Lúc Trương Nguyên lời qua tiếng lại với gia nhân phòng xã của núi Phật Thủy xã Thanh Phổ tại đình Thương Lãng, thì Trương Nhược Hi và Mục Chân Chân đang lưu luyến không nỡ rời xa trước mấy khóm hoa thược dược và hoa hải đường ở vườn hoa miếu Thủy Tiên.
Trương Nhược Hi vừa hưởng thụ vừa hỏi Mục Chân Chân tại sao nàng ta lại bước chân vào cửa Trương gia cô.
Trương đại tiểu thư cũng giống như Trương Nguyên thiếu gia vậy vừa khiêm tốn lại dễ gần, trong lòng Mục Chân Chân rất vui mừng, liền nói đến chuyện bán trái cây ở chùa Đại Thiện bị Lạt Hổ đuổi chạy, Trương Nguyên thiếu gia làm thế nào giúp nàng thoát hiểm, làm thế nào tìm đến phố Tam Đại sai người đi bắt Lạt Hổ, rồi đưa tiền mời Lỗ đại phu chữa khỏi bệnh vàng da cho cha của nàng.
Trương Nhược Hi nghe đến đoạn Mục Chân Chân tam quyền lưỡng cước đánh ngã mấy tên Lạt Hổ liền kinh ngạc nói:
-Chân Chân ngươi biết võ nghệ à?
Mục Chân Chân xấu hổ gật đầu.
Trương Nhược Hi nói:
-Chẳng trách tiểu Nguyên lại mang theo ngươi, thì ra là ngươi biết võ nghệ.
Nghiêng đầu nhìn thấy đôi môi đỏ và hai gò má trắng như tuyết của đọa dân thiếu nữ kia, cặp lông mi hơi nháy mắt dưới ánh mặt trời hiện lên màu vàng, xinh đẹp đến lạ thường.
Mục Chân Chân dáng người cao ráo, chân to nhanh nhẹn, chỉ có vẻ e thẹn nhút nhát khiến người khác khó mà tưởng tượng rằng nàng có võ công có thể đánh người.
Trương Nhược Hi nhớ tới một chuyện, hạ giọng nói:
-Chân Chân, nói ta biết, tiểu Nguyên có ức hiếp ngươi không?
Mục Chân Chân vội lắc đầu:
-Không có, không có ạ, thiếu gia sao có thể ức hiếp nô tì chứ, thiếu gia rất quan tâm nô tì.
Trương Nhược Hi cười mỉm, Mục Chân Chân không hiểu nàng ta có ý gì, cũng không thể hỏi trực tiếp, bèn nói đùa:
-Vậy chắc chắn là vì ngươi biết võ công nên tiểu Nguyên mới không dám ức hiếp ngươi, bằng không đã ức hiếp rồi.
Mục Chân Chân lấy lại nụ cười lúc đầu đáp:
-Sao có thể chứ ạ, thiếu gia không có ức hiếp nô tì, nếu nô tì làm sai chuyện gì thiếu gia trách phạt cũng là điều nên làm.
Đang nói thì không biết sao đột nhiên lại nghĩ đến nếu như thiếu gia cũng giống như mấy tên Lạt Hổ ức hiếp nàng, làm nhục nàng thì lúc đó nàng phải làm thế nào đây?.
Nghĩ như vậy nên tim như bị dao cắt, người ta ức hiếp nàng thì nàng sẽ không bị tổn thương, nếu ngay cả thiếu gia cũng ức hiếp nàng thì nàng sẽ cảm giác như mọi thứ trước mắt đều mất đi màu sắc, tim đau đến phải co giật.
Mục Chân Chân rất mau nước mắt, lúc này nước mắt lại tràn mi.
Nhược Hi hoảng hốt, vội an ủi:
-Đừng khóc nữa, đừng khóc nữa.
-Tiểu Nguyên có ức hiếp ngươi đúng không, vẫn cứ làm ngươi đau đớn có đúng không? Ôi, cái con người này, ta còn tưởng hắn đã trở nên biết điều rồi, sao lại vẫn cứ lỗ mãng cộc cằn như thế chứ...
Nhưng Mục Chân Chân lại ngừng khóc rồi bật cười, ngẫm nghĩ lại mình thật không biết điều, thiếu gia đâu có ức hiếp nàng, làm cho đại tiểu thư hiểu lầm, lát nữa nhất định sẽ trách cứ thiếu gia, liền nói:
-Đại tiểu thư, thiếu gia không có ức hiếp tiểu tỳ, thật sự không có ạ.
