Mồng 8 tháng 2, các nho học và các trường học ở Sơn Âm huyện đều dán cáo thị, đồng thời trên huyện cũng phái người đi thông báo với các nơi, để đông đảo các học trò biết được ngày mồng 6 tháng tư đến Thiệu Hưng phủ. Huyện cương ở Thiệu Hưng phủ đã sắp xếp xong. Cái gọi làHuyện cương chính là trình tự thi trước sau. Thiệu Hưng phủ văn phong cường thịnh, trong tám huyện có khoảng hơn một vạn hai nghìn người (mười hai ngàn người)tham gia thi,, đông hơn so với thi phủ năm ngoái, phải chia làm năm trường thi. Sơn Âm và Hội Kê là huyện lớn, mỗi huyện bố trí một trường thi. Sơn Âm xếp thứ nhất, mồng 8 tháng 4 thi. Hội Kê xếp thứ hai, mồng 9 thi. Hai huyện Thượng Ngu và Dư Diêu hợp lại thành một trường thi thi mồng 10. Hai huyện Chư Kỵ và Tiêu Sơn hợp thành một, thi ngày 11. Tân Xương và Thặng huyện hợp làm một, ngày thi 12.
Đề học quan trong ba năm phải tổ chức thi hai lần ở các phủ. Đối với phủ Thiệu Hưng, một lần là thi đạo của năm nay, lần khác là thi khoa vào đầu năm tới. Đối tượng thi khoa là những sinh đồ đỗ nhất đẳng thi phủ. Thành tích thi được phân thành tam đẳng (ba cấp), những sinh đồ thi đạt nhất đẳng (cấp một) và nhị đẳng (cấp hai) thì có đủ tư cách tham gia thi hương vào tháng tám, tam đẳng (cấp ba) thì không được tham gia kỳ thi hương. Bởi vậy không phải cứ là sinh đồ thì có thể tham gia thi hương, còn phải tham dự kỳ thi trước đó nữa.
Đối với Trương Nguyên mà nói, thi đỗ sinh đồ huyện là không còn nghi ngờ gì nữa, bây giờ hắn cần phải cố gắng để là người đỗ đầu thi đạo ở Thiệu Hưng phủ, cũng chính là tiểu tam nguyên. Tỉnh Triết Giang có mười một phủ, thì có mười một người đỗ đầu thi đạo, cho nên người đỗ đầu thi đạo và người đỗ đầu thi phủ cơ bản là giống nhau, nhưng đều phải là người đỗ đầu từ thi huyện, thi phủ tới thi đạo. Tuy không như đại tam nguyên trăm năm mới gặp, nhưng cũng là rất hiếm thấy, hơn nữa đỗ đầu thi đạo thì trực tiếp trở thành lẫm sinh, lẫm sinh là sinh đồ cấp 1, có hạn chế về số lượng. Như ở huyện Sơn Âm, sinh đồ có tới gần ngàn người nhưng lẫm sinh cũng chỉ có sáu mươi người, được huyện trợ cấp lương thực hàng ngày, để tránh hiện tượng hai đinh (hai người con trai) trong nhà phải đi sai dịch. …
Khi điểm danh phải mang nộp phiếu để nhận quyển thi ;
Học trò Trương Nguyên giữ hiến cứ, người không có phiếu quyển thì không được vào trường thi. Tất cả phải tuân thủ theo quy định, không được tự ý làm sai Học trò này có tằng tổ (cụ nội) là Nguyên Đình, tiên tổ (ông nội) là Nhữ Trực, cha là Thụy Dương, thày dạy là Vương Tư Nhâm, hàng xóm tên Trương Thụy Hữu, kết bạn với Kỳ Bưu Giai, người bảo hộ Trương Đại, người sai bảo Chu Mặc Nông.
Cấp ngày 28 tháng 3 năm 42 Vạn lịch
Phiếu này giao cho người bảo hộ Trương Đại cất giữ, phiếu sẽ được kiểm tra khi lĩnh quyển thi, người không có phiếu sẽ không được lĩnh quyển, không được tự ý làm sai.
Đây làkết phiếu quyển thi đạo.Ngày 28 tháng 3 Trương Nguyên được đại huynh Trương Đại và Chu Mặc Nông đưa tới lễ phòng nha môn huyện để nộp kết phiếu thi phủ năm ngoái. Trên trang bìa của quyển thi đạo được phát phải điền tên, tuổi, quê quán và lai lịch ba đời của người thi, sau khi điền xong thì nộp lại lễ phòng huyện môn, sau đó lễ phòng thống nhất nộp lên sử phòng phủ nha. Ngày mồng 8 tháng 4 thi sẽ căn cứ vào kết phiếu thi đạo này để lĩnh quyển vào trường thi.
