Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 361: Các hệ tư tưởng giao phong






Nghị Triều Điện, Thăng Long Thành, Đại Việt quốc.

Nữ quan hô lớn chúng thần vào trầu.

Dĩ nhiên dẫn đầu quan viên hẳn là ai đó đang ủ rũ , người run bần bật kia rồi.

Ngô Khảo Ký là quan cư siêu phẩm trên cả nhất phẩm, lại là Vương Gia khác họ, ai dám bước trước hấn.

Nhưng thế mới chết, không có ai che chắn, vị Vương gia này chỉ có thể tái mét mặt mũi chậm như rùa bò lì dì đi vào Nghị Điện mà thôi.

Quan viên đi sau kẻ nhỏ giọng thì thào thằng thì ánh mắt hấp hé nhìn xem kịch vui.

Xôn xao , xôn xao…

Chúng quan nhìn lên bệ rồng lúc này giật mình.

Đã không còn là “ buông dèm” nhiếp chính.

Hôm nay Lý Từ Huy tháo dèm nhiếp chính, nàng ngồi cao cao phía sau tay phải của Sùng Vương.

Ít nhất nơi Phượng ghế nàng ngồi phải cao hơn Sùng Đế tam cấp bậc thang.

Lý triều quy tắc rất nhiều, không hề thoải mái như thời Trần, đa phần quy Tắc Lễ Nghi Lý Triều ảnh hưởng từ thời Đường lại có chút pha tạp Tống nhưng có nét riêng Đại Việt. Tự chung lại nhiếp chính buông rèm sẽ ngồi phía sau không cao quá Đế Hoàng.

Cách làm này của Lý Từ Huy rất bá đạo và vượt lễ khiến nhiều Sĩ Nho bất bình xì xào. Nhưng Uy quyền của Lý Từ Huy rất lớn, lúc này Ngô Khảo Tước lại về Kinh cho nên thực tế mọi người đều dằn lòng xuống chờ xem tình huống tiếp theo.

Vợ chồng nhà này nếu kết hợp lại thì mọi kháng nghi coi như không còn.

Sĩ Nho tại sao nhũn vậy, không có cốt cách vậy. Bởi vì họ có một sự uy hiếp cực lớn từ Lý Từ Huy, không phải quân quyền, không phải đao kiếm, mấy thứ này không khuất phục được Sĩ Nho giới vừa thối vừa cứng.

Thứ uy hiếp sĩ nho không ngờ lại là… bộ sách giáo khoa với đống chữ như run bò kia.

Sĩ Nho giới dám vật tay cùng Lý Gia, vật tay thế gia quân phiệt, dám ngông nghênh ban đầu với Lý Từ Huy vì sao?

Vì hoi biết nếu thiếu bọn họ đám người đọc sách này thì thế gia quân phiệt hay Lý gia thậm chí Ngô gia sẽ không đủ quản lý đất nước.

Nhưng vấn đề đó là mấy bộ sách giáo khoa đưa đến Hàn Lâm Viện đã gây ra nháo động rất lớn. Thứ này so sánh không khác gì vũ khí hạt nhân có thể huỷ hoại tận gốc Sĩ Nho giới.

Nhầm huỷ hoại không đúng mà là làm cho giới sĩ nho tầm quan trọng giảm đi đến mức gần như không còn.

Phùng Ích Khiêm Trưởng Viện Hàn Lâm Học Sĩ đã từng thử, ông ta chỉ mất một tuần để có thể học hết quy luật ghép chữ đánh vần của loại văn tự Bố Chính mang đến, chỉ mất 15 ngày để có thể làm quen và đọc rất nhanh sách giáo khoa.

Trong sách có đủ kiến thức thiên văn, địa lý, thuật toán, thuật lý, còn có Hoá Học là thứ ông ta hiểu không được.

