Lời Hứa Của Anh

Chương 25: PHÙNG THANH NGHIÊM MẤT TÍCH




Thư không ngờ tới mình sẽ rời khỏi dự án một cách thảm hại như thế này. Cô nhìn màn hình điện thoại, không có phản hồi của Nghiêm.Trưa hôm qua, anh chỉ nhắn cho cô báo một tin bình an, kế đó hoàn toàn biến mất.Thực ra khi nãy, Thư đã tự hỏi rất nhiều lần để xác định xem người quyết định gạt cô ra khỏi dự án có phải Nghiêm không? Nhưng rồi cô nhận ra một điều.

Cô là bạn gái anh, trong mọi trường hợp, anh phải là người cô tin tưởng nhất mới đúng. Có nghĩ ngay từ đầu đây đã là một màn kịch. Nghiêm bị cử ra nước ngoài, thì ắt hẳn vị trí giám đốc sản xuất của anh cũng bị thu lại. Trong hoàn cảnh đó, “anh Phùng” trong lời bọn họ đã không phải anh Phùng mà cô biết nữa rồi.

Chỉ không biết hiện tại Nghiêm bận rộn những gì, mọi việc có thuận lợi hay không. Cô không mong anh vì bản thân mình mà gặp bất cứ trở ngại nào trong công việc.

Đúng lúc chuẩn bị ra bến xe buýt, Thư nhận được cuộc gọi từ mẹ. Bà hỏi cô chủ nhật này có về được không?Cô nhanh chóng trả lời lại: “Bây giờ con đang chuẩn bị về đây ạ. Mẹ chờ con một chút mẹ nhé.”Chuyến xe từ ngoại ô vào thành phố rất đông đúc. Thư chen chúc trên chiếc xe một hồi, sau hai tiếng mới đến được nhà mình.

Cô dừng chân ở cửa, hít sâu một hơi để trấn tĩnh bản thân rồi mới đẩy cửa bước vào. Hương hoa ngọc lan bay vờn trong không khí, làm cô cảm thấy thư thả. Ngôi nhà này hai mẹ con mới dọn đến có bốn ngày, mà đã có cảm giác như ở nhà thật sự.“Về rồi hả con?” Mẹ cô buông nồi xôi đang thổi dở, chạy ra sân: “Công việc có ổn không? Để mẹ xem nào, gầy ra một vòng rồi.

Không phải nói đoàn làm phim ăn uống đầy đủ béo tốt lắm hả?”Thư cười cười: “Ăn béo tốt mà mẹ, nhưng phải chạy nhiều. Con chỉ phải ngồi một chỗ chỉ đạo thôi, còn người khác còn phải treo trên cái cáp treo cao ba mét để múa võ đấy ạ.”“Ghế gớm thế?”“Dạ, nguy hiểm lắm.

Để làm được một bộ phim chẳng dễ dàng gì cả.”“Nào. Thế vào đây. Hôm nay mẹ phải bồi bổ cho con. Nói chứ mấy món ăn nấu công nghiệp cho mấy chục người làm sao ngon bằng cơm nhà được?”Thư nhân lúc mẹ quay đi len lén khóc. Sau tất cả những mưa gió bão bùng ngoài kia, nhà vẫn là nơi cô có thể trở về.

Giờ đây mẹ cô đã tự do, bà và cô sẽ có một cuộc sống yên bình trong ngôi nhà nhỏ này. Thiếu sót một người cha không làm Thư cảm thấy thiệt thòi.“Chết rồi. Mẹ quên mua thức ăn rồi.”Bà Nguyệt đã nấu xôi xong, bỏ sang một bên, cười ngượng ngùng: “Con trông nhà để mẹ đi chợ nhé.”“Ấy mẹ đừng.” Thư vội ngăn mẹ lại. Ngoài kia người ta không biết bàn luận cô như thế nào rồi.

Thư không dám để bà ra ngoài lúc này, chẳng khác nào tấm bia cho người ta ngắm.Cô bỏ tạp dề xuống, tranh đi: “Mẹ cứ để con đi cho nhanh. Con mua đồ về làm há cảo nhé.”“Đi nhanh về nhanh. Thích gì mua nấy, có phải ngày nào cũng ăn ở nhà đâu.”Thư cười hì hì rồi đi bộ đến khu chợ cách nhà không xa. Cô mua một ít bột mì, tôm, thịt và một chút gia vị, rau cải.“Chị ơi, chị tính tiền giúp em.”“Cô… cô có phải Minh Thư không?” Người bán hàng không nhận lấy tiền của cô mà chợt hỏi.

Thư khựng tay lại, cô biết giờ có che mặt mình thì đã muộn mất rồi. Quả nhiên là thành phố, tin tức lan rất nhanh chóng. Khắp ngõ nhỏ xóm lớn đều đã biết “chiến tích” của cô và bàn tán hăng hái. Thư không ngờ mình sẽ nổi tiếng theo kiểu này. Cô cười một tiếng, trong lòng khổ sở đắng chát.Cô không gật đầu cũng không phủ nhận. Nhưng người phụ nữ kia vẫn xác định được.

Chị ta giằng gói thức ăn trong tay cô: “Tôi không bán thức ăn cho con tranh vợ cướp chồng của người khác.”“Chị nói ai tranh vợ cướp chồng?” Sắc mặt của Thư trở nên khó coi.“Đây này. Tên của cô lên đầy mặt báo đây này. Còn dám chối hả? Hãm hại đồng nghiệp, ganh ghét với chị gái.

