Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 14: Tấu chương của Ngô Khảo Ký.




Trong khi Ngô Khảo Ký ở Bố Chính đang gấp rút hết sức chuẩn bị nguyên liệu cho hai lò cao luyện thiếc thì lúc này Long thành dạy sóng không yên.

Cấm Thành, Thăng Long Linh Đô Đại Việt, Thiên An cung, nơi những buổi trầu chính được tổ chức.

Ngày hôm nay tình hình nơi Thiên An cung rất căng thẳng, các đại thần Lý triều là tranh luận một cách dữ dội không ngừng, nguyên nhân cũng chỉ vì một bản tấu chương của vị Châu Mục xa xa nơi biên thùy, nhưng sức ảnh hưởng của nó khì khủng khiếp kinh hồn. Bất kể thành hay bại thì bản tấu chương này đã khiến cho Ngô Khảo Ký cái tên này lưu lại trong trí nhớ của các vị lão đại Đại Việt. Chỉ một bản tấu chương này đã nâng Ngô Khảo Ký từ một nhân vật không có mấy tiếng tăm gì trở nên một tuổi trẻ tài tuấn được nhắc tên tại Long Thành.

Thực tế không chỉ có các đại thần triều đình tranh luận về bản tấu chương của Ngô Khảo Ký mà rất nhiều tầng lớp xã hội người dân cũng đang bàn bạc về nó. Đã hơn mười ngày trôi qua với bao lần cãi vã trên triều đường dĩ nhiên nội dung của bản tấu chương này phần lớn đã bị lưu truyền nhân gian. Bản tấu chương đó gây nên một làn sóng bình phẩm nhận xét cũng như tranh luận giữa phe ủng hộ Ngô Khảo Ký và phe phản đối. Các sĩ tử cũng coi đây là đề mục để nghiên cứu trong thời gian này. Tửu quán, trà quán, lâu đình, hay kể cả là kẻ chợ, đâu đâu cũng có người đang bàn luận về những ý tưởng của Ngô Khảo Ký bên trong tấu chương.

Nội dung tấu chương của Ngô Khảo Ký có vài trăm chữ nhưng nói tóm tắt có vài ý chính sau đây. Thứ nhất hắn phân tích về công thương nghiệp của Đại Việt, Tống, Chiêm, cùng Lô Oa và Tam phật Thệ. Tất nhiên tập chung chủ yếu vẫn là công, thương nghiệp của Đại Việt, Tống, Chiêm. Trong này hắn nêu rõ điểm mạnh yếu của từng quốc gia công, thương nghiệp. Và cũng giản thích lợi hại cùng của việc nhập khẩu cũng như xuất khẩu hàng hóa. Về phần thứ hai đó chính là phương án phát triển công thương nghiệp cũng như cổ võ đề cao địa vị công tượng, cùng thương nhân. Về phần cuối cùng đó chính là hắn đưa ra một số chính sách thuế khóa để có thể tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho công thương nghiệp Đại Việt.

Nội dung đầu tiên của bản tấu chương Ngô Khảo Ký thực tế có rất ít người phản bác hay có ý kiến trái chiều vì nó khách quan và đi thẳng vào bản chất. Khiến cho người muốn phản bác cũng không biết thế nào để ra tay. Đầu tiên đó chính là khái niệm nhập siêu cùng xuất siêu. Đối với thương nghiệp Đại Việt – Tống thì Đại Việt đang rơi vào tình thế nhập siêu. Còn đối với Chiêm, Lô Oa,Tam Phật thệ thì Đại Việt lại là nước suất siêu.

Nhưng kim ngạch hàng hóa giữa Đại Việt cùng ba nước Chiêm, Lô Oa ( mộ phần Thái Lan ngày nay) Tam Phật Thệ ( một phần Malay ngày nay) không bì lại 1/5 tổng kim ngạch hàng hóa Việt- Tống do đó Đại Việt về bản chất vẫn là nhập siêu quốc gia.

