Buổi họp mặt tướng lãnh đầu tiên của Bố Chính Châu kết thúc, người ngoài không biết được họ đã nói gì trong đó, nhưng thời gian họp kéo dài hơn 3 canh giờ, quá giờ trưa thì các tướng lãnh mới hứng khởi ra đi. Mặc dù đói, mệt nhưng tinh thần ai đấy đều hưng phấn vô cùng. Ánh mắt quết tâm cùng trong sáng phương hướng tương lai khiến ai nấy đều cảm xúc rất nhiều. Công tử của họ, không giờ đây cách xưng hô đã đổi thành chủ công rồi. Ngô Khảo Ký không còn là Ngô gia đệ tử Long thành, hắn đã là Ngô gia gia chủ Bố Chính châu. Không thể tiếp tục gọi hắn là công tử, chỉ có chủ công xưng danh mới là hợp chính cach gọi.
Quyết định tự lập môn hộ của Ngô Khảo Ký vừa khiến đám người hưng phấn vừa khiến đám người lo lắng, nhưng sau 3 canh giờ đàm đạo thì mọi người đã tâm phục khẩu phục. Chủ công của họ không phải là xúc động nhất thời mà đã có kế hoạch khá chi tiết củ thể cùng những thứ thần khì kiến thức khiến ai đấy đều chỉ biết khinh hãi tán thán.
-Đỗ huynh nghĩ sao về lão đạo sĩ kia?
Lúc này Ngô Tam và Đỗ Liễm đang sóng vai đi cùng nhau, họ đang đàm đạo thiệt hơn về sự việc vừa xảy đến.
-Tôi nghĩ thà tin là có chứ đừng nghĩ là không, những thứ chủ công nói đến quá thần kỳ cần thực tế nghiệm chứng. Nhưng trước mắt chủ công tính tình biến đổi là chúng ta thây rõ, trầm ổn, sâu sắc, cẩn trọng và kế hoạch người đưa ra cùng những phân tích của người là thường nhân khó có được. Cách nghĩ của người về Bố Chính đến ngay cả ta trướng đây cũng chưa từng nghĩ qua. Tôi tin chắc Ngô huynh cũng không nghĩ tới điểm này.
Đỗ Liễm vuốt vuốt chòm râu ba chỏm được tỉa tót cẩn thận mà trầm ngâm đạo.
-Tôi chưa từng nghĩ đến, không ngờ những điểm yếu của Bố Chính thông qua phân tích của Chủ công lại thành điểm mạnh, lại là cơ hội cho chúng ta. Chủ công nói chí phải, vẽ một bức tranh trên giấy trắng dễ hơn sửa một bức tranh của người khác theo ý mình.
Ngô Tam và Đỗ Liễm nói đến đây thì ăn ý nhìn nhau cười ha ha sau đó cùng dắt tay tiến bước, họ là theo phân công của Ngô Khảo Ký mà bắt đầu lo lắng chuyện chính sự.
Ngay trong chiều hôm đó Đỗ Liễm dẫn theo Ngô Văn Vũ cùng 50 sương binh lên thuyền ra cửa biển Linh Giang rồi bắc hướng về Lộ Nghệ An. Cũng trong ngày Ngô Tam chỉ huy dẫn theo Đỗ Tùng , Đỗ Bách, Đỗ Siêu quân chia tứ hướng lùng xục xung quanh Bố Chính, thậm chí Ngô Tam còn dẫn theo Đỗ Tùng tiến về Địa Lý Châu.
Trong lúc cắt cử tay chân đi lo việc thì Ngô Khảo Ký cũng không thể nhàn dỗi ( kể từ đây sẽ dùng nhất danh Ngô Khảo Ký trong tác phẩm). Muốn phát triển Bố Chính châu mà không hiểu rõ lịch sử, địa lỹ, chính trị, xã hội cũng như kinh tế của vùng đất này thì đó chỉ là nói xuông và cưỡi ngựa xem hoa. Trong đầu Ngô Khảo Ký chỉ có kiến thức quân sự của vùng đất này, còn lại mọi thứ khác đều mơ hồ. Chính vì vậy Ngô Khảo Ký phải dành thời gian để nghiên cứu ghi chép, tư liệu về chúng.