15 ngày sau đó ông ta không ăn không ngủ đọc hết tất cả giáo trình Trung Học và phát hiện, chỉ cần học xong Trung Học thì dư sức đảm nhận quan viên địa phương thậm chí Nội quan triều đình tầng lớp từ ngũ phẩm đổ xuống.

Theo như thông tin được biết thì Bố Chính đã phổ biến thứ này năm sáu năm, vậy tại Bố Chính có bao nhiêu người có khả năng quản lý quốc gia?

Nghĩ đến đây mà mồ hôi lạnh của Phùng Ích Khiêm toát ra như tắm.

Tức là nói thẳng nếu giới Sĩ Nho lúc này tại Thăng Long láo nháo, Lý Từ Huy có thể tập trung giới tri thức tại Bố Chính mang đến để thay thế họ.

Đáng sợ hay không đáng sợ?

Lại nói đến Triều đình lúc này chỉ khống chế được năm phủ, không gian thu hẹp rất nhiều quan viên cũng không cần quá áp lực, với điều kiện đó giới tân học thức Bố Chính mà Phùng Ích Khiêm chưa thể định nghĩa họ là gì hoàn toàn đủ sức quản lý Ngũ Phủ này.

Phùng Ích Khiêm tạm gọi giới tân học thức Bố Chính là Tân Sĩ Nho giới mặc dù đọc giáo trình chẳng có mấy liên quan Nho giáo cả. Đây là Phùng Ích Khiêm tự bôi vàng vào mặt Nho giới Đại Việt, ôm đồm loại tân kiến thức tại Bố Chính là một nhánh của Nho giáo, từ đó nếu cho tranh chấp thì cũng là nội bộ nho giáo mà thôi.

Giờ đây ở Đại Việt có ba luồng tư tưởng chủ đạo.

Hoàng Gia lấy phật Ức Nho, Thế gia ủng Nho tự bảo, Đạo giáo tuy có nhưng chỉ rời rạc chưa thành hệ thống. Tư tưởng dân tộc thuần việt đạo hiếu đạo mẫu đạo tổ tiên là hệ lớn nhất bao trùm và đang cố đồng hoá các hệ tư tưởng kể trước đó.

Tất nhiên trong giới quý tộc triều đình vẫn là Nho – Phật chi tranh là chính.

Giờ đây có thêm một luồng tư tưởng mới chưa định nghĩa được tên, chuẩn bị được Lý Từ Huy, Ngô Khảo Ký lan truyền thiên hạ, vậy Phùng Ích Khiêm vì tự bảo sẽ mặc định coi đây là một nhánh Nho giáo từ đó chiến có bại thì Nho Giáo vẫn bất bại.

Thật ra Phùng Ích Khiêm bị kiến thức mới mẻ thực dụng trong sách giáo khoa của Bố Chính doạ lú.

Làm quan đâu dễ vậy? Đâu chỉ đọc vài cuốn sách là có thể làm tốt được?

Ở Bố Chính người tốt nghiệp Trung Học đúng là cao lắm.

Phổ Thông học 2 năm, Trung Học 3 năm, Đại Học… không có giới hạn.

Trẻ em mười ba tuổi Bố Chính đầy đứa tốt nghiệp trung học, nhưng bọn này có thể làm quan không? Dĩ nhiên không rồi.

Làm quan là phải học Đại Học, phải thực tập lấy kinh nghiệm, sau đó làm từ thấp đến cao để tích luỹ kinh nghiệm quản lý. Cho nên quan viên Bố Chính chỉ đủ dùng.

Tất nhiên Phùng Ích Khiêm lo lắng không sai, giáo trình Bố Chính tuy không chú trọng thơ ca phú vè, nhưng lại đầy đủ học vấn để làm người quản lý dân chính.

Đương cử như thuật toán, thuật lý rất nhiều các bộ ngành quan viên phải dùng đến.

Môn sinh học thì lại càng cần thiết cho các quan viên vì liên quan nông nghiệp nôi trồng.

