Ngự thư phòng của Triệu Húc hoàng đế Đại Tống lúc này đang tập hợp chỉ mấy người quan trọng lúc này. Chuyện đó là vì ý tưởng phong vương cho Ngô Khảo Ký không nên lôi ra bàn bạc mở rộng. Chuyện này quá mức ảnh hưởng cho nên chỉ có thể âm thầm thảo luận mà thôi.
Triêu Húc khi nghe ý kiến từ hai đại lão thần trong triều về việc phong vương cho Ngô Khảo Ký thì phản ứng như sau: (╬◣o◢).
Thực sự là cáu giận vô cùng, không ngờ đám đại thần tay phải tay trái lại có ý tưởng cùi bắp như vậy chơ hắn. Nên nhớ từ sau thời Triệu Khuông Nghĩa thì việc phong tước cho đại thần ở Tống rất khó khăn. Việc phong vương cho hoàng tộc họ Triệu cũng không mấy có chứ đừng nói phong Vương khác họ. Bọn này tính toán làm gì vậy … Triệu Húc sắp phát cáu rồi.
“ Xin bệ hạ bớt giận. Chuyện phong Vương cho Ngô Khảo Ký lúc này hoàn toàn khác với phong Vương trong nội địa Đại Tống , hai tầng ý nghĩa rất khác nhau….” Vương An Thạch thấy thái độ ác liệt của Triệu Húc thì vội vã giải thích.
“ Vậy sao? Chuyện này rốt cuộc là..” Tống Thần Tông Triệu Húc lúc này rất tin tưởng Vương An Thạch cho nên vẫn có chút kiên trì nghe vị tể tường này giải thích.
“ Khởi bẩm bệ hạ, Việc này như sau….” Vương An Thạch không nhanh không chậm dùng những từ ngữ dễ hiểu nhất để giải thích mà không lôi thôi dài dòng.
Chuyện là việc phong vương cho Ngô Khảo Ký với danh Đông Hải Vương là một hệ thống Vương nằm ngoài chính trường của Đại Tống. Ví như Thiên Triều phong vương cho các thuộc quốc ở ngoài lãnh thổ chính thức của Đại Tống vậy.
Chuyện này người Hoa Hạ đã làm rất nhiều lần đỉnh điểm là thời nhà Đường với việc sắc phong các Vương tước cho thủ lãnh thảo nguyên, hay Vương Tước cho Tân La, Cao Cú Lệ, v.v… Ngay cả lúc này trên danh nghĩa thì Đại Việt quốc cũng chỉ là một Vương tước mà Tống phong cho mà thôi. Mặc dù chuyện này có chút là người Tống tự tô vẽ bản thân nhưng vẻ bề ngoài đúng là vậy. Chỉ là lúc này Đại Việt thế lớn tự xưng hoàng một đoạn thời gian Đại Tống thì tứ bề báo nguy cho nên không thể làm gì mà thôi.
Cho nên nói một cách nào đó thì phong Đông Hải Vương cho Ngô Khảo Ký không có mấy ảnh hưởng đến bộ máy của Đại Tống cả.
Theo như Vương An Thạch giải thích thì việc phong vương này không những không gây tổn hại về mặt lợi ích cho Đại Tống mà mang lại nhiều mặt lợi ích.
Thứ nhất Ngô Khảo Ký có tiếp hay không tiếp sắc phong thì cũng gây chia rẽ nội bộ sâu sắc trong tập đoàn công ty của Ngô Khảo Ký. Vì Tô Thức đã nghiên cứu rất kĩ các điều lệ của công ty này cho nên phát hiện một điểm đặc biệt chêt người yếu điểm trog hệ thống của Ngô Khảo Ký.
Quan hệ giữa công ty Tân Bình Đông Hải và các công ty thành viên ràng buộc nhau theo kiểu lợi ích hợp tác chứ không phải là quan hệ quân thần thuộc hạ. Nhưng nay nếu Ngô Khảo Ký tiến lên làm Vương Đông Hải hắn sẽ phải làm gì? Tất nhiên là thu địa bàn, củng cố thế lực, lúc này là quan hệ hợp tác nhưng nếu Ngô Khảo Ký làm vương thì quan hệ này lập tức vỡ vụn và biến thành quan hệ thu phục xâm lược đô hộ các thế lực nhỏ. Kể từ đó nó sẽ đi ngược lại với tiêu chí của công ty ban đầu.
Còn việc Ngô Khảo Ký từ chối thì chưa từng ai nghĩ đến vì sức hấp dẫn của một vương vị “chính thống” quá lớn. Nên nhớ lúc này cả Đông Á vẫn coi sắc phong của Đại Tống là chính thống dù quốc gia này đang lâm nguy tứ bề. Sức hút vương vị sẽ mãnh liệt vô cùng tận.
