Long Phụng Sum Vầy

Chương 7




- Hoàng Tiểu Phụng. Phượng Hoàng bé nhỏ. Mẹ ơi. Mẹ.

- Gì vậy con?

- Mẹ ơi. Em Phụng đó, em ấy có biết con không ạ?

- Có chứ con. Cô Thương sẽ nhắc về con cho bé Phụng nghe. Con biết không, tên Mạnh Long của con là do cô Thương đặt đó.

Bà Duyên trêu bảo Mạnh Long có số hưởng, vừa mới lọt lòng mẹ thôi đã được mẹ vợ cho bú với đặt tên cho rồi.

- Số hưởng là sao ạ mẹ?

- Số hưởng có nghĩa là những thứ tốt đẹp nhất là con nhận hết đó, con rất may mắn đó trai yêu à. Còn con bé... mới vừa sinh ra 2 mẹ con đã...

Nhắc lại chuyện cũ và Duyên lại rơm rớm nước mắt. Ông Cường từ quán cơm về cũng buồn rười rượi, nhờ công an cả ở Hà Nội, Quảng Ninh với Nam Định rồi vẫn không có tin tức gì của 2 mẹ con, bệnh tim bẩm sinh không có tiền thuốc thang, con bé sẽ chết thôi.

- Bệnh tim bẩm sinh đó... sẽ chết sao ạ?

- Ừ con... Cô Thương của con trước đây cũng khá giả đó con à. Nhưng bố mẹ của cô Thương, con phải gọi bằng ông bà đấy, 2 ông bà đã mất hết, lúc đó cô Thương phải vay mượn hàng xóm mới đủ tiền để làm đám cho ông bà đấy con à.

Bà Duyên kể lại mọi chuyện hồi nhỏ cho Mạnh Long nghe, Mạnh Long tròn xoe mắt ra nghe, cậu bé 5 tuổi này thấy mẹ mình vừa kể chuyện lại rồi vừa khóc là cậu bé cũng lại rơm rớm khóc theo.

- Mẹ ơi. Thật là tội nghiệp cho cô Thương với em Phụng quá ạ.

- Cho nên... Long à con nghe mẹ nói này. Sau này nếu tìm và gặp lại cô Thương với em Phụng, con phải thương mẹ con cô ấy, phải yêu bé Phụng với chăm sóc cho bé Phụng, con biết không?

Ông Cường ngồi ôm rồi vỗ về người vợ mạnh mẽ mà yếu đuối của mình, an ủi Mạnh Long không được khóc như vậy, con trai là không được khóc đâu, sẽ không bảo vệ được cho người con gái mình yêu thương. Mạnh Long nghe xong như vậy liền bật dậy khỏi ghế, đứng thẳng và nghiêm trang nói dõng dạc:

- Bố, mẹ. Vũ Mạnh Long con sẽ không bao giờ khóc nữa đâu. Con là con rồng mạnh mẽ mà. Bố mẹ nhìn con đi.

Mạnh Long mặc áo sát nách rồi gồng chuột lên cho bố mẹ mình nhìn. Gia đình bà Duyên lúc này được 1 phen cười chảy cả nước mắt.

“Nhạc chuông nokia huyền thoại”, số máy bàn thì phải:

- Alo ạ.

- Tôi là công an huyện Vụ Bản, có phải anh Vũ Mạnh Cường đang cầm máy hay không?

- Vâng là tôi Cường đây ạ. Anh ơi có phải có tin tức gì của 2 mẹ con con bé hay không ạ?

Công an huyện nói rằng 2 mẹ con đã rời khỏi Nam Định vào sáng ngày hôm qua rồi, bọn trẻ con trong xóm đó có nói rằng Tiểu Phụng cùng mẹ mình và bác lên thủ đô rồi.

- Ôi dạ... dạ vâng dạ vâng ạ. Cảm ơn anh nhiều lắm.

Ông Cường cúp máy rồi nói với bà Duyện và con trai mình rằng có hy vọng tìm lại mẹ con bà Thương rồi, 2 mẹ con họ có thể đang ở Hà Nội đây.

