Làm Đĩ

Chương 3




Những luận điệu gay gắt đối với mọi người phù hoa, đàng điếm xa xỉ, của một xã hội trụy lạc hầu sắp diệt vong trong đó chín mười phần trăm người nhầm rằng cái nghĩa đời người, mọi lý tưởng cao xa, chỉ là sự thỏa mãn về vật chất, sự đầy đủ của xá© ŧᏂịŧ; những cử động trái với luân thường đạo lý, cái da^ʍ, cái ngôn, cái rởm, cái đài, phải, sự kết án một cái tình thế khốn kiếp như vậy, mà lại thốt ra từ miệng một kẻ như em, hạng người tuy là bỏ đi nhưng đối với phái tân tiến thì tại là một tên lính tiên phong trong cuộc Âu hóa, một người tiêu biểu cho sự vui vẻ, sự hoạt động, sự mới mẻ, đã từng làm thí nghiệm cho phong trào theo mốt, khiêu vũ, xã giao đã đạp cửa buồng the để tham gia vào “xã hội” sau khi lấy những khẩu hiệu giải phóng và bình quyền, chắc đã làm cho nhiều người phải ngẫm nghĩ, phải kinh hoàng vì ngạc nhiên.
Khốn thay, sự đó lại rất là dĩ nhiên, có khi lại tầm thường đến đỗi không đáng cho ai phải lấy làm lạ. Vì một người đàn bà lừa chồng bằng sự nằm đờ ra trong cánh tay tình nhân mà đã biết hối hận thì, đối với người ấy, chỉ người tình nhân là đáng căm hờn nhất trong thế gian, cũng như một cái đồ chơi trong tay trăm nghìn người như em mà đã đến thời kỳ nhận chân được cái giá trị làm người, đã đến thời kỳ giác ngộ, thì lại oán ghét cái đàng điếm, cái phù hoa, cái ngông cuồng, bằng trăm những nhà đạo đức bị mang tiếng là hủ bại nữa. Chỉ kẻ điêu đứng trong tình trường mới biết ghê sợ ái tình, chỉ kẻ phú gia địch quốc mới chán tiền bạc, chỉ kẻ hiển vinh tột bậc mới thấy sự vô vị của công danh, chỉ kẻ sung sướиɠ đủ đường mới hiểu thâm thúy cái câu: hạnh phúc là một điều mà người ta không thể biết được... Nhưng thôi, chưa chi đã có người bất bình cho rằng hạng đĩ như em thì không có quyền nói như thế nữa, có lẽ không nên nghĩ như thế nữa, thì em nói nữa làm gì? Chỉ sự từng trải, sự kinh nghiệm mới làm cho người ta được nên khôn. Người đàn bà, muốn được từng trải, thì đã hỏng mất cả cuộc đời, điều ấy không còn ai chối cãi được. Bên cạnh sự ngây thơ, nó là nguyên nhân của dại dột và trụy lạc, thì sự từng trải bị coi là điều khốn nạn, không có quyền đem cái khôn ra cảnh tỉnh những người chưa từng trải họ chiếm số đông.
Đã vậy thì có nên vượt qua một thành kiến ác hại - sự ngăn cấm gái giang hồ nói về luân lý phụ nữ - để mà cho bọn thiếu nữ trẻ trung, ngày thơ mơ mộng, đương vui vẻ tươi cười mà đi đến ái tình, đi đến tội lỗi, mỗi ngày bằng một bước dè dặt nhưng mà rất kiên gan, rất sốt sắng, đi đến cái chỗ chết nó chứa bao nhiêu thi vị say sưa vì nó sẽ làm thỏa mãn mọi sự rạo rực của xá© ŧᏂịŧ, đi đến cái sự mà một bọn cầm đầu vô lương tâm đã mệnh danh cho là: tiến bộ, vui vẻ, giải phóng bình quyền, văn minh - hai là em nên câm?

Có nên mong cứu vãn cái gì đủ thời gian cứu vãn được, hay cứ để mặc cái làn sóng vật chất nó lôi cuốn số đông bạn gái vào đường trụy lạc thì rồi mình làm đĩ cũng không xấu nữa, bởi lẽ ai cũng như mình?

Ác hại thay, em lại không chung một tâm lý với số đông bọn gái giang hồ: mình đã không ra gì thì không cho phép ai còn giữ được đức hạnh. Con Huyền đã mãi da^ʍ nhưng không tìm được cái triết lý cuối cùng, không được hưởng sinh thú, cái cuộc đời vô lo vô lự, nhầy nhụa, lai láng những khoái lạc ghê gớm và bất đắc dĩ của bọn gái bán da^ʍ! Nó vẫn cứ muốn đem ra dùng cái gì còn dùng được trong tâm hồn nó để giúp ích kẻ khác. Nó cứ muốn chống với phong trào! Nó không hiểu rằng sức mong manh của cá nhân không thể nào ngăn nổi một phong trào được. Phải, phải nếu Huyền đã chống nổi với phong trào thì Huyền đến nỗi này hay sao? Trước một phong trào, cái gì là trở lực thì bị coi là hủ bại, là không hợp thời, là khả tiếu[39] mặc dầu là lý trí và lương tri, mặc dầu là luân lý, đạo đức. Em đã ngộ nhận, không biết nghe lẽ phải, đã như một con cừu trong một đàn cừu, đã như một con thiêu thân trong một bầy thiêu thân. Em cũng đã bị trào lưu xô đẩy.
Hồi ấy, trong khắp xứ, vấn đề phụ nữ dấy lên. Chưa bao giờ đàn bà được nịnh hót và săn sóc đến như vậy. Tất cả các báo chí muốn đạp cửa buồng the cho người đàn bà ra đường... Những người trí thức chỉ bảo cho chúng em rõ cái cuộc đời mới, đáng sống, là một cuộc đời chiến đấu lấy tự do cá nhân chứ không còn phải là cuộc đời hy sinh cho gia đình như xưa. Bằng những danh từ bóng bẩy, bọn trí thức ấy khéo đem văn chương mỹ thuật ra cải cách những tà áo, gấu quần cho bọn phụ nữ!.. Những cách trang điểm như bôi môi, đánh phấn cũng được coi trọng chẳng kém sự cứu quốc của những bậc anh hùng. Nịnh đầm! đó là khẩu hiệu cho những kẻ nào muốn được tôn lên là vĩ nhân. Những tiệm khiêu vũ mở ra nhan nhản. Những nhà xuất bản chỉ in toàn những sách nói về nghề làm nữ kỹ binh[40]. Các hiệu ảnh chỉ phô trương bọn “phụ nữ xã giao”, ở những cuộc chợ phiên, ở những vòng đua ngựa.

Không biết rằng cứ ỳ ra cũng đã đủ đi đến chỗ diệt chủng, cả một dân tộc vô đạo, vô học không có lý tưởng nào mà thờ, như một bọn người điêu, nhắm mắt lại để hăng hái làm cho xã hội thêm trụy lạc và liệt nhược, bằng cách đâm đầu chạy theo vật chất, bởi những danh từ thần bí của văn chương. Ai cũng chỉ biết đến du͙© vọиɠ của cá nhân, gây cho cá nhân ly dị với đoàn thể. Cả một xã hội tưởng là đi đến văn minh mà không hề ngờ ngợ rằng đề không khéo đã mắc mưu của Da^ʍ thần. Ngay đến những người biết nghĩ cũng bị huyễn hoặc, cũng bài xích thuyết trung dung, cũng hô: đổi mới hoàn toàn. Sự hiểu nhầm của những khối óc ngây thơ, thật là tai hại.

Thoạt đầu, sự hư hỏng đối với em chỉ hiện ra bằng những cái vô tội, như cái quần trắng, răng trắng, cái ví da, và sự tự nhiên trò chuyện với đàn ông hay là một vài “bạn giai”, nay đi xem chớp bóng, mai đi dự cuộc chợ phiên, ngày kia đi nhẩy đầm, ấy là việc của hạng vợ tây, nếu không là của hạng đàn bà mà xã hội gọi một cách vu vơ là lãng mạn. Vậy mà em phải may quần trắng, chỉ vì sự bài xích của bọn chị em bạn gái đối với cái quần thâm. Hàng lũ, hàng lượt, họ chê bai em: chẳng bao lâu, em đổ. Cho nên phải nghĩ trắng hay đen, cái ấy không hại, cũng không nâng cao phẩm giá của con người. Em đã nói: sự hư hỏng của em bắt đầu bằng cái quần trắng, đó không là điều vu khoát. Vì rằng nó thay đổi hẳn quan niệm về y phục và cử chỉ của em, và mở đầu cho cái tự do, sự xã giao, sự ham mê hình sắc, nói tóm lại thì đủ cái thói xấu ngụ trong hai chữ tân thời. Một thiếu nữ đánh bạo ngồi tiếp chuyện một người đàn ông, như thế đã có gì đáng bảo là hư? Vậy mà bao nhiêu vụ chửa hoang, thông da^ʍ, đã xảy ra chỉ vì một lúc tự nhiên trò chuyện! Cái hư hỏng nó lẻn dần dần đến bằng trăm nghìn hình dáng: hôm nay còn ngồi chuyện trò nghiêm chỉnh, ngày mai nhớ vơ nhớ vẩn, hôm sau nữa thì đã là một điểm của ái ái tình, rồi ít lâu đến cuộc chỉ non thề biển thư lại, thư đi, rồi một ngày bất ngờ kia, một nụ cười, một cái liếc mắt, một cái hôn, một cái thở dài... từ những cái ấy đến dục tình chỉ là vấn đề gang tấc. Nói thế tưởng đã đủ cắt nghĩa rành mạch cho những sự kinh ngạc của thiên hạ mỗi khi thấy một người đàn bà vốn đức hạnh mà lừa chồng, hay là trả lời cho bọn gái mới muốn khuynh đảo thuyết nam nữ bất tương thân[41] bằng một lý sự ngớ ngẩn: trai gái có phải tiếp xúc với nhau là ngủ với nhau ngay ở đâu?” Ôi! Cái quần thâm, trong cuộc chiêm nghiệm sự đời, em đã thấy biết bao đàn bà chỉ vì cứ mặc mãi cái quần thâm, cho nên vẫn giữ được đức hạnh!