Điểm thứ hai đó chính là sẽ gây chia rẽ sâu sắc vô cùng quan hệ của Ngô Khảo Ký và triều đình trung ương của Đại Việt. Điểm này không cần bàn cãi. Chỉ cần Đại Tống loan tin phong vương cho Ngô Khảo Ký đi khắp mọi nơi thì việc Ngô Khảo Ký tiếp nhận hay không tiếp nhận không còn là ý nghĩa.
Giống như ngươi đang sạch sẽ người ta hắt cả xô cức lên người, có tránh né thì không vào đầu cũng vào chân. Lúc này Ngô Khảo Ký có giải thích cũng khó vì việc phong Vương không phải đùa dỡn , nhất là Đại Tống phong vương lại càng là quan trọng. Ngô Khảo Ký thì ở xa Đại Việt ngàn dặm, hắn có muốn giải thích cũng khó khăn. Chỉ cần triều đình trung ương Đại Việt có chút nghi ngờ mà làm ra những hành động không đáng có cũng đủ để việc phong vương đạt hiệu quả.
— QUẢNG CÁO —
Việc tiếp theo đó chính là nếu phong vương cho Ngô Khảo Ký thì vấn đề Vương thị bạo loạn cự kỳ dễ giải quyết. Nếu Ngô Khảo Ký tiếp nhận phong vương thì bất kể về trung nghĩa hay tín dự hắn đều phải giúp Tống đánh Mân. Còn chuyện Lưỡng Quảng sẽ khó nói.
Thêm vào đó Vương An Thạch còn nói về chuyện Yên Vân Thập Tam Châu. Nếu Ngô Khảo Ký chịu phong Vương, dẹp yên Vương Thị thì khả năng lấy lại Yên Vân Thập Tam Châu không khó khăn. Vương An Thạch vẽ ra một viễn cảnh hoành tráng là quân Ngô Khảo Ký đánh từ biển vào Thiên Tân thủy quân Ngô Khảo Ký có thể theo đại vận hà đánh thẳng U Châu ( Bắc Kinh ) . Quân Liêu dám nam hạ thì Ngô Khảo Ký có thể đưa quân theo biển đánh thẳng U Châu của người Liêu. Hậu Phương bị đánh thử hỏi quân Liêu yên tâm ở tiền tuyến.
Vấn đề là Tống không cần ra tay, chỉ cần bỏ tiền thuê Ngô Khảo Ký là được. Vương An Thạch rất tin tưởng thủy quân Ngô Khảo Ký có thể bóp chết lực lượng thủy quân mỏng yếu của người Liêu ở Hoàng Hải. Khi mà Ngô Khảo Ký có thể đập tan thủy quân của Đại Liêu thì có thể tự do đi lại giữa Yên Vân Thập Tam Châu và Liêu Ninh. Muốn tập kích đâu thì tập kích. Kỵ binh của người Liêu làm gì được Ngô Khảo Ký ?
Lý do thủy binh Tống cũng có thể làm điều này nhưng sợ lỵ binh người Liêu nam hạ đánh vào Biện Kinh nên không dám láo. Nhưng Ngô Khảo Ký thì khác nha, kỵ binh Liêu đi đâu để tìm Ngô Khảo Ký? Chạy một vạn dặm đánh vào Đại Việt chăng?
Chỉ cần Ngô Khảo Ký kéo được Liêu xuống nước Đại Tống nhảy ra làm trung gian hòa giải, từ từ ngoại giao chiếm lại Yên Vân 13 châu là chuyện không khó.
Lưỡng Quảng trong mắt nước Tống chỉ là phiên thuộc dày dặc người Mân, địa vị của chúng trong mắt người Tống không bằng một nửa phần của Yên Vân Thập Tam Châu. Có thể nói Yên Vân Thập Tam Châu là nối quốc nhục của người Tống cho đến lúc này. Có đến nằm mơ thì vua quan, nhân dân Tống cũng muốn thu hồi. Có đến nằm mơ thì Triệu Húc cũng muốn xóa bỏ nỗi nhục Yên Vân Thập Tam Châu của ông cha. Nhưng Đại Tống yếu hèn không dám đối đầu với Liêu quốc cho nên âm thầm chịu đựng.
Nhưng Ngô Khảo Ký là một cái gậy nguấy shit chính hiệu nếu biết cách sử dụng thì Liêu quốc lãnh đủ. Đây là cơ hội của Tống quốc.