Điểm lợi hại của nhập siêu thì Ngô Khảo Ký nêu lên rất rõ ràng, lợi ích việc nhập khẩu công nghệ, máy móc trang thiết bị cao cấp giúp nâng cao trình độ kỹ thuật, tiến gần trình độ phát triển cao của Tống triều , nhờ đó tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao. Trong điều kiện ngành sản xuất nguyên liệu cao cấp trong nước chưa phát triển thì việc nhập khẩu nguyên liệu giúp cho các nước này thực hiện tốt chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Hàng nhập khẩu trong nhiều trường hợp tạo môi trường cạnh tranh kích thích sản xuất trong nước hoàn thiện và phát triển.

Nhưng vấn đề đó là Người Tống luôn bảo mật công nghệ, họ không xuất khẩu máy móc trang bị cao cấp mà chỉ xuất khẩu những hàng hóa đã gia công hoàn chỉnh cho người Việt từ đó đổi về những nguyên liệu sơ chế có giá trị kinh tế thấp đối với người Việt. — QUẢNG CÁO —

Nói tóm lại người Tống lợi dụng kĩ thuật cao hơn để chế tác những mặt hàng công nghệ cao như giấy, gốm sứ, tơ lụa, quạt thành phẩm. Những thứ này nói trắng ra nguyên liệu đầu vào không cao nhưng trải qua công nghệ cao hơn của Người Tống thì nó trở thành mặt hàng xa xỉ và giá thành đắt đỏ vô cùng khi đến Đại Việt. Họ dùng những mặt hàng này để trực tiếp đổi lấy tiền đồng hay bạc của người Việt, lương thực, quặng mỏ, cùng những mặt hàng chưa qua chế tác của người Việt. Vô hình chung người Việt phải đổi rất nhiều tài nguyên để có được những sản phẩn trên, mà trong thực tế những sản phẩm đó không tiêu hao bao nhiêu tài nguyên của người Tống.

Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì chỉ có người Tống ngày càng giàu lên và người Việt ngày càng ngèo đi.



Còn về mặt nhập siêu gây hại cho Đại Việt thì Ngô Khảo Ký cũng phân tích rõ ràng. Tình trạng nhập siêu của Đại Việt đã tràn lan vượt quá kiểm soát của triều đinh dẫn tới hiện tượng lãng phí tài nguyên , tác động xấu đến sản xuất trong nước. Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới xu hướng "sùng ngoại", khiến hàng nội địa khó tiêu thụ hơn. Điều này kéo theo hệ lụy là nền công nghiệp của Đại Việt kém phát triển và không có động lực phát triển.

Thực tế nội dung thứ nhất này rất khó có người phản bác lại được luận điểm của Ngô Khảo Ký. Thứ nhất xã hội Đại Việt vẫn là nông nghiệp chủ đạo. Tư tưởng phân cấp giai tầng Sĩ, Nông, Công,Thương một bộ phận bị ảnh hưởng bởi nho học Hoa Hạ vậy nhên triều đình sĩ tộc cũng không có cái nhìn nghiêm chỉnh về vấn đề trên. Nhưng khi Ngô Khảo Ký đâm thủng tờ giấy mỏng và vạch rõ hiện trạng thì mọi người sẽ bừng tỉnh ngộ mà nhìn trực tiếp vào bản chất của vấn đề công thương đang tồn tại của Đại Việt.

Cái đề mục thứ nhất của Ngô Khảo Ký không ai cãi láo, và mọi người đều công nhận Ngô Khảo Ký là một cái thanh niên có đầu óc. Nhưng vấn đề thứ hai lại rất đụng chạm tới nhiều tầng lớp lợi ích, chính vì lẽ đó đây là nơi khiến cho sự tranh cãi bùng lên đỉnh điểm.

Nội dung quan trọng thứ hai của Ngô Khảo Ký tấu chương đó chính là đề cao vị thế chính trị xã hội của hai giai cấp Công- Thương. Từ đó kích thích họ nghiên cứu , cải tiến nền công thương nghiệp của Đại Việt để có thể cạnh tranh xòng phẳng cùng Người Tống trong tương lai.

Tư tưởng này dĩ nhiên nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ giai tầng tiểu thủ công nhóm thợ người cùng tiểu thương nhân. Nhưng lại gặp sự phản đối mạnh mẽ từ sĩ tộc cùng địa chủ giai tầng cũng như nông dân hộ tự do.