Thuật Hoá thì Phùng Ích Khiêm đọc mà không hiểu cho nên khôn ý kiến, nhưng lão cảm thấy thứ này rất cường đại.

Môn Công dân giáo dục thì càng khiếp vía, các loại đạo đức, các loại quan hệ xã hội được cụ thể hoá và giáo dục nơi này, đọc vào thấy có lý và còn dễ hiểu hơn nhiều mớ kiến thức Nho học của ông. Nó lý giải gần như toàn bộ các mối quan hệ trong xã hội Đại Việt. Thứ quan hệ xã hội này là Nho giáo các hệ cãi nhau cả ngàn năm qua chưa ngã ngũ.

Cũng phải thôi, các ông Nho cãi sao nổi với nhau , Thánh Hiền của họ mà người thiên cổ la hi đã sống cách đây ngàn năm, mối quan hệ xã hội lúc đó khác thời điểm hiện tại, cứ lôi vào áp dụng máy móc chẳng suy diễn ra một đống lung tung hệ phái rồi cãi nhau đến chết. Ông đúng tôi cũng không sai, thánh hiền nói....

Khi đã hiểu quan hệ xã hội rõ ràng thì việc quản lý dân rất dễ, đây chính là nguồn cội đánh bại sĩ nho ngay trong hiệp đầu của Sách Giáo Khoa.

Tựu chung lại Bố Chính giới học thức không hề cường đại như Phùng Ích Khiêm lo sợ, họ nếu thay thế hoàn toàn Sĩ Nho lúc này và vào triều làm quan thì vẫn được nhưng năm ba năm đầu sẽ chuệch choạc vô cùng, tất nhiên sau khi đủ kinh nghiệm, giới học thức Bố Chính hoàn toàn có thể thay thế giới Sĩ Nho đảm nhiệm việc quản lý đất nước.

Cho nên Sĩ Nho giới lúc này rất rất e dè.

Phùng Ích Khiêm ngay sau khi phát hiện việc này đã liên hệ toàn bộ danh nhân Hàn Lâm Viện cùng giới Sĩ Lâm Thăng Long họp bàn.

Khủng khiếp các bộ não kiệt suất Đại Việt bắt đầu hoạt động cùng tình kế lâu dài.

Khốn nạn là Sĩ Lâm , Hàn Lam Viện các Nho gia Đại Việt không thống nhất ý kiến.

Có không ít Sĩ Nho ủng hộ tân cách giáo dục và họ định nghĩa Giáo Khoa Bố Chính là Việt Nho, cong thứ trước đây họ học là Hán Nho. Đám này là tập hợp của hai nhóm người, một nhóm thuộc dạng học thức chính thống nhưng có tư tưởng thoáng, luôn đau đáu tìm ra một hệ tư tưởng thuần Việt mang đặc điểm riêng của Việt. Vớ được Sách giáo khoa Bố Chính họ như được khai sáng như bắt được vàng mà dốc lòng nghiên cứu, muốn bổ xung những chỗ chưa hợp lý của Bố Chính, lại muốn kết bợp kiến thức Bố Chính với kiến thức Nho học vốn có của mình để biên soạn lên một bộ Việt Nho lưu danh ngàn đời.

Nhóm người thứ hai ủng hộ Bố Chính tri thức là một đám xu nịnh a dua theo kẻ mạnh. Đám này không có tinh thần nghiên cứu cái gì cho mệt. Lý Từ Huy mạnh, Ngô Khảo Ký cường, cho nên thứ họ đem ra là đúng, ủng hộ sẽ có lợi ích. Rất đơn giản đây là nhóm thực dụng.

Nhóm phản đối dĩ nhiên là lớp Sĩ Nho bảo thủ, họ coi những biện luận quan hệ xã hội trong giáo Trình của Bố Chính là ta ma ngoại đạo báng bổ thánh nhân. Cho nên nhóm này kiên quyết phản đối.

