Ngô Khảo Tước rút quân về Long Châu Thành ( Thẩm Dương ngày nay và là kinh đô của nhà Thanh trước khi họ xâm lược Đại Minh) không do dự.
Thứ nhất hậu phương không yên ổn không thích hợp tác chiến nơi xa, thứ hai hắn đã công phá được Triều Dương và khóa chặt con đường tiến quân của người Liêu Hỗ trợ yên vân mé phía Đông. Còn về đoạn trường thành phía Tây Ngô Khảo Tước ám chỉ rằng Gia Luật Hồng Cơ có thể đưa quân về hướng đó.
Ngô Khảo Tước nói thẳng không muốn chiến tranh với người Liêu nữa, nhưng nếu người Liêu cố gắng đi vào Hà Bắc thì hắn sẽ không ngại dẫn đại quân đạp bằng Thượng Kinh của Đại Liêu . Đây không phải dọa dẫm mà là Ngô Khảo Tước có thực lực để làm chuyện này.
Vì sao Ngô Khảo Tước có thực lực hạ kinh đô của Đại Liêu nhưng hắn không làm? Nói thật đây chính là lời dặn của Ngô Khảo Ký . Ngô Khảo Ký đã nói rõ ràng lúc này chưa thể diệt Liêu, diệt rồi chỉ làm áo cưới cho người khác, Ngô Khảo Tước chưa đủ sức để quản lý một vùng Liêu Đông chứ đừng nói là quản lý cả Đại Liêu rộng lớn.
Làm người phải hiểu mình là ai, và biết sức ăn của mình bao nhiêu lớn, không thiếu kể rắn nuốt voi rồi vỡ bụng mà chết đâu.
Có người sẽ hỏi tại sao Ngô Khảo Ký không chiếm Đài Loan, không chia Lưỡng Quảng, không xâm chiếm Chiêm thành, không đánh đảo Philipin. Nói thẳng thừng một câu là Bố Chính chỉ có một nhúm người , làm đến tình trạng này đã là quá sức với Bố Chính rồi, sức đâu mà lo những vùng kể trên. Ngay cả Đại Việt với gần năm triệu dân cũng chưa cả lấp kín nổi đồng bằng Bắc Bộ, dân Việt ở Thanh- Nghệ cũng vẫn còn thưa thớt, vùng Quảng Nguyên đầy tài nguyên Lưu Kỷ đã để lại mà Đại Việt còn chưa đủ người tiếp quản chứ đừng nói là đi các nơi khác chiếm này chiếm kia, hão huyền.
Nhưng lại có một câu hỏi Ngô Khảo Ký chưa từng có ý nghĩ chiếm đóng các vùng khác tại sao dám đánh cả Liêu Đông rộng lớn rồi tiếp quản đảo Jeju? Nếu nói Bố Chính không đủ nhân khẩu đi chiếm đóng các vùng khác thì tự nhiên cố gắng xâm lược hai vùng đất này quá là tiền hậu bất nhất tự vả mồm mình sao. Thực tế ai hỏi câu hỏi này thì Ngô Khảo Ký sẽ khịt mũi khinh thường.
Liêu Đông nói riêng hay vùng thảo nguyên nói chung văn hóa khác biệt hoàn toàn với Đài Loan, Lưỡng Quảng hay Chiêm Thành Philipin. Các bộ lạc thảo nguyên tôn sùng sói và tự so sánh họ với sói có chút không sai. Tính cách của người thảo nguyên hay nói đúng là tập tục, tục lệ của người thảo nguyên không phục tùng huyết mạch mà phục tùng kẻ mạnh. Sự trung thành của người thảo nguyên được gia cố hay nói đúng hơn được đong đếm bởi sức mạnh của chủ nhân. Giống như một bày sói vậy, không cần biết ngươi từ đâu tới, ngươi đủ mạnh đủ dẫn dắt bày đàn săn được mồi thì ngươi chính là sói Vương, nếu ngươi già yếu thì ngươi chính là bị đào thải và bị cắn giết.