Tới lĩnh kết phiếu còn có Kỳ Bưu Giai, người bảo hộ của Kỳ Bưu Giai cũng là Trương Đại và Chu Mặc Nông. Thần đồng Kỳ Bưu Giai năm nay 13 tuổi, một năm nay đọc sách làm văn vô cùng vất vả, gã có hôn ước bằng miệng với Thương Cảnh Lan, trở thành vãn bối của Trương Nguyên. Kỳ Hổ Tử háo thắng muốn vượt mặt Trương Nguyên trong kỳ thi đạo này để dành ngôi đỗ đầu. Gã còn đặc biệt mua một tập văn bát cổ của TrươngNguyên để so sánh, , tập này được phòng xã Phất Thủy ở Tô Châu in ấn, bản in tinh xảo, giấy in cũng rất đẹp, nghe nói Tùng Giang phủ đã bán được mấy ngàn cuốn, còn đắt hàng hơn cả ở Thiệu hưng. Kỳ Bưu Giai đọc kỹ hai trăm cuốn chế nghệ của Trương Nguyên, tuy khâm phục nhưng lại không hề ghen tức.
Ra khỏi huyện nha, Trương Đại và Chu Mặc Nông giao lại kết phiếu cho Trương Nguyên, Kỳ Bưu Giai tự giữ của mình, bọn họ sợ làm mất sẽ làm lỡ việc lớn của Trương Nguyên và Kỳ Bưu Giai. . Theo quy định thì kết phiếu phải do người bảo hộ giữ, nhưng trên thực tế đều giao cho người thi tự bảo quản.
Kỳ Bưu Giai nhận kết phiếu, chắp tay cáo biệt với đám Trương Nguyên, dẫn theo hai nô bộc trở về Đạm Sinh đường ở ngoại thành để học tiếp.
Trương Nguyên mời đại huynh Trương Đại và Chu Mực Nông tới quán trà ở Phủ Học Cung uống trà, lần này Trương Đại đặc biệt vội về từ Hàng Châu, đầu tháng hai Trương Đại đi Hàng Châu, theo học Hoàng Ngụ Dung tiên sinh ở chân núi Nam Bình.
Gặp được Trương Ngạc ở quán trà, liền cùng lên lầu uống trà, người hầu trà nấu loại trà tùng la hảo hạng mang ra, giờ chế độ đẳng cấp Vãn Minh sụp đổ, người bán trà xưng là bác sĩ, thợ cắt tóc xưng là đãi chiếu, người dân bình thường một khi phát tài thì xây nhà lớn, trang trí trạm trổ nguy nga lộng lẫy, nhìn giống như quan nha, thật không còn quy định quy củ gì. Nhưng cũng không có ai quản nữa, quản không xuể, sức khống chế của quan phủ đã quá yếu.
Chu Mặc Nông thưởng thức trà, cảm thán nói:
Trương Nguyên nói:
Trương Đại nói:
Chu Mặc Nông cũng tức giận bất bình nói:
Trương Đại cười nói:
Trương Ngạc nói:
Ngẫm cũng thấy hay, gã bật cười ha ha.
Trương Ngạc nói chuyện không nghiêm túc, lúc thì nói phải nạp giam, lúc lại nói phải có hộ tịch giả, Trương Đại không muốn nói chuyện với y nhiều, hỏi Trương Nguyên:
Trương Nguyên thở dài:
Trương Đại nói:
Hai mắt Trương Nguyên nheo lại, nói:
Trương Ngạc vẫn cáu giận Đổng Tổ Thường, lần trước nghe nói Trương Nguyên ở Hàng Châu đánh Đổng Tổ Thường, nhưng đánh cũng không đủ mạnh, ít nhất phải khiến Đổng Tổ Thường chặt gân róc xương mới hả, Trương Ngạc làm việc không tính tới hậu quả, chỉ nghĩ tới sự vui thích nhất thời, lúc này nghe Đổng thị kiêu ngạo như vậy, tức giận nói:
Trương Nguyên nói:
Trương Ngạc gãi đầu, ngẫm lại cũng thực sự không thể làm gì cha con Đổng Kỳ Hưng được, không thể dẫn nô bộc tới Hoa Đình đánh nhau được, chỉ có thể mắng Đổng Kỳ Hưng một trận cho hả giận rồi nói sau.
Trương Đại bưng chung trà lên thì bị va chạm mạnh, nói:
Trương Ngạc ánh mắt sáng lên, hỏi: