Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 386: Anh hùng không chịu thiệt trước mắt (2)




Buổi trưa quan viên và Thứ cát sĩ của Hàn Lâm Viện đều ở trong viện phòng dùng cơm. Thức ăn do Quang Lộc tự phụ trách cung cấp. Lúc nghỉ trưa, Từ Quang Khải nói việc ở giảng đường với Trương Nguyên, Trương Nguyên nói:

  • Tuyển chọn cũng thơ văn, dạy cũng thơ văn, cái được học và vấn đề chính sự thực tế hoàn toàn không có chút liên quan nào, như vậy là nuôi dưỡng tướng tài sao? Đệ nghĩ rằng giảng cách làm quan cho Thứ cát sĩ ngoại trừ quan viên có kinh nghiệm của Hàn Lâm Viện và Chiêm sĩ phủ, còn nên mời lục bộ đường quan, tuần phủ các tỉnh giảng về vấn đề chính sự và dân tình dân sinh của tỉnh mình, mỗi tháng sắp xếp ít nhất hai bài học như vậy, thế mới là cách bồi dưỡng nhân tài.

Từ Quang Khải khen:

  • Hiền đệ nói rất đúng, ta cũng nghĩ như vậy, chỉ có điều muốn thi hành được thì rất khó, quan viên phần lớn đều an phận với hiện trạng. Hơn nữa tranh giành giữa các đảng làm cho người ta luôn nghi ngờ, nếu có người đề xuất phương pháp cải cách gì, điều đầu tiên những người khác nghĩ không phải là cách này có lợi cho nước và dân hay không, mà là phỏng đoán cải cách này sẽ có lợi cho đảng nào, đảng nào sẽ chịu thiệt, có chuyện là công kích nhau. Do đó cải cách khó lòng được thực hiện.

Trương Nguyên nói:

  • Việc này đệ sẽ viết một bản điều trần đề nghị Lưu viện trưởng, sau đó lại bảo vài Thứ cát sĩ cùng đề xuất yêu cầu.

Từ Quang Khải biết Trương Nguyên rất có sức ảnh hưởng với tân khoa tiến sĩ và Thứ cát sĩ, nói:

  • Với tư cách là Chiêm sĩ phủ giảng quan ta cũng đề xuất chuyện này, Lưu viện trưởng cũng là chưởng quản Chiêm sĩ phủ.

Đang nói đến Lưu viện trưởng, chợt thấy một người văn lại vội vàng tiến vào bẩm báo với người hầu của Quách học sĩ:

  • Lưu viện trưởng ở Lễ Bộ nha môn đột nhiên hôn mê bất tỉnh. Đã truyền Thái y ở viện y quan đến khám, thái y nói là trúng gió.

Trương Nguyên và Từ Quang Khải ngơ ngác nhìn nhau, Trương Nguyên thầm nghĩ: " Viện trưởng Lưu Sở Tiên béo, sắc mặt hồng hào, nhưng hóa ra lại là cao huyết áp, Đại Minh triều không có phẫu thuật não ngoại khoa, nếu chảy máu não rất nguy hiểm, xem ra lục bộ đường quan lại phải thiếu một người rồi.”

Hai ngày sau, truyền tin Lễ Bộ Thượng thư Lưu Sở Tiên ốm chết, Lễ Bộ lấy cáo phó, Vạn Lịch Hoàng đế ban chiếu xuống, ban cho Lưu Sở Tiên chức Thiếu bảo, điếu văn u ám. Đến giờ, đường quan trong lục bộ Hộ bộ, Lễ Bộ, Hình Bộ, Công bộ đều có chức vụ để trống. Sau khi Lưu Sở Tiên qua đời, Lễ Bộ liền do hữu thị lang Hà Tông Ngạn thay mặt giải quyết.

Lưu Sở Tiên là Phó chủ khảo khi Trương Nguyên thi Hội, là người đã ủng hộ Ngô Các lão chọn Trương Nguyên, có ân huệ với Trương Nguyên. Lưu Sở Tiên đột nhiên qua đời, Trương Nguyên có chút buồn bã, lại nghĩ Ngô Các lão cũng một thân thể bệnh tật, Phương Các lão lại khoẻ mạnh, viễn cảnh này thật không hay.

...

Mục Kính Nham ở kinh thành qua tiết Đoan Ngọ, mùng bảy tháng năm khởi hành về Du Lâm, lần này nhận được năm trăm khẩu súng mới đúc, một ngàn cây thương, một ngàn cái khiên mây, còn có cung ninh ba, tên sắt, yêu đao, song thủ trường đao, gậy to, áo giáp, vân vân, chất đầy mười xe lớn, Binh bộ phái thêm một đạo mười tên quân sĩ tới đưa những đồ này về Du Lâm.