- Bố ơi. Vậy là con sắp được gặp phượng hoàng bé nhỏ rồi phải không ạ? Bố ơi, bố cho con tìm em nhé, bố nhé?

- Con sẽ tìm phụ bố mẹ như nào đây Long?

- Dạ... dạ con. Con sẽ tìm ở lớp.. lớp..

Nhà nghèo thì sao có tiền mà đi gửi mẫu giáo đây chứ, Long ấp úng rồi sau đó im bặt, cậu bé cúi mặt xuống nhìn nền đất rồi buồn so. Bởi bố cậu bé có dạy rằng biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe. Haizz.

- Bố không trách con đâu Long. Nhưng con phải suy nghĩ trước khi đưa ra lời nói của mình con hiểu không?

- Dạ vâng ạ bố.

- Nhìn thẳng vào mắt bố này, nói lại 1 lần nữa.

Long đưa đôi mắt buồn rười rượi của mình nhìn lên thẳng vào mặt bố mình rồi dõng dạc nói to cho bố mẹ mình nghe, rằng Long sẽ suy nghĩ kỹ càng trước khi nói, sẽ không để cho bố mẹ buồn, sẽ học và luyện viết chữ cho thật đẹp.

- Giỏi lắm. Lại đây nghe bố nói, con ngoan thì thích thứ gì bố mẹ cũng mua, biết không. Con là con 1 trong nhà, bố mẹ sẽ không sinh thêm em nữa. Con biết không, lúc mẹ mang bầu con đó, mẹ đã rất đau đớn và vất vả để sinh con ra. Con đúng ra là phải được sinh ra sớm hơn mấy ngày cơ. Và từ năm 1 tới 3 tuổi, bố mẹ nuôi con rất vất vả. Con nên ngoan ngoãn với bố mẹ con hiểu không?

Long không gật đầu lia lịa mà nói vâng ạ dõng dạc, con 1 trong nhà mà cho nên Long được bố mẹ mình dạy dỗ rất khắt khe. Bà Hoa mẹ đẻ của ông Cường nói bố mẹ khắt khe quá cũng không được đâu, nhiều lúc bà thương cháu đích tôn, mới có 5 tuổi thôi mà 1 lúc viết kín hết 6 mặt giấy toàn chữ là chữ, mà phải viết thật đẹp cơ, lem nhem bôi bẩn ra là ăn vụt. Khổ.

Thời gian trôi nhanh đi đã tới tối rồi, ngày đầu tiên chỉ bán được có mấy chục nghìn, bán ngô khoai sống thế này cũng không phải là cách. Bà Ngà đi ra thấy ngô vơi đi được 1 nửa còn khoai thì không ai mua thì phải.

- 2 mẹ con về nghỉ ngơi ăn cơm đi, tới lượt của bác rồi.

- Dạ vâng ạ...

- Kìa Phụng, sao lại buồn bã thế con?

- Dạ bác ơi. Mọi người... hình như... hình như không thích ăn ngô khoai ạ.

- Con bé ngốc. Bác bảo này...

Bà Ngà nói rằng hôm nay chỉ là bán thử nghiệm ngày đầu tiên, mua bán có ngày này ngày kia, ngày bán được ngày không bán được, ngày đầu mà bán được mấy chục nghìn thế này là 2 mẹ con quá giỏi rồi.

- Chị à. Hay mình...

- Nói sau. 2 mẹ con về nhà đi, nhớ cho con bé uống thuốc đúng giờ biết chưa?

- Con chào bác Ngà ạ.

- Bác chào con. Nhớ uống thuốc đúng giờ biết chưa Phụng.

- Dạ vâng ạ.

Bữa cơm đạm bạc chỉ có chút rau luộc với vài con cá rán lên với mỡ khổ nhưng 2 mẹ con ăn rất ngon miệng vì đói. Bà Thương nghĩ rằng mình không có bếp củi thì chẳng có ai mua ngô hay khoai. Ngày mai bà sẽ đi nhặt củi về đốt rồi làm bếp nướng ngô khoai luôn, mong rằng sẽ có người mua.

- Chị ơi. Mình có ngô luộc không ạ?

- Chưa có rồi em ạ. Hôm nay vội quá chị chưa chuẩn bị. Ngày mai quay lại nhé?

