Thẳng thắn mà nói thì quyết định cử một ngàn kỵ binh tấn công thăm dò của Ngô Khảo Ký là không đúng với phương pháp dã chiến giữa bộ binh và kỵ binh thuần. Hô Luân Bối Đa cũng không phải tướng soái có tài gì cho cam. Việc Hô Luân Bối Đa thỉnh chiến là binh thường vì đó là cách chiến của kỵ binh Đại Liêu . Nhưng Ngô Khảo Ký không phải kỵ binh Đại Liêu hắn là bộ binh Bố Chính chiếm phần đa. Cho nên chiến thuật này có vẻ sẽ là một bài học nhớ đời cho Ngô Khảo Ký .
Chiên trương Liêu Đông tạm chưa nhắc đến. Cùng lúc này tại Long Thành lần tiếp xúc chính thức đầu tiên của Ngô gia và Hoàng tộc đã được bí mật tiến hành. Không phải một lần mà trong nhiều ngày cả hai bên đã nhiều lần tiếp xúc cùng thảo luận.
Nói là bí mật nhưng thực tế Long Thành thủng như cái sàng, thông tin mật đàm không ai biết nhưng việc hai bên mật đàm nhiều ngày thì ai cũng rõ.
Ngày mùng 3 tháng Chạp cuối cùng thông tin chính thức cũng được công bố.
Thông tin vừa ra khiến toàn bộ thế gia chửi cha chửi mẹ Ngô gia và cũng không thể không bội phục Lý Thường Kiệt quá cáo già và cao tay.
Đại loại triều đình đã ban chiếu khắp nơi các thế lực. Đại loại nội dung như sau.
Thứ nhất đó là “Trẫm” nhận thấy Tân Bình Lộ Võ Hầu Ngô Khảo Ký có công lớn trong lần Bắc Phạt này, các chiến công như đánh Liêm Châu, hạ Ải Côn Lôn, Công phá Ung Châu không thể chối bỏ. Vốn dĩ sẽ phong Công Tước gia. Nhưng Tân Bình Hầu lại một thân phấn chiến lẻ loi tấn công lên phương Bắc khiên Đại Tống khiếp sợ mà phải cúi đầu. Dân gian nơi đó ( đất tống) khiếp hãi quân uy của thiên triều Đại Việt mà tôn Ngô Khảo Ký lên Đông Hải Long Vương. Đại Tống hoàng chiều vua tôi khiếp sợ không thể không thừa nhận chuyện đó.
Vốn dĩ Ngô Khảo Ký một lòng trung quân ái quốc lập nhiều công lớn, phông vương cũng đáng. Nhưng sự thật công lao chưa đủ. Nhưng nay thời cơ lại đến rồi, “Trẫm” biết Tân Bình Hầu có quan hệ rất tốt với Tam Phật Tề, La Oa cùng Khmer cho nên phái hắn bang giao cùng chư quốc.
Đại Việt xưng hoàng lập đế cần có các phương triều bái cho nên nếu Tân Binh Hầu thành công tạo nên mối bang giao này thì côn lao cái thế lâp Vương có là gì.
Nay Từ Huy Công chúa thay trượng phu lo việc nhà, giúp triều đình thực hiện bang giao cùng chư quốc kể trên. Công lao tính tới “ Trẫm” thực sự rất hài lòng.
Vì muốn chứng minh sức mạnh của thiên triều Đại Việt cho nên “Trẫm” quyết định thực hiện một lần thực tế luyện binh trên biển với tam quốc chư hầu.Vì các lộ đại quân Tam Phật Tề, La Oa cùng Khmer ứng theo lời gọi của Trẫm mà đã tập kết đầy đủ. Cho nên định ngày 15 tháng Chạp tiến hành luyện binh hải chiến. Hi vọng quan viên trăm họ có thể đến nơi và chứng kiến quân uy Đại Việt.
Đồng thời với chuyện này còn có các chuyện “râu ria” khác.
Ví như tin Lý Từ Huy có bụng bầu từ lúc Ngô Khảo Ký xuất chinh lúc này trưởng tử Tân Bình Hầu đã có 3 tháng tuổi nhũ danh Hổ Lớn. Ngoài ra vị Tân Bình Hầu này còn lén lút nuôi một vị tiểu thiếp bên ngoài cũng có hậu đại nhũ danh Hổ Nhỏ cũng lộ ra.