Lần đầu tiên, mặc cái quần trắng len lét qua mắt thầy em, trái tim em... trái tim em hồi hộp. Thầy em trừng mắt gọi lại hỏi: “Đồ đĩ! Tao đã cho phép mày ăn mặc như thế đấy à?” Em chưa dám cãi thế nào thì mẹ em cũng lại nói: “Con nhà làm ăn mà quần với áo như thế ai người ta dám rước đi nữa?” May sao tình cờ lúc ấy có hai ba người cô, dì họ nội, họ ngoại của em. Phái này khuynh hướng về tân thời, nên người thì bạo dạn phản đối thầy em, người thì cười tủm tỉm ra ý chế giễu. Ngoài những tiếng nghiệt, cổ, gàn, mà thầy em phải nhận, có một bà dịu dàng mà rằng: “Có việc quái gì, cái nhỏ mọn ấy? Bây giờ thiên hạ ai cũng thế cả, nếu cấm đoán thì cô Huyền không hợp thời,” em thoát trận mắng vì thầy em, đối với phụ nữ, vẫn dùng sự im lặng để tỏ lòng khinh. Nhưng từ đó em vẫn bị lườm nguýt. Vì sự ấy còn dễ chịu hơn mọi điều chê bai của bạn hữu, em không nhượng bộ cha mẹ chút nào. Cái trò nói lắm hóa nhàm, dần dần cũng không ai bắt bẻ em nữa.

Chinh phục được cái quần trắng, đồng thời em kết bạn thêm được với vài cô bạn thuộc hạng nhà giàu, bề ngoài đặc tân thời và đánh mất lòng tin yêu của một số đông họ hàng, và bạn thân, những người nhất nhất cho cái quần trắng là tiêu biểu cho mọi sự hư thân mất nết. Không, nếu những người ấy đừng nghiệt ngã thái quá, cứ chiết chung vừa phải cho em, chắc em không đến nỗi nào... Khốn thay, sự quá đáng của họ đã khiến em yên trí họ là hủ bại mất rồi, nên những điều khuyên bảo rất đáng nghe kia, đối với em, không còn giá trị nữa. Thành thử từ sự hiềm khích này đến sự lãnh đạm khác, lại thêm có cái vấn đề tự ái đấy, em cứ dần dần ly dị mất hết cả những người thân thuộc để chạy theo một xã hội mới nó quyến rũ em. Ấy thế là... nay đi chụp ảnh, mai đi rửa phim, sáng đến hiệu thợ may, trưa đi nghe đàn ca, chiều đi chụp ảnh, tối nay đáp lễ cô bạn mới này, mai thết tiệc cô bạn mới kia, thỉnh thoảng một buổi chợ phiên, một cuộc họp mặt trong một tao đàn, không bao lâu, em đã hết nữ hạnh, nữ công để trở nên một gái tân thời ghê gớm. Lời mắng nhiếc của cha mẹ, sự khuyên răn của một vài người thân còn sót lại, sự công kích hoặc ra mặt hoặc ngấm ngầm của thiên hạ, hết thẩy những cái ấy chỉ có giá trị của những giọt nước chạy trong lòng chiếc lá sen... Em thấy mục đích cuộc đời mang một ý trung nhân như trong tiểu thuyết, một cuộc hôn sự bằng ái tình, một người chồng đẹp sinh trưởng nơi phú quý, biết đãi vợ như dân tây phương... Cũng như số đông gái mới vẫn mơ màng chứ còn gì mới là được!

Ngoài ra... ngoài ra, em thở dài, nhọc mệt hoặc xo vai một cái...

Trước những sự công kích của phái cổ, em lại càng hóa ra kiêu ngạo, ở chỗ tự tín, vì những tiếng lãng mạn, hư hỏng họ buộc cho em thật không có nghĩa, em chưa phải lòng người nào, em hãy còn trinh. Khuyên răn em chỉ làm cho em thêm ác cảm, ít lâu họ để em được tự do, mặc thích vẫy vùng.

Thêm vào cái hiểm tượng ấy, thầy em bỗng dưng thay đổi cả tâm tính. Xưa kia đạo đức bao nhiêu, bây giờ đâm ra chơi bời bấy nhiêu. Thường tối nào cũng đi đến ba giờ đêm mới về, không hiểu cờ bạc hay giai gái, dễ thường cả hai thứ ấy. Do thế, me thường hay tủi thân khóc lóc, người dần sút đi, sức khỏe ngày một hao mòn, mặt mũi ngày một hốc hác. Do thế, em nghiệm được: khi người ta vào lúc thiếu thời mà không hư thân một chút, lại đợi đến lúc có vợ có con mới “phá giới” thì thật là một việc tối nguy, có Trời cũng không gỡ lại được nữa, vì lúc ấy người ta có đủ tư cách bỏ vợ, bỏ con, đứng nghiễm nhiên khoanh tay xem sự đổ sụp của gia đình. Vì lẽ me em thuộc hạng người cổ, lớp người quen cắn răng chịu đau khổ chứ không phàn nàn với ai cả, nên bề ngoài gia đình vẫn có vẻ yên vui. Nhưng cái thế trận càng ngấm ngầm thì sức phản động càng thấm thía thì các ác quả càng tiềm tàng ghê gớm. Em buồn vô cùng, khổ vô cùng, vì đến như thế nữa, thật là em đã mất lòng tôn kính thầy em.

Em còn nhớ buổi tối hôm ấy - ôi, mỉa mai! - bên ngoài trời rả rích mưa, me em ngồi ôm đứa em bé mà xì xụt khóc, chị em thì cãi nhau với đầy tớ dưới bếp, anh em vừa khoác áo, lấy mũ ra đi theo bọn con giai mất dạy mà bỏ cả sách đèn, thầy em cũng vừa lên xe với mấy ông bạn già phá gia chi tử, em ngồi cặm cụi viết một bài luận Pháp văn tả một cảnh hạnh phúc gia đình trong đó có bố ngồi đọc báo, anh ngồi học, em bé chơi ngoan, me đan áo, mình làm bài, vân vân...

Cái cảnh ấy cứ kéo dài ra mãi, mãi đến khi thầy em nói với me em trót ăn nằm với một chị ả đào đến nay người ta đã có mang, mãi đến khi giữa me em và thầy em đã có vài trận cãi cọ, mãi đến khi thầy em oanh liệt rước cô vợ bé về nhà. Vài hôm sau, không thể chịu nổi những cảnh chướng mắt, me em cùng mấy đứa con nhỏ phải về quê ở riêng. Chị ruột em từ đấy hóa ra một đứa tôi đòi, anh em cũng hư, thầy em thì chỉ còn trông thấy có cô vợ lẽ yêu; còn em, em lại “tân thời” hơn một chút nữa. Tuổi xuân của em đương nảy nở mạnh mẽ trong cơn khủng hoảng thì sự tình cờ của đời dắt đến cho em Nguyễn Lưu.

Đó là một người anh họ của em, con giai một bà bác ngoại. Cha mẹ buôn bán ở Lào Cai, sau khi đỗ bằng sơ học, Nguyễn Lưu về học ở Hà thành để học lên bậc trung đẳng.[42] Trước còn trọ tại nhà khác, sau mới đến ở tại nhà em để cùng với anh ruột của em học tập cho có bạn sách đèn.

Nguyễn Lưu là một thiếu niên có nhiều nết tốt và rất ít tính xấu. Khác hẳn với những bạn hữu của anh em thường lười biếng, ham chơi, đua ăn đua mặc và coi sự chim gái là những thủ đoạn anh hùng thì Lưu tỏ hẳn ra cái vẻ hơn đời ở chỗ siêng năng chăm chỉ, lại thêm được nết đứng đắn lạ lùng, không hề để những chuyện giai gái lọt được vào tai. Em yêu anh Lưu chăng? Không, đó là sự kính trọng, một chút thiện cảm, chớ đó chưa phải hẳn là ái tình. Em vẫn biết đã có họ với nhau mà lại yêu nhau thì là điều cấm kỵ. Vậy thì... hay là anh Lưu yêu em? Điều ấy em không hiểu nổi, mặc dầu em muốn hiểu lắm, mặc dầu em để tâm dò ý kỹ lắm. Giữa một đôi trai gái ở chung một nhà, dây liên lạc về huyết tộc lại cho phép được tự do trò chuyện, hai bên lại cùng có sự bênh vực lẫn nhau, ái tình càng được dịp đặc biệt trêu cợt cả hai người, như một trò chơi hú tim. Em không hiểu rằng tự trong thâm tâm, Lưu có thành thực say mê em và yêu vụng nhớ thầm em một cách hằn học bằng quả tim chàng si tình hay là không, nhưng em không nhận được rất kỹ càng rằng Lưu săn sóc đến phần đức hạnh của em chẳng kém một người chồng cả ghen, săn sóc hơn những người có nghĩa vụ phải săn sóc đến em nữa.

Anh ta hết sức phản đối những cử chỉ nào của em mà anh thấy là mỉa mai cho hai chữ tân thời. Hoặc bằng những lời khuyên răn ngọt ngào, hoặc bằng những cách nói xa xôi bóng gió hoặc bằng những giọng mỉa mai, dọa nạt nữa, Lưu cứ dần dần can thiệp đến cái đời nữ sinh lãng mạn của em, hoặc là tìm cách ly gián bạn hữu của em, những cô gái mới bị Lưu cho là đồ hư.

Nhất là sau những lúc em đi chơi xa hay là chuyện phiếm một cách thân mật với những bạn thiếu niên vì tình bầu bạn với những người anh của em mà năng lui tới nhà em, thì mặt Lưu sa sầm, và những cử chỉ của Lưu đủ tố cáo rằng anh ta ghen em, và đã lạm quyền trong tình họ mạc. Song những cái ấy không bị ai dò xét bao giờ. Thiên hạ cả gan dám tin vững rằng đã có họ với nhau người ta không thể “phải lòng” nhau.