Trương Nguyên tiễn Mục Kính Nham ra tận ngoài cửa phụ của thành tây, hắn viết thư hồi âm cho Đỗ Tùng, quà đáp lễ là một ít sản vật của kinh thành, trước khi chia tay nói:

  • Sang năm Đỗ tham tướng hẳn sẽ còn phái Mục thúc đến kinh lo việc chung, đến lúc đó là có thể đổi kiểu súng phát lửa mới rồi.

Trải qua sự cố gắng của hai vị Binh bộ lang trung Kỳ Thừa Tùng và Trương Hạc Minh, sau khi Binh bộ và công bộ kiểm tra và thử nghiệm xong, quyết định từng bước thay thế súng châm lửa bằng súng phát lửa, nhưng việc chế tạo súng phát lửa không dễ dàng như vậy, theo trình tự luyện phôi thép tinh, nung chảy đồng, cắt nòng súng, mài thép, làm cửa phát lửa, đục, cửa thoát lửa vân vân, phải cần hai tháng. Đầu tiên chế tạo năm mươi khẩu để thí nghiệm cải tiến, súng phát lửa cần thời gian một năm để chính thức đi vào chiến đấu. Trương Nguyên rất hài lòng về điều này, đây là bước ảnh hưởng đầu tiên đối với trận chiến Tát Nhĩ Hử hai năm sau, nhất định phải tránh để tiến quân bốn đường thì ba đường bị toàn diệt thảm bại, chỉ có thay đổi cục diện cuộc chiến Tát Nhĩ Hử thì hắn mới có thể có được thời gian tiến hành những cải cách khác, nếu không, tài chính của Đại Minh sẽ bị chiến sự Liêu Đông làm cho suy sụp, điều động thêm quân lương, dân kêu gào sôi sục, tới lúc đó mặc cho ai cũng không thể quay lại được.

Mục Kính Nham dặn dò con Mục Chân Chân vài lời, bái biệt Trương Nguyên, giục ngựa áp giải quân giới đi về phía tây.

Ánh mặt trời tháng năm nóng cháy, ngoại ô phía tây kinh thành Mục Chân Chân nghển cổ nhìn phụ thân Mục Kính Nham đi xa, đột nhiên hỏi Trương Nguyên:

  • Thiếu gia, Đại Minh không cho phép phụ nữ ra chiến trường sao?

Trương Nguyên nói:

  • Trong quân ngũ đương nhiên không cho phép phụ nữ, sao, Chân Chân còn muốn theo cha xuất chinh làm Hoa Mộc Lan sao?

Mục Chân Chân nói:

  • Tiểu nữ nghĩ sau này thiếu gia lãnh binh xuất chinh, tiểu nữ không thể đi theo vậy thì sao được.

Trương Nguyên cười nói:

  • Đúng vậy nhỉ, không có Chân Chân chăm sóc, nửa bước ta cũng thấy khó đi.

Mục Chân Chân e thẹn nói:

  • Thiếu gia, tiểu nữ không phải có ý đó.

Trương Nguyên cười hỏi:

  • Vậy sao Chân Chân lại cho rằng một thư sinh như ta sau này có thể lãnh binh đánh trận được?

  • Phụ thân tiểu nữ nói.

Mục Chân Chân nói:

  • Phụ thân nói đều là quan văn lãnh binh, thiếu gia biết rõ chuyện biên giới, về sau nhất định có thể cầm binh.

Trương Nguyên mỉm cười, nói:

  • Nếu thực có ngày đó, thì ta sẽ nghĩ cách để cho nàng đi theo ta, Đại Minh ta không phải còn có nữ Tuyên Phủ Sử sao.

Mục Chân Chân vội hỏi:

  • Là ai ạ?

Trương Nguyên nói:

  • Thạch Trụ thổ ti Mã phu nhân Tần Lương Ngọc đấy.

...

Hoàng hôn ngày mười ba tháng năm, Mục Chân Chân như thường ngày cùng Vũ Lăng, Uông Đại Chùy, Lai Phúc cùng nhau đến bên cầu bắc sông Ngọc Hà đợi Trương Nguyên từ Hàn Lâm Viện ra. Lúc này các quan viên từ các bộ nha môn trở về nhà không dứt, hoặc đón xe, hoặc đi kiệu, cũng không ít người đi bộ, Lại khoa đô cấp sự trung Diêu Tông Văn cũng đón xe qua cầu bắc sông Ngọc Hà, có chút chú ý đến Mục Chân Chân cao trắng đẹp thướt tha đứng ở đầu cầu, tên người hầu đi theo xe vội nói với Diêu Tông Văn đang ngồi bên trong xe:

  • Lão gia, tiểu nhân thấy cô gái làm ngựa của chúng ta sợ ở phố chợ đèn ngày ấy rồi, đứng ngay đầu cầu.