Cô còn nói cái mặt này không phải của cô hả?”Mọi người thấy tranh cãi thì quay hết sang bên này, liên tục hỏi “Có chuyện gì vậy?”Chị bán hàng vẫn mồm năm miệng mười: “Đây này các vị xem, gái trí thức, giáo viên, cố vấn lịch sử của đoàn làm phim. Bỏ dao vào trong giày của diễn viên, đẩy chị gái xuống hồ, xé quần áo của bạn học. Cô ,còn không biết giấu mặt vào đống phân hả trời?



Dám đến đây mua đồ ăn của tôi.”Chị ta nói xong, ném hai quả trứng trên giá vào người Thư.Bộp. Bộp. Hai quả trứng bị ném vào chiếc áo sơ mi trắng muốt của cô, vỡ tan. Chất lỏng sền sệt bên trong nhanh chóng trượt dài theo vạt áo rơi xuống, để lại mùi tanh tưởi khó chịu.Thư giận tím mặt lại.

Cô ném trả túi thức ăn vào mặt người phụ nữ.“Con khốn này mày làm gì vậy hả?”Thư chỉ tay vào chị ta: “Chị bán hàng ở đây đúng không?”Người đó vênh mặt lên thách thức: “Phải đó thì sao? Mày làm gì được tao?”Minh Thư gật đầu: “Tốt tốt lắm. Chị cũng biết tôi là dân trí thức.

Vậy thì chị phải biết dân trí thức điên lên là có hậu quả như thế nào. Chị cứ ngồi ở đó, đợi làm việc với luật sư của tôi đi.”“Cô… cô…”Thư nói xong, đứng ngay tại chỗ tìm số của một trung tâm hỗ trợ pháp lý. Cô không ngần ngại gọi điện cho luật sư giỏi nhất ở đây.

Mỗi một giờ tư vấn của anh ta trị giá ba triệu đồng.Sau khi đã nói chuyện xong xuôi, cô mới chỉnh trang quần áo của mình:“Luật sư của tôi là Dương Đức Tín. Anh ấy mang theo giấy phép hành nghề đến, chị không lo bị lừa đảo đâu. Đừng có vội ném tôi thêm một cái nào nữa, nếu không chị bóc lịch chắc rồi.”Người bán hàng chỉ có thể trố mắt ra. Không ngờ tới mọi chuyện đến mức này.

Chị ta chỉ là một người bán rau, nhưng làm gì có ai không biết luật sư là gì. Mặc dù không hiểu hết thẩm quyền của luật sư, nhưng chị ta biết đây là người có thể bắt mình ra hầu tòa. Đến lúc đó, không biết thắng hay thua, chị ta cũng sẽ mất bao nhiêu thời gian để giải quyết. Nếu thua thì phải đền tiền là điều chắc chắc.

***Minh Thư giải quyết xong mọi chuyện, lững thững trở về nhà. Cô mua tạm một gói thức ăn ở trên đường. Khi đến cửa, cô bần thần mãi không dám bước vào nhà một lần nữa. Nếu như để mẹ biết những gì xảy ra, bà sẽ nghĩ ngợi nhiều thế nào đây?

Người già hay cả nghĩ, dù cô có giải quyết gọn gàng mọi sự, bà vẫn sẽ lo lắng cô bị thua thiệt.“Sao đứng tần ngần ở đó mãi vậy?” Bà Nguyệt lên tiếng gọi.Thư cất tiếng “dạ” rồi mới vào nhà.“Sao ít đồ ăn thế? Mà sao quần áo con bẩn thế này?”“Người bán hàng cẩu thả quá mẹ ạ, làm rơi cả hai quả trứng vào người con. Con tức lên không mua đồ của chị ta nữa, đi mua đồ ăn sẵn thôi.”Thư tìm đại một lý do để bao biện. Bất kể cô nói cái gì bà Nguyệt đều tin, nên bà cứ lầu bà lầu bầu trách cứ:“Bán hàng gì mà kì.

Ném đồ vào áo khách thì ế cũng xứng lắm. Con lên thay quần áo đi.”“Vâng ạ.” Mặc đồ bẩn trên người cũng khó chịu, nên Thư đồng ý lên lầu. Còn bà Nguyệt thì lúi húi trong bếp chuẩn bị bữa trưa.Khi cô trở xuống, trong nhà chợt có thêm một người.

Cô thấy mẹ mình đang nói chuyện với một ai đó. Đó là một người đàn ông lớn tuổi mà Thư chưa từng gặp bao giờ. Ông ấy mặc một bộ quần áo lịch sự đắt tiền. Đây là “đồng phục trong nhà” của các quản gia trong gia đình giàu có? Trong đầu Thư chợt hiện ra một suy nghĩ.

Cô men theo cầu thang xuống lầu, đánh tiếng:“Ai vậy mẹ?”“Mẹ không biết. Mẹ tưởng con quen, ông ấy đến tìm con mà.”Người đàn ông dừng mắt trên người Thư, đánh giá cô một lượt.“Cô có phải Từ Minh Thư không?” Người đàn ông trung tuổi lôi một tờ giấy ra, giống như đang xác định lại tên của cô.

Minh Thư gật đầu: “Là cháu, không biết có việc gì vậy chú?”“Ông chủ tôi muốn gặp cô. Phiền cô đi với chúng tôi một chuyến.”“Ông chủ?” Thư ngạc nhiên, kéo mẹ lùi lại phía sau: “Xin lỗi chú. Cháu không biết ai là ông chủ của chú.”Người đàn ông vẫn lạnh nhạt, nói tiếp: “Ông chủ của tôi là Phùng Đức Khoan. Giờ thì cô đã biết chưa?”