Một hôm em tình cờ thấy trong hộp gương lược của em một cái phong bì. Bóc ra xem, đó là một cái thư kỳ quái, một cái thư đánh máy chữ, không có đề ngày, không thấy tên người đáng nhận thư, cả chữ ký của người gửi cũng không, mà ý tứ trong thư toàn nói về ái tình, toàn một giọng đại luận hoặc cách ngôn dịch ở sách ra vậy. Những là:

“Người đừng nên thề nguyền và cũng nên nhớ như chôn vào ruột là không bao giờ, phải, không bao giờ nên thề nguyền. Một khi xắc thịt đã làm lung lạc lòng người thì người ta ai cũng vội quên phăng ngay những lời minh sơn thệ hải rất thiêng liêng thành thực và, do thế, sự hối hận về lời thề sẽ đầu độc mất cả những hoan lạc dịu dàng nhất thế gian. Những lời thề là rất vô ích và bao giờ cũng nguy hiểm.

*

*

*

“Trong tất cả những mối du͙© vọиɠ của người đời, chỉ có ái tình làm cho ta sướиɠ nhất. Nhưng mà vì một thành kiến chỉ đàn ông là có quyền chạy theo du͙© vọиɠ ấy mà không mất giá trị, trái lại họ còn do cái du͙© vọиɠ ấy mà lắm khi lừng lẫy tiếng tăm. Còn khi một người đàn bà tin yêu ta đến bậc trao gửi cả thân thể cho ta đáng lẽ nên kính thờ họ mới phải, thì ta đem lòng khinh bỉ họ: hoặc là làm cho họ nhơ nhuốc bằng cách công bố sự bại trận của họ.

“Đó là cái đức của tất cả bọn mày râu. Họ tận tụy suốt đời họ vào cái việc kể lể kè nhè, xì xụt những tình cảm mà họ không có, và đặt bày để thắng bọn phụ nữ muốn chống cự lại họ. Tạo hóa sinh ra bọn đàn ông bội bạc, vô lương tâm như thế mất rồi, nên họ cứ việc gánh vác nghĩa vụ phá hoại của họ mà không cần đếm xỉa đến những hạt lệ đau khổ của bọn đàn bà nhẹ dạ cả tin

Đọc xong mảnh giấy ấy, tuy thấy nó cũng ngộ nghĩnh hay hay, song em cũng vẫn phải bất mãn. Người thảo ra giấy ấy có chủ ý gì? Mà người ấy là ai? Kẻ ấy khuyên răn em như vậy là khinh bỉ em, coi em như sắp hư hỏng... Con Huyền này, thật vậy, không cần ai khuyên răn gì cả, và không thể tha thứ được cho kẻ nào dám có cái hành động táo tợn và lỗ mãng nhường kia. Ôi, cái lòng tự ái, cái lòng tự ái bị thương, mà lại của một thiếu nữ bướng bỉnh tự phụ nhất trần đời mà lại của một người hư hỏng!

Xét mãi chỉ thấy Lưu đáng bị nghi là “thủ phạm” cái thư kia, em định có dịp thì hỏi phăng ngay cho ra manh mối.

Buổi trưa hôm ấy, thừa lúc nhà vắng, Lưu đương ngồi ôm trán trước quyển toán pháp, em rón rén đến bên, để lá thư giữa bàn. Lưu vì thật thà nên vụng dại lạ thường, trông qua thấy mẩu giấy ấy là ngồi ngẩn mặt ra. Cử chỉ ấy cùng đã đủ tố cáo Lưu, vì nếu không, sự tò mò hẳn đã buộc Lưu đọc kỹ mẩu giấy.

Em ngồi xuống đối diện, dịu dàng hỏi:

- Anh để thư này vào hộp lược của em làm gì?

Không đề phòng kịp, lại nhận cái vẻ tự nhiên của em, Lưu chẳng kịp chối cãi, chỉ nghĩ đến cách cắt nghĩa. Mãi mới ấp úng:

- Những câu ấy tôi dịch ở một cuốn sách tây... tưởng cô xem thì cũng có... cũng có phần bổ ích cho cô.

Em nghiêm nét mặt, trề môi, có ý mai mỉa mà hỏi:

- Anh đã yên trí tôi là người hư hỏng mất rồi, phải không?

- Tôi... tôi chưa yên trí, nhưng mà tôi sợ thế lắm.

- Thế là anh khinh tôi! Anh có quyền gì, phải, anh có quyền gì?

Đến đây, Nguyễn Lưu cúi đầu hổ thẹn hồi lâu, rồi ngẩng mặt nhìn thẳng vào em trừng trừng với hai con mắt của kẻ diên dại. Anh ta hậm hực, nghẹn ngào, thổn thức mãi rồi quả quyết nói:

- Phải, tôi có quyền gì đâu, tôi không có quyền gì cả! Cô chỉ là em họ tôi mà thôi. Nhưng mà... nếu cô hư, thì tôi đây, sẽ là người đau khổ nhất.

Thật là chí nguy. Em hối thì đã muộn. Nếu không có cuộc tra khảo kể trên, tự nhiên không bao giờ thật thế, không bao giờ Lưu lại dám ngỏ lòng yêu với em, vì nếu Lưu mà lại dám nói ra miệng là yêu em, thì thật là táo bạo ghê gớm, một sự xấu xa, bẩn thỉu chẳng kém một vụ lσạи ɭυâи. Một người đã cầm đến quyển sách không bao giờ bỗng dưng bầy tỏ lòng mình như thế được, nếu không gặp một trường hợp đặc biệt gì.

Bây giờ, không những Lưu không phải ngượng mồm mà thôi, việc anh ta tuyên bố lòng yêu ra lại còn là tự nhiên, là chính đáng là đáng thương nữa. Em muốn can ngăn, van lạy cho Lưu đừng nói gì thêm nữa, song le cổ em nghẹn ngào. Lưu vẫn hậm hực khẽ kể lể tiếp:

- Thật thế... bây giờ thì đã đến lúc tôi nói toang cái mối khổ tâm của tôi ra! Cô... cô không biết rằng...

Rồi anh ta ngừng lại ý chừng đương tìm kiếm một câu văn hóa nào, những danh từ nhiệm mầu nào, có thể diễn đạt được hết tư tưởng của anh ta. Nhân phút im, em cố giữ bình tâm, nói:

- Thôi anh im đi! Anh im đi, tôi van anh.

Lưu cứ nói:

- Thật đấy, tôi đã... tôi đã đau khổ lắm! Huyền ơi, cô... em không biết rằng anh là người khổ sở nhất đời vì yêu em... một mối tình u ẩn... thất vọng... Đã bao lâu nay rồi... Anh định sống đau khổ... để yêu em một cách tối tăm... thành một người vợ hiền mẹ thảo... hưởng hạnh phúc... Một người chồng khác... xứng đáng... không phải là anh. Ấy thế mà em cứ lãng mạn, cứ tân thời!.. Anh không thể nín được nữa! Anh đương oán trách Tạo hóa sao lại sinh ra là anh có họ với em, làm cho anh không được yêu em... không thể lấy được em, phải khổ sở... Huyền... ! Huyền ơi, Huyền!

Những lời nói ấy cứ lúc ngừng bặt, lúc lại trào ra như nước chảy chẳng xuôi dòng, làm cho Lưu có một ma lực thần bí ghê gớm và làm cho tấn bi kịch càng có tính cách não lòng người vì thảm dạm. Thôi, thế là xong!

Trống ngực làm quả tim em đập rộn ràng, chân tay em run lên như bị gió lạnh. Em đã sắp nức nở thì Lưu khóc xì xụt, và nước mắt của Lưu gợi được nước mắt của em chảy ra lã chã, ròng ròng. Em thấy chóng mặt như sắp té nhào từ lầu cao xuống mặt đất.

Không phải đó là lần đầu em thấy tiếng nói của ái tình vang động bên tai. Bọn thiếu niên vẫn chịu em cũng đã có những mánh khóe đủ đường, song chưa bao giờ làm em phải cảm động. Những cái cười, những cái liếc mắt, những câu bông đùa, những lá thư văn hoa đầy giọng giả dối, chỉ làm cho em lộn ruột và thấy họ là khả ố mà thôi. Nhưng mà đằng này, Lưu... chim gái bằng sự thành thực, bằng sự đau khổ, bằng nước mắt, lại vào một trường hợp như thế, thì gái nào trơ trơ như sắt đá cho được!

Lưu gục mặt xuống bàn để thổn thức hồi lâu, rồi đứng hẳn lên nghiêm nghị nói một cách rắn rỏi bất đắc dĩ:

- Thôi, tôi xin lỗi em, xin lỗi cô. Cô tha thứ cho, vâng, xin cô cho những lời vừa nói là không đáng để lọt vào tai. Chúng ta đã là anh em họ với nhau, cô không tha lỗi cho tôi thì cũng xin cô giữ kín câu chuyện xảy ra, kẻo người ngoài... dù là...

Nghe đến đây, em thẫn thờ đứng lên, lặng lẽ đi ra, được ba bước lại dừng lại. Em muốn nói một câu an ủi Lưu mà không biết nói thế nào. Chính thật ra, em thế là đã bị một mũi tên của ái tình trúng giữa tim rồi, thế là hết phương cứu chữa. Không những tha thứ, em còn muốn Lưu cứ nói nữa, cứ phạm phải cái lỗi rất đáng tha thứ, rất đáng yêu ấy nữa đi, cho nó bỏ, vì những lời não nuột của Lưu vừa làm cho em khổ. vừa làm cho em sung sướиɠ tê mê. Sự đau khổ của Lưu? Thì ấy là hạnh phúc của em chứ còn gì nữa!

Cái phút ấy, em cảm thấy bao nhiêu thi vị lạ lùng, vì đó là em đương sống một cuốn tiểu thuyết, em đương khổ một cách khoan khoái chẳng kém những vai chính trong những chuyện tình mà người đàn bà được nâng niu, được ca tụng, được vâng lời như một vị nữ chúa giữa một cái triều đình mà bọn cận thần toàn là những nhà nghệ sĩ chỉ có việc chau dồi cho ái ân.

Em đứng mãi... mãi, tuy không dám quay mặt lại nhưng vẫn ra ý đợi chờ cho Nguyễn Lưu có nói thêm gì nữa không... Nhưng anh ta chỉ trầm ngâm, có lẽ hối hận, có lẽ lưỡng lự... Thì em ung dung xuống dưới nhà.

