Chiến trường luôn tràn ngập màu máu đỏ thẫm của bi thảm, bất kể là máu của địch nhân hay máu của đồng đội đều không quan trọng. Màu máu trên cánh đồng hoang vu hòa trộn cùng nền trời hoàng hôn trở nên một bức tanh nhuốm đỏ của luyện ngục.
Tại sao phải có chiến tranh, tại sao phải tàn sát tộc khác , tại sao các quốc gia này luôn nuốn khống chế hay nô dịch dân tộc khác với họ?
Ngô Khảo Ký run rẩy buông lỏng chiến thương trong tay, hắ giết 10 người? hay 20 người? Hắn chưa thể đếm qua, hắn chỉ biết mình giết rất nhiều rất nhiều người không hề có sức phản kháng.
Vẫn biết những kẻ này cầm lên vũ khí, tới rồi vùng đất yên bình của hắn. Muốn phá đi ngôi nhà mà Ngô Khảo Ký cất công xây dựng nên. Họ đáng chết, nhưng không phải chết theo cách này.
Ngô Khảo Ký cảm giác nếu mình còn tiếp tục thì hắn và dã thú có gì khác nhau?
“ Hộc hộc… buông vũ khí xuống , ta tha chết cho ngươi…” Tiếng Chiêm Ngô Khảo Ký hắn cũng có thể nói một hai.
Chiến thương sắc lém thẫm đầy máu tươi vẫn đang nhỏ tong tong chỉ về một thiếu niên người Chăm đang chật vật vật khom mình thủ thế. Trên tay hắn chỉ là một lưỡi đao cùn cung một cái khiên mây đơn sơ.
Đối phương là ai? Một người đàn ông lực lưỡng đang cưỡi chiến mã cao lớn từ đầu đến chân đều là thiết cương khôi giáp. Thứ mà lưỡi chiến đao trên tay hắn không thể xuyên phá. Hắn đã nhìn qua trước đó mộ đồng đội cố gắng tấn công một “thứ” quái vật sắt thép như vậy và bị húc tung đến phòi huyết mà chết ngay tại chỗ. Nhưng thứ quái vật này không hề tổn thương mà vẫn điên cuồng tàn sát những người chung quanh. Hắn môt chiến sĩ Chiêm nghe theo lệnh vương mà chiến đấu, hắn không sợ chết, không e ngại chiến đấu. Nhưng hắn không thể chiến đấu với quái vật không có khả năng chiến bại.
Người thiếu niên Chăm nặng nề buôn xuống vũ khí trong tay… hắn, đầu hàng…
“ Buông vũ khí đầu hàng … Không giết..” Các chiến binh Bố Chính nghe theo lệnh của Ngô Khảo Ký mà hô lớn. Họ cũng không muốn tiếp tục đồ sát những người hoàn toàn không có khả năng phản kháng. Đó không gọi là chiến đấu, đó là hành vi giết người thú tính.
……………………….
Nhưng ở phía Tây cách nơi chiến trường của Ngô Khảo Ký tầm 7 dặm thì mọi chuyện lại không đơn giản như vậy, nơi này biến thành tu la địa ngục của nhân gian. Nơi này đang diễn ra một cuộc thảm sát không thương tiếc thứ mà họ gọi là địch nhân.
Những người Anak Đê này đã mệt mỏi đến độ không thể nhấc lên chiến thương, không thể cầm vững chiến đao, không thể nhúc nhích lá chắn. Nhưng họ lại phải đối diện với một đội quân đầy đủ sức lực, có kỵ mã hỗ trợ, trang bị hoàn hảo. Và đáng sợ nhất đội nữ kỵ sĩ này có tư tưởng giết người chỉ để chứng minh bản thân minh không thua kém nam nhân. Đây là một sự điên cuồng sa đọa của tư duy, là thứ vốn không nên tồn tại. Là việc mà sau này các nàng nhớ lại sẽ phải kinh hãi và hối hận nhiều lần.
Nữ Kỵ Bạch Thành không chuyên nghiệp, nhưng đối diện một đám đối thủ không có sức lực thì họ biết phải làm gì.