- Dạ vâng ạ chị. Cho em lấy 10 bắp đem về đi ạ.

- Ừ đây. Của em 15 nghìn. Ngô nếp mới bẻ sáng sớm nay đấy mang về luộc với tách ra mà rang thì ngon lắm.

15 nghìn đầu tiên vào rổ, bà Ngà cũng nghĩ như em mình ở nhà, phải tậu bếp rồi luộc nướng khoai ngô thôi. Nhưng bà ở đây cũng không có người thân thích, chỉ có mỗi vợ chồng ông Cường bà Duyên nhưng bà Thương không thích nhờ vả cho nên bà Ngà cũng thôi, tự mình mình làm.

2 mẹ con bà Thương ăn cơm xong uống thuốc rồi rửa ráy bát đũa nồi niêu xong xuôi rồi khoá cửa chạy ra chỗ bà Ngà bán hàng. Trông kìa chỗ ngô đã gần hết rồi, còn khoai thì vẫn chưa bán được 1 nửa nữa.

- Chị Ngà ơi. Ngày mai mình đi lấy củi về bắc nồi luộc với nướng ngoi khoai nhé chị. Bán sống thế này...

- Tao cũng nghĩ như mày, nãy có khách hỏi ngô luộc ngô nướng đấy. Phụng à con đã uống thuốc chưa?

- Dạ con có uống rồi ạ bác. Bác ơi, mẹ ơi. Con làm gì ạ? Con cũng muốn kiếm tiền...



Bé Phụng ngồi buồn tiu ngỉu, cô bé biết tiền thuốc của mình rất đắt, cô bé muốn phụ mẹ mình cũng như là bác Ngà để trang trải 1 chút tiền thuốc. Như ở Nam Định thì Phụng đi nhặt ve chai còn lên trên này, cứ hễ nói mình muốn đi lượm ve chai thì mẹ cũng như bác Ngà đều gàn bởi xung quanh công viên đây nhiều người nghiện ma tuý, 2 bà sợ Phụng bị dụ dỗ lôi kéo.

Cũng khổ, 5 6 tuổi như con nhà người ta thì được đi học mẫu giáo lớp lớn, chơi cùng các bạn rồi nhưng Phụng, vì tiền thuốc men chạy chữa hàng ngày rồi cho nên không còn tiền để cho cô bé đi học như các bạn cùng trang lứa, càng nghĩ lại càng buồn.

Ông Cường muốn gọi điện thoại cho ông Tuấn để thông báo về chuyện mẹ con bà Thương rất có thể đang ở Hà Nội, nhưng bà Duyên gàn, bà nói:

- Em cấm anh nhé. Anh thông báo cho ông Tuấn rồi ông ấy lồng lên đi tìm. Bố mẹ ông ấy rồi con em gái kênh kiệu kia nó sẽ nói gì nữa hả? Ông Tuấn có vợ với con trai rồi còn gì. Cấm đấy.

- Nhưng mà mình cũng phải...

- Em nói không là không. Cái gì mà trọng nam khinh nữ, hôm đó mà em nghe được 3 người đàn bà kia nói con Thương là em bổ cho vào mặt. Bây giờ mình đi tìm xong mình báo cho gia đình ông Tuấn biết, bố mẹ ông ấy lại cùng con gái họ lên đây sỉ vả con Thương thì thế nào đây Cường?

Bà Duyên tuôn 1 tràng giang đại hải ra, mặt mày tức giận rất là khó coi, ông Cường cũng chiều vợ cho nên không có gọi nữa, tập trung vào tìm kiếm bà Thương và bé Phụng.

Bán tới 2h sáng thì mẹ con bác cháu thu dọn hàng rồi về nhà ngủ nghỉ. Phụng buồn ngủ quá nhưng bác mình đang luộc ngô, đã vậy lại còn cho mấy khúc mía vào nữa, ôi mùi thơm kìa, Phụng cố gắng đợi chờ để được ăn ngô luộc ngon ngọt. Nuốt chục lít nước bọt rồi thì ngô luộc cũng xong xuôi,

- Oa bác ơi, mẹ ơi. Ngô trắng mà luộc xong lại ra màu vàng ạ?