Từ bữa ấy trở đi, tính tình em lại chịu những sự thay đổi khó nhận thấy. Lúc nào em cũng buồn bã. Và do thế, không còn sống những cuộc vui vẻ với các bạn gái, những cái mà Lưu không ưa. Không dám thú thật với cả chính mình, em vô tâm mà vâng lời Lưu, chiều ý Lưu như một người vợ hiền sợ chồng không yêu nên lúc nào cũng nghĩ đến những phương kế gây ra tình ái. Lưu và em, hai đứa hết sức tránh nhau. Nhưng càng chạy xa ái tình bao nhiêu, thì lại càng bị ái tình đuổi theo rất gấp! Khi sự đau khổ đã trở nên nguy hiểm như một cái tiềm lực thì nó giống với một cái bong bóng căng hơi, không sớm thì chầy... Nhưng lý luận của khối óc không còn giá trị gì nữa, mỗi khi quả tim muốn có ngôn ngữ.

Ấy thế là một người rất thận trọng sự đời, yêu em một cách u ẩn, chỉ muốn ao ước cho em giữ được trong sạch hoàn toàn, mà đã làm cho em phải nhơ bẩn y như một người vô lương tâm. Không, chủ tâm của Lưu vốn không bậy bạ chút nào, thì sự Lưu cùng em bậy bạ với nhau chắc làm cho nhiều người phải ngạc nhiên, cho là vô lý. Vậy mà sự đời là vô lý đến như thế đấy.

Điều đáng chú ý trong cái việc xẩy ra rất đáng giận ấy, là ở chỗ từ khi em hiểu rõ tâm sự của Nguyễn Lưu rồi, thì đối với anh ta, em chỉ có một tấm lòng yêu hoàn toàn trong sạch mà thôi. Vẫn biết rằng mối tình u ẩn cũng trật tự mới mẻ trong sự mơ màng của em, song trong lúc đắn đo, em không bâng khuâng, vì không thiết tha với những tư tưởng cũ. Thật thế, Nguyễn Lưu tuy không là con nhà giầu, chưa có địa vị cao sang trong xã hội, chưa chắc đã yêu quý vợ như người Tây phương hay những người theo mới, nhưng mối tình khổ sở như thế, thật cũng đáng cảm động và đủ giữ cho cán cân so sánh được thăng bằng. Bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ đương làm gì, hễ khối óc em mà rảnh việc là em lại phác họa ra một cảnh hạnh phúc gia đình trong đó có đôi chúng em, giữa cái không khí nồng mặn những ái ân, giữa một cảnh bài trí nhũn nhặn như của những cặp vợ chồng trẻ và thanh bần khác. Đáng lẽ ao ước ô tô, nhà lầu, đầy tớ hàng lũ, có thể góp mặt với đời bằng cách nay tiệc, mai hội, em đã vui lòng chịu nhận một căn phòng nhỏ, một bộ ghế tầm thường, một người chồng kiếm được một số tiền đủ sống, một số bạn hữu không biết nói đến khiêu vũ, chợ phiên. Như vậy, cuộc đời cũng đã đủ tốt đẹp vì rằng đời không tình là đời suông, và tình không hy sinh là tình hèn hạ. Sự “hy sinh” của em đối với Lưu đến thế, kể cũng đáng đếm xỉa lắm rồi. Bằng vào dư luận của thiên hạ, em có thể lấy được một người chồng giầu hơn, có phải thế không?

Nhưng, sau những khi đắm đuối trong những danh từ điêu trá của văn chương thì lại chỉ có sự thật, cái sự thật khốc hại, cái sự thật ta không thể nhắm mắt không nhìn... Chúng em là anh em họ! Ái tình hy sinh thanh bần, hạnh phúc, ngần ấy tiếng cũng không mạnh được bằng cái tiếng ghê gớm này: lσạи ɭυâи. Nghĩ như vậy, em buồn lắm, khổ lắm, không biết gì nữa, cả đến ăn uống cũng chểnh mảng, lắm lúc lại ngồi thẫn người ra, mất trí.

Sau khi em đã biết tự dặn rằng: “Đã biết cái sự thực là như thế thì còn nghĩ làm gì, mơ màng làm gì?” thì em lại có cái lý luận này để đối phó lại “ừ, nhưng mà dẫu có mơ màng đến cái hạnh phúc ấy nữa thì cũng có hại gì cho mình hoặc cho ai đâu?” ái tình vẫn lẩn quất gần em, chỉ chờ dịp là cám dỗ, là xúi giục...

Trong những tiểu thuyết thì, trái lại, lại là một thế giới khác, một xã hội khác. Một thiếu nữ chửa hoang? Ấy là một người hy sinh cho ái tình. Một con đĩ hôm nay với thằng này, ngày mai lại thằng khác, rồi chết non vì bệnh tật? Ấy là một gái mới lãng mạn đầy thi vị, vì đã biết tha thiết yêu... Một thiếu nữ khuê các lén nhà đi chơi với nhân tình và rồi chết vì tình? Một cuộc tình duyên nên thơ, một thiên thảm sử. Một người bỏ chồng vì chồng hèn và gia đình nhà chồng hủ lậu? Ấy là một nữ lãnh tụ trong cuộc giải phóng phụ nữ để tìm hạnh phúc cá nhân! Cả một xã hội công nhận những gái như thế, có khi lại hoan hô cổ võ cho những cử chỉ như thế. Trong tiểu thuyết là như vậy, nhưng ở cuộc đời thực tế, một thiếu nữ có làm như trong truyện đã bị cả xã hội ấy chê là hư hỏng, là đĩ thõa, là phải lòng giai... Thật là điều mâu thuẫn khốn nạn. Sao họ đã công nhận ở tiểu thuyết mà lại chối cãi ở cuộc đời? Họ bảo rằng: đời không là tiểu thuyết. Nhưng mà vào trường hợp khác họ lại có thể khen đại khái những tiểu thuyết kia là “đúng thực sự” lắm. Đó là những sự vô nghĩa rất tai hại, rất đáng bất bình, vì một khi một xã hội đã công kích ở phương diện khác ắt phải có những thiếu nữ lầm lẫn đáng thương. Cái số hiểu lầm, tưởng tiểu thuyết là cuộc đời, hoặc cho cuộc đời là tiểu thuyết, bao giờ cũng chiếm số đông; mà nói cho cùng thì đâu tại riêng họ!

Có nói rõ như vậy mới hiểu những lúc sa ngã của em từ đây về sau.

*

*

*

Paul Sanh mặc bộ âu phục rất sang trọng, cái đầu đen láy những sáp, ở sau gáy thì tóc uốn quăn và để xuề xòa theo kiểu những nhà triết học, lúc bắt tay em thì cả người thơm lừng mùi nước hoa. Giản dị hơn, Mai Thiên Tố chỉ có cặp kính trắng với nước da trắng nõn những phấn, và cặp môi cũng tỏ son đỏ loét như đàn bà, là đáng chú ý, về phía phụ nữ thì Huỳnh Liên có cái áo vàng lòe trông rất sặc sỡ, cổ kiểu bánh bẻ, dưới gấu lại viền những đường chun lòe xòe khiến cô ta có những điệu bộ một con chim vàng anh tối tân, hai chị kia tuy kiểu quần áo nhũn nhặn hơn, song quần lại may bằng thứ nhiễu Thượng Hải mỏng dính, bên trong có quần đùi ngắn ngủn sát bẹn làm cho cô ta trông rõ cả nước da hồng hào hằn ra bằng mầu hoa đào với những đường cong của đùi non... Ai cũng vấn tóc trấn, đeo kiếng lối Huế, môi thì thoa son hình trái tim, mặt thì đánh phấn mầu gạch non, chân đi giầy đầm Charles IX[43]. Với đôi lông mày kẻ bằng bút chì mà đuôi chạy xếch ngược lên mãi thái dương như lông mày các ông tướng rạp hát tuồng Tầu, Huỳnh Liên có cái mặt trơ tráo dạn dày của một cô gái nhẩy. Bích Ngọc thì đẹp hơn cả, lại có vẻ đầm, chỉ bởi thân thể mũm mĩm và lòng mi uốn quăn theo kiểu các ngôi sao chiếu bóng nó khiến cho cái nhìn của chị ta có vẻ mơ màng, thần bí, và cặp mắt tựa hồ có điểm nhung đen.

Gian phòng bài trí cũng lạ. Quanh bốn dẫy tường có bàn ghế với kỷ kê liên tiếp nhau, để trống ở giữa. Những ảnh về mỹ nhân khỏa thân Tây phương, những ảnh các tài tử chiếu bóng treo la liệt trên tường. Trong cùng là một cái phòng xép nữa chắn bằng một bức tấn phong. Qua lượt màn mỏng, em thoáng thấy giường, bàn học, mắc áo... Thấy nhà một nữ học sinh mà quang cảnh lại giống với một phòng trọ của học sinh con giai như thế, em bèn hỏi Ngân:

- Trong hai cô thì cô nào là chủ nhân nhà này?

Bạn đáp một cách tự nhiên nhất đời:

- Đây là nhà của mấy người bạn giai, các chị này chỉ đến đây chơi thôi.

Họ rót nước, đưa những thứ kẹo Tây thượng hạng và thuốc lá hồng mao[44] ra mời em, xem chừng có ý cho rằng quen em thì cũng “nhấn mạnh”. Phái nữ nhận bên kia là bạn giai, ấy đó chỉ là theo lệ xã giao, và hơn nữa, chỉ là tình bằng hữu suông. Cứ xét kỹ, em cũng đã hơi hiểu ở đây không phải chỉ có tình giao hữu mà thôi, mà có cả ái tình. Những cái cười cợt, những cái liếc mắt, giọng nói xa xôi bóng gió lắm khi lại điểm mầu mẽ ghen tuông nữa, đủ tố cáo rằng bọn thanh niên này lấy cớ bạn hữu để chim chuột nhau mà thôi. Dù đã chịu ít nhiều ảnh hưởng tân thời, em cũng vẫn không đời nào đi tin được rằng giai gái đã đυ.ng chạm vào nhau mà lại không do tư tưởng xằng bậy.