1000 binh chia 2 đạo, 200 chiến kỵ xông lên trướng với đội hình dàn ngang đơn thuần, sau một vòng bắn tên một vòng. Một nhóm nhỏ người Anak Đê còn sót lại một chút sức lực cố gắng xây nên bức tường cự mã bằng trường thương đã bị phá toang xé mở.
200 nữ kỵ tách qua hai bên thiếp tục vừ phóng đi vừa cố tình bắn tỉa. Lúc này họ đã vào ra trận địa như chỗ không người.
Đội hỉnh 800 nữ kỵ phía sau là mũi khoan đội hình với mũi nhọn hình chữ V hơi xiên xẹo chĩa thẳng về kẻ địch trước mặt. Họ giơ nhẹ mũi thương kẹp hờ bên nách như bao lần luyện tập, họ rất hồi hộp nhưng cố gắng không quên đi những kiến thức cơ bản nhất. Nhắm chiến thương về kẻ địch, tay cầm buông lỏng lực chỉ 3 phần, kẹp cán thương vào nách, hơi cúi người giảm trọng tâm, nhấp nhô theo nhịp mã kỵ.
— QUẢNG CÁO —
Phì.. phò… huỵch huỵch huych…..
Dòng thác thiết mã như trùng kích vào tâm lý những người Anak Đê, ngay cả người can đảm nhất cũng hiểu lúc này nọ chiến không được. Đã có người còn chút sức lưc thì quay đầu bỏ chạy, người quá mệt mỏi thì buông vũ khí quỳ xuống đầu hàng, có người không kịp phản ứng thì ngơ ngác đứng đó không biết phải làm gì…
Ầm ầm ầm….
Va chạm kinh hoàng… Đám quái thú chiến mã cổ phỉ giáp lới ngực treo giáp miếng lúc này đúng nghĩa là những cỗ xe tăng thời cổ không sai biệt. Cộng tổng trọng lượng người ngựa và khải giáp thiết bị lên tới gần 300kg lao với tốc độ 45km/ giờ thì không khác gì một chiếc xe Kia Moring tông thẳng vào một người binh thường đi bộ.
Không có cự mã trường thương tường chắn thì thiết kỵ xông trận chính là thảm họa, là đồ sát đơn tính.
Nhưng trong lần va chạm này có không ít nữ kỵ sĩ tử vong, bởi chính võ ngựa của đồng đội
Những ai mất bình tĩnh, quá hồi hộp mà nắm chặt trường thương nơi tay thì phản lực sẽ khiến người đó bị hất văng khỏi ngựa khi thực sự xuyên thấu chiến thương vào vào địch nhân.
Đừng nhìn phim ảnh toàn là cách anh kỵ sĩ cầm lên trường đao trường kiếm múa tít sau đó xông vào chiến trường đâm chém như máy. Đó là tào lao, là giả tưởng cho khán giả nhìn, là câu like câu view. Chiến trường thực tế chỉ có một chiêu là phân sống chết.
Kỵ sĩ chỉ nắm lấy trường thương kẹp vào nách và hướng về phía quân thù, việc còn lại thì gia tốc và quán tính của chiến mã lo hết. Họ không hề có động tác đẹp đẽ như đâm ra, quét ngan hay múa may khi đang phóng ngựa với tốc độ cao.
Vì với tốc độ này va chạm với một khối cơ thể 40-50kg thì lực mà cổ tay cánh tay hay thân eo phải chịu lên tới vài trăm kg. Nếu còn thực hiện các động tác như phim nữa thì lực chịu sẽ là cấp số nhân. Không có thần lực người nào có thể làm được điều đó khi phi ngựa tốc độ cao lao vào quân thù.
Kĩ xảo của kỵ binh là giữ chuẩn xác phương hướng mũi thương. Buông lỏng tay khi va chạm để tránh phản lực, và buông luôn chiến thương nếu cảm thấy khó khăn động tác. Thường thì các tân kỵ sĩ vơi kỹ thuật thấp sẽ buông chiến thương sau khi va chạm địch thủ đầu tiên và đâm trúng đích, sau đó họ sẽ sử dụng chiến đao để chiến đấu.
Những kỵ sĩ lão luyện có những cách đảo tay ăn nhập với tốc độ phóng mã và trở đầu thương rút nó khỏi cơ thể quân địch và rồi tiếp tục chiến đấu.