Đây chính là văn hóa của thảo nguyên và chính văn hóa này tạo tiền đề để Ngô Khảo Ký tin tưởng Ngô Khảo Tước với sự giúp đỡ của Ngô Khảo Ký sẽ đứng vững ở Liêu Đông.
Kể từ đó tuyến hàng hải của Ngô Khảo Ký về phía bắc sẽ được hoàn thành trọn vẹn. Các bến cảng sẽ lần lượt là Bố Chính, Đảo Hải Nam, Lưu Cầu, Đảo Jeju và cuối cùng thừ Jeju có thể liên hệ thảo nguyên, Cao Ly, Nhật Bản. Từ Lưu Cầu có thể giao dịch Đại Tống v.v.. Kể từ đó một mạng lưới lũng đoạn cùng kiểm soát tuyến hàng hải được khép kín và hình thành, toàn bộ Đông Hải sẽ thực sự bị Bố Chính khống chế.
Tất nhiên có người nói thảo nguyên vẫn tôn sùng huyết thống vương giả vân vân mây mây, à thì điều đó là sự thật, những người thượng vị giả sau khi đoạt được quyền lực sẽ hướng “dân đen” đi theo con đường huyết thống. Nhưng về bản chất ở thảo nguyên vẫn là mạnh được yếu thua, cho nên mới có chuyện hàng chục tộc người du mục từ Mông Cổ, Khiết Đan, Nữ Chân các loại luôn luôn chinh phục nhau, luôn luôn thuần phục nhau.
Còn huyết thống ấy mà, các ngươi đã nghe đến chuyện mang vợ tiếp khách ở thảo nguyên hay chưa. Các ngươi đã nghe thấy thuyết con ai ta không biết nhưng vợ của ta sinh ra là con của ta hay chưa. Đó chính là thảo nguyên chính hiệu.
Còn về các vùng như Đài Loan, Lưỡng Quảng hay Chiêm Thành Philipin, chỉ có một câu, tham là thâm. Ở đây đày dẫy thổ dân hiếu chiến nhân số toàn tính tới mấy chục vạn. Thành lập hải cảng các nơi này chẳng những không thể tiếp tế cho đội tàu của Ngô Khảo Ký được mà thậm trí Ngô Khảo Ký còn phải tiếp tế ngược cho các nơi này. Nếu Đại Việt có dã tâm với năm triệu người có thể thực hiện thực dân một hai nhưng Ngô Khảo Ký thì hắn bó tay không nghĩ đến.
— QUẢNG CÁO —
Lại nói về Ngô Khảo Tước hắn lúc này rút quân vì nhiều tầng ý đồ. Bản thân Ngô Khảo Tước thực sự hận người Tống tráo trở. Trong lúc Ngô Khảo Tước chiếm Triều Dương ngăn chặn bốn vạn kỵ binh Đại Liêu ở ngoài quan ngoại thì người Tống tranh thủ thời cơ hốt mẹ nó 5 châu Yên Vân ở vùng Sơn Tây Thái Nguyên bao gồm Sóc Châu, Vân Châu, Ứng Châu, Hoàn Châu, thậm chí Đại Tống còn tập hợp không ít quân đội muốn tự đoạt lại một số châu ở Hà Bắc.
Điều này là một cái bạt tai cực mạnh vào Ngô Khảo Tước khi mà thằng này luôn nghĩ Yên Vân mười sáu châu là của hắn. Hắn khổ công dẫn ba vạn kỵ binh chặn đứng quân Đại Liêu ở quan ngoại để làm gì? Để thuận lợi chiếm đóng Yên Vân rồi bán lại cho người Tống.