Thoạt đầu, trước mặt những người “tân tiến” thứ nhất của xã hội, em đã lúng túng và hổ thẹn tự thấy minh kém cỏi, cái cảm tưởng của người nghèo co quắp, nhút nhát trước một số đông người giàu, hay là của một người ít học thức giữa một đám những ông đỗ đạt bằng nọ, bằng kia: Về sau em lại hối hận, nghĩ rằng nếu Lưu biết mình lai vãng một nơi như nơi này, ắt là lòng kính yêu của Lưu sẽ đổi ra khinh bỉ. Thốt nhiên em căm giận. Ngàn đã lừa dối em để em trót đến đây, tiếp xúc những người đáng lẽ em phải lánh xa.

Những người kia thấy em ít nói, hẳn cho em bắc bậc kiêu kỳ! Em nghiệm ra rằng đối với hạng người mới quen, cái kiêu ngạo là một thứ lợi khí buộc kẻ khác phải kính trọng mình, vì rằng tuy họ chưa rõ mình hay dở thế nào, nhưng cứ thấy mình lên mặt, là cứ biết họ phải sợ, phải kiêng dè đã. Quả vậy, chưa mấy lúc mà ai cũng đã ra vẻ nhún nhường, ai cũng tìm những lời lẽ làm thỏa cái lòng tự ái của em. Nửa giờ sau thì họ với em đã trở nên thân mật đến nỗi em phải băn khoăn về thái độ lạnh lùng kiêu hãnh của mình lúc trước!

Dần dần, người ta đả động đến vấn đề khiêu vũ, cái ấy cố nhiên.

Thì ra bọn học sinh này đã thuê riêng căn phòng này để nhảy với nhau, chứ chẳng học hành gì cả.

- Cái lớp người cổ là các cụ nhà mình không đời nào hiểu nổi mỹ thuật của khiêu vũ đâu, âu là ta cứ mặc quách! Cắt nghĩa mà làm gì? Việc ta là ta cứ làm, các cụ già thì các cụ chết...

- Chứ lạ gì! Tương lai là ở trước mặt chúng ta chứ có ở trước mặt các cụ nữa đâu? Ta còn phải sống với nhau đời đời chứ ta có sống được với các cụ nhà ta đời đời kiếp kiếp mãi đâu? Chị Bích Ngọc nhỉ?

- Thật thế, lắm lúc ở những nơi tiệc tùng càng thấy không biết nhảy là hủ lậu... chị Huỳnh Liên ạ.

- Ấy chết! Nếu chị em mình mà lại không biết khiêu vũ thì té ra chúng ta là người ở thời đại... thời đại ông Cao Biền à?

- Không! Ở thời đại đức Gia Long mà thôi.

- Em cũng biết vậy, chị ạ, nhưng mà cậu mợ em cứ cho khiêu vũ là một thói da^ʍ ô, thế có tức không?

- Ồ! Ồ! Bịa! Nếu da^ʍ ô thì cả Âu châu mấy nghìn năm nay cũng da^ʍ à?

- Thôi đi! Chẳng qua nói tóm lại thì việc ấy chỉ có thế này: bố mẹ chúng ta ít ra cũng bốn năm chục tuổi cả, chả nhẽ lại cũng nhảy như chúng ta thì kể cũng dơ dáng dạng hình lắm! Ấy thế mà lại thấy chúng ta nhảy thì các cụ chịu làm sao được mà chẳng kêu om xòm lên là da^ʍ! Chẳng qua cũng chỉ vì ghen tị...

- Thật thế! Nếu các cụ nhà ta cũng thử tập nhảy xem nào! Lại không khϊếp sợ mê đi! Chứ da^ʍ ở đâu lại dễ thế... Nghe điệu kèn đủ bỏ mẹ...

- Anh Thiệu Tố, anh phải viết một bài lên báo đi...

- Thưa quý nương, tiếc rằng tôi chỉ là một nhà thi sĩ.

- Vả lại ở ngoài trông thì tưởng thế chứ da^ʍ bao giờ! Các cụ nhà mình không công nhận chỉ vì không bao giờ các cụ được dịp... essayer quelques pas.[45]

Cả bọn đương tranh luận về khiêu vũ như thế thì một thiếu niên nữa bước vào. Lại cuộc giới thiệu ầm ỹ.

Lại những câu nói nửa chừng, những ý tứ tây riêng, sự huyên náo thường có, mỗi khi có một người nữa mới đến.

Rồi Paul Sanh ra vặn đĩa kèn. Ngân và em ngồi ngắm suông cho ba cặp nhảy theo sự chỉ bảo của chàng thiếu niên mới đến, vì người ấy là một giáo sư khiêu vũ. Lần ấy là lần đầu em biết thế nào là nhảy đầm... Em thực sự thấy như vậy thật rõ là một cảnh tượng dâʍ đãиɠ tự do cho người trong cuộc, và khiêu da^ʍ cho người ngồi xem. Vậy mà người ta cứ cãi nó là không da^ʍ thì hay là vì bởi người ta bảo thế không là da^ʍ cho nên thế chỉ là mỹ thuật? Em hỏi bạn đã biết nhảy chưa thì Ngân đỏ mặt thú thật với em đã thuộc được một bài. Chị em mới xa nhau có vài tháng trời. Ngân đã lén một mình đi học nhảy dầm mới, đến nay mới cho em biết.

Khi họ thay đến đĩa kèn thứ nhì, Ngân đứng dậy, bảo em:

- Huyền ơi! Huyền, chúng ta thử nhảy một bài chơi đi!

Em lắc đầu thì bạn lại vật nài:

- Thì cứ thử một tí xem nào! Thử mà xem, hay đáo để, nếu mà biết nhảy thì cứ nghe âm nhạc, mình tưởng như mình đi trên mây xanh, hay lắm cơ!

Vốn nể bạn, em đứng lên, giơ tay ra để cho Ngân ôm lấy, mặc cho Ngân lôi đi, kéo lại... Em chẳng thấy gì khác là cứ chạm phải giày nhau, và cái trò ấy nó kệch cỡm, ngộ nghĩnh, nó... thế nào. Rồi sau khi luống cuống, em đứng im để cho Ngân phải bỏ em ra mà cười rũ rượi. Vừa lúc lại thay điệu nhạc khác, nhân tiện một cô ả ra ngồi nghỉ, cái ông “giáo sư khiêu vũ” chế nhạo Ngân rằng làm như thế chỉ ngăn trở phong trào khiêu vũ và quay về dịu dàng, kính cẩn giơ tay mời em:

- Thưa quý nương, Ngân mới chỉ là học trò của tôi mà thôi, đã luyện tập cho ai thế nào được! Xin quý nương theo tôi, tôi entrainer[46] mười phút thì quý nương sẽ hiểu rõ cái mỹ thuật tối cao của nhảy đầm.

Em chưa kịp chối từ... vào trường hợp ấy, giữa chốn ấy, chối từ có lẽ là không nhã nhặn thì thiếu niên đã một tay cầm lấy tay em, cánh tay kia ôm ngang lưng em, mắt nhìn lên trần một cách nghiêm nghị như là một con chiên lắng nghe khúc ca của Chúa, và chân phải đã đuổi theo nhịp kèn bằng cách thúc đùi vào giữa hai... bẹn em. Hai má em đỏ bừng lên vì hổ thẹn, cả người em như có một luồng điện kỳ quái chạy qua, óc em cứ mụ đi, em tựa như không còn linh hồn! Em cứ mặc cho kỵ binh[47] lôi cuốn em, lại phải cố nhớ để cử động sao cho khỏi chạm phải đầu gối hoặc mũi giày của nhau... sức rạo rực của xá© ŧᏂịŧ đương lúc dậy thì, em đã cố hết tâm trí mới nén được đi trong ít lâu, nay bỗng đâu lại bồng bột lên với những tiềm lực mới. Cảm giác ấy chưa phải là khoái lạc, song sự thật hơn cái da^ʍ rất nhiều. Nó là cái nửa thật nửa bỡn. Nó chỉ mỗi lúc một tăng chứ không giảm, vì cơn rạo rực này chưa thỏa mãn thì một cơn khác đã lại nhóm lên. Nói cho cùng, không bao giờ nó làm cho ta thỏa lòng, thì sự khao khát sau cứ việc nối tiếp theo sự khao khát trước... Em đã phải gục đầu vào vai kỵ binh, ý muốn giấu mặt, sợ mấy cô gái kia thoáng trông qua cũng đủ hiểu rõ cảm giác của mình. Em rất hổ thẹn và chỉ sợ họ biết rằng mình đương thẹn.

Và con Huyền cứ công nhiên và tự nhiên theo đuổi những cảm giác ấy, vì đó là mỹ thuật, vì chung quanh Huyền ai cũng thế cả. Đó là cái da^ʍ có quyền hành, cái da^ʍ được công nhận, được khuyến khích, cái da^ʍ của những người văn minh! Nó không là da^ʍ tà nữa, mặc dầu nó chính là một thứ hình thể của da^ʍ tà. Nó đã được cả mỹ thuật lẫn pháp luật hộ vệ.

Trong lúc ấy, Ngân ngồi nhìn bằng cặp mắt kính cẩn và khát khao!

Em cứ sung sướиɠ như thế mãi, nếu bàn tay của kỵ binh không nắm chặt lấy bàn tay em một cách đáng sợ, nếu cánh tay của kỵ binh không ôm khít lấy lưng em một cách phi thường, nếu cặp môi của kỵ binh không mấp máy như muốn kêu xin tha thiết một cái hôn, nếu hai mắt của kỵ binh không đờ đẫn như mất tinh thần, khi người ta thấy cái khoái lạc cực điểm... Ngay đến kỵ binh cũng thấy cái cơn khủng hoảng tinh thần, nhịp kèn bị quên lửng, bước chân hóa ra ríu rít, loanh quanh... Em rùng mình một cái, đứng đờ người ra, thì thiếu niên buông ngay em ra, ngồi xuống ghế, thở ỳ ạch và nói chữa thẹn:

- Hoài của! Đương dẻo bước thì quý nương lại đứng lại! Cô có khuynh hướng về khiêu vũ lắm, chắc cô đã có tập nhảy vài bận thì mới... có những bước chân ngọt đến như thế được.

Em cãi:

- Không, tôi đã tập nhảy bao giờ đâu!