- Haha đúng rồi con à. Ăn thôi.

Phụng bé bỏng, nhỏ người nên chọn bắp nhỏ, uống cái nước luộc kìa hỡi ôi nó ngọt mà thơm ghê. Phụng nói:

- Mẹ ơi. Ngày mai đó mẹ con mình sẽ luộc ngô rồi bán được không ạ?

- Được chứ con. Nhưng phải mua được nồi to đã con ạ. Và luộc ngô thì con sẽ không được bóc hết lớp vỏ như sáng nay con hiểu không?

- Sao lại như vậy ạ mẹ?

- Bởi vì mình bóc hết ra đó, thì khi luộc ngô sẽ không được thơm và ngon ngọt.

Phụng hiểu rồi, cô bé vâng dạ 1 hồi rồi đưa bàn tay bé tiu xiu đã được rửa sạch sẽ tẽ từng hạt ngô non cho vào miệng nhai ngon lành.

Ngày hôm sau và các ngày sau nữa, mẹ con bác cháu bán khá đắt hàng nhất là cái món ngô luộc đó, ngô còn lớp áo non được rửa sạch sẽ rồi sau đó cho vào luộc cùng với mấy khúc mía đỏ thu hút khách dã man luôn, nhất là cô bé Phụng, cô bé này bán phụ mẹ đều được những cô bác cưng nựng vuốt ve gò má búng ra sữa, đáng yêu chết đi được.

- Phụng à. Năm sau con đi học lớp 1 rồi đấy. Hôm nay là thứ 5, tới thứ 7 mẹ mua cho con sách học nhé.

- Nhưng... nhưng mà mẹ ơi... sách.. sách vở sẽ rất là đắt...

Phụng lắc đầu nguầy nguậy, nói với mẹ mình rằng mình không muốn đi học đâu, nhà hoàn cảnh quá, sẽ không có tiền đâu.

- A mẹ ơi. Hay con không uống thuốc nữa, dành tiền đi học ạ.

- Mẹ có nghèo mẹ cũng cho con đi học. Con phải học Phụng à, chỉ có học thôi nhà chúng ta mới có tiền con à.

- Dạ. Vậy là con sẽ tới trường đúng không mẹ?

- Đúng rồi con yêu à. Con sẽ đeo cặp sách tới trường này, được gặp gỡ bạn bè thầy cô giáo, sẽ rất là vui đấy con yêu của mẹ.

- Hoan hô... Mẹ ơi, con hứa con sẽ học thật giỏi thật giỏi luôn.

Bán tới trưa đầu giờ chiều thì 2 mẹ con đổi ca cho bà Ngà. Bà Ngà vừa ngồi xuống ghế chưa kịp uống miếng nước ngô vào bụng thì gặp chú cảnh sát mặc đồng phục màu xanh lá cây đậm. Chú ấy đưa cho bà Ngà 1 tấm ảnh chụp và hỏi:

- Chị có thấy hay gặp người phụ nữ nào như trong ảnh chưa ạ?

“Chẳng phải con Thương nhà mình đây sao? Sao công an lại tìm nó?” Bà Thương nhìn vào mặt chú công an rồi nói rằng mình chưa từng gặp người phụ nữ này, người này có tội gì à mà cảnh sát phải tìm.

- Dạ không có tội gì hết chị ơi. Có 1 cặp vợ chồng và đứa con trai nhỏ khoảng 5 tuổi đang tìm người phụ nữ trong ảnh và cháu bé gái tầm 5 tuổi thôi ạ. Chị giữ lại tấm ảnh này đi ạ, nếu gặp người đó thì chị báo với cơ quan điều tra của chúng em theo số điện thoại bên dưới nhé.

Chú công an đó thuộc đội cảnh sát công an quận có trụ sở ở gần đây cách chỗ bán ngô mà bà Ngà ngồi có 3km thôi, chú mua 5 cái ngô nếp luộc sẵn cùng vài túi nước ngô rồi đi thẳng về trụ sở công an để làm việc.

