Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 397: Medang khắc tinh của Khmer




Có hay không có Medang tham chiến là khác biệt nhau hoàn toàn.

Không phải quân Medang có bao nhiêu đông, bao nhiêu cường, mà là tính khắc chế của các chủng loại quân.

Cũng rất may mắn Ngô Khảo Ký kết nghĩa ba thằng em thì chỉ có một thằng ăn hại, hai thằng còn lại rất được.

Rất may là thằng ăn hại vẫn có võ, võ chạy rất cao.

Daksamavamca chưa bao giờ ngừng chiến đấu chưa bao giờ ngưng tham vọng thống nhất Java cho nên hắn là chiến tướng thực sự, quân sự chỉ huy rất kinh ngiệm.

Tương tự Chiên Bàn Phú Thái III tuy không dã tâm bành trướng nhưng hắn bị Pegang đánh từ lúc mới mở mắt cho đến giờ, sáu năm dẫn binh đánh không nghỉ thằng này đã có một bộ tư tưởng quân sự riêng của bản thân.

Jayavirahvarman thật ra phải thông cảm cho hắn, tình hình Khmer giờ rất loạn đối thủ của hắn lại là một thằng rất trâu bò đầy mưu mô xảo quyệt. Tây Khmer lại không có tiện liên hệ Bố Chính cho nên khó phát triển được.

Lại nói về Daksamavamca điều binh rất có bộ.

Hắn nghe tình hình khó khăn của Ký thì không có đem toàn bộ 2 vạn 5 ngàn binh của mình đi vào mà chia làm hai đạo một đạo toàn thuyền đổ bộ lao vào Ton Sap sông rồi xuôi dòng biển hồ, đạo thứ hai đổ binh ở Pnom Penh( lúc này chỉ là làng chài , đồng bằng các tiểu bộ lạc Khmer sống) sau đó qua qua lại lại trên sông MeKong vận binh Khmer một vạn say sóng đã khôi phục sức chiến đấu lên Pnom Penh.

Từ Pnom Penh hắn ra lệnh cho tướng chỉ huy ở đây cướp thuyền bè của dân Khmer hoặc đóng bè gỗ , tre cũng được, xuôi dòng về Biển Hồ.

Rất bá đạo nhưng lại tận dụng được hoàn toàn binh lực, tuy tốn công nhưng nếu thành công thì rất tuyệt.

Lúc này thuyền đáy nhọn của Medang lui ra Cửu Long giang hội họp cùng nhóm đáy nhọn của Lavo, Pahang.

Tiến vào trước tiên Biển Hồ là Daksamavamca và một nửa hạm đội toàn thuyền đổ bộ của Medang. Daksamavamca dĩ nhiên là có 10 carrack nhập khẩu từ Bố Chính và 2 carrack tự đóng. Nhưng hắn có đến cả trăm thuyền đổ bộ phong cách Medang.

Phải là phong cách riêng của Medang, sau khi chứng kiến thuyền đổ bộ của người Bố Chính mà họ tự nghĩ ra thuyền đổ bộ của bản thân.

Thuyền đổ Bộ của Bố Chính nói chung là còi. Vì sao vậy? Vì nó thuần tuý là thuyền đổ bộ dùng cho bờ biển đầm lầy mà Ngô Khảo Ký, Lý Thường Kiệt sáu năm trước thiết kế đánh Khâm Châu , Liêm Châu. Thuyền này gần như là hộp chữa nhật đóng dễ nhanh, chi phí thấp sức trở lớn nhưng ù lỳ cục mịch và thiếu linh động.

Tức là ngoài lao thẳng vào bờ hoặc công sự rồi thả thang móc vào đối phương công sự rồi leo lên thì chẳng còn được tích sự gì.

Tất nhiên con hàng này với bờ biến dài tít tắp của Đại Việt thì vẫn hữu dụng. Đương cử như trận đổ bộ của Lý Nhật Trung chẳng hạn.