Nói thực từ lúc Ngô Khảo Ký và Lý Thường Kiệt bàn bạc kế hoạch hai đứa bé thì Ngô Khảo Ký đã biên thư về, kể từ đó Lý Từ Huy bắt đầu độn bụng cho to lên dần dần. Nói chung Lý Từ Huy khổ không thể tả với thời tiết nóng bức ở Bố Chính nhưng phải chịu đựng. Cuối cùng thì chủ công cũng có hậu đại, cho nên đám đại thần ở Bố Chính yên tâm vô cùng. Kể cả Ngô Khảo Ký có bất trắc thì Bố Chính vẫn không sập được.
Thông tin tiếp theo đó chính là con thứ hai của Ngô Khảo Ký do tiểu thiếp sinh ra không hợp thủy thổ ở Bố Chính cho nên bệnh quấn thân cần về Long thành tĩnh dưỡng. Điều này thì ai cũng biết đó chính là con tin mà Ngô Khảo Ký gửi về triều đình. Thế gia trợt hiểu Bố Chính không thực sự muốn đánh.
Chuyện Bố Chính tụ quân ngoại bang qua tay Lý Thường Kiệt lại thành chư quốc đến mừng Đại Việt lập đế xưng hoàng. Cùng việc quân đội cùng đến chỉ là tham gia luyện quân trên biển để Đại Việt tỏ rõ uy thế của Đế Quốc mà thôi.
— QUẢNG CÁO —
Dân chúng không hiểu chuyện thì thở phào nhẹ nhõm, họ làm như giờ đã hiểu rồi. Hóa ra không phải chiến tranh mà chỉ là chư quốc ngưỡng mộ Đại Việt triều bái cùng nhau diễn luyện quân sự mà thôi. Dân chúng không hiểu nên càng sùng bái hoàng tộc mạnh mẽ Lý thị uy tín trong dân dâng lên thấy bóng.
Thế gia thì hỉ mũi coi thường vì họ biết Lý Thường Kiệt và hoàng gia đang dở trò tự bôi phấn lên mặt cho Hoàng tộc Lý thị. Rõ ràng là Bố Chính tụ quân đe dọa lại biến thành triều bái rồi cái gì đó luyện quân. Nói thật thế gia ai cũng nhìn ra nhưng không ai dám đâm phá. Có điên mà đâm phá lúc này, đâm phá tức là họ phải chịu lửa giận của cả Hoàng tộc và Bố Chính . Không một thế lực nào ở Đại Việt lúc này có thể chịu được hai con quái thú này dày vò. Thế gia thất vọng vô cùng, Bố Chính và Hoàng tộc làm hòa tức là cửa sống sau này của họ càng thêm khó khăn vất vả.
Nước đi lươn lẹo này của Lý Thường Kiệt đủ tình đủ lý khiến cho mặt mũi Hoàng tộc không bị mất hết. Ngược lại trong tầng lớp tiểu gia tộc và các thế lực nhỏ không hiểu chuyện thì cái bóng của Hoàng tộc càng cao lớn hơn.
Chuyện tiếp theo đó chính là Lý Thường Kiệt tuyên bố cáo lão hồi hương hưởng tuổi già trông cháu. Nhưng Ỷ Lan Thái Hậu không cho “ kiên quyết” giữ lại nhiều lần. Nhưng Lý Thường Kiệt quyết tâm cáo lão cho nên Ỷ Lan Thái Hậu đành ngậm ngùi đồng ý. Cuối cùng quyết định đó là Lý Thường Kiệt sau khi chủ trì luyện binh cùng tam quốc Tam Phật Tề, La Oa cùng Khmer thì sẽ từ quan về quê hưởng lão .
Quân đội Đại Việt không bình tĩnh trong thời gian này. Lý Thường Kiệt không từ quan một cách bình thường mà bộ hạ thân tín của ông trong Thiên tử Quân cũng bàn giao quyền lực mà chuẩn bị nghỉ hưu theo. Nói chung ai cũng thấy được Lý Thường Kiệt vì Ngô Khảo Ký và bố chính mà từ bỏ hoàn toàn tầm ảnh hưởng cực kỳ to lớn của mình trong thệ thống Thiên tử quân.