{Hồi đó chưa có cốc nhựa như bây giờ nên bà Ngà mua túi bóng hình vuông rồi đong nước ngô vào đó rồi lấy chun nịt buộc lại đó các bạn.}

Bà Ngà nhớ lại năm xưa, khi bà cùng bà Thương với bà Duyên còn ở trong ngõ 193 Láng Hạ, tay nghề làm bánh của bà Ngà rất khá, cứ lúc nào bán ế là bà Thương với bà Duyên lại ăn ngập răng khỏi ăn cơm luôn hihi. Bà Duyên có hôm còn nói rằng ước gì bà Ngà bán ế 1 hôm đi, bà Duyên thích nhất món bánh chả của bà Ngà làm và chè lam nữa.

- Chị ơi! Cho em 5 cái ngô luộc đi.

- Có ngay.

- Cho em cả nước ngô nhé chị. Chọc ống hút vào luôn cho em nhé.

Bán tới 6h tối bà Ngà thu dọn hàng đi về vì hôm nay bán đắt hàng quá hết ngô rồi, còn khoai thì có nhiều người bảo bà nướng, nhưng bà nói rằng mình chưa chuẩn bị bếp nướng kịp nên hẹn mọi người chiều tối ngày mai qua đây ủng hộ. Về tới nhà bà đưa tấm ảnh chụp bà Thương cùng thông tin về ngoại hình cho bà Thương xem.

- Chị... thế này là sao?

- Vợ chồng con Duyên tìm mày đấy Thương. Thằng Tuấn thì tao không nói, còn vợ chồng con Duyên, mày có trốn chúng nó được mãi không hả Thương? Con Phụng nó còn tới trường đi học, tiền thuốc thang nữa. Mày muốn con mày thất học sao, hả con điên ương ngạnh này.

- Em tự lo được cho con em, chị không phải lo chuyện đó. Lúc em còn mang thai con bé, vợ chồng con Duyên đã giúp đỡ em rất nhiều rồi. Em không muốn mang nợ nhà đó nữa.

- Còn sợi dây chuyền thì sao hả? Không ương ngạnh bướng bỉnh nữa, mày không nghĩ cho mày thì cũng nên nghĩ cho con bé 1 tí chứ.

- Chị còn nói nữa, mẹ con em đi nơi khác sống. Không thiếu gì việc làm hết.

Tiểu Phụng bị bệnh tim bẩm sinh như vậy, cô bé cũng muốn được đi học như những đứa trẻ khác. Nhưng vì hoàn cảnh ngặt nghèo quá, cô bé còn chưa biết nhà trẻ với mẫu giáo như thế nào hết cơ mà. Làm cha làm mẹ ai cũng muốn con cái của mình được học hành đàng hoàng tử tế. Bà Ngà với bà Thương ôm nhau khóc, bà Ngà cũng nói sẽ không nhờ vả gì vợ chồng bà Duyên nữa.

Vì bà Thương muốn trốn vợ chồng bà Duyên và người chồng cũ cho nên 13 năm sau...

Vợ chồng bà Duyên vẫn chưa tìm được người bạn cũ của mình cùng đứa con dâu bị thất lạc. Bà Duyên cứ tới ngày 26/8 hàng năm là lại khóc, nước mắt ngắn dài sụt sùi thương cảm cho số phận của người bạn thân. Chỉ còn 5 hôm nữa là ngày 1/8, là sinh nhật lần thứ 18 của Mạnh Long con trai bà Duyên rồi, Mạnh Long bây giờ lớn nhanh quá, trở thành thanh niên trai tráng đẹp trai rồi. Mấy hôm nữa là sinh nhật 18 tuổi của cậu, nhưng cậu cũng chẳng mấy vui vẻ gì cả bởi cậu chưa tìm được người vợ người vợ của mình mặc dù chưa 1 lần gặp mặt.

“Phụng ơi. Em đang ở đâu vậy? Anh thủ thân như ngọc, giữ mình được trong sạch để xứng với em đây Phụng ơi.” Tiếng chuông ip remix vang lên cắt ngang dòng suy nghĩ của cậu, là Thịnh.

- Em đây anh Thịnh.

- Đại ca ơi. Tiểu thư Thuỳ Linh đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài ạ.

- Gì cơ? Con nhỏ đó lại về?