Đấy không thể nói thuyền đổ bộ Bố Chính kém mà là nguyên lý quân sự và điều kiện tự nhiên quyết định hình thái của trang bị, vũ khí quân sự.

Với một bộ tộc chuyên chiến đấu rừng rập môi trường sống toàn cây bụi chằng chịt ngươi không thể bắt người ta dùng trường thương 3m chiến đấu đúng không.
— QUẢNG CÁO —


Tương tự Đại Việt hẹp dài chạy dọc biển, ngay cả đối thủ mất còn với Đại Việt là Chiêm Thành địa hình tương tự.

Cho nên một loại đổ bộ ven biển, sông lớn như Bố Chính đang có là quá hợp lý, mỗi thuyền đổ bộp có đến trăm binh sĩ có thể rất nhanh vào bờ tổ chức đội hình tấn công. Như vậy sẽ tạo áp lực rất lớn cho quân phòng thủ. Vì địa hình hẹp dài nên chỉ cần đổ bộ bờ biển có thể đánh tới bất kì nơi nào. Đây là triết lý thuyền đổ Bộ Bố Chính.

Nhưng người Mã có triết lý khác. Họ không những chiến đấu biển mà họ muốn tạo nên một con lai giữa thuyền chiến nhỏ và thuyền đổ bộ để có thể len lỏi chiến khắp sông rạch.

Tại sao lại vậy?

Bởi lẽ Medang phầm đa là thuỷ binh, hải quân, hoặc một nhóm lưỡng cư thuỷ bộ kết hợp. Do đó phần lớn họ có thể thuỷ chiến.

Nếu vậy họ sẽ không thiết kế một tàu đổ bộ cho bộ binh đơn thuần. ( bộ binh không thể tác chiến tốt trên tàu). Vì vậy con lai thuyền ra đời, đánh đổi khả năng vận binh giảm xuống nhưng vẫn có thể chém giết tác chiến trên sông.

Thuyền chèo đóng cầu kỳ, đáy bằng như bao chiến hạm 15 m khác nhưng sàn thuyền sẽ là cấu trúc sàn bằng nhô ra hai bên tạo thêm diện tích trở quân. Sàn thuyền có thang bắc, có tường che tên, quân sĩ từ bên trong hoàn toàn có thể thuỷ chiến.

Ngô Khảo Ký nhìn thiết kế này rất giống thuyền Nhật Bản, tuy không thực sự hoàn toàn giống nhưng rất tương tự.

Tưởng tượng đáy thuyền chính xác là một khung thuyền chiến thuôn dài với mái chèo hai bên, lắp thêm một cái khối hộp chữ nhật lớn trên sàn thuyền vậy là có thể chở rất nhiều quân và đổ bộ với thang móc được thiết kế gập nhả.

Nếu đơn thuần vận quân có thể đúng chen chúc ,nặng, tốc độ chậm đi. Nhưng muốn chiến đấu thì chỉ cần giảm số quân, lưu không gian chiến, thuyền nhẹ, linh hoạt.

Khá tốt. Không thể khinh thường trí tuệ bất kỳ dân tộc nào. Không như thuyền Bố Chính, tàu đổ bộ Medang có khả năng đi biển nhất định. Tất nhiên muốn đi xa thì thuyền lớn phải móc kéo.

Nhìn lại các hối hộp bè gỗ to lù lù của mình đàn ỳ ạch chèo qua lại Ngô Khảo Ký tím mặt.

Mẹ đám kỹ sư Bố Chính làm ăn quái gì vậy, sáu năm không thay đổi chút nào.

Thật ra Ký nên trách Lý Từ Huy, nàng không quá hiểu về tàu đổ bộ lại không có kinh nghiệm thực chiến về tàu đổ bộ cho nên nào quan tâm cải tạo thứ này.