— QUẢNG CÁO —

Đơn giản tư tưởng Sĩ Nông Công Thương phân chia giai cấp trong xã hội Đại Việt là có, tuy không sâu sắc như xã hội thuần túy nho học Tống triều nhưng vẫn là đáng kể. Khi Ngô Khảo Ký đặt vấn đề nâng cao đãi ngộ cùng vị thế xã hội của Công tượng, Thương nhân sẽ dẫn đến cảm giác bị uy hiếp địa vị của Sĩ tộc cũng như Địa chủ hộ. Chính vì vậy họ không thể nào muốn chuyện này xảy ra.

Nhóm Sĩ, Nông lấy lý do lương thực làm đầu, trăm việc nông việc là quan trọng nhất. Nếu không có Nông dân cày cấy thì không có lương thực, không có lương thực thì mọi người chết đói cả. Từ đó dẫn đến địa vị người Nông dân không thể nào xếp ngang hàng Công- Thương hai nhóm người này. Thêm vào đó nhóm người ủng hộ quan điểm này cho rằng nếu không trọng nông ức thương thì người người bỏ ruộng đi làm thương nhân, thợ thủ công, đến lúc đó toàn Đại Việt đồng hoang bạt ngàn nơi nơi chết đói.

Nhưng Ngô Khảo Ký cũng lường trước điều này. Cho nên hắn cũng có lập luận giải thích về việc nâng cao địa vị, đãi ngộ Công – Thương nhóm ngươi. Công nghiệp nếu phát triển sẽ có thể có nhiều mặt hàng giá trị cao, dùng đến thương nhân đưa đi các nước và tiến hành xuất siêu từ đó đổi về vàng, bạc đồng cũng như lương thực. Từ một mặt này rõ ràng an ninh lương thực sẽ có mặt đảm bảo nhất định. Ngô Khảo Ký nêu một ví dụ điển hình về việc này đó chính là Tửu Xưởng nói đương cử nếu Đại Việt dùng tửu đổi lấy lương thực của Tống, Lô Oa, Chiêm. Đặc biệt là Lô Oa một quốc gia cực giàu lương thực. Một năm người Việt sẽ bổ xung được sấp xỉ triệu cân lương thực. Đó là hắn mới chỉ sơ bộ đánh giá năng xuất Tửu Xưởng là 800 vò một tháng, trên thực tế sau khi nhập khẩu lương thực chỉ cần trích ra 1/10 số đó để nấu tửu thì sản lượng tửu một tháng có thể đạt. 1500- 2000 vò Ngọc Lộ tửu, đừng lo thứ này không bán được, thứ này chỉ có thiếu hàng không bao giờ thừa. Từ đó một năm có vài triệu cân lương thực bổ xung, người Việt còn lo đói?

Đấy mới chỉ là một Tửu Phường, nếu như sứ, gốm, đồ sơn mài mĩ nghệ, quạt, giấy tất cả thủ công nghiệp của Đại Việt có thể phát triển đủ cạnh tranh với Tống thì sao? Lúc đó sẽ có bao nhiêu lương thực đổ vào Đại Việt.

Ngô Khảo Ký lấy Tửu Phường Ngọc Lộ làm ví dụ điển hình về sự vượt trội công nghệ sẽ đem lại lợi ích to lớn ra sao. Chỉ một tửu phường nho nhỏ ở miền biên ải với công nghệ vượt trội và độc quyền hàng hóa đã đưa đến lợi ích có thể nuôi sống ít nhất 2 triệu người trong một năm. Nuôi sống 1/3 dân số Đại Việt. Điều này đủ thấy sức mạnh của Công- Thương hai ngành nếu được chú trọng cẩn thận.



Thêm vào đó nếu công nghiệp phát triển ví dụ như sắt thiết trình độ cao hơn thì sẽ có đầy đủ nông cụ cho nông dân canh tác, việc khai hoang mở rộng diệt tích canh tác dễ hơn. Có tiền thì triều đinh lo lắng được thủy lợi. Mua thêm trâu bò khiến cho năng suất nông nghiệp tăng cao. Từ đó có thể thấy được Công thương phát triển không những không làm nguy hại nông nghiệp mà còn kéo theo nông nghiệp phát triển.