Diêu Tông Văn từ cửa xe nhìn ra phía Mục Chân Chân ở đầu cầu, nói:

  • Đã ở chỗ này đợi, vậy cũng là nữ tỳ của một vị quan viên, ngươi đi hỏi thăm một chút, xem là tỳ nữ nhà ai?

Vừa sai tên phu xe dừng lại trên cầu.

Người hầu kia đi nghe ngóng rất nhanh, trở về bẩm:

  • Lão gia, đó là tỳ nữ của Trương Nguyên, thảo nào ngày ấy tiểu nhân nói lão gia nhà ta họ Diêu, hai cha con cô ta quay đầu bỏ chạy, hóa ra là chột dạ.

Trương Nguyên cùng Quách học sĩ từ trong đại môn của Hàn Lâm Viện đi ra, đi bên cạnh còn có vài vị thị giảng, biên tu và Ngũ kinh tiến sĩ, từ khi Lễ Bộ Thượng thư kiêm trưởng Hàn Lâm Viện sự Lưu Sở Tiên đột nhiên ốm chết, Hàn Lâm Viện liền do Quách Sướng thay quyền Viện sự, Trương Nguyên đề nghị với Quách học sĩ mời lục bộ đường quan, tuần phủ các tỉnh đến truyền thụ cho Thứ cát sĩ tình hình chính trị và dân sinh dân tình thực tế.

Quách Sướng nói:

  • Hiện nay số quan ở kinh thành còn thiếu rất nhiều, đường quan thường kiêm thêm một số chức vụ khác, công việc bề bộn, làm gì có thời gian rỗi mà tới giảng bài.

Trương Nguyên nói:

  • Mỗi tháng chỉ sắp xếp hai tiết học, mỗi tiết học chỉ nửa canh giờ, chút thời gian này làm sao không tranh thủ được.

Quách Sướng là bậc trưởng lão trung hậu, nhưng lại là người không làm được chuyện gì, khi suy nghĩ giải quyết vấn đề chỉ hướng đến những chỗ khó, nói:

  • Hàn Lâm Viện làm sao mời được lục bộ đường quan và tuần phủ đến giảng bài được.

Hàn Lâm Viện bảy năm sau khi chính thức chuyển ra từ Văn Uyên Các ở trong Ngọ môn, tách ra khỏi nội các, địa vị giảm xuống rất nhiều, chỉ có thể coi là nơi nuôi dưỡng hi vọng tiến tu, đã đánh mất quyền cố vấn cho Hoàng đế.

Trương Nguyên nói:

  • Việc này đương nhiên phải trình báo với nội các trước, rồi lục khoa công sẽ sắp xếp, Thứ cát sĩ là trụ cột của nước nhà, học trò tin rằng vẫn có rất nhiều người bằng lòng đến giảng bài.

Quách Sướng trầm ngâm một chút, nói:

  • Vậy Trương tu soạn nghĩ một bản tấu chương trình lên, ta sẽ kí tên đóng ấn, trình lên nội các, xem ý kiến của Thánh Thượng như thế nào.

Trương Nguyên nói:

  • Vâng, ngày mai học trò sẽ trình tấu chương lên cho Quách học sĩ.

Nội các đời Minh xử lý các tấu chương của quan viên nha môn, sau đó giao cho Ti Lễ Giám phê và đóng dấu đỏ, lục khoa cấp sự trung thay phiên nhau mỗi ngày tới Hoàng Cực môn tiếp thu ý kiến phúc đáp của Hoàng đế về các bản tấu chương của nha môn trình lên, xét duyệt để không có sai lầm về sau, trong năm ngày sẽ giao cho lại cho các nha môn thi hành. Đây là trình tự bình thường khi ra quyết sách chính trị đời Minh.

Quyền lực của nội các ở chỗ đóng dấu đỏ bên trong và bên ngoài tấu chương, định ra ý kiến và phương hướng để xử lý cho hoàng đế, cũng có quyền bác bỏ những tấu chương mà Hoàng đế phê đỏ, nhưng cấp sự trung lại là nơi tiến hành xét duyệt một lần cuối cùng đối với các tấu chương của nội các và của Hoàng đế đã phê đỏ rồi giao cho lục khoa công bố, chuyện lớn thì có bản tấu đáp lại, chuyện nhỏ thì cứ thế mà làm.