Em ngồi cạnh Ngân. Nhà giáo sư lại khen:

- Nếu cô học ắt chẳng bao lâu thành tài.

Vì lẽ gì, điều ấy rất dễ hiểu, mặt em lúc ấy cứ đỏ bừng mãi lên. Em muốn Ngân chuyện trò với em cho đỡ thẹn thì Ngân lại vội đứng lên yêu cầu nhà giáo sư luyện nốt cho mấy bạn cái bài valse đương học dở dang, vì nhằm lúc ấy, chợt người ta lại thay đĩa hát.

Bữa ấy, em đã trở lại với những phút của mối cảm giác tê mê. Những ý da^ʍ, sự khao khát của xá© ŧᏂịŧ lúc trước đã tiêu tán theo lối một cục than vạc dần ở làn gio muội, thì nay lại bị việc thử tập nhảy kia khêu nhóm lên, hun lên như một lớp mạt cưa khô và nỏ.

Sung sướиɠ thay, những tư tưởng nhơ bẩn vốn cũng có những nghĩa riêng hộ vệ để được đắc lực làm hại tâm thuật của người đời, nay em đã thấy ý da^ʍ của em là không nhơ bẩn, mà lại còn chính đáng nữa, vì những khi nhắm nghiền mắt lại em chỉ mơ màng được ôm ấp trong lòng Nguyễn Lưu, người tình trong lý tưởng của em. Ngẫu nhiên, trí lý luận ở em bỗng thức dậy mạnh mẽ để cho mối yêu kia, đối với Nguyễn Lưu, mất hết tính cách thuần tuý tinh thần. Người ấy là chồng em rồi, đã là người, đối với em, việc gì cũng được cả, thì cái da^ʍ trong tưởng tượng với người ấy hẳn không là tà da^ʍ.

Ấy là do sự tòng phạm của hoàn cảnh vậy.

Nhưng nếu chỉ có một nguyên do đơn giản ấy thôi, em đã không đến nỗi nào...

Buổi chiều hôm sau, khi thầy em với cô vợ bé ra đi hưởng mọi thú vị phồn hoa, khi Lưu với anh cả em cũng rủ nhau đi xem chớp bóng, chỉ còn một mình em chiếm cả gian gác rộng, muốn tìm một cái bút chì để chép lại một kiểu áo mới, em đã phải lục đến cặp sách của ông anh hư thân. Mấy cuốn sách phồng lên cái cặp vừa bị rút ra, thì đồng thời, một tập ảnh cũng rơi tung tóe ra trước mặt em... Ảnh gì? Năm cái tất cả, hai cái in hình hai mỹ nhân Tây phương khỏa thân hoàn toàn, còn cái nữa thì... thì là... Nhân dịp nhà vắng, trí tò mò của em lại càng được như khuyến khích. Em đã xem một cách tha thiết như là, vào trường hợp ấy, bất cứ người đàn bà nào khác cũng phải xem... Quả tim đã đập mạnh như muốn phá tan cái ngực, ngũ quan của em thức dậy tựa hồ vừa được một liều thuốc bổ thượng hảo hạng kí©h thí©ɧ, tâm trí em hóa ra bàng hoàng... Em đã ngắm nghía những tấm ảnh ghê gớm ấy, hàng giờ, thật thế, hàng giờ tưởng chừng không khi nào chán mắt, đến nỗi bàn tay hình như không phải của mình vậy.

Vì chưng dù ở vào những phút khủng hoảng thế nào nữa, trong lòng người đời cũng vẫn có cái phần thiện căn, cho nên cả cái lương tâm của em cũng đồng thời thức dậy. Một cách cương quyết hết sức, tự thấy mình ô uế, đáng khinh bỉ lắm, em chập tấm ảnh lại, cất vào sách, nhét vào cặp, gập cái cặp lại, ra hiên sau, em ngồi. Em đã vứt bỏ cái sức ám ảnh kia đi được! Ôi! Thì ra ông anh quý hóa của em học hành chỉ là như thế đó thôi. Với bao nhiêu ý nghĩ hỗn loạn trong đầu, em lên giường trùm chăn như một người ốm... Hình ảnh của mấy bức ảnh chui theo em mà vào chiếc chăn bông. Em nhắm mắt lại, ác thay, tạo hóa lại phú cho ta cái năng lực dị kỳ là dù ta nhắm mắt lại, ta cũng vẫn còn nhìn thấy được! Hai màng mi mắt em ngẫu nhiên hóa ra cái màn ảnh để chiếu lại lần lượt ba tấm ảnh khiêu da^ʍ kia! Em cho ngón tay vào mồm mà cắn như cắn kẻ thù hằn vậy mà mỗi cảm giác về đau đớn cũng không xua đuổi những ý da^ʍ kia được. Không biết làm thế nào nữa, em úp mặt xuống gối cho ngạt cả mũi lẫn mồm, cho bộ máy hô hấp bị bế tắc đến thấy tức cả ngực, thật không khác người tự tử là mấy, thì, mãi... mãi, mới nhọc mệt lả dần đi.

Em chợt ngủ lúc nào không biết, nhưng cũng ngủ một cách rất vất vả, vì giấc ngủ đầy những mộng mị kinh hãi.

Khi em sực tỉnh dậy, thì đồng hồ vừa điểm ba giờ đêm.

Còn đương bực dọc về nỗi một cánh tay em như bị hàng nghìn mũi kim châm vào nghiên nghiến, thì bên trong cái vách gỗ sơn xanh là chỗ thầy em với cô vợ bé nằm ngủ, những sự thị uy của ái tình lại bắt đầu vang lên. Những cái hôn kêu choen choét, những hơi thở ỳ ạch, sự rung động lắc rắc của cái giường lò xo, những tiếng kêu rú khoái lạc, khua rộn cả gian phòng. Em khẽ thở dài, rồi rón rén xuống giường, xỏ chân vào dép dừa, và, như một tên trộm, lần mò xuống chân thang...

Qua cái sân, em vào phòng học của ông anh, lấy một cái ghế ra chỗ cửa sổ. Phòng này có một cái bảng đen, một cái ghế mây dài. Ban ngày, đấy là chỗ tụ họp của anh em với bạn, nhưng tối đến thì bỏ không cho chuột rúc và làm ngụy. Em nhìn lên mặt giăng lúc ấy soi mói vào khung cửa và lần đầu mới nghiệm ra rằng trên mặt giăng quả nhiên có những vệt đen như thân cây đa. Em mải nhìn những ngôi sao chi chít trên không; sức ám ảnh kia đã nhường chỗ cho sự băn khoăn muốn hiểu cái vũ trụ vô cùng, vô tận. Em cứ nghĩ ngợi liên miên mãi đến khi đã thấy mệt cũng không dám tưởng đến chỗ ngủ của mình.

Tiếng người từ gác trên đi xuống, vào phòng... Thì ra anh Lưu!

Anh đi qua em, ngừng lại có ý ngạc nhiên rồi vào thẳng sân sau, ý chừng vì một cái cần dùng nhỏ mọn. Em bỗng thấy hổ thẹn sợ không khéo có lẽ Lưu cũng chạy trốn sự thị uy của ái tình như một. Nếu quả như vậy, thì mình hổ thẹn quá đi mất, vì bố mình mà thế thì sao cho mình lại không ngượng mặt? Lưu đã thấy gì chăng? Hay không?

Đây... đây... Lưu đã lại đi ra. Anh ra đi qua mặt em được mấy bước rồi thấy đứng yên, khiến em phải quay đầu lại. Mãi Lưu mới hỏi:

- Huyền ngồi đấy à?

- Vâng.

- Sao... sao em lại ngồi làm gì ở đấy?

- Vì em không ngủ được.

- Anh cũng vậy, trằn trọc mãi không tài nào ngủ được.

Thôi chết rồi! Nếu đúng như lời ấy, tất Lưu đã biết đến cái vô ý của gia đình Việt Nam. Nhưng em chưa được hổ thẹn cho bố, thì Lưu đã tiến đến bên em, khẽ nói:

- Buổi tối anh vừa xem một cuốn phim cảm động quá.

Vì chừng đã lâu hai chúng em cứ tránh mặt nhau nên lời nói của Lưu khiến em lo sợ vô cùng. Em rất sợ gặp mặt Lưu, lại rất lo Lưu nói với em, vì bất cứ lời nói nào của Lưu cũng có thể khiến em bâng khuâng hay là thổn thức. Lần này thấy Lưu có ý khơi chuyện, em phải lặng thinh để nghe trống ngực em đập thình thình. Ý chừng muốn tránh cái thái độ lãnh đạm ấy, Lưu khoanh hai tay, đến đứng ngả vai dựa tường, oai nghiêm nhìn em. Sợ quá, em chỉ biết:

- Thế à!

- Phải!

Đáp gọn thế rồi, Lưu nắm hai tay vào thành ghế, nhìn em chòng chọc, rồi tiếp:

- Một chuyện tình, Huyền ạ. Một thiên thảm sử ghê gớm trong đó có sự âu yếm nồng nàn đến đỗi đáng sợ như sự căm hờn hằn học, trong đó có đủ cả mọi ý vị của máu, của sự khoái lạc, và của cái chết...

Lưu giở cái ngôn ngữ kiểu cách ấy, rồi trầm ngâm ra ý chờ đợi lời phê phán của em. Chẳng hiểu chi cả, em cũng góp một lời bàn:

- Hay đến thế cơ à? Thế đầu đuôi câu chuyện ra sao?

- Một người đàn ông yêu một người đàn bà... Hai người rất yêu nhau, song không thể tìm nổi một cách nào để ăn đời ở kiếp được với nhau... Rồi thì... Huyền thử đoán xem chuyện ấy kết liễu ra sao nào?

- Em chịu!

- Thì người đàn ông gϊếŧ chết người đàn bà, rồi gϊếŧ luôn nốt cả mình! Hai người cùng chết! Người đàn ông muốn tự tử, nhưng lại sợ mai sau có kẻ khác chiếm được mối yêu của nhân tình! Thì gϊếŧ đi cho khỏi phải lo, rồi mới tự tử! Em bảo chuyện ấy có hay không?

- Chuyện người ta đặt thì như thế có lẽ cũng hay đấy...