Cái ví dụ này khiến cho rất nhiều đại quan của Đại Việt giao động, ngay cả dân chúng cũng giao động vô cùng. Nên nhớ xã hội người Việt thời Lý không phải xã hội thuần nho giáo. Nơi này là tam giáo đồng nguyên tư tưởng. Phật- Nho – Đạo đều có ảnh hưởng trong xã hội khiến cho Nho giáo không phải độc tôn như Hoa Hạ. Chính lẽ đó khiến cho tư tưởng người Việt cởi mở hơn nhiều. Chính các thế gia , sĩ tộc cũng tham gia hoạt động thương nghiệp và thủ công nghiệp. Bản thân họ sau khi nghe phân tích trong tấu chương của Ngô Khảo Ký cũng có phần ngộ ra. Chẳng qua vì lợi ích giai cấp khiến họ cố đấm ăn xôi mà thôi.

Nhưng cũng vì đặc tính cởi mở tam giáo đồng nguyên khiến cho âm thanh phản đối tấu chương của Ngô Khảo Ký dù có mạnh mẽ nhưng không quá gay gắt. Nói thật nếu bản tấu chương này của Ngô Khảo Ký được người Tống triều viết ra thì người đó không chết cũng bị lột da. Bản tấu chương này đúng thực sự chỉ có thể hoạt động trên đất Việt thời Lý triều, nơi mà người dân cầu đến cả ba tôn giáo, họ sử dụng kết hợp chúng theo giới tính, theo các giai đoạn theo cuộc đời. Phụ nữ âm tính hơn thiên về Phật, đàn ông dương tính hơn thiên về Nho. Cùng một người Việt, khi trai trẻ thì ra sức học Nho để giúp nước, khi khổ ải trầm luân thì cầu khấn Phật trời phù hộ, khi ốm đau già yếu thì mời đạo sĩ trị bệnh trừ tà hoặc tập luyện dưỡng khí an thần. Không chỉ trong một đời, mà ngay trong một ngày cũng có thể gặp biểu hiện của ba tôn giáo nơi một con người. Hơn thế nữa, người bình dân cũng chẳng cần biết đến Nho giáo, gần gũi đối với họ trước hết là tín ngưỡng bản địa quen thuộc của cư dân nông nghiệp với truyền thống trọng phụ nữ, đạo Thánh Mẫu, sau nữa là Phật giáo và Đạo giáo. Thế là hình thành một thứ “Tam giáo” bình dân, hoà quyện Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Thánh Mẫu. Sư dung hợp diễn ra không chỉ giữa từng tôn giáo ngoại sinh với tín ngưỡng bản địa, giữa các tôn giáo ngoại sinh đã được địa phương hoá với nhau. Chính điều này làm cho Sĩ Nông Công Thương giai cấp mặc dù có sức ảnh hưởng mạnh nhưng lại không phải là thiết luật chết.

— QUẢNG CÁO —

Điểm thứ 3 của tấu chương Ngô Khảo Ký cũng gây nên một số tranh cãi. Đó chính là cách điều chỉnh một số loại thuế khóa để có thể vừa tăng ngân sách quốc khố lại vừa quản lý được tình trạng nhập siêu. Một số thuế mới được đưa ra như thuế hàng xa sỉ phẩm, hay thuế chống phá giá, thuế quan v.v… Bên cạnh đó còn có cơ chế hạn chế số lượng đồ xa sỉ phẩm cùng quy tắc trao đổi hàng hóa. Ngiêm cấm dùng lương thực đổi hàng hóa từ các nười lân bang.

Thực ra các khoản thuế này chính là đang giải quyết vấn đề nhập siêu của nội dung thứ nhất. Không hoàn toàn cấm cửa giao thương, chỉ là hạn chế nhập khẩu hàng sa xỉ phẩm, các loại thuế kể trên giúp cho tiểu thủ công nghiệp các mặt hàng trong nước được bảo hộ và có sức cạnh tranh nhất định đối với hàng hóa của nhà Tống. Nhưng vì không cấm hoàn toàn nên hệ thống công nghiệp của người Việt vẫn có áp lực cạnh tranh để tiến bộ.