Dĩ nhiên các nữ binh Bạch thành là nhóm tân kỵ sĩ, cho nên hầu hết buông thương sau lần đầu va chạm, nhưng có không ít người quên điều này và họ đã bị trả giá rất đắt, bằng chính mạng sống của họ.
Trong tốc độ trùng kích này, ngã ngựa bằng chết, vó ngựa của đồng đội phía sau sẽ dày xéo cơ thể của họ không thành hình.
Nữ Kỵ binh Bạnh thành dễ dàng xuyên phá đội nhình không có sự phản kháng đáng kể nào của người Anak Đê, những cú tông chết người nhứng lưỡi đao thép sắc lém cắt cứa vào thân thể không hề trở ngại. Người Anak Đê đa số đóng khố cởi trần, không hề có chiến giáp hay bất kỳ thứ gì gọi là bảo vệ. Một số miếng giáp da không thể nào tính toán trước những lưỡi đao cong sắc kém đầy hàn quang vô tình kia.
Đao là đao cong của người Mông cổ chiên binh du mục, lưỡi đao như một vòng nguyệt quang, lạnh lùng tàn nhẫn. Cầm xuôi đao chém từ trên xuống với quán tính phi ngựa cùng độ cong của lưỡi đao sức chém mạn mẽ vô song và khong hề bị vướng vào cơ thể. Câm đao ngược chỉ cần chĩa qua hai bên , ngựa phóng đi sẽ trở thành lưỡi hái thu gặt đầu người, không cần phải động nhiều chân tay. Kỹ thuật chiến đấu trên chiến trường không có hoa mĩ, chỉ là một vài động tác nhanh nhất có thể thu gặt tính mạng và được rèn luyện liên tục cho đến khi thành thục.
— QUẢNG CÁO —
Qua trận chiến này các nữ kỵ sĩ Bạch Thành sẽ trở thành… ác quỷ trên chiến trường.
Dưới sự bao vây trùng điệp của cận vệ, Ảnh cũng kịp điểm danh cho mình hai mạng người. Nàng cười gằn tiếp tục hạ lệnh vòng lại trùng kích lần thứ hai… thứ ba…Đây là đồ sát không phải là chiến đấu.
Những người nam nhân Anak Đê khốn khổ, các nữ thủ lãnh đã nhảy voi chạy trốn, họ những nam nhân nô bộc này trở thành con dê để một đám nữ nhân khác luyện tay. Chiến tranh là thứ quá tàn bạo.
…………………
Quay trở lại cách đây 30 phút.
Huỵch… huỵch… phì phò… phì pho….
Đám bộ binh được trang bị không quá tệ của người Chiêm đang cấp tốc chạy nhanh trên nền đất khô cằn nứt nẻ của cánh đồng hoang vu nơi đất khách quê người.
Bỗng từ sau lưng họ tiếng động ầm ầm như động đất vang lên… Từ xa nơi bụi mù bốc lên cao cả vài trượng những người tinh mắt có thể nhìn thấy một đội kỵ binh toàn sắt thép đang lao về phía họ.
“ Tập hơp tập hợp…. cự mã thương cự mã thương…”
Các chỉ huy rối rít ra lệnh…
Nhánh quân này rõ ràng còn sức chiến đấu và có được kỷ luật khá tốt. Chỉ trong chốc lát họ đã co cụm thành một khối với trường tương tua tủa chĩa ra ngoài. Đám này có kinh nghiệm tương đối khá khi đối phó cùng kỵ binh.
Nhưng đám kỵ binh này không phải là kỵ binh thông thường.
Đoàn lũ sắt thép không trực tiếp va chạm vào con nhím này. Các kỵ binh tinh nhuệ của Bố Chính dễ dàng vòng qua một bên và xạ kích.
Đám binh sĩ Chiêm Thành cũng đối xạ, họ không phải tay mơ và họ có sức chiến đấu một trận.
Hai bên ào ào trút mưa tên vào đầu nhau, số lượng là tương đương, người Chiêm trong 5 ngàn quân này cũng có tới cả ngàn cung thủ.
