tương Đàm bằng đường sông để do thám tình hình thực tế quân Tống.

Nói về tình hình Trịnh Châu có thể bao quát một câu… đó là loạn.

Ngô Khảo Tước đến đây như… về nhà. Dân đen Trịnh Châu phong tình bưu hãn, sau khi Bắc Nguyên quân rút về thì bị thế gia , ác bá, cường hào Trịnh Chân đoạt lại mọi thứ mà họ có được sau những phen sử án.

Không những vậy họ còn bị máu tanh trả thù.

Có một bộ phận khuất phục.

Một bộ phận bỏ đi tha hương xứ người.

Nhưng kinh khủng hơn là một bộ phận không can tâm người dân bám trụ , sục sôi báo thù, thậm chí là liên kết lại với nhau tạo thành một tiểu hội kiểu như bang phái giang hồ đả kích ngược lại thế gia.

Kể từ đó mâu thuẫn dâng cao, tổ chức dân đen không tiền không lực nhiều lần bị máu tanh đàn áp nhưng càng đánh họ càng kiên cường sống. Và họ chờ đến ngày này.

Quân Bắc Nguyên đến rồi.

Nhưng Kỵ binh Tây Lương cũng đến rồi.

Vương Thiều dẫn theo hai vạn tinh kỵ Tây Lương đội gió tuyết mà đến ( khu Hoàng Hà, Hà Bắc vẫn rất lạnh lúc này).

Không hổ Phong Lang đi rất nhanh, hành quân thần tốc.

Đi sau ông ta rất xa là 7 vạn Cấm Vệ Quân tinh binh từ Hứa Xương tới.

Có thể nói người Tống quá đông quân, đánh khắp mặt trận mà vẫn có thể điều thêm quân lên phía Bắc, đó là không kể biên quân 20 vạn đóng ở hai thành Biện Kinh và Trịnh Châu lẻ tẻ các mơi….

Trận này Ngô Khảo Tước cũng không bố cục gì, chiến trường hẹp, mục tiêu đoản, quân đội không đông nên chỉ cần thường quy mà tiến thôi.

Vương Thiều tự tin xộc thẳng đến chỗ Ngô Khảo Tước hắn không tin quân Bắc Nguyên có thể mạnh hơn quân Tây Vực. Tây Vực hắn còn đè đánh thì Bắc Nguyên hắn cũng có thể.

Vương Thiều cũng không có kế hoạch gì, thám báo mật thám Đại Tống cho về thông tin quân Bắc Nguyên qua sông tiên phong chỉ năm sáu vạn.

Cho nên Vương Thiều Vương Thiều tự tin đóng quân ở Trịnh Tân phía nam Trịnh Châu 20 km. Và chờ đợi đại đội Cấm Vệ Tống phía sau.

Vương Thiều chia binh thành các nhóm 3000 kỵ săn lùng xua đuổi các nhánh nhỏ quân Bắc Nguyên đang tác quái ở các huyện lân cận Trịnh Châu.

Điều này khiến việc cướp bóc các khố kho hay thế gia Trịnh Châu của quân Bắc Nguyên bị gián đoạn.

Ngô Khảo Tước lại ngứa tay, hắn liền dẫn vạn Kỵ Hãn Đình quân xuôi nam đến Trịnh Tân. Còn lại quân bốn vạn canh chừng quân Trịnh Châu không cho ra ngoài.

Vương Thiều thấy Ngô Khảo Tước chỉ mang vạn kỵ mà tới.

Chém Khả Hãn Bắc Nguyên tất Bắc Nguyên loạn, đây là công lao bất thế.

Lại nói giết được Khả Hãn vang danh thiên hạ thì danh tiếng Vương Thiều hắn lẫy lừng cổ kim.

Vương Thiều đã nghiên cứu kỹ trận Hà Bắc- Hoàng Hà. Hắn đưa ra kết luận Khả Hãn Bắc Nguyên bố cục kinh nhân, thời này khó ai bì kịp. Nhưng hắn lại chưa thấy một trận công đối công nào của quân Bắc Nguyên, lại chưa từng thấy Khả Hãn có khả năng Xung Trận bao giờ.

Hà Bắc- Hoàng Hà thua là do bố cục thua- dẫn đến thế trận thua rồi không thể phản hồi. Điều này chứng minh Khả Hãn rất mạnh tính toán nhưng lại không nói lên Khả Hãn Bắc Nguyên có thể trong các trận chiến cục bộ cần máu lửa chém giết cũng giỏi.

Thật sự ai cũng công nhận điều này, trận Hà Bắc- Hoàng Hà đi vào điển cố quân sự và được người Tống mổ xẻ quá nhiều, nhưng trong đó chỉ nhiều là pháo chiến, mưu mô, chứ chưa từng thất mặt đối mặt quy mô chiến của Khả Hãn Ngô Khảo Tước.

Có một suy luận, Khả Hãn Bắc Nguyên thiện bố cục người không thiện xung phong hãm trận. Cho nên nếu bị hắn tính toán thì rất mệt mỏi, nhưng mặt đối mặt sòng phẳng chưa chắc phải sợ người này.

Bình Nguyên Long Hủ ngoài thành Trịnh Tân.

Ba vạn người ngựa đứng xếp hàng hiu hiu trong gió lạnh.

Quân kỵ Bắc Nguyên động, xộn lộn, không thấy một tổ chức nào đáng kể, một vạn binh mặc chiến giáp gần giống như Đại Việt Lam Kỳ Kỵ Doanh di chuyển.

Cảm giác nếu nhìn từ xa họ như một khối thủy ngân khổng lồ bất định hình đang lan chàn trườn bò trên địa hình. Tất nhiên nhìn như thủy ngân khổng lồ vì cảm giác ánh kim mang lại từ thiết giáp sáng bóng kín thân. Thứ này giữa nền tuyết rơi lại càng bắt mắt.

Vương Thiều cũng động.

Hắn thấy được cơ hội đến rồi.

Quân Bắc Nguyên kỵ di chuyển quá tùy ý, mất đi đội hình chiến đấu cần thiết để có thể tái tổ chức trong thời gian ngắn.

Kỵ binh, bộ binh , cung binh hay cái gì gì binh… hải quân cũng vậy. Khi di chuyển không cẩn thận rất dễ loạn đội hình.

Cho nên dù có di chuyển vẫn phải duy trì đội hình ở một cấp độ nhất định nào đó mới có thể đạt được hiệu quả tái tổ chức.

Nơi này có một điểm hơi cao, cả hai cùng xuất hiện ở vi trí thấp hơn, về thời gian xuất hiện là như nhau cho nên chưa ai đoạt được điểm cao này.

Vẫn biết trong kỵ chiến, từ trên cao lao xuống luôn có lợi thế.

Vì sao?

Hai nguyên nhân, thứ nhất tốc độ lao luôn cao mà có thể dưỡng sức ngựa.

Nguyên nhân thứ hai mà ít người biết ít người để ý quan tâm đó là tầm nhìn.

Từ trên cao các đội kỵ mã kỵ sĩ phía sau rất dễ quan sát tình hình phía trước thậm chí nhìn quá đầu các hàng kỵ binh trước họ để quan sát địch nhân.

Việc “thấy” này sẽ khiến họ chủ động tính táo khoảng cách, tốc độ cũng như thấy được các khu vực tổn thương của quân địch một cách tốt hơn để khoét vào.

Vương Thiều thấy Ngô Khảo Tước đã sai lầm và thiếu kinh nghiệm, trong tình thế không quá xa và dằng co này, tốt nhất nên từ bỏ việc nhanh chóng chiếm điểm cao mà tậm trung hơn vào đội hình sau đó tác chiến.

Bởi vì trong khoảng cách này đối phương làm sao để ngươi từ từ di chuyển theo đội hình chiếm cứ cao điểm.

Nếu muốn tốc độ chiếm cứ cũng được, nhưng hậu quả là lúc này của quân Bắc Nguyên đó, lộn xộn chạy gấp khiến cho đội hình hỏng hết, giống như một cục thủy ngân khổng lồ bất định hình bò lên đồi vậy.

Như này đội hình Vương Thiều khinh thương dùng 2 vạn kỵ binh Tây Lương, một vạn, không bảy ngàn – năm ngàn kỵ của Tây Lương cũng đủ để Vương Thiềm xuyên qua xuyên lại.

Cơ hội đến làm sao bỏ, thừa dịp hổ bệnh lấy mạng nó.

Vương Thiều nhẩm đoán Khả Hãn Bắc Nguyên có thể tình tán, bố cục đại trận rất tốt, rất khủng bố. Nhưng lúc này sau khi chứng kiến Ngô Khảo Tước điều khiển cục bộ kỵ chiến thì Vương Thiều thất vọng.

Giờ đây Vương Thiều đang đặt ra một câu hỏi trong đầu. Giết hay không giết Khả Hãn Bắc Nguyên.

Đánh bại thì ông ta chắc chắn rồi, nhưng giết hay không là vấn đề.

Vương Thiều không mù chính trị, ông ta biến Đại Tống đang rất khó khăn, Đại Việt đang rất hung hăng. Khả Hãn Bắc Nguyên chính là em trai chồng của Đại Việt Nữ Đế, lại là em trai ruột của Đại Việt Thống Chế, giết hắn Đại Việt sẽ rất tức giận và có thể Đại Tống sẽ gặp tai ương khủng khiếp. Vương Thiều đang thắc mắc điều này trong đầu.

Cùng lúc đó quân Vương Thiều kỵ Tây Lương theo lệnh phân làm hai mũi tên đánh vào hai cánh củ đội quân lộn xộn Bắc Nguyên kỵ.

Bản thân Vương Thiều 1 vạn Tây Lương kỵ nước kiệu ohi giữ đội hình chọc tới Bắc Nguyên Hãn Kỳ phấp phới trong gió.

Trận kỵ chiến này ra sao sau này sẽ biết.

Quay lại với tình hình Cửu Giang cực kỳ căng thẳng.

Ngô Khảo Tích quyết định đôi công chiến tranh quy ước một trận sống còn với liên minh Tống – Thái gia.

Bốn vạn quân Mân ( 1 vạn vẫn thủ thành đất mới xây) . 6 vạn liên quân Tống- Thái gia bày trận ở vùng bình nguyên nhỏ ở Cửu Giang.

Nơi này thực tế là một khu vực khái thác than đá lộ thiên của Bắc Mân có tên đồng bằng Xỉ Than, tên rất …… thô.

Đây là một trận ước chiến hẹ rõ địa điểm, thời gian.

Cả hai không muốn chiến đấu kéo dài công kiên thành trì nữa cho nên hai bên ước chiến một trận.

Không phải phe Bắc Mân ước chiến mà không hiểu sao phe liên quân Tống- Thái gia ước chiến. Nhưng Ngô Khảo Tích đồng ý.

Tất cả kéo nhau ra Xỉ Than Bình Nguyên vật lộn một phen, nơi này cách thành Cửu Giang và thành đất mới đăp của Ngô Khảo Tích đều là 5km về phía Tây.

Cả hai không đám quyết chiến kiểu này ở khoảng hẹp giữa hai cái thành này.

Bởi lẽ pháo từ phía trên đầu thành hoàn toàn có thể dội xuống. Không ai biết đối phương có khùng chơi thí quân không cho nên chỉ có thể ước chiến nơi này.