Thanh âm phản đối phương án của Ngô Khảo Ký chỉ là một vào cự đại thế gia. Nói thật tư tưởng sính ngoại sính đồ Tống đã xâm nhập đại Việt. Các thế gia này coi việc mình có được đồ Tống sử dụng đồ Tống là một thứ địa vị chứng minh. Cho nên nếu những loại thuế này được áp dụng thì họ sẽ phải tốn rất nhiều tiền mới có thể sở hữu chúng. Đến lúc này họ lại phải cân nhắc giữa mặt mũi và tài chính. Nhưng những thế gia này thanh âm phản đối không qua lớn, vì họ biết nếu làm căng sẽ rơi vào cái tiếng sính ngoại, sính Tống đồ. Điều này là không quá khôn ngoan khi Ngô Khảo Ký đã phân tích quá rõ ở nội dung thứ nhất về mối nguy hại của nó cho quốc gia.

Sự thật bản tấu chương của Ngô Khảo Ký rất rõ dàng, dễ hiểu, cộng thêm một bản chú thích tỉ mỉ cho nên không thể làm khó sự hiểu biết của các đại thần Lý triều. Trên thực tế triều đình nghi đã gần như thông qua bản tấu chương này của Ngô Khảo Ký sau hơn 10 ngày tranh cãi làm việc. Phương án thống nhất đó là đồng ý cách nói của Ngô Khảo Ký và thực hiện một số cải cách thuế má dựa theo mục tiêu chung đó chính là giảm nhập siêu, hỗ trợ thủ công nghiệp Đại Việt cạnh tranh, tăng đãi ngộ công tượng – thương nhân. Tích cực xuất siêu các mặt hàng công nghệ “cao” của Đại Việt cho Chiêm, Lô Oa, Tam Phật Thệ để đổi về tài nguyên, lương thực và tiền. Đại Việt tự tin đè bẹp nền công nghiệp của các nước này nên không có rào cản thương mại đối với các quốc gia trên.

Chỉ riêng vấn đề địa vị chính trị của Công Thương hai tầng lớp không thể nâng ngang hàng Nông dân tầng lớp. Đây là giới hạn cuối cùng của thế gia sĩ tộc, riêng vấn đề này họ nhất quyết không thỏa hiệp. Nhưng phương án chung dung được đưa ra đó chính là Công- thương địa vị ngang nhau và kép nửa trù so với Nông dân hộ. Nói một cách chi tiết, Công _Thương tầng lớp lúc này có thể nhập sĩ làm quan, điều này là tuyệt đối không thể nào nếu là trước đây. Nhập sĩ làm quan đó là đặc quyền của Sĩ Nông nhị tầng. Nhưng việc nhập sĩ làm quan của Công -Thương hộ tịch chỉ có thể giới hạn ở bát phẩm đến cửu phẩm quan viên. Đây cũng là giới hạn vạch mặt của sĩ tộc rồi. Để đạt được điều này đó là cả một sự tiến bộ vượt bậc của nhận thứ, đúng là chỉ có xã hội tư tưởng khá thoáng mở Tam giáo đồng nguyên hệ tư tưởng của Đại Việt có thể chấp nhận.

Nhận thức chung đã định, sau đó chính là chế định các chi tiết hạng mục, chúng đại thần lại cãi vã một hồi rất lâu về từng hạng mục quy định thuế khóa. Tất cả mọi người chợt bừng tỉnh một điều, nếu thực hiện đúng chính sách thì công tượng và thương nhân sẽ trở thành những kẻ khá có tiền. Ma thực tế nông dân tự nuôi sống bản thân đã là rất khá, vì lợi ích có thể rất nhiều nông hộ sẽ từ bỏ hộ tịch của mình để tiến vào công tượng, thương nhân hộ tịch. Nếu điều này sảy ra khả năng là không tốt, trong ngắn hạn Đại Việt vẫn cần đại lượng nông dân để đảm bảo nông nghiệp ổn định. Do đó quy chế chuyển hộ tịch trở nên gắt gao vô cùng, nông hộ muốn chuyển đổi công-thương hộ tịch là không dễ dàng.

Tấu chương việc lớn có thể hòm hòm thông qua những tưởng tranh cãi sẽ bớt gắt gao nhưng sự việc tiếp theo còn khiến qua viên tranh cãi kịch liệt hơn nữa. Thập chí không thiếu kẻ sẵn sàng mạo phạm thiên uy mà muốn động thủ nơi triều đường, vậy đó là vấn đề gì?