Trương Nhược Hi bực bội hỏi:
-Không ức hiếp ngươi, vậy sao ngươi lại khóc?
Mục Chân Chân thẹn thùng trả lời:
-Là do nô tỳ nghĩ đến thiếu gia đối tốt với nô tỳ nên cảm động khóc thôi ạ.
Không biết tại sao Trương Nhược Hi lại bị Mục Chân Chân nói đến đỏ cả mặt, bèn nói tránh đi:
-Chúng ta đến bên đình xem họ nói chuyện gì, hình như là đang đọc bát cổ. Ồ, không phải là người của bên xã Thanh Phổ đọc mà là người Tô Châu, có vẻ như giọng Tô Châu.
Hai người bước đến bên cạnh đình Thương Lãng xem. Trên đình là hai người trong xã, ngoài đình kẻ đứng người ngồi đều là người hầu do phòng xã của núi Phật Thủy dẫn đến.
Nhìn thấy hai người đến gần, mười mấy cặp mắt tập trung lại nhìn. Mục Chân Chân thì không có gì nhưng Trương Nhược Hi giả nam lúc này bị nhìm chằm chằm vào như vậy. Nàng ta không khỏi cảm thấy lo sợ, nhỡ bị phát hiện không biết sẽ thế nào, liền hạ giọng nói:
-Chân Chân, chúng ta đến thần tự chào Thái Hồ Thủy Tiên trước, lát nữa hãy quay lại.
Cung điện miếu Thủy Tiên có nhiều gian phòng. Chính điện thờ Thái Hồ Thủy Tiên là một nữ tử, bảo tướng trang nghiêm, nhưng lại có dáng vẻ rất quyến rũ.
Trương Nhược Hi và Mục Chân Chân lạy xong thì chuyển đến phía sau ngai vàng thì lại thấy có một thiếu phụ và đứa con gái nhỏ ngồi phía sau nghỉ ngơi, bên trên có vài tiểu tỳ, nô bộc đi theo.
Đây là nữ quyến của Dương Thạch Hương. Dương Thạch Hương dặn dò người coi miếu, hôm nay ngoại trừ những ai liên quan đến việc tham gia văn hội ra không được để người khác vào, vì thế y để cho thê nữ đi theo y đến miếu Thủy Tiên tham quan, người hầu theo sau cũng có hơn mười người.
Trương Nhược Hi vừa nhìn thấy có thiếu phụ và con gái ở đây liền quên mất là mình đang nữ giả nam, nhanh chân bước đến cười hỏi:
-Các người đến dạo công viên đúng không? Hoa Thược Dược (hoa Thảo Ly) vừa hay đang ra hoa, còn Hải Đường thì đã tàn hết nửa rồi.
Lúc đến gần thiếu phụ, chân đứng chưa vững, thân mình nghiêng một bên, tay tự nhiên đặt lên vai của thiếu phụ để đứng cho vững. Thiếu phụ và tỳ nữ theo sau đều sợ đến nỗi kêu lên, một tên người hầu tráng kiện giận dữ nói:
-Kẻ ngông cuồng này từ đâu đến, dám đùa giỡn bà chủ nhà ta?
Dứt lời gã liền xông đến vung quyền định đánh Trương Nhược Hi. Mục Chân Chân nhanh tay lẹ mắt liền một tay đỡ lấy Trương Nhược Hi, một tay bạt quyền của gã đi chỗ khác. Tên người hầu dùng sức quá mạnh nên thất tha thất thểu lao ra vài bước, suýt nữa thì té ngã.
Thiếu phụ và đứa con gái nhỏ đều đứng lên giận dữ nhìn Trương Nhược Hi. Một tỳ nữ kêu lên:
-Nô tì đi kêu người đến.
Người hầu nam của Dương gia đang ở bên ngoài điện.
Trương Nhược Hi thấy không ổn, sự việc sẽ càng lớn chuyện hơn nữa liền mau chóng tháo khăn quan xuống nói:
-Hiểu nhầm hiểu nhầm thôi, tôi là nữ tử.
Hôm nay Trương Nhược Hi chải tóc búi cao, khó có thể khiến người khác tin, vội một tay vịn Mục Chân Chân, kiễng một chân lên, tháo giày con bướm ra để lộ chiếc giày bó chân nhỏ xíu.