Người sáng mắt có thể nhìn ra hoàng tộc Lý thị quá hài lòng. Những năm qua cái bóng của Lý Thường Kiệt trong Thiên tử quân quá lớn. Vẫn nói Thiên tử quân phục vụ bảo vệ Hoàng gia nhưng Lý Thường Kiệt lại có thể nắm đến phân nửa đạo quân này với nhiều chứ vụ quan trọng đều là người của Lý Thái Úy . Nếu Lý Thường Kiệt muốn phản thì Hoàng tộc chịu không nổi. Chính vì thế cắt được binh quyền của Lý Thường Kiệt mới là mục tiêu quan trọng nhất.
Cho nên ai cũng biết, chỉ cần Lý Thường Kiệt lấy đó làm điều kiện thì Ngô Khảo Ký dĩ nhiên sẽ được như nguyện và Tân Bình Lộ sẽ an toàn . Ít nhất trước mắt là vậy.
Ngô Thường Hiến cũng được “thăng chức” trấn thủ Châu Vĩnh An Lộ Hải Đông ( Quảng Ninh – Móng Cái). Ai cũng nhìn rõ đây là bứng rễ Ngô gia ở Long Trung. Vùng này vốn dĩ của Vi Thủ An trấn giữ vốn là biên ải toàn người Mân. Lúc này Ngô gia đến đây coi như mất hết căn cơ bao năm xây đựng ở Long Trung.
Từ đây có thể thấy Ngô Khảo Ký xưng một cái Vương ở vùng biên Tân Bình chó ăn đá gà ăn sỏi nhưng Ngô gia đã bị bứng cả căn cơ rời xa trung tâm quyền lực triều đình trung ương Đại Việt . Thế gia coi như Ngô thị chỉ còn có tiếng không có miếng.
Thế gia không ai hiểu nổi tại sao Lý Thường Kiệt có thể hi sinh cả gia tộc địa vị chỉ vì một người là Ngô Khảo Ký . Điều này có đáng không?
Nếu Lý Thường Kiệt ở đây thì ông ta sẽ nói. Đáng .. rất thỏa đáng … lý do vì sao hạ hồi phân giải.
Quay trở lại với trận chiến Liêu Đông Hô Luân Bối Đa dẫn một ngàn kỵ nhịp nhỏ đều từ từ tiến lên theo đội hình mũi dùi nhọn. Nói về tác chiến kỵ binh thì lúc này người Liêu vẫn đang là đỉnh của chóp.
Ngô Khảo Ký có thể công thành thủ thành chiến khá tốt. Vì thực tế hắn thành danh đều là công thủ chiến cùng thành trì. Nhưng Ngô Khảo Ký không có kinh nghiệm dàn quân dã chiến đó là sự thật.
Việc chế định kế hoạch hoàn hảo nay lại cho một ngàn kỵ thăm dò địch nhân hoàn toàn là một hành động tự phát.
Nên nhớ chiến trường dã chiến thay đổi chi trong chớp mắt, thời này cầm quân đánh trận thiếu các thiết bị đện tử liên lạc thì các tướng quân không hề đơn giản cầm quân đánh trận được đâu. Chỉ cần một biến hóa nho nhỏ trong chiến trận cũng để cuộc chiến lâm vào một sự biến đổi không thể lường trước.
Khoảng cách một dặm tức là tầm 500m tồn tại, trong thời tiến sơn băng tuyết địa không có một mống cây ngọn cỏ che chắn , giữa đồng bằng phẳng phiu này nhìn thấy nhau từ xa là quá đơn giản.
— QUẢNG CÁO —
“ Người đến là ai?” Gia Luật Diên Hi cau mày nhìn phía trước mà hỏi thám báo.
“ Khởi bẩm Vương gia theo như cờ hiệu có thể là Hô Luân Bối Đa phó tướng dưới chướng của Gia Luật Thác.” Thám báo chính là những kẻ am hiểu nhất về các nhánh quân bộ lạc, do đó việc nhận ra bộ lạc của Hô Luân Bối Đa cũng không khó. Thằng này ở Đại Liêu danh khí cũng không quá nhỏ.
“ Kẻ này ra sao, ở đây có ai biết?” Gia Luật Diên Hi cau mày hỏi chúng tướng.
“ Khởi bẩm Vương gia, thằng này bộ lạc ngụ tại An Sơn, cũng là một bộ lạc tầm trung. Hô Luân Bối Đa cường hãn hiếu chiến nhưng đầu óc không có mấy dùng. Thuộc hạ xin nghênh chiến” Một tên bộ tướng của Gia Luật Diên Hi hét lớn.
“ Chuẩn” Gia Luật Diên Hi gật đầu đồng ý. Ngô Khảo Ký muốn dò xét đám kỵ binh của Đại Liêu thì lẽ nào quân Đại Liêu không muốn đánh phủ đầu hạ mã uy quân Đại Việt .
Hô Luân Bối Đa trong mắt Gia Luật Diên Hi chỉ là một thủ lãnh nông thôn làm sao bì lại được tinh nhuệ của Vương Đình Đại Liêu kỵ binh.
Tiêu Xuất Khuất hét dài quất mạnh vào mông ngựa dẫn theo bộ hạ xông lên phía trước đón đánh Hô Luân Bối Đa.
Đây là thuần chất người Liêu đối chiến người Liêu. Kỵ binh đối kỵ binh, cả hai bên đều quá hiểu nhau về cách tác chiến cũng như chiến thuật. Do đó thắng thua nằm ở chỗ bên nào tinh nhuệ hơn, chiến mã bên nào tốt hơn , trang bị bên nào tinh mĩ hơn, số lượng bên nào đông đảo hơn.
Tiêu Xuất dẫn theo kỵ binh có vẻ đông đảo hơn một chút so với Hô Luân Bối Đa. Cả hai bên đều dùng đội hình mũi dùi nhọn lao trực tiếp vào nhau.
Cách nhau trăm bước hai bên đều dương lên chiến cung bắn tới. Mặc dù cung của người Khiết Đan là đoản cung phù hợp xạ kỵ nhưng cũng có tầm xa lên đến 40-50m . Với tốc độ bàn thờ của hai đao kỵ binh đang lao vào nhau như thế này thì phải bắn trừ hao đón đầu. Chờ đến khi đối phương lao lên và rơi đúng vào tầm cung tên thì mới đạt hiệu quả. Đây chính là kinh nghiệm được đúc kết từ hàng chục năm chiến đấu trên lưng ngựa mới có. Về điểm này người Đại Việt luôn không thể nào sánh được.
Loạt xoạt … lẹt xẹt…. bắn xong một lượt tên thì đều răm dắp cả đám cúi người nấp sau cổ chiến mã, đút cung vào bao da bên hông ngựa.
Đồng thời cả hai bên kéo xuống trường thương bên yên cầm lên khiên chắn chuẩn bị lao vào nhau sống mái.
Ngô Khảo Ký dương lên ống nhòm mà tặc lưỡi. Hi vọng đào tạo một chi kỵ binh người Đại Việt của Ngô Khảo Ký ngâm nước. Đối diện với sự tác chiến chuyên nghiệp của quân Đại Liêu cùng hàng binh Đại Liêu thì Ngô Khảo Ký cảm thấy thay vì tốn thời gian xây dựng một đạo kỵ binh made in Đại Việt thì thà rằng Ngô Khảo Ký chiêu mộ người phương bắc làm kỵ binh cho nhanh. Mấy ông Đại Việt sinh ra đã là hải quân thỷ quân thì cứ thế mà phát huy, đào tạo ngược dòng quá khó khăn rồi.
Ngô Khảo Ký không thể phủ nhận, nếu kị binh Đại Việt mà chiến đấu tay đôi với đám Đại Liêu này chắc không chịu được hai ba đòn cho dù Ngô Khảo Ký có buff trang bị tốt chứng nào đi nữa.
Xẹt xoẹt … lộp bộp…. hí hí… ầm ầm ầm….