Nhưng người Đại Tống tự tiện xuất binh thu hồi Yên Vân đã đụng chạm đến sự tức giận của Ngô Khảo Tước. Người Tống rõ ràng là khôn lỏi và chơi bẩn. Ngô Khảo Tước hắn vất vả đánh đập tàn nhẫn quân Đại Liêu ở quan ngoại để người Tống tự tay thong dong thu hồi Yên Vân các châu sau đó không trả tiền cho Ngô Khảo Tước sao.
Ngô Khảo Tước lập tức lệnh cho Minamoto no Yoshichika đẩy nhanh việc đánh chiếm mười một châu vùng Hà Bắc, đây chính là tiền bạc cả à nha.
Ngô Khảo Tước quyết định rất nhanh rút quân và hòa đàm với người Đại Liêu ở quan ngoại và không ngăn cản họ tiến vào quan nội theo con đường Đại Đồng – Thái Nguyên. Ngô Khảo Tước sau khi bị Tống âm vố này cũng học được một số bài học nhất định. Nhưng đường lối của Ngô Khảo Tước là cứng rắn vô cùng, hắn gửi ngay sứ thần đến Biện Kinh chửi bới. Thậm chí sứ thần còn được lệnh nói thẳng thắn, Đại Tống chơi bẩn vậy có cần Liêu Đông kết hợp Đại Liêu dạy dỗ ba phần bài học hay không?
Thái độ của Ngô Khảo Tước thực sự rất trẻ trâu và hung hăng càn quấy, đường lối ngoại giao của tên này rõ ràng không mang tính ngoại giao. Nhưng lối ứng xử của Ngô Khảo Tước lại rất được lòng của các tướng tá người thảo nguyên đi theo hắn. Theo bọn họ đánh giá thì Ngô Khảo Tước còn thảo nguyên hơn cả người thảo nguyên.
Những người thảo nguyên này có thể phục Ngô Khảo Ký vì sức mạnh quân sự của vị này cũng như sự khôn khéo trong cách ứng xử đối ngoại. Nhưng nói về huyết tính cùng sảng khoái thì họ đánh giá Ngô Khảo Tước cao hơn nhiều.
Nói thẳng thắn thì Ngô Khảo Tước dù sao cũng suất thân là người cổ đại, hắn thấm nhuần tư tưởng quý sinh mệnh binh sĩ dưới trướng. Nhưng cái việc quý tính mệnh binh sĩ của Ngô Khảo Tước và Ngô Khảo Ký là khác nhau hoàn toàn.
Ngô Khảo Ký quý sinh mệnh binh sĩ vì đạo đức của một người hiện đại đã thấm nhần tư tưởng của hắn, trong ngày một ngày hai khó mà thay đổi. Nhưng tư tưởng này thông qua đến Ngô Khảo Tước thì biến tướng rất nhiều. Ngô Khảo Tước quý sinh mệnh quân sĩ vì hắn coi đó là tiền của bản thân, phải tiêu xài tiết kiệm. Nhưng đã là tiền thì lúc cần cho công việc hắn dám tiêu một lượng lớn. Đây là điểm khác nhau giữa hai người.
Cho nhên Ngô Khảo Tước là huyết tính hơn, quyết đoán hơn và chịu chơi hơn nhiều Ngô Khảo Ký . Các chiến dịch quân sự mà Ngô Khảo Ký thực hiện từ lúc Bắc Tiến đến giờ thì quân sĩ của hắn chết cũng chỉ khoảng một đến hai ngàn là cùng. Số lượng này không bù lại một trận đánh của Ngô Khảo Tước với quân Đại Liêu tại Triều Dương.
Song song với lời đe dọa từ sứ thần Ngô Khảo Tước điều năm ngàn bộ binh Mân canh giữ Triều Dương. Một vạn kỵ binh mang theo cả trăm Phật Lãng Cơ Pháo vượt trường thành tiến vào quan nội uy hiếp U Châu ( Bắc Kinh) . U Châu chính là một trong những châu ở Hà Bắc mà người Tống đã tranh thủ chiếm đoạt.