- Huyền tưởng đó và do óc tưởng tượng một nhà văn đó à? Không, đó là một chuyện thuộc lịch sử[48].

- Em thì thấy thế là quá ác, và nhẫn tâm quá. Yêu ai mà lại đang tay gϊếŧ người ta! Em đã yêu ai thì dù sao, em cũng không thể gϊếŧ người ta được.

Lưu cười nhạt mà rằng:

- Thế nghĩa là Huyền chưa hề yêu. Nếu đã yêu, yêu một cách say đắm, yêu một cách tha thiết, yêu một cách hằn học, yêu một cách đích đáng, yêu hoàn toàn thì có thể gϊếŧ được lắm. Thí dụ như anh mà được Huyền yêu như thế, gϊếŧ đi như thế trước khi Huyền tự tử, thì chết như thế cũng là chiếm hưởng cái hạnh phúc hoàn toàn của tất cả những ai vẫn sống ở đời!.. Hoặc là anh mà gϊếŧ được Huyền để rồi tự tử... thì... cũng là được hưởng hạnh phúc, trừ phi cả hai được sống với nhau thì chẳng kể.

Bằng một giọng thành thực đầy những oán hận chất dưới đáy lòng, những lời lẽ ấy khiến em lạnh hẳn người đi. Sự cảm động của em mạnh đến nỗi vô tâm em đứng lên như muốn chạy trốn. Thừa dịp, hai tay Lưu nắm chặt lấy hai tay em. Chàng thổn thức nói:

- Huyền ơi, Huyền! Huyền có thương hại anh chút nào không? Anh không dám ao ước Huyền cũng yêu anh như anh yêu Huyền, nhưng anh tưởng cũng có quyền mong Huyền thương anh một chút. Giời ơi, em không... thể hiểu nỗi tâm sự của anh. Lưu yêu Huyền, yêu lắm, yêu lắm lắm, mà Lưu nói thẳng ra như thế. Rồi từ mấy tháng nay, Lưu đã câm miệng hến để chờ một câu đáp lại của Huyền! Vậy mà một tháng nay, đôi ta cứ tránh mặt nhau hoài, mà em cũng chẳng buồn bảo cho anh nên liệu lo toan cho cuộc đời anh ra sao. Đến bây giờ, Lưu đã không kiên tâm được nữa rồi! Huyền!

Em cúi mặt xuống, khẽ hỏi:

- Nhưng mà em làm gì được!

Lưu sốt sắng nói:

- Đi trốn! Ta chỉ còn có một cách ấy! Nếu Huyền yêu anh... nếu Huyền hy sinh hết mọi sự ở đời đi, thì chúng ta... Liệu em có dám liều với anh, sống thác với anh không?

Chẳng để em kịp đáp, Lưu đã lôi hai tay em lên miệng mà hôn. Rồi từ từ, Lưu lôi em ra đến chỗ cái ghế mây dài thì ngồi xuống, buộc em cũng phải ngồi bên cạnh. Em không còn biết nói năng ra sao nữa, chỉ cứ ngây người ra thôi. Thật vậy, vào những phút như phút ấy, sự khôn ngoan của con người đã bay đi để cho linh hồn thuộc quyền của cảm tình sai khiến. Em chỉ còn vẳng thấy Lưu nói mãi những câu em không nghe rõ nghĩa lý thế nào.

- Huyền ơi, chúng ta liều xông pha cuộc đời... ta sẽ có ái tình là phần thưởng, hạnh phúc là mục đích... Anh sẽ làm hết mọi sự... Huyền, để yêu Huyền, yêu suốt đời... Mãi! Mãi cho đến chết!

Dịu dàng. Lưu đã vòng hai cánh tay ôm chặt lấy em. Thế là, như một người điên, Lưu hôn em vào trán, vào mi mắt, vào mũi, vào hai má, vào cằm, vào cổ, vào giữa môi em... lâu... rất lâu. Thật là một trận mưa rào rạt những ái ân, mơn trớn. Em mở mắt ra nhìn, thì nhờ ánh sáng của chị Hằng, mặt Lưu hiện ra cương quyết và si tình lạ thường, với hai bên quai hàm nở to, với sức căng của làn da ở thái dương bóng nhoáng, với một đường mạch máu hiện trên cái trán đầy những nếp nhăn quả cảm.

Bốn bề thật êm ả, tĩnh mịch, gian phòng vẫn lặng ngắt như tờ.

Em thấy vũ trụ là trong tay em, hoặc em đã quên khuấy rằng chung quanh em vẫn có vũ trụ. Không cảm thấy lo gì cả, thật thế em chỉ sung sướиɠ vì thấy rõ ràng là Lưu yêu em... Chồng em! Chồng em với mọi cách ôm ấp nưng niu mà em vẫn phải tìm bằng trí tưởng tượng!

... Em không nhớ rõ Lưu đã nói với em những lời dịu dàng như thế nào nữa. Lưu đã chiếm đoạt được em, cả phần xác cũng như phần hỗn.

Ấy thế là xảy ra cái sự không thể không xảy ra được.

Sáng hôm sau, lúc đã hết nhọc mệt, em bàng hoàng. Em đã ngủ mê chăng? Không, sự đời đã đến với em bằng một cái gì đã có thực. Cái đau vì da thịt bị thương tổn, bị xé rách, vẫn còn đau âm ỉ trong người em. Mãi đến bây giờ, em mới thấy rõ sự đáng kinh hoàng của những cô gái chưa chồng mà liều với ái tình. Mất tân! Em đã lo sợ, bối rối, đau đớn, bâng khuâng, hổ thẹn, tự mình giấu mình, như những gái thất trinh khác. Nhưng muộn rồi còn gì? Vì lẽ người ta không do tạo hóa sinh ra để tự mình giận dữ với mình mà thôi - những kẻ tự mình không tha thứ được cái lỗi của mình thì đã tự trở cả - em có những ý nghĩ khác. Cái triết lý cuối cùng! Đi trốn! Liều đời với Lưu!

Trong một tuần lễ sau đó, thái độ của Lưu lại nghiễm nhiên như thái độ của chàng vào mấy tháng trước đó. Em bất bình lạ lùng, chỉ những mong có dịp là phỉ nhổ vào mặt Lưu... thì buổi chiều hôm ấy...

- Không em cứ hiểu lầm. Sau cái sự ấy đã xẩy ra nhiều, anh cũng biết cái lỗi của anh lắm. Anh đã tìm phương cứu chữa lại cái điều lầm lỗi ấy cho nó khỏi là lầm lỗi. Bấy giờ đôi ta chỉ còn một cách: Trốn nhà ra đi..i.. mà đi đâu? Anh hãy còn là học trò. Huyền lại chưa có nghề nghiệp gì mong độ nhật cả. Do thế, anh đã gửi hai lá thư cầu cứu hai người bạn cũ hiện ở Nam kỳ, yêu cầu người ta kiếm việc cho mình hoặc sửa soạn cho mình nương thân. Rồi mình sẽ trả ơn người ta sau miễn mình xẩy nhà không đến nỗi thất nghiệp. Em lo lắng hỏi:

- Thế ngộ nhỡ người ta không giúp mình được?

- Huyền nên đừng nói gở thế. Anh chắc những người ấy rất tận tâm với anh... Mà nếu vì lẽ gì họ không giúp mình thì chính mình sẽ giúp mình! Chỉ liều một chút là được! Tuy thầy mẹ anh không giầu, nhưng nếu anh đã bất đắc dĩ phải giở đến ngón lừa đảo thì cũng được cái vốn làm kế sinh nhai... Vả tại chúng ta không phải ở cảnh cấp bách gì... Nghĩa là lo xa để khỏi phải vào cảnh nước đến chân mới nhảy chứ ta có vội gì đâu?

Những điều dự định ấy chẳng đủ cho em yên tâm, vì em thấy... làm sao ấy! Ừ thì khi chúng em đã trót dại với nhau rồi, thì chúng em cứ việc tìm mọi cách để công nhiên lấy nhau đi có được không? Anh em họ xa mà lấy nhau, việc ấy chỉ đến bị đời dị nghị là cùng chứ phong tục và pháp luật cũng không cấm đoán được.

Một việc đã bất chính để giải quyết, để cho nó lại càng bất chính thêm! Em bèn nói:

- Thì sao anh không nghĩ đến cái cách thu xếp ổn thỏa trong vòng lễ giáo cho em có phải hơn không?

Lưu đáp ngay:

- Ồ thế em tưởng anh không bao giờ nghĩ như thế đấy à? Nếu xem chừng mà được thì tội gì phải lẩn lút để phải nghĩ nát gan nát óc ra nữa? Vẫn biết rằng chúng ta chỉ là anh em họ xa thôi, thì theo lẽ tự nhiên, lấy nhau thế chẳng phạm gì vào luân lý cả. Nhưng mà còn dư luận của đời, cái dư luận rất ác nghiệt, nhất là anh lại đã có ở trọ nhà này, chúng ta lại tiếp xúc thân mật với nhau. Vào trường hợp này thì ngay đến cả thầy me em hoặc thầy me anh cũng không vui lòng ưng thuận được. Vậy mà bố mẹ chúng ta là hạng người nào thì em cũng biết! Nếu cha mẹ chúng ta không vui lòng ưng thuận, thì có điều gì bó buộc cho cha mẹ chúng ta phải bất đắc dĩ mà nhượng bộ đâu? Đã như vậy mà còn bỗng dưng lậy ông tôi ở bụi này như em nghĩ, thì chắc không những không có kết quả gì, mà tất nhiên rồi cả đến việc đi trốn với nhau cũng khó lòng mà thành được!

Nghĩ một lát, Lưu lại tiếp:

- Thật thế đấy, em ạ. Có bao giờ cha mẹ chúng ta lại ngờ đến nông nỗi là chúng ta đã trót dại dột với nhau không? Có bao giờ chúng ta dám thú nhận không? Nếu ngộ nhỡ người bề trên lại còn phòng xa mà ly tán chúng ta thì làm thế nào? Không những thế mà thôi, anh cũng rất cần danh dự cho Huyền nữa... Cái dại dột của đôi ta, trừ đôi ta ra, thì không có ai biết được nữa, dẫu là đến cha mẹ chúng ta! Anh nghĩ chỉ có một cách đi trốn mà thôi, chứ thử nói mà không xong thì đến hạnh phúc chung của ta cũng đến tan nát!