Nói về mặt lịch sử, Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý tam châu chính là quận Nhật Nam của nước Vạn Xuân của người Việt. Ở ba châu này vốn dĩ người Việt Mường chiếm phần đa. Nhưng khi nhà nước Vạn Xuân xụp đổ thì nơi này cũng như toàn bộ giải đất Giao Chỉ bắc thuộc nhà Đường. Lúc này Lâm Ấp nổi lên như một thế lực phương nam. Thời Mạt Đường phương bắc rối loạn không rảnh quan tâm thì Lâm Ấp xua quân chiếm lấy Nhật Nam.
— QUẢNG CÁO —
Lúc này có một làn sóng di cư dân Chăm vào đất Lâm Ấp tạo nên một sự hỗn hợp dân tộc, Nhóm người Việt, Nhóm người Chăm và nhóm hỗn huyết. Thời gian đầu số lượng người Việt vẫn chiếm phần đa nhưng theo thời gian thì người Việt do bị đàn áp đối xử bất công nhiều nên di rời về Nghệ An, số lượng người Việt ở Nhật Nam giảm mạnh.
Mốc sự kiện thứ hai đó chính là Lê Đại Hành tiến đánh Chiêm Thành. Lúc này Lâm Ấp đã không còn, Chiêm Thành là quốc gia kế tục xây dựng trên nền móng Lâm Ấp, chính vì thế Nhật Nam vẫn trong quyền kiểm xoát của họ.
Nhưng Lê Đại Hành trước trận chém chết Vua Chiêm Tỳ Mi Thuế bị chém trước trận, Lê Đại Hành đẫn quân nước Đại Cồ Việt đánh chiếm kinh đô Đồng Dương. Quân Đại Cồ Việt san thành Đồng Dương thành bình địa, và thiêu hủy tông miếu hoàng gia Nước Chiêm. Sau đó Vua Lê Đại Hành cho quân đóng giữ các nơi hiểm yếu kéo dài cho tới ( Bình Định ngày nay). Một năm sau vua rút về nhưng vẫn để tướng Lưu Kế Tông trấn thủ.
Lúc này người Chiêm tôn Indravarman IV lên làm vua để có thể kháng cự Đại Cồ Việt quân, nhưng vị này chỉ biết chạy một mạnh về Panduranga ( Phan Rang) trốn tránh. Đến khi Indravarman IV chết thì Lưu Kế Tông tự xưng là vua Chiêm Thành. Người Chiêm nổi lên thì bị vị họ Lưu này đàn áp không thương tay. Nhưng sau 3 năm thì Lưu Kế Tông lâm bệnh nặng, lúc này người Chiêm nổi lên tứ phía và công chiếm được Vijaya. Harivarman II chiếm thành Phật Thệ xưng Vương Chiêm Thành.
Lê Đại Hành muốn xua quân trừng phạt thì bị nhà Tống ngăn trở, sau này lợi dụng Lê Đại Hành băng hà Harivarman II xua quân chiếm lại Nhật Nam.
Trong khoảng thời gian này lại có một đợt biến động nhân chủng học lớn. Vì cả dải đất Nhật Nam kéo tới Vijaya do người Việt chiếm đóng nên có rất nhiều di dân được vận chuyển tới nơi này để vừa khai hoang vừa giữ đất. Trái ngược lại người Chăm sẽ bị đàn áp rồi bỏ trốn, nên số lượng giảm nhiều.
Đến thời đầu Lý Triều thì vẫn chưa thu hồi lại ba châu Bố Chính Địa Lý, Ma Linh cho nên lại có biến động lần 3. Người chăm lại được đưa đến ba châu này với số lượng đáng kể, Người Việt lại bị trục suất hoặc đưa đi nơi khác. Nhưng thời gian chưa quá dài thì Lý Thánh Tông hoàng đế lại thu hồi được ba châu. Chính vì thế ở nơi này người Việt và người Chăm số lượng khá tương đồng. Nhưng tất nhiên nếu ba châu này vẫn trong tay Đại Việt thì theo thời gian số lượng dân Việt sẽ tăng cao, người Chăm sẽ giảm số lượng.