Ngô Khảo Tước muốn nói cho Biện Kinh hay, các ngươi âm mưu gì không biết, tiền của anh mày nôn hết ra đây, không nôn thì chỉ có cách đánh nhau mà thôi.
— QUẢNG CÁO —
Đại Tống lúc này hoảng thực sự, sau thời gian dài tiếp xúc cùng Ngô Khảo Ký thì Tô Thức đưa ra một nhân định. Người này làm việc quy củ và quân thủ luật chơi. Nếu kế không bằng người bị âm thì Ngô Khảo Ký sẽ tìm cách âm lại chứ không chơi kiểu phá bàn cờ.
Chính vì nhận định này mà người Tống dám âm tập đoàn huynh đệ họ Ngô một lần nữa. Theo lý thuyết thì người Tống chẳng làm gì sai cả. Ngô Khảo Tước hay Ngô Khảo Ký không có quyền trách móc a. Chúng ta thuê ngươi đánh Yên Vân không có nghĩa là chúng ta không được tự mình đánh đúng không? Trong hợp đồng không hề có một điều khoản nào nói rằng Đại Tống không được quyền đánh Yên Vân cả.
Nhưng lý thuyết là vậy, xong đụng vào một kẻ trẩu tre như Ngô Khảo Tước thì hết cách rồi. Thằng này mới thượng vị, đang lúc thằng này muốn lấy uy tín với thuộc hạ. Tống đã đánh giá sai tình hình khi âm không đúng người. Ngô Khảo Tước làm sao chịu im lặng để mất mặt trước thuộc hạ. Ngô Khảo Tước không những sai sứ thần trực tiếp chửi bới Đại Tống ở kinh thành nước Tống mà hắn còn quyết định về Liêu Đông bình ổn thế cục sau đó chuẩn bị đại quân thật kỹ để làm một vố lớn bên trong nước Tống.
Không phải người thảo Nguyên thường có thói quen mỗi năm du lịch một lần Đại Tống sao? Ngô Khảo Tước nhập gia tùy tục, muốn ổn định tình hình nội bộ đang tranh chấp thì Ngô Khảo Tước vô sự tự thông mà nghĩ đến một cuộc chiến tổng lực, hướng các phe thế lực trong nội bộ Liêu Đông về một mối quan tâm lớn hơn. Nam hạ cướp bóc Đại Tống chơi.
Về điểm này thì Ngô Khảo Tước có vẻ trưởng thành nhanh hơn cả Ngô Khảo Ký , phách lược của thằng này không thể khinh thường.
Ý đồ của Ngô Khảo Tước lộ quá rõ, Đại Tống biết mình đã sai cho nên cuống cuồng tìm Ngô Khảo Ký để thương lượng.
Vị Liêu Đông Vương tính tình quá lớn, trong cơn nóng giận còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay đối với sứ thần Đại Tống rồi đuổi ra ngoài. Sứ thần Đại Tống sợ quá chạy mất dạng vì sợ chậm chân vị Liêu Đông Vương nổi khùng mà chém hắn tại chỗ.
Ngô Khảo Ký nhận được tin thì lắc đầu nói thẳng với Tống rằng. “ Chuyện của chú và Liêu Đông Vương anh không can thiệp, nó là đệ đệ của anh thật nhưng Liêu Đông là nó quản anh không có tham dự vào”
Ngô Khảo Ký khoanh tay đứng nhìn và muốn nhìn rõ hơn thằng em trai này của mình sẽ tiếp tục sử lý ra sao. Nói thật Ngô Khảo Ký bấy lâu át chế Ngô Khảo Tước quá nhiều. Tước chỉ như một cái bóng sau lưng Ký cho nên Ngô Khảo Ký thực tế không hiểu hết được tính cách của em trai mình ra sao.