Trong đầu Ngô Khảo Ký đã cho ra ngay một mô hình. Học theo Me đang làm hai tầng. Tầng một vẫn là đáy bè ngang thân béo nhưng mũi phải thuôn hơi vát lắp động cơ chân vịt thậm chí vì bề ngang lớn có thể lắp hai chân vịt. Phía trên học theo Medang cấu trúc hộp diêm loe rộng tràn ra thành tận dụng không gian trở lính. Ngô Khảo Ký tin 100% kiểu thiết kế ấy đi biển được, nếu đi xa thì mắc vào thuyền lớn kéo nhưng binh sĩ phía sau vẫn thay nhau quay chân vịt giảm tải thuyền lớn.

Về tính.

Còn giờ lực lượng một vạn thuỷ binh Medang bắt đầu thanh tước chiến trường.

Thuyền đổ bộ của Medang không chứa đông lính để có không gian đánh đấp. Vì lý do này Daksamavamca đã để đến 1,5 vạn quân tụt lại sau.
— QUẢNG CÁO —

Vậy là trên Biển Hồ diễn ra một cuộc săn giết kinh hoàng của tinh nhuệ thuỷ binh Medang và gà mờ Khmer.


Thật, dù đã tìm mọi lời có cánh cho thiết kế chiến hạm cùng khả năng chiến đấu của quân Khmer thì Ngô Khảo Ký cũng không thể khen nổi họ.

Nếu Ngô Khảo Ký chịu nghe lời Lý Thường Kiệt mà chịu khó mang theo tầm 70 chiến hạm 15m của Bố Chính thì hắn đã quét ngang đám thủy binh Khmer này lâu rồi đâu cần chờ đến lúc này quân Medang chợ giúp?

Chiến Hạm Khmer quá chú trọng hình thức mà quên đi yếu tố thực dụng, cái gì họ thiết kế cũng cảm thấy thừa.

Hai mũi cong vút vượt quá cả lâu thuyền không có thấy tác dụng dõ ràng chỉ càng gây nặng nề mà thôi, tất nhiên cấu trúc mái cong này thể hiện nghệ nhân tay nghề khéo léo rất đẹp mắt. Nhưng đấy là thuyền lễ, chiến thuyền cần thực dụng.

Lại thêm bố chí chèo của họ rất không tỉ lệ với thuyền cho nên gặp đối tượng cùng cấp của Medang là chạy không nổi. Có lách vào chỗ cạn cũng bị Medang dí đến chết mới thôi.

Thứ đến cái lâu thuyền cồng kềnh lại không hề có tác dụng chiến đấu, nhìn ra nó có tác dụng trang trí thì đúng hơn, không hiểu người Khmer dựng lên để làm chi, mong các anh chạy qua Đại Việt mà nhìn mông đồng chiến hạm đấy mới là thuyền chuyên dụng đánh nhau. Nhìn có xấu chút nhưng rất thực tế, các anh đẹp thật nhưng rất tiếc. Nói thẳng các thuyền đổ bộ dạng con lại này khả năng chiến đấu eo hẹp, nếu gặp thuyền chiến thực sự như Mông đồng hay chiến hạm 15m Bố Chính là chết chắc. Dù sao hệ lưỡng cư không thể nào ăn được hệ chuyên dụng. Nhưng lạ đời là hệ lưỡng cư Medang đang săn giết hệ hào nhoáng Khmer.

Thủy quân Khmer bị săn giết đến không dám thò đầu ra, đám Medang thuyền bé dò đường cắm sao rất nhanh tiến lên. Không có quấy nhiễu tốc độ tiến quân thần tốc hẳn. Chẳng mấy chốc thành phố Somesvara đã hiện ra trước mắt liên quân. Vì sao tìm được thành phố này dễ vậy, đơn giản vì dã đến bờ bắc của Biển Hồ, quân Medang sộc vào các làng chài ven hồ, đánh đập dã man một hồi sẽ có người Khmer dẫn đường đi Somesvara ngay lập tức.

Xin đính chính lại thời này chưa có Angkor. Nơi này chính là Somesvara sau đó đời vua Khmer Suryavarman II mới xây dựng Angkor trong 37 năm. Thời này chỉ là thành phố Somesvara và Suryavarman I đang đấp nhau cùng to cao đen hôi Jayavirahvarman.