Thiếu phụ cùng mấy nô tì, người hầu đều kinh ngạc. Thiếu phụ chuyển từ giận dữ sang vui vẻ, hỏi:
-Nàng là nữ thân quyến nhà nào?
Một mặt ra lệnh cho người hầu dọn chỗ cho Trương Nhược Hi.
Trương Nhược Hi ngồi xuống nói:
-Tôi là vợ của Lục sinh, họ Trương.
Thiếu phụ kia nói:
-Tướng công nhà ta họ Dương, hôm nay làm chủ hội văn này. Tướng công của nương tử Lục gia cũng đến tham gia hội văn ư?
Trương Nhược Hi đáp:
-Vâng, còn có cả đệ đệ của tôi cũng đang ở trong đình Thương Lãng.
Thiếu phụ họ Tần, gặp được Trương Nhược Hi rất vui mừng, cười nói:
-Nương tử Lục gia thật lớn gan, dám giả nam ra ngoài du ngoạn, ta thì không dám.
Trương Nhược Hi đưa thẳng một ngón tay vào khóe miệng nói:
-Suỵt! Xin chớ làm lộ, nếu bị lão nhân trong nhà biết, tôi sẽ bị mắng.
Thiếu phụ Tần thị và con gái đều cười hì hì. Tần thị bảo người hầu bưng trà lên, mời Trương Nhược Hi uống, nói thao thao bất tuyệt, rất là thân thiết.
Ngồi được một lúc, Trương Nhược Hi nói:
-Sao nàng không vào trong? Cứ đi đi có sao đâu nào?
Tần thị cười lắc đầu nói:
-Ta đâu dám đi, tướng công nhà ta đến sẽ trách mắng ta, đợi văn hội tan cuộc rồi sẽ đi xem hoa thược dược, sau này nương tử Lục gia hãy lui tới đây nhiều hơn nha.
Trương Nhược Hi và Mục Chân Chân vòng qua thần từ. Trương Nhược Hi cười nói:
-Nếu không phải Chân Chân giúp ta ngăn cản thì suýt nữa ta đã bị coi là kẻ lỗ mãng rồi bị đánh rồi, đóng giả nam tử quả không dễ dàng gì.
Mục Chân Chân cười đáp:
-Đừng sợ, nô tỳ không để đại tiểu thư bị thương đâu ạ.
Trên đình Thương Lãng, minh chủ Phạm Văn Nhược của phòng xã núi Phật Thủy cao giọng đọc diễn cảm bài “Đại úy dân chí” bài thi hương của mình rồi thở dốc hai cái.
Đám người ngạo mạn xã Thanh Phổ lại nhìn chằm chằm Trương Nguyên cười khinh bỉ nhưng cũng giả vờ khiêm tốn nói:
-Đây là bài cũ của năm trước, để các vị chê cười rồi, mong các vị bình phẩm vài lời ạ.
Xong gã quay về chỗ ngồi đợi đối phương khen thưởng.
Dương Thạch Hương đang định mở miệng khen thì Trương Nguyên nói:
-Đợi đã.
Chắp tay hỏi Phạm Văn Nhược:
-Cuốn chế nghệ này Phạm cử nhân có từng in ấn ở Thiệu Hưng phủ của ta không?
Phạm Văn Nhược trả lời:
-Theo ta được biết thì Thiệu Hưng phủ không nhìn thấy cuốn chế nghệ này của ta. Cuốn chế nghệ này cũng chỉ được khắc ấn thành chuyên tập ở phòng sách Phật Thủy chứ chưa được tiêu thụ ở bên ngoài.
Tô Châu thuộc phía nam Trực Lệ, Thiệu Hưng là Chiết Giang, Phạm Văn Nhược tham gia kì thi hương ở Nam Kinh còn người Thiệu Hưng tham gia thi hương là ở Tô Châu.
Sách ở Thiệu Hưng được in ấn rải rác đều là sách đen của kì thi hội và sách đen của kì thi hương ở Tô Châu, đương nhiên những sách lưu hành này sẽ không in ấn từ sách đen của các tỉnh khác bởi vì nó bán không chạy, mỗi tỉnh đều có mỗi văn phong khác nhau, quan chủ khảo kì thi hương lúc chọn lựa bài thi cũng phải suy xét đến cả văn phong của tỉnh..
Trương Nguyên nói:
-Vậy thì thật kỳ lạ, tại sao cuốn bát cổ văn này tôi lại từng đọc qua trong tập “Tám trăm đề văn mẫu thời Đường” nhỉ?