Đây chỉ là tỉ lệ thành phần dân số. Còn nói về cả ba châu này số lượng dân là ít ỏi vô cùng. Chỉ cần nhìn qua lịch sử phía trên đã đủ hiểu, một vùng đất liên tục trao tay giữa hai dân tộc , hai nhà nước khác nhau thì phát triển sao nổi.
Con số không có chính xác vì trong 3 năm tiếp quản lại tam Châu thì Triều đình vẫn chưa có khảo sát về dân số cũng như đo đạt lại diện tích ruộng đất. Nhưng ước lượng sơ qua thì có 1 vạn hộ. Trong đó 8000 hộ là dân gốc Bố Chính Châu bao gồm 3 ngàn Việt hộ, 5 ngàn Chăm hộ. 2 ngàn hộ mới trong ba năm đó là di dân người từ phía bắc nâng tổng số Việt hộ lên 5 ngàn tương đương người chăm. Tổng số dân ước tính gần 4,5 vạn người. Diện tích Bố Chính Châu tính cả đồi núi sông ngòi lên đến 4000 km2, tức là mật độ dân số lúc này chỉ vào tầm 11 người/ km2 đủ để thấy hoang vu đến mức độ nào. Tất nhiên những phép tính này là Ngô Khảo Ký dựa vào tri thức toán học cùng những con số ước tính trong báo cáo tại phủ nha mà tính nhanh. Nhưng thực tế sai biệt cũng không phải lớn lắm.
Bố Chính có 3 thành, Châu phủ thành Bố Chính bờ Nam Sông Linh Giang tổng số 3500 hộ chủ yếu là người Việt ( Sông Gianh ngày nay, Bố Chính thành ước tính nằm ở Ba Đồn Huyện) , Chính Hòa 700 hộ , Đặng Gia 500 hộ, thành huyện nằm ở bờ bắc sông Linh Giang trải dài tới biên giới với Châu Địa Lý. Huyện thành Tòng Chất 1000 cũng bờ Bắc sông Ro cách thành Bố Chính tầm 24 dặm đường chim bay.
Bố Chính châu tổng cộng có còn lạ 4000 hộ chia đều cho gần 30 hương, lý chủ yếu tập chung vây quanh các thành huyện cũng như Bố Chính thành, một số rải rác phía thượng lưu sông Linh Giang. Thành thử ra mỗi hương chỉ lèo tèo hơn 1 trăm hộ dân mà thôi. Con số này là rất nhỏ nếu đem so sánh cùng các thành trấ hương thôn đồng Bằng Bắc Bộ.
— QUẢNG CÁO —
Theo như ước tính của phủ nha sách thì diện tích canh tác nông nghiệp của toàn Bố Chính chỉ là 1 vạn mẫu, đây là con số nhỏ bé đến đáng thương và thực tế đó là không đủ ăn. Ngô Khảo Ký chỉ cần bấm ngón tay tính nhẩm sẽ cho ra được con số.
4 vạn người mỗi người một năm ít nhất tiêu thụ 1,5 tạ lúa, một năm Bố chính cần ít nhất 6 vạn tạ lúa để duy trì hoạt động bình thường. Nhưng một vạn mẫu ruộng một năm cày cấy 2 mùa cứ cho là không thiên tai và thuận lợi cũng chỉ thu được 6 vạn tạ thóc ( thời này năng suất chỉ tầm 3 tạ một mẫu ) . Đây chỉ là con số mang tính lạc quan nhất. Còn chưa tính đến thuế khóa về triều đình, thuế cho phủ thành chủ để nuôi quân, thếu của hương làng tự thân. Nói chung nếu tính cả thuế phú thì người dân chỉ còn cái nịt để sinh sống.
Cũng may là Lý triều sau khi thu lại tam Châu cũng để cho 3 nơi này nghỉ ngơi dưỡng sức hoãn thuế 3 năm, cho nên dân chúng nơi này tạm chắt bóp thì vẫn chư đến mức thiếu đói. Nhưng nếu tình hình năm sau thì khó nói.