- Dạ vâng ạ. Nó đã tốt nghiệp cấp 3 bên Thuỵ Sĩ, muốn về đây để học đại học. Nghe đâu nó sẽ thi bằng được vào trường kinh tế quốc dân của đại ca.

- Thế này thì chết em rồi anh Thịnh ơi.

- Đại ca bình tĩnh, mình không cho nó hy vọng thì nó cũng không dám làm gì mình đâu mà.

Mạnh Long vâng 1 cái rồi cúp máy. Cô bé tên Thuỳ Linh kia là thanh mai trúc mã lớn lên cùng với Mạnh Long. Trước đây khi Mạnh Long lên 6 tuổi thì bố mẹ của Thuỳ Linh chuyển tới gần nhà Long để sinh sống, 2 nhà làm quen dần dần với nhau. Cô bé Thuỳ Linh trước đây đều lẽo đẽo chạy theo sau Mạnh Long rồi làm trò để cho Mạnh Long cười nhưng cậu đều không có để ý gì tới Thuỳ Linh hết. Cô bé ngày càng xách nhiễu, lớn lên được 1 chút, 11 12 tuổi thì bắt Long phải bế, bắt Long phải cõng mình dạo chơi khắp xóm, lại còn bắt Long đút cơm cho ăn nữa chứ. Điển hình vào năm Long 13 tuổi còn Thuỳ Linh lúc đó cũng 13 nhưng sinh sau Long và Phụng 2 tháng, vào 1 buổi tối trời mưa, bố mẹ Thuỳ Linh mang Thuỳ Linh sang chơi nhà Long để ông bà đi có việc 1 chút, lúc đó Mạnh Long đang rửa bát, Thuỳ Linh bước nhẹ bước nhàng đi vào trong bếp, vàaaaaa....

- OÀ!

Choang 1 cái, Mạnh Long đánh rơi cái bát ô tô đựng canh xuống đất, mảnh sành cắm ngay vào cổ chân Long đau quá, Long quay ra tát Linh lật mặt:

- Anh Long. Sao anh tát em, em làm gì mà anh tát em?



- Con điên này, mày còn hỏi được sao? Tao đang rửa bát vậy mày ú oà như thế, tao giật mình làm vỡ bát rồi.

- Có chuyện gì vậy Long?

- Mẹ nhìn đi. Sao mẹ lại cho con điên này vào nhà? Nó ú oà con làm con giật mình đánh rơi cái bát vỡ tan.

Lần đó Long được mẹ huấn luyện cho làm việc nhà, bao gồm công việc ăn xong phải rửa bát, đánh rơi 1 cái bát là phạt không có tiền ăn vặt. Đánh vỡ cái bát to như vậy, Long sẽ chẳng có tiền ăn vặt rồi.

- Long. Ra đây mẹ bảo.

Long đi ra chỗ mẹ mình với bàn chân đang chảy máu, bà Duyên lẳng lặng gắp mảnh vỡ của chiếc bát ô tô ra khỏi chân Long rồi băng bó vết thương. Xong xuôi nói nhỏ vào tai Long cái gì đó, Thuỳ Linh lúc ấy không biết 2 mẹ con nói chuyện gì với nhau, chỉ biết rằng khi xong xuôi Mạnh Long đi ra xin lỗi rồi hứa từ nay sẽ không to tiếng với Linh, sẽ không chửi Linh là con điên nữa.

Từ bận đó trở đi Linh quấn Long dã man, nhưng vì lời dặn dò của mẹ mình mà Long phải chịu nhịn 1 con nhỏ xách nhiễu hách dịch này.

Chuyện chưa dừng lại ở đó, vào năm lớp 9, trong kỳ ôn thi tuyển sinh vào lớp 10, cô chủ nhiệm của lớp Mạnh Long và Thuỳ Linh theo học đó có cho lớp làm bài kiểm tra thử. Mạnh Long học giỏi nhất nhì lớp, đặc biệt là 3 môn tự nhiên, Linh thấp hơn ngồi trên Long đó nhưng ngồi chéo đề giống nhau cho nên Linh quay xuống và nói nhỏ với Long cho Linh chép bài với.

- Never!