Có dân bản địa mách nước liên quân không đổ bộ trực tiếp phía bắc của Somesvara mà ngược tây 4 km đổ bộ, nơi này có nền đất cứng ,mực nước sâu thích hợp đổ bộ. Đây vốn dĩ là một giải đồi dốc khi nước hồ cạn cho nên lúc này nó tạo thành một bến thiên nhiên khá thích hợp đổ quân.

Quan trọng nhất là mực nước sâu, chiến hạm Carrack có thể hỗ trợ.


Nhưng liên quân biết đổ bộ nơi này người Khmer không biết phòng thủ chắc? Có ai ngu đâu.

Trong thời gian Ngô Khảo Ký bị vạn sự quấy rầy vây khốn ở Biển Hồ thì đám người Khmer đã xua dân phu xây dựng phòng tuyến khắp nơi. Bảo vệ Vương Thành.

Gì chứ nhân lực là người Khmer không thiếu.

Không tính mấy bộ lạc xa xa ít tầm ảnh hưởng, hãy tính dân số mà Khmer Đông khống chế lên đến 16-17 triệu. Khmer Tây của Jayavirahvarman khống chế tầm 13-15 triệu. Nếu Khmer thống nhất lúc này dân số gấp tầm 5 lần Đại Việt. Thời Khmer thu phục hết đất Thái Lan, Malaysia, Mianma không biết nó đông đến mức độ nào nữa (Suryavarman II).

Thế nhưng Khmer lúc này không phải cường đại đế quốc Khmer của Suryavarman II sáu mươi năm sau.

Lúc này Khmer còn bị Chiêm Thành cướp bóc liên lục kia mà.
— QUẢNG CÁO —

Khmer tránh được một lần diệt kinh đô Angkor (Somesvara) năm 1080 của người Chiêm nhưng lại không tránh được một lần bị xâm lăng bởi Liên Minh do người Việt dẫn đầu.

Đọc đến đây mọi người vỗ tay bôm bốp đánh đi giết đi, liên quân đánh hay lắm.

Nhưng nếu các bạn đứng trên cương vị người Khmer mà nhìn sẽ thấy Jayavirahvarman giống ai? Vâng hắn khá giống Lê Chiêu Thống của Việt Nam cõng rắn cắn gà nhà, có điều Ngô Khảo Ký khác nhà Thanh ở chỗ hắn sẽ không chiếm Khmer.

Tất nhiên khác thì khác nhưng cảm nhận của người Khmer là vậy.

Thấy chưa nếu đứng trên cương vị khác bạn sẽ hiểu khác một con người, ví như nếu bạn không lật vấn đề lại thì bạn nghĩ. À Jayavirahvarman chạy rất giỏi, chạy đến cầu cứu Bố Chính là tốt lắm. Nhưng quay mặt lại bạn sẽ chửi Lê Chiêu Thống hay Nguyễn Ánh đã từng cấu cứu Xiêm đem quân dày xéo Đại Việt.

Trong mắt chúng ta Quang Trung là anh hùng dân tộc lúc đó thì trong mắt người Khmer Suryavarman I cũng đang là anh hùng chống ngoại xâm đấy.

Cho nên trách hay không trách Jayavirahvarman trách hay không trách Nguyễn Ánh ( Không tính ông Thống vào đây quá nát). Ở trong địa vị họ vào hoàn cảnh đó chắc chắn họ vẫn sẽ làm vậy. Đấy chính là con người, không phải thánh nhân. Mọi người có thể chửi họ nhưng nếu mọi người đứng vào đúng địa vị ấy, mọi người có làm khác đi không?


Chẳng nhẽ là. Ta từ bỏ hoàng quyền vốn dĩ thuộc về ta, ta từ bỏ cơ hội lấy lại lãnh thổ, vì nếu làm vậy ta có lỗi nhân dân lỗi dân tộc vì đã đem ngoại bang vào đất nước…. Mấy ai làm được chuyên này? Tự vấn lương tâm thôi.