Nói đến thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thì Bố Chính tạm thời có chút hơi thở. Gốm sứ thủ công của Bố Chính không quá tồi, tay nghề làm gốm của người Chăm khá tốt, người Việt lại học được men tráng của người Tống. Kết hợp lại âu cũng có một chút bản sắc. Nhưng quy mô vẫn còn nhỏ lẻ và chất lượng không quá cao. Thuế từ đây xem như chút có chút không. Ngành dệt của Bố Chính cũng tạm ổn đủ cung đủ cầu cho nội bọ Bố Chính, nhưng chủ yếu là vải chất lượng kém giá trị kinh tê không cao như Thổ cẩm người Chăm, vải thô, vai đay người Việt. Tuyệt không có ngành dệt lụa hay gấm ở Bố Chính vùng.
Nguồn thu bạc chính của Bố Chính lại là trầm hương, sừng tê giác , ngà voi, đồi mồi và các thổ sản khác… trong đó quan trọng nhất và thu bạc nhiều nhất chính là trầm hương.
Giờ đây sản xuất trầm hương nhiều nhất dĩ nhiên là người Chiêm Thành, mà Bố Chính cũng là một trong số đó. Số lượng trầm hương Bố Chính sản xuất không nhiều nhưng cũng khá ấn tượng, là một khoản thu kha khá.
Nói đến trầm hương lúc này là một mặt hàng có giá trị kinh tế cao, chủ yếu thương nhân Việt sẽ mua Trầm Hương của người Chiêm Thành bán lại cho người Tống kiếm giá chênh lệch. Sở dĩ có điều này vì con đường tơ lụa trên biển từ thời Hán Đường là đi qua Đại Việt, Đại Việt có một vị thế hết sức quan trọng trên giao thương trên biển.
Vì gốc tích con đường tơ lụa trên biển mà Đại Việt có thể giao thương cùng Tống, Chiêm, xa hơn là cả Trảo Oa tức đảo Java, La Oa tức vương quốc Lavo ( Một phần Thái Lan) quốc gia vùng Mê Nam và Tam Phật Tề tức Srivijaya ở đảo Sumatra.
Lúc này Lý Triểu thủy binh hùng mạnh, nói một cách chính xác thì Lý triều phần lớn đều là thủy quân lục chiến. Lên thuyền là thủy binh xuống thuyền là bộ binh, cưỡi ngựa là kỵ binh. Đây là bởi vì chế độ quân sự bắt buộc cho mỗi người dân, lại thêm sông ngòi dày đặc tự nhiên đặc điểm khiến người Việt buộc phải phát triển thủy binh. Cho nên con đường buôn bán trên biển lúc này là người Việt khá bá đạo.
Nói chung có thể hiểu một cách nôm na. Thương nhân Tống quốc cưỡi thuyền đi Java tề buôn bán Đại Việt không quản vì không có đi qua lãnh hải Đại Việt. Nhưng thương nhân Tống quốc muốn đi dọc hải phận Đại Việt buôn bán với Chiêm. La Oa, Tam Phật Tề là hơi khó khăn. Thuế là phải đóng, hàng phải bị kiểm tra, gắt không thể tả.
Chính vì vậy thương nhân Tống khi muốn buôn bán các mặt hàng của Chiêm. La Oa, Tam Phật Tề một là phải đi vòng đường Java tránh thủy quân Đại Việt. Trốn được một đồng thuế nhưng đi vòng vất vả thời gian kéo dài tính ra càng thêm tốn kém. — QUẢNG CÁO —
Chính vì vậy Tống thương nhân đành phải chọn lựa dựa vào Đại Việt nhập hàng của Chiêm. La Oa, Tam Phật Tề sau đó họ mua lại, dù chịu chút uất ức nhưng bớt công bớt việc nói chúng tính ra vẫn có lời hơn tự mình dong thuyền sau đó chịu tầng tâng lớp lớp thuế của người Đại Việt.