Linh lại quay lên, lúc cô chủ nhiệm đang lơ mơ buồn ngủ Linh quay xuống giật lấy bài kiểm tra rồi chép. Long bực không để đâu hết cái bực, đứng dậy nhưng chưa kịp nói gì thì Toàn Phong ngồi cùng bàn với cậu đã mách trước:

- Em thưa cô. Thuỳ Linh giật bài kiểm tra của bạn Long ạ.

- Thuỳ Linh, Mạnh Long. Chuyện này là sao? Nói rõ cho tôi nghe!

Mạnh Long nói:

- Dạ em thưa cô. Hồi lúc nãy Thuỳ Linh có quay xuống nói em cho cậu ta chép bài, em không cho nên cậu ta giằng lấy bài kiểm tra của em ạ.

- Toàn Phong. Lời Long nói có thật không?

- Dạ em thưa cô, đúng ạ. Thuỳ Linh giật lấy bài kiểm tra của Long là em khoe cô luôn đó ạ.

- Thuỳ Linh, cô mang bài kiểm tra của cô lên đây! Còn Long, em không có đưa bài cho bạn chép nhưng em vẫn bị gian lận. Cô cùng các thầy cô sẽ trừ 50% số điểm bài thi môn Toán này của em.

Bài thi của Thuỳ Linh bị gạch chéo 2 đường bằng bút đỏ, còn Mạnh Long sau khi làm xong hết bài rồi thì mang lên nộp cho cô chủ nhiệm, cô chủ nhiệm đánh dấu vào lời phê rằng sẽ trừ 1/2 số điểm của bài làm, nếu điểm 10 thì sẽ chỉ còn 5 điểm.

Long ức chế, đạp xe đạp nhanh chóng về nhà rồi chạy lên tầng thượng đeo bao tay vào rồi đánh bao cát. Còn Thuỳ Linh lúc đó bị cô chủ nhiệm mời bố mẹ lên. Học thì dốt như bò chỉ phấn son là nhanh, và thế là từ năm lớp 9 Thuỳ Linh được bố mẹ cho sang nước ngoài nương nhờ người bác, là chị của bà Hương vợ ông Quốc, họ cũng là bố mẹ của Linh.

Quay trở về thực tại, Long đang rất mệt mỏi đây này, Thuỳ Linh mà về nước kiểu gì thì kiểu bố mẹ của cô nàng đó cũng sẽ mời bố mẹ của Long và Long tới nhà hàng khách sạn của họ để dự tiệc.

Cộc cộc cộc

- MỜI VÀO Ạ!

- Cậu chủ. Ông chủ...

- Ôi... Cháu quên mất ạ. Cháu sẽ tới ngay.

- Không phải chuyện đó. Ông chủ nói tối nay cậu chủ đi cùng ông bà chủ tới khách sạn Phương Đông để dự tiệc chào mừng con gái họ từ Thuỵ Sĩ trở về.

- Cháu không đi đâu. Trời có sập xuống cháu cũng không đi.

- Bà chủ biết được điều đó cho nên đã dặn dò cậu rằng ngày hôm nay là ngày quyết định, nếu bên Phương Đông có giở trò với cậu chủ thì ngay ngày mai sẽ là ngày tàn của Phương Đông ạ.

- Mẹ cháu nói vậy sao chú?

- Vâng cậu chủ, đúng là như vậy ạ.

Trong giới nhà hàng khách sạn và bất động sản, ai ai cũng biết Phương Đông Group là 1 tập đoàn chơi bẩn bựa bậc nhất Việt Nam, với những mánh khoé đã làm nên tên tuổi như: cài người vào các tập đoàn khác để ăn cắp bí mật kinh doanh, hay điển hình nhất là thuê giang hồ tới quậy phá các nhà hàng bình dân thấp cổ bé họng, buộc họ phải đóng cửa vì vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Mẹ cậu nói rằng ngày hôm nay là ngày quyết định à, Long nhếch miệng cười nham hiểm:

- Bố mẹ cháu lại có âm mưu gì với 2 người đó đây mà. Haha đi thì đi. Chú gọi anh Thịnh, Hiếu với Đức đi theo đi ạ. Nói người của họ bao quát vòng ngoài khách sạn Phương Đông giúp cháu.