Phải nói giáp của kỵ binh tinh nhuệ Hắc Thành tốt hơn nhiều lắm nữ kỵ binh Bạch thành. Mũi tên của người Chiêm chỉ có thể làm họ và chiến mã của họ bị thương mà thôi.
— QUẢNG CÁO —
Còn mưa tên của người Bố Chính là bắn thẳng, bắn mạnh và sức xuyên thấu vô cùng mạnh. Đây là nỏ trợ lực chế tạo khó ngăn và đắt đỏ, cả Bố Chính chỉ có hơn ngàn thanh.
Vòng đầu tiên đối xạ đi qua, phần thắng nghiêng về một ngàn kỵ Bố Chính . Một đám lớn binh sĩ Chiêm ngã rạp.
Nhưng những người Chiêm bị thương hay bị chết này ngay lập tức được kéo vao trung tâm vòng tròn. Sau đó nười Chiêm nhanh chóng đổi chiến thuật, vẫn là cự mã bức tường chống lại Kỵ binh, thêm vào là những chiếc khiên mây che chắn.
Kỵ binh Bố Chính gặp khó khăn vì nỏ chỉ có thể bắn thẳng, không thể bắn cầu âu vượt qua lớp khiên. Thực tế nỏ cũng có thể bắn cầu âu nhưng căn chính khó khăn hơn cung nhiều. Do đó người Việt không thể gây nhiều tổn thương cho quân địch bằng nỏ Genoa.
Trong khi đó mỗi lần tiếp cận các kỵ binh của Bố Chính sẽ bị cung thủ đối phương đáp trả mãnh liệt. Tuy rằng có giáp giày bảo hộ, cung mềm của người Chăm không thể giết chết họ ngay nhưng cả người và chiến mã nếu dính nhiều thương tích sẽ mất đi sức chiến đấu.
Tình thế có vẻ lúng túng.
Thực tế nhánh kị binh Bố Chính có thể trùng kích đám cự mã kia dễ dàng, với trang bị vượt trội của họ chỉ cần một lần trùng kích thì đã đủ cho đội hình này tan vỡ. Nhưng thương vong thực tế cũng là rất lớn dành cho kỵ binh.
Ngô Khảo Ký lưỡng lự, vì nhánh kỵ binh này chính là tài sản lớn nhất của hắn, hắn không muốn dùng họ để đánh đổi với vài ngàn thường binh của Chiêm Thành.
Nhưng đúng lúc này từ phía Tây Nam bụi mù bố lên, một đám chiến tượng ầm ầm xuất hiện, đó chính là 40 voi thần đời bốn của Bố Chính sau khi hồi phục sức lực và bắt được liên lạc với thám tử thì mò tới nơi này.
Thật là trùng hợp may mắn. 40 voi thần đời bốn đời bốn không cần phải ra lệnh nhiều ầm ầm lao lên nhả đạn. Có thể nói đây chính là T54 của thời đại này với Ballista là những họng pháo D-10T 100 mm.
Ngoài 100m 40 chiến tượng ầm ầm xạ kích không thể trượt về phía con nhím gai bộ binh của Chiêm thành. Khiên mây giày cỡ nào cũng không thể là đối thủ của những mũi tên thô to mang động lực không thể cản đó. Chiêm binh người và khiên đều phi xuyên thấu mà bay ngược về phía sau. Cá biệt có những mũi tên còn có thể xuyên thấu 2-3 người.
Sau hai lượt bắn đội hình người Chiêm tan vỡ. Họ không thể xông lên chiến đấu với voi bọc giáp bằng tấm thân máu thịt, chưa kể đó còn có một đạo thiết kỵ 1 ngàn người đang lom lom bên cạnh canh chừng.
Quyết định cuối cùng đó là chia nhau chạy.
Nhưng đúng lúc này phương Đông Bắc bụi mù lại một lần nữa bốc lên tân trời, xa xa một đàn chiến tượng cùng kỵ binh ầm ầm xuất hiện.
Người Bố Chính quyết định xuất chiến. Vì nhánh quân này trước khi xuất hiện thì thám báo cũng đã thông tin cho Ngô Khảo Ký rồi. Hăn quyết định cứng đối cứng cùng nhánh quân này.