Đại Việt lập Cảng Vân Đồn cho thương nhân Tống từ Khâm châu tới buôn bán. Lại lập cảng Diễn Châu để cho thương nhân Chiêm. La Oa, Tam Phật Tề tụ tập hàng hóa. Tất nhiên thương nhân Tống không được phép đi Diễn Châu, thương nhân Chiêm. La Oa, Tam Phật Tề không được phép đi Vân Đồn. Chính vì vậy Đại Việt tha hồ ở giữa ăn chênh lệch. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến Tống – Lý bất mãn nhau. Lời qua tiếng lại đôi co liên tục. Mà chính Tống cũng ngầm nhiều lần cử người xúi dục Chiêm đánh Việt, cùng hẹn tấn công tạo thành gọng kìm bóp chết Đại Việt trên bộ. Thủy quân không thắng nổi thì đánh thẳng vào trung tâm đất liền, đây chính là suy nghĩ của họ.
Nói đến đây để có thể hiểu được Bố Chính châu thương nghiệp đó là mang thổ sản, trầm hương, ngà voi, sừng tê, đồ gốm sứ , tới cảng Diễn Châu. Hay có thể dong thuyền trực tiếp tới Vân Đồn, nhưng thế lực của Bố Chính chưa đủ tiềm năng hải thủy để đi đến Vân Đồn trực tiếp giao dịch cùng người Tống thế nên chỉ có thể im lặng mà chịu thương nhân, chính phủ ép giá tại Diễn Châu.
Đặc biệt Lộ Nghệ An dưới quyền Lý Đạo Thành, có thù với họ Ngô, Dương gia hùng bá Lộ Nghệ An lại có đại thù với họ Ngô và tập đoàn Ngô, Lý, Đỗ, Phạm tại Long thành. Cho nên Bố Chính kinh thương khó mà khởi sắc cho được.
Về mặt quân sự. Trong tay Ngô Khảo Ký lúc này có hơn ngàn sương quân chính quy theo danh nghĩa, khoan hãy nói đến sức chiến đấu, 1000 sương binh chuyên nghiệp, thường trực là một con số không hề nhỏ. Về mặt trang bị thì Bố Chính là một châu biên giới nên cũng được trọng điểm triều đình hỗ trợ. Trên danh nghĩa Bố Chính được tổ chức từ 500- 2000 sương quân. Trang bị sẽ do triều đinh cấp phát, lương thảo thu tại chỗ 4 phần thuế dùng cho quân chính Bố Chính, 7 phần nộp lên triều đình. Ba năm qua vì triều đình miễn thuế nên 100% thuế ở lại Bố Chính, tình hình năm tới chưa biết ra sao.
Ngoài 1000 sương quân Bố Chính còn có tầm 700 dân binh hương xã, lực lượng này không nằm trong biên chế nên các hương xã tự trang bị, thường họ chỉ được trang bị gạy gộc mà thôi. Lương bổng cũng là hương xã tự cấp, mà thường là rất ít ỏi.
Trên giấy tờ thì phủ phố quân nhu của Bố Chính có 200 bộ cung tên, 1000 thanh giáo sóc, 500 thanh Liêm thương, Trường đao 200 thanh, chiến giáp da hộ tâm đồng 100 bộ. Chiến mã 100 thớt.
Có thể nói toàn bộ những quân khí này đều là từ xưởng quân khí triều đình chế tạo, chât lượng có thể coi là tốt. Về mặt trang bị cho 500 lão binh và 700 tân binh sương quân thì Ngô Khảo Ký chưa phải lo lắng nhiều, nhưng vấn đề quân nhu thì đáng ngại. Lương thực dự trữ trong kho chỉ còn lại 1500 thạch tương đương tầm 100 tấn thóc. Mỗi binh sĩ cần cần ít nhất 1kg gạo mỗi ngày (chưa kể thịt cá lạc vừng để đảm bảo đủ mức ~ 2400- 3000 Kcal/ người/ ngày). Do đó 1200 sương quân chỉ trong ba tháng là sẽ cạn lương. Đó à chưa kể bổng lộc cho binh sĩ tính trung bình một tháng trung bình 40 đồng ( 30kg gạo) thì thực tế số lương này chẳng đủ 1 tháng rưỡi.
Phủ khố bạc còn lại chỉ là 200 quan, nhưng nợ nần của Ngô Khảo Ký đã lên tới 1000 lượng bạc tương đương hơn 780 quan tiền.
Nói chung tình hình kinh tế của Bố Chính lúc này là lửa xém lông mày.