- Tôi gọi họ ngay đây thưa cậu chủ.

Mở chiếc tủ to đùng có màu trắng sữa của mình ra, Long chọn 1 bộ vest màu đỏ, áo sơ mi trắng có cúc bấm và caravat cùng màu vest rồi đi vào trong nhà vệ sinh tắm rửa. Lột đồ cũ ra, thân hình màu đồng với cơ ngực và múi rõ nét, sợi dây chuyền vàng trước kia lúc Mạnh Long còn nhỏ đã được thay bằng sợi dây chuyền bạc nam với mặt dây vẫn là hình con rồng như trước nhưng đúc bằng bạc và nó ro gấp đôi. “Phụng à, em nhanh trở về đi được không. Tôi sắp mất hết kiên nhẫn rồi Phụng ơi.”

Long biết, nếu bệnh tim của Phụng bùng phát mạnh mẽ, không được phẫu thuật thì Tiểu Phụng nguy cơ lên cơn đau tim, nguy hiểm tới tính mạng sẽ rất là cao, 18 năm qua không biết họ đã sống như thế nào đây.

Vẫn ở Hà Nội, vẫn ở nơi công viên Thống Nhất, vẫn ngôi nhà lợp bằng lá chuối chất đầy ngô khoai cùng chuối với bột và đường kia, bà Ngà đang chạy bở cả hơi tai về khu nhà trọ, vừa chạy vừa gọi:

- Thương! Thương!

- Dạ em đây chị.

- Thằng Sáu lì nó lại kiếm này rồi.

- Thôi chết em rồi.

Bà Thương bỏ dở công việc pha bột rán bánh của mình đi ra ngoài, Sáu Lì cùng đàn em lại tới quậy phá, cứ vài 3 ngày là lại tới đây.

- Anh... anh Sáu. Chào các anh.

- Sao? Hôm nay em đã có tiền cho anh chưa Thương?

- Anh... anh Sáu à. Em em... anh ơi. Anh cho em trả góp được không? 5 tỷ, nó là 1 con số rất lớn với em.

- Thôi được. Em không trả cho bọn anh sớm thì con gái em đang học ở cấp 3 Nguyễn Huệ hôm nay sẽ không được về lại căn trọ này đâu. Đi!

Bà Thương với bà Ngà chạy vọt lên chặn đuòng ông Sáu Lì, nói rằng ông Sáu cho họ 1 tuần, đừng có tăng lãi lên nữa, họ sẽ bán mảnh đất ở quê do bố mẹ bà Thương để lại đi, được bao nhiêu họ sẽ gửi vào tài khoản của ông Sáu, số còn lại họ sẽ vay mượn thêm để trả cho ông Sáu.

- Vậy là em và chị Ngà phải về Nam Định 1 chuyến đấy, nhỉ?

- Dạ vâng ạ. Bọn em... anh Sáu ơi. Anh cho nhà em thư thư thời gian đi, nha.

1 tay đàn em giơ gậy ra chỉ thẳng vào mặt bà Thương, hắng giọng nói:

- Nếu không bán được trong 1 tuần thì bà chị tính gì đây hử?

- Tôi... tôi cùng con bé... làm trâu làm ngựa cho anh Sáu với các anh.

Ông Sáu lì từ lâu thích bà Thương rồi, ông Sáu có ngỏ lời rằng bà Thương về làm vợ ông đi rồi ông xoá nợ cho nhưng bà Thương không chịu. Bây giờ bà nói ra câu đó làm ông Sáu phấn khởi lắm,

- Được. Anh cho em và chị Ngà 2 tuần, vậy là em dư ra 1 tuần đấy nhé Thương. Ông đây cũng không tăng lãi nữa, quá mệt mỏi khi thấy em khóc lóc van xin rồi. Chúng mày! ĐI!

- Nhưng đại ca... còn con Phụng?

- Gọi cho thằng Tài, đưa con bé về nhà cẩn thận. Có sứt mẻ gì thì chúng nó tự cắt lưỡi mà chết đi!

- Dạ vâng em sẽ gọi ạ. Chào 2 bà chị.