Phạm Văn Nhược nghi ngờ hỏi:
-Có bộ sách “Tám trăm đề văn mẫu thời Đường” sao? Sao ta lại không biết nhỉ?
Phạm Văn Nhược là chủ hiệu sách sách phổ của Đại Giang Nam có tuyển tập văn thời nào mới gã đương nhiên là người nắm rõ mồn một ..... Tập “Tám trăm đề văn cổ” chắc chắn là có hơn mười tác phẩm vĩ đại, làm sao hắn có thể không biết được, hơn nữa Khả Nghi Đường cái tên tiệm sách này không quen thuộc, chắc là một hiệu sách nhỏ thôi.
Trương nguyên nói:
-Bài “Đại Úy dân chí” trong tuyển tập của Khả Nghi Đường rất giống với bài mà công tử vừa ngâm, hơn nữa bài văn ta đã đọc thậm chí còn tinh xảo tuyệt diệu hơn, phía sau bài văn còn chú thích rằng đây là bài thi Hương hạng ba năm Chính Đức....
Phạm Văn Nhược “hừ” một cái đứng phắt dậy, chỉ thẳng vào mặt Trương Nguyên, nghiêm giọng nói:
-Tên tiểu tử Trương Nguyên kia, nếu hôm nay ngươi không mang được quyển “khả nghi đường thì văn bát bách đề” ra đối chứng với ta, ta sẽ gong cổ ngươi đi gặp quan, ngươi nói vậy chẳng phải đang xỉ nhục bài ta làm là do sao chép mà có sao, thật quá quắc, ta thề không đội trời chung với ngươi.
Đám người Lục Thao, Dương Thạch Hương đều kinh hãi thất sắc, vu cáo cử nhân sao chép bài, tội này không nhỏ đâu trương Nguyên ơi, đây là phải đi gặp quan đấy. Đến chừng thế nào Trương Nguyên cũng phải chịu đòn roi, Lục Thao vội vàng tiến lên vài bước, đang lúc muốn giảng hòa, thì Trương Nguyên lại bình tĩnh lên tiếng nói:
-Cần chi gặp quan, việc này nếu gặp quan chẳng phải chuyện bé xé ra to ư, hơn nữa còn ảnh hưởng tới danh tiếng của Phạm cử nhân ngươi, khoan nóng vội, bình tĩnh đã, để ta nói tiếp nào.
Phạm Văn Nhược tức điên, nghiêm giọng nói:
-Ngươi...ngươi nói, nói đi, hôm nay nếu không moi ra được chứng cứ thì ta tuyệt đối không bỏ qua đâu.
Trương Nguyên nói:
-Ta đã nói “Đại Úy dân chí “ này ta đã đọc qua, đương nhiên sẽ có chứng cứ hẳn hòi, nhưng quyển sách “Khả Nghi đường thời văn bát bách đề” kia ta không mang theo, nó hiện đang ở Sơn Âm xa ngời ngợi, vả lại ta xem từ vài năm trước, sớm đã không nhớ đặt nó ở đâu, đừng gấp, nghe ta nói này, sách thì không có, nhưng bài chế nghệ đó ta nhớ rất rõ ràng, ta có thể đọc thuộc tại chỗ.
Phạm Văn Nhược nghe Trương Nguyên nói vậy, trong lòng lạnh tanh, lạnh lùng cười nói:
-Bài chế nghệ của ta là bài thi hương, cũng có khả năng nó được truyền đến Sơn Âm , vừa hay bị ngươi đọc được, vừa hay bị ngươi ghi nhớ, hôm nay lại muốn dùng nó để xỉ nhục ta phải không?
Trương Nguyên không nhanh không chậm nói:
-Ta đã sớm hỏi qua ngươi, ngươi nói bài chế nghệ này ở Thiệu Hưng chắc chắn không có, giờ lại nói thành có. Được, ta không tranh cãi với ngươi nữa, ta chỉ cần đọc ra bài chế nghệ ta đã xem, để chư vị nghe có giống với bài của Phạm cử nhân hay không? Khác biệt ra sao mọi người tự khắc biết rõ, thế nào?
Mọi người xung quanh cũng không dám lên tiếng.
Phạm Văn Nhược nhìn chằm chằm Trương Nguyên, oán hận mà gật đầu:
-Được, được lắm, hãy để cho mọi người nghe “Đại úy dân chí” của ngươi như thế nào, để xem rốt cuộc là ai chép bài của ai?