Việc để mất Lưỡng Quảng thực ra vấn đề không quá nghiêm trọng trong mắt đám người Tống. Vì bản chất Lưỡng Quảng lúc này là người Mân quản lý. Đại Việt có thể phong Vương cho bọn Lưu Kỷ - Thân Cảnh Phúc thì nhà Tống cũng có thể lung lạc đám này như vậy. Nếu phong vương cho Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc thì có thể danh chính ngôn thuận mà nhét Lưỡng Quảng vào bản đồ Đại Tống . Có thể đối ngoại cùng dân chúng mà nói rằng Lưu Kỷ cùng Thân Cảnh Phúc quy thuận thiên uy của Triều đình. Chuyện này sẽ không mất mặt tí nào.
Sau đó sẽ là chiến lược phân hóa nội bộ của Lưu Kỷ cùng Thân Cảnh Phúc rồi tiến đến dụng binh. Tuy rằng thời gian có tốn nhưng là phương pháp ổn thỏa.
Đối nội thì không sợ dân chúng chủi rủa , đối ngoại thì vẫn tỏ ra thiên uy của Đại Tống đây là một bước đi có thể nói là khôn khéo.
Còn nếu thu lại được Yên Vân Thập Tam Châu thì đó là công lao cái thế của vua quan thời Triệu Húc.
Tất nhiên những điều này muốn thực hiện được thì việc trước tiên là Ngô Khảo Ký phong vương, tiếp theo thu thập Vương Thị. Lung lạc chia rẽ Lưu Kỷ - Thân Cảnh Phúc , hợp đồng bí mật Ngô Khảo Ký đánh Liêu. Mọi sự đại cát.
Triệu Húc nghe đến đây thì hai mắt sáng chưng. Việc phong vương cho Ngô Khảo Ký nghe ra lợi quá nhiều mà không thấy hại ở đâu ra nhỉ. Nhưng tại sao lúc trước khi nhắc đến chuyện này cả Vương An Thạch và Tư Mã Quang đều ngập ngừng?
“ Nhị vị ái khanh, nếu chuyện phong vương đã có lợi như vậy, sao trước đó các ngươi lại ngập ngừng?” Triệu Húc thắc mắc….
— QUẢNG CÁO —
“ Bẩm bệ hạ…. lợi thì nhiều nhưng hiểm họa về sau cũng khôn lường a….”
Lúc này Tư Mã Quang mới đứng ra giải thích.
Đúng vậy nghe thì có lợi vô cùng, nhưng hại cũng không ít. Phong Đông Hải Vương cho Ngô Khảo Ký nghe có vẻ không liên quan đến lục địa Đại Tống nhưng có thật vậy không.
Quân vô hí ngôn, khi đã phong vương cho Ngô Khảo Ký thì tên này sẽ danh chính ngôn thuận thành lập thế lực ở Đông Hải. Nói gì thì nói khi Đại Tống đã phong vương cho Ngô Khảo Ký thì phải dùng luật tống đối xử với Ngô Khảo Ký như một Vương gia thực sự.
Nếu Ngô Khảo Ký chỉnh hợp được mọi thế lực lớn bé ở Biển Đông thì hắn sẽ trở thành một con quái vật ở hảo ngoại. Lúc này đường biển Đại Tống sẽ bị khóa hoàn toàn. Thử hỏi Đại Tống kiếm tiền nhiều nhất là từ đâu? Đó chính là mậu dịch. Nếu phong Ngô Khảo Ký là Đông Hải Vương thì mọi tuyến đường mậu dích trên biển tên này có thể danh chính ngôn thuận mà thò tay. Đến lúc đó Đại Tống cũng không có cửa mà phản bác. Thử hỏi giờ đây thuyền bè ra khơi đều bị Ngô Khảo Ký đánh thuế, thuyền bè các nước khác đến cũng bị Đông Hải Vương thu thuế một lần. Mậu dịch Đại Tống nguy cơ a.
Tiếp đến là vấn đề lãnh thổ. Ngô Khảo Ký hoàn toàn danh chính ngôn thuận chiếm đảo hải ngoại ví như Bành Hồ đảo ( Đài Loan ngày nay). Thậm chí Ngô Khảo Ký có thể chiêm cả Nhai CHâu ( Đảo Hải Nam) làm lãnh thổ. Nếu như trước đây Ngô Khảo Ký chiếm đảo làm vua danh bất chính ngôn bất thuận thì dân hán ở đây sẽ phản đối. Nhưng nếu Đại Tống phong Vương danh chính ngôn thuận thì Ngô Khảo Ký sẽ chẳng gặp bất ky khó khăn nào tiếp quản những nơi này. Kẻ từ đó Đại Tống muốn đòi lại những vùng đất này còn khó hơn lên trời.
Lợi hại phân chia như vậy khiến vua quan Đại Tống đều rơi vào phân vân. Tất nhiên lợi ích có vẻ nhiều hơn một chút nhưng cái chính là Triệu Húc đủ phách lược để phong vương cho Ngô Khảo Ký hay không?
Triệu Húc: (¬_¬) !!!
Liều một phen, lúc này Đại Tống nguy cơ tứ bề. Đại Liêu dục dịch, Tây Hạ tăng quân, lực lượng biên giới phía Bắc quá mỏng. Cho nên không còn thời gian để vua quan Đại Tống dây dưa với Vương Thi nữa.
Nhưng kế hoạch có hơi chuyển biến một chút. Rốt cuốc các bộ não của Đại Tống đã một lần hoạt động cực hiệu quả và đưa ra sách lược siêu đúng đắn.
Đại Tống bỏ ra trọng kim chưa từng có 30 vạn lượng bạc thuê Ngô Khảo Ký đánh Liêu quốc, một bản hợp đồng bí mật với thỏa thuận Ngô Khảo Ký không được để lộ thông tin là Đại Tống thuê mướn ra ngoài. Thậm chí phí bịt miệng lên tới mười vạn lượng bạc trắng.
Đại quân của công ty Tân Bình Đông Hải được hoàn toàn làm chủ Vịnh Giao Châu ở Phủ Tế Nam, hai bên diễn trò một trận đánh ác liệt nơi này và Ngô Khảo Ký chiếm lấy. Kể từ đó Ngô Khảo Ký danh chính ngôn thuận có căn cứ vững chắc tiến vào Hoàng Hải tiến đánh ven bờ biển Liêu quốc.
Món làm ăn hời như vậy Ngô Khảo Ký hám tiền liền đồng ý dù sao đánh trận chết người chủ yếu là bọn tiểu đệ của hắn. Thu tiền là Ngô Khảo Ký cho nên đánh ai chẳng là đánh.
Giữ lại ba ngàn quân hải tặc của mấy dòng họ phù tang ở Thái Châu vì theo hợp đồng thì Ngô Khảo Ký phải ở đây trú đóng trong hai tháng. Ngô Khảo Ký dẫn theo anh em bè lũ ầm ầm tiến về Giao Châu. Lần này mang theo mười vạn đại quân tấp nập lên đường.
— QUẢNG CÁO —
Lương thảo vật tư quân Tống đã chuẩn bị sẵn nơi này, chỉ cần giả đánh một trận chiếm lấy kho tàng ở cảng Giao Châu là đủ 6 tháng tác chiến cho mười vạn Đại quân rồi.
Trước khi rời đi Ngô Khảo Ký thực hiện đúng hợp đồng đưa 3 vạn tinh binh Tống qua sông Trường Giang còn Tống – Mân nhau ra sao hắn không quản.
Lừa được Ngô Khảo Ký đi lên phương bắc, tháng bảy bỗng nhiên có một thông báo gửi đene Đại Việt nội dung như sau. Ngô Khảo Ký được Đại Tống phong làm Đông Hải Vương, địa vị ngang hàng hoàng tộc Lý gia. Vì trên thực tế Đại Tống chỉ thừa nhận Lý thị là Vương, không thừa nhận Lý thị xưng hoàng.
Phản ứng của Ỷ Lan Thái Hậu và các thế gia Đại Việt rất đặc sắc khi biết tin này. Chuyện này khoan hãy nói sau.
Thông tin phong Vương cho Ngô Khảo Ký không chỉ gửi cho Đại Việt mà các quốc gia lân bang đều nhận được Tây Hạ _ Liêu_ Cao Câu Ly- Phù Tang đều nhận được.
Chỉ mỗi Ngô Khảo Ký là nhận được sau cùng , lúc này hắn đang hăng hái đánh vào Liêu Ninh làm thịt thủy quan Liêu quốc bạc nhược nơi này.
Khu vực bàng hoàng, thế giới chấn động, lòng người hoang mang. Không ải hiểu Đại Tống và Ngô Khảo Ký xảy ra chuyện gì. Không ai hiểu giữa hai phe này có thỏa thuận gì. Nhưng tại Đại Việt ngay lập tức có lệnh điều chuyển Lý Thường Kiệt rút quân về nước. Thiên tử binh trở nên gấp gáp dị thường.
Nghệ An Cửu Chân rơi vào tình thế cảnh giác đứng lên, binh sĩ nghiêm túc canh phòng cẩn mật lúc nào cũng hướng về phương Nam đề phòng.
Lý Thường Kiệt than thở không thôi. Ông cảm thấy mình quá mệt mỏi rồi. Ngô Khảo Ký không để cho ông ta một giây phút thảnh thơi nào cả. Hết chuyện này đến việc khác, ông ta cảm thấy thà đem trăm vạn hùng binh quét đánh nhau sống chết cùng Đại Tống còn dễ thở hơn là việc chạy theo chùi đít cho đứa cháu ngoan này. Lần này chọc đến trời rồi. Đông Hải Vương.. thử hỏi Lý Lão làm sao đỡ được kèo này.