Cung tên không quá mạnh mẽ cả hai bên đều có tổn thương nhưng không quá đáng ngại. Lực bắn của đảo cung tên chỉ có thể gây thương tích cho người mặc giáp da chứ rất khó giết chết ngay tại chỗ các kỵ binh đôi bên. Tất nhiên nếu trúng những vị trí yếu hiểm như cổ mặt thì có thể giết người lập tức.
— QUẢNG CÁO —
Lần này hai bên cùng xạ kích cao thấp phân ra một chút. Trình độ của quân Tiêu Xuất cao hơn, cung cứng hơn, xạ kích chất lượng hơn. Nhưng quân của Hô Luân Bối Đa có giáp lưới cùng giáp da , ngựa cũng bọc giáp lưới, khiên chăn vững chắc cho nên tuy kỹ thuật cá nhân không tốt như tinh binh vương đình nhưng lại nhỉnh hơn một chút trong lần đối xạ.
Cũng phải thôi, đoản cung khá khó xuyên sâu qua cả giáp lưới và giáp da. Bên cạnh đó một lượng lớn thân binh của Hô Luân Bối Đa còn được trang bị phiến giáp thép dầy cộp phần nhực bụng chuyên dụng cho kỵ binh cho nên gần như bọn này không sợ lắm một lượt cung tên bắn. Trong khi đo quân Tiêu Xại nếu trúng tên thì khả năng bị thương khá cao. Người Kiết Đan thừa đồ da nhưng thiếu sắt. Đây chính là tình hình chung của thảo nguyên. Thực tế trọng kỵ binh chỉ có một nhánh tầm vạn người thuộc vương đình luôn đi theo Gia Luật Hồng Cơ bảo vệ. Còn lại trang bị quân sĩ các lộ của Đại Liêu thường lấy giáp da làm chủ. Đừng khinh giáp da, nếu vũ khí không đủ sắc bén rất khó xuyên thủng những lớp giáp da trâu dày cộm này.
Lượt đối xạ kết thúc, bên Tiêu Xuất ngã xuống tầm hơn trăm người vì nhiều lý do, trong đó có cả lý do chiến mã trúng tên là phần nhiều. Bên Hô Luân Bối Đa ngã ngựa ít hơn nhiều, chỉ tầm 40-50 kỵ binh ngã ngựa, đơn giản vì trang bị của họ quá vượt trội.
Hô Luân Bối Đa núp sau khiên chắn chém gãy đi hai mũi tên găm trên hưng phấn gào thét chĩa thẳng mũi thương về trước mà thúc ngựa nhanh hơn lao tới.
“ Con mẹ nó lão tử trược nai nịt sắt thép đến tận răng còn sợ đám nhà quê các ngươi?” Hô Luân Bối Đa thầm nghĩ và đây cũng chính là nguyên nhân hắn dám ỷ vào để hung hăng càn quấy thỉnh chiến.
Hô Luân Bối Đa đã thử qua chiến giáp mà vị Vương gia ban tặng cho quân đội của hắn. Với chiến giáp đặc chế cho kỵ binh với lớp giáp ngực phiến cực dày. Hô Luân Bối Đa đã cho một tên nô lệ người Hán mặc và tồi hắn phi nước đại chọc thẳng trường thương vào ngực tên này. Trường thương trượt ra một bên tên Hán nô lệ dù bị thương do va đập nhưng rõ ràng không hề trí mạng. Bọn người Đại Liêu thử chiến giáp hay vũ khí không như người Đại Việt chúng dùng hẳn nô lệ sống để thử.
Hô Luân Bối Đa sau khi thử thì mới biết cái thứ nhìn thư sắt này thực tế là thiên cương bách luyện cương thiết trong truyền thuyết. Muốn xuyên phá không phải đơn giản.
Còn thử chiến đao, mũi thương siêu cấp thép tốt mà Bố Chính cung cấp thì cũng cho ra một kết quả. Giáp da chống lại chẳng khác nào chém dưa thái chuối.
Cho nên Hô Luân Bối Đa vốn hung hăng hiếu chiến lại đầu óc thẳng như ruột ngựa đã không e ngại mang một ngàn binh khiêu kích đại quân của Gia Luật Diên Hi.