- Nếu anh đã nghĩ chín đến thế, thì em xin tùy anh.

- Chẳng gì bằng cứ bỏ quách cả gia đình, lẳng lặng ra đi, ta lập một cảnh gia đình khác với nhau, mãi cho bao giờ chúng ta trở nên người, anh thì có chút kinh doanh, em thì tay bồng tay dắt, lúc ấy ta sẽ quay về chịu tội một cách hùng dũng, hai bên cha mẹ dẫu có tức cũng phải bấm bụng chịu vậy. Bằng không... nếu chồng hèn vợ nghèo, thì đành là...

Lúc ấy em thấy vui vẻ lắm, vì lời nói nào của Lưu cũng có đủ thế lực khiến em cứ tin vững ở tương lai, cứ lạc quan... Em bèn mỉm cười nói theo:

- Thì không bao giờ gặp mặt bố mẹ nữa?

Lưu xo vai một cái mà rằng:

- Chứ lại gì! Không nên công trạng gì thì cũng chẳng nên quay về cho bố mẹ phiền muộn thêm.

Rồi chúng em lảng nhau.

Sự vui vẻ trong lòng em được có chừng một tuần lễ, thì hôm ấy thình lình me em ở nhà quê ra... Em còn nhớ rõ: lúc em đương ngồi khâu một cái khăn thì me em bước vào nhà. Không biết tại sao lúc ấy quả tim trong l*иg ngực em đập rộn lên như lo sợ một sự gì sẽ xảy ra mà em chưa đoán được. Thật vậy, đó thuộc về phần linh tri linh giác trong cái tình mẫu tử rất thiêng liêng... Đã dại dột với Lưu, em đã phản bội mẹ, mà khi một người con mà lại lỗi đạo với mẹ, thì dù là cái mồm có muốn im, quả tim cũng thổn thức muốn thú tội! Sự ấy chẳng còn thuộc quyền sở hữu của ý muốn nữa! Em đã bàng hoàng. Cái phút đáng ghê sợ nó làm cho em tưởng chừng mẹ đã khám phá nổi cái tội của mình bằng cách thoáng trông thấy mặt mình mà đủ đoán ra...

Chiều hôm ấy, em mới hiểu rằng me em ở nhà quê ra là vì có một cậu tham Kim nào đó muốn hỏi em. Mà hình như thầy em đã thuận rồi! Me em ra chỉ còn phải lo toan việc thách cưới! Hình như cậu tham Kim ấy đã có đến chơi nhà để xem mặt em, để thầy em xem mặt, mà lại chính em đã pha nước, nhưng vì nhà cửa cứ có khách khứa luôn nên em cũng không biết nữa! Sự đời mà đến như vậy thì có kinh hoảng hay không?

Khi me báo cái tin “vui vẻ” ấy, em đã kiếm hết cách khôn ngoan để từ chối, điều ấy không cần phải nhắc lại. Không biết khuyên bảo em thế nào nữa, me em đã ứa lệ mà rằng:

- Con ơi, con nên thương cha me mà thuận đi! Con còn bé dại, con chưa biết gì cả, làm cho me phải nói rõ; me phải nói rõ là khổ tâm lắm. Con lại không biết rằng từ khi thầy mày có vợ lẽ, địa vị tao không còn gì à? Nếu tao chết đi mà mày cũng chưa lấy được chồng, thì mày cũng đến khổ một đời mà thôi! Bây giờ tao còn sống, lại có người danh giá hỏi mày, một cơ hội tốt đến thế mà mày không bằng lòng, mà mày không muốn thoát cái cảnh này, thì tao có chết cũng không yên tâm được. Bố mày đã làm khổ tao rồi thì mày nên thương tao một chút. Tao chưa biết sống chết ngày nào, tao đương lo ốm người về cảnh dì ghẻ con chồng mà các em mày sẽ phải chịu đây!

Em không biết nói sao nữa, vì mẹ mình mà lại dùng đến nước mắt để đánh đổ mình, thì con nào mà dám cãi lại nữa? Tối hôm sau thì đến lượt thầy em thị uy với em. Một tấn kịch không bao giờ em quên được.

- Vì lẽ gì mà mày không ưng thuận, hở con?

- Thưa thầy, con cũng không hiểu vì lẽ gì nữa. Nhưng mà con cứ thấy làm sao ấy! Con thấy hình như nếu con làm vợ người ấy thì con sẽ khổ sở. Con cũng không hiểu tại sao con thấy không thuận được người ấy, mặc dầu người ấy kể ra đã xứng đáng lắm, danh phận cũng to lắm... Chắc là duyên số.

Thầy em lúc ấy còn dịu dàng cắt nghĩa:

- Con nghĩ mà xem! Một thiếu niên bảnh bao, con một, cha mẹ giầu, lại là một ông tham tá cẩn thận, chức phận thế, mặt mũi thế, địa vị thế, tưởng cô gái nào cũng chỉ hy vọng đến thế mà thôi! Con đừng có bắc bậc kiêu kỳ nữa mà sau này lại lấy người chẳng được như thế thì xấu hổ lắm đấy.

- Thưa thầy, hay là để con nghĩ trong ít lâu nữa đã...

Thấy em cười nhạt mà rằng:

- Tao đã nhận lời rồi! Mày không phải nghĩ nữa, chỉ còn mươi lăm hôm nữa thì cưới thôi. Tao nghĩ cho mày là đủ chứ tao có ngu gì mà bảo phải sợ đày ải mày, hay là người ta có hèn gì mà bảo tao ép uổng mày.

Không hiểu sao lúc ấy em lại có gan phản đối lại:

- Việc trăm năm của con thì thầy đáng lẽ phải tùy ý con...

Mới nói được có thế, thầy em đã đập xuống bàn đánh thình một cái. Em tối tăm cả mặt mũi lại, tưởng chừng lọ hoa với cốc tách trên bàn đã đổ vỡ đập nát. Hai mắt trừng trừng dữ tợn ghê gớm, thầy em khoanh tay hỏi vặn:

- Thế thì mày có những cớ gì chính đáng để từ chối đám ấy không? Ừ! Mày có cớ gì chính đáng không? Hay là mày phải lòng thằng nào rồi? Có không? Nói đi, thú thật ngay đi, ông sẽ liệu, ông sẽ cho mày theo không cái thằng ấy...

Chẳng kịp nghĩ ngợi, em cãi lại một cách vô lý:

- Việc gì con lại phải lòng thằng nào!

Thầy em xo vai, vừa bực tức, lại vừa bằng lòng, yên trí rằng một người như em thì chẳng có thể bỗng chốc mà phải lòng giai...

- Thế thì mày câm đi! Ông là bố mày, Ông có quyền gả chồng cho mày lắm, ông bắt mày ngồi đâu thì mày phải ngồi đấy!

Em đã phải câm. Thật vậy, đã không có cớ chính đáng thì không cãi được. Mà nếu có muốn tiện dịp thì thú tội ngay, em cũng chưa dám, vì Lưu đã dặn em phải giữ kín chuyện rồi!

Từ đấy thầy me em không thấy cái cần phải khuyên bảo dỗ dành gì em nữa, cứ cho mọi việc tiến hành mà thôi.

Hai hôm sau, nhân lúc vắng nhà, Lưu khẽ bảo em:

- Anh xin Huyền cứ yên tâm. Tuy hai cái thư gửi đi thì một cái đã có thư đáp thất vọng rồi, nhưng em cứ tin ở anh. Còn những hai tuần lễ nữa thì anh xin khất em ít ngày nữa, đừng có rối rít.

Tuy hết sức lo sợ, em cũng vẫn phải tự mình lừa dối mình, cố yên tâm trông cậy nơi Lưu. Em không biết rằng chính Lưu đã cuống quýt lắm nên mới dặn đi dặn lại em đừng nên rối trí. Luôn mấy hôm, Lưu không ăn cơm nhà, cũng không ngủ nhà... Em thấy không đè được nỗi lo ngại...

Thế rồi... 6 giờ sáng hôm ấy, một người Tây mật thám đến đấm cửa nhà em hỏi tên thầy em, rồi mời thầy em đến một nhà săm kia để chứng kiến cho quan thầy thuốc khám tử thi một người tự tử có đề thơ cho thầy em! Em hốt hoảng lên. Hôm ấy lại nhằm hôm anh ruột em, tối hôm trước bị chúng bạn rủ đi chơi, suốt đêm không về nhà được, nên lúc được tin dữ thầy me em mặt cứ tái đi vì sợ kẻ bất hạnh là con của mình. Em thì em cứ nghi cho người tự tử đó là Lưu, và hễ càng nghi, em càng khấn Trời Phật cho người ấy không phải là Lưu. Không phải em không lo sợ cho anh của em, nhưng em thấy rằng dù cho em cố xua đuổi, bao nhiêu những mối nghi ngờ của em cũng đều chỉ đổ dồn vào số phận của Lưu mà thôi.

Quả nhiên Nguyễn Lưu đã quyên sinh! Khi đi theo thầy em đến nhà săm, vào căn phòng ở đó người ta bảo đã xảy ra việc chẳng lành, khi thấy kẻ nằm sõng sượt trên sân gác, đầu hơi ngả về đằng sau, miệng trào những bọt đen, hai mắt chưa nhắm hẳn và đỏ ngầu, khi kẻ khốn nạn ấy chính là Nguyễn Lưu, là người yêu của em, em thấy tinh thần tán loạn, chân tay bủn rủn, muốn chừng không thể đứng vững được... Nhưng lạ thay, bỗng đâu đến một sức mạnh vô hình làm cho em trấn tĩnh được. Trong cái phút thậm nguy ngập ấy, em cương quyết lòng tự nhủ: Dẫu Lưu có chết đi, thì Huyền này cũng không để việc của đôi ta bại lộ. Cũng phải giữ cho tiếng Lưu được trong sạch, rồi việc đó sẽ ra thế nào, sau này Huyền sẽ liệu...

Viên thầy thuốc khám sơ qua xác Lưu rồi bảo với thầy