Buổi họp Sĩ Lâm Thăng Long là một cuộc cãi vã không hồi kết, hai bên ra về trong bất hảo không vui

Và lần này hội triều chính là một phen vật tay của giới sĩ nho bảo thủ cùng giới Sĩ Nho tân cách. Bố Chính giới học thức là nhân vật chính lại không có mặt.

Triều hội chưa bắt đầu các bên đã mài đao xèn xoẹt.

Dẫn đầu phái Sĩ Nho đục nước béo cò ủng hộ theo kiểu người mạnh là kẻ đúng không ai khác là Phan thị Phan Trọng Mưu, ông ngoại của Ngô Khảo Tích và là tộc trưởng Phan gia Long Thành, là một Nho sĩ có tiếng đất Thăng Long.

Dẫn đầu phái Nho Sĩ bảo thủ không ai khác viện trưởng Hàn Lâm Viện Phùng Ích Khiêm.

Nhóm Tân Cách Nho Sĩ hơi khiêm tốn họ toàn là người trẻ tuổi với hoài bão cái tôi dân tộc cho nên chức vụ không cao. Dẫn đầu đám này là Lê Văn Thịnh Trạng Nguyên đầu tiên của Đại Việt, hiện nay làm Lang Trung Thị Lang trong Hàn Lâm Viện.

Thế gia quân phiệt cũng muốn nhảy vũng nước đục này và kiên quyết ủng hộ giới Sĩ Nho bảo thủ.

Bởi lẽ cái này liên quan lợi ích của họ. Nếu Triều Đình Thông qua phổ biến giáo dục toàn dân, sau đó là tự do thi cử thì… thế gia sống nổi sao.

Lúc này quan viên là thông qua tiến cử, nhiệm cử cùng mua quan.

Tiến cử thì ai cũng ró rồi, nhiệm cử là bổ nhiệm quan viên theo lối cha truyền con nối.

Mua quan là có , có hình thức đóng thuế siêu cấp khổng lồ ban quan tước nhưng không có điển chế rõ ràng.

Đến thời Lý Nhân Tông Càn Đức Đế ( đã chết nên dùng miếu hiệu để xưng) đã có hình thức thi cử nhưng nói thẳng vẫn là bình mới rượu cũ.

Muốn được thi vẫn cần Hiếu liêm, trong ba đời có người nhập Sĩ v.v…

Tất nhiên hình thức chi mở ra cánh cửa mở rộng cho Hàn Mộ đệ tử một chút. Nếu không có hình thức này Hàn Môn đệ tử muốn nhập sĩ phải làm môn hạ Thế gia mới được tiến cử rồi.

Nói chung là mấy hình thức trên có một điểm chung chẳng liên quan Công – Nông- Thương ba cái tầng lớp này.

Nhưng nếu thuận theo Lý Từ Huy thì quyền bổ nhiệm, tiến cử thế gia mất sạch.

Họ đã đọc qua sách giáo khoa của Bố Chính trồi, nếu giảng dạy thứ này sau đó căn cứ vào đó mà thi cử thì… Công- Nông- Thương chẳng hề lép vế thế gia , sĩ tộc.

Lúc đó cạnh tranh công bằng, quý tộc Đại việt chỉ chiếm 5% -7% tổn dân số, họ có lợi dụng hết khả năng ưu thế cũng cướp được tầm 20-30 % số ghế quan viên mà thôi . Đến lúc đó thế gia sĩ tộc… thật sự mới là chấm hết.

Thế gia sợ nhất cái gì đã đến, tư tượng trọng Công Nông Thương của Ngô Khảo Ký đã lộ rõ trên mặt Lý Từ Huy. Lần này họ không tranh không được rồi.

Cũng may lúc này có vấn đề Quảng Nguyên, lại có thêm vấn đề Tân Cách Nho và Bảo Thủ Nho chi tranh cho nên thế gia cảm thấy có thêm bài tẩy vật tay cùng Lý Tử Huy- Ngô Khảo Ký rồi.