Trước sau gì Ngô Khảo Ký cũng phải hồi Đại Việt nơi này chỉ có thể Ngô Khảo Tước một mình đỉnh lấy cho nên Ngô Khảo Ký rất muốn nhân cơ hội này để thằng em trai bộc lộ hết tính cách để xem điểm mạnh điểm yếu ở đâu để từ đó mới tìm cách bổ xung.
Thực tế thì Ngô Khảo Ký cũng không thể ngờ tính tình của Ngô Khảo Tước lại lớn đến vậy, hỏa khí rất vượng nha. Hở một chút là đòi chém đòi giết người khác. Nhưng xem ra thái độ cứng rắn của tên này cũng có ích ghê, cứ nhìn Đại Tống đang run như cầy sấy chạy vạy khắp nơi là đủ hiểu.
Ngô Khảo Tước lúc này đang thở phì phò đi đi đi lại trong nội cung của hắn ở Long Châu Kinh. Nói thật thì tính của Ngô Khảo Tước cũng không phải quá không nói lý. Nhưng mà sức ép của vị trí lãnh đạo một lãnh thổ rộng lớn với cả trăm ngàn công việc mà xung quanh không có quân sư hay phụ tá khiến tên này đứng bên bờ vực stress và rất dễ nổi nóng.
— QUẢNG CÁO —
Nhất là mỗi lần xử lý xong công việc chính sự khi “về nhà” lại gặp cả năm mươi bà vợ đang nháo nhào với nhau khẻ khóc người bò đất dãy đành đạch. Trong hoàn cảnh này người ta không lớn tính tình mới lạ lẫm.
Đầu tháng tư năm ấy, Liêu Đông Vương chặt đầu bốn thủ lĩnh gây chuyện trong nội bộ Liêu Đông không thương tiếc. Đồng thời Liêu Đông Vương ban sắc lệnh mới, bãi chăn thả sẽ được phân chia theo chiến công trên chiến trường. Mẹ kiếp cùng nhau Nam hạ đi, từ Liêu Đông kéo đến Cáp Nhĩ Tân – Hắc Long giang chia làm 127 khu địa vực. Mỗi gia tộc lấy chiến công mà đổi lấy, kẻ nào còn tranh chấp chém hết.
Thô bạo sắc lệnh, không có chút nào nói lý. Nhưng nó lại rất phù hợp các tiểu gia tộc thảo nguyên có thể quật khởi, đây là cơ hội trời ban. Cả Liêu Đông Cáp Nhĩ Tân người Khiết Đan, người Nữ Chân ầm ầm hưởng ứng. Không cần biết là dân tộc nào, gia tộc nào lịch sử ra sao, đám người nam tính thảo nguyên leo mình lên chiến mã tạm biệt vợ con, tạm biệt mẹ già , tạm biệt tỉ tỉ tụ tập ở Long Châu Kinh. Lần này chiến đấu họ đã nghe Vương tuyên bố : “ Không cần các ngươi cứt chó chuẩn bị vũ khí, lương thảo. Bản Vương ra hết. Đến đây đánh trận cho bản Vương là được rồi”.
Thảo nguyên nha ra trận phần lớn toàn phải tự túc lương thảo, dắt theo dê ngựa, tự sắm áp giáp tường thương. Nhưng lần này khác, mọi thứ Vương cung cấp chỉ cần vác xác và chiến mã đến là đủ. Cho nên những bộ lạc nghèo , thanh niên nghèo cũng có cơ hội tỏa sáng. Họ tay không cưỡi lên chiến mã duy nhất trong nhà nhét vào ngực dăm tấm lương khô đủ để duy trì “sự sống” đến được Long Châu Kinh thành là đủ.
Hành động điên cuồng của Ngô Khảo Tước khiến cả Bắc Á sợ hãi. Ngô Khảo Ký cũng lắm bắp kinh dị, không phải mình ép thằng này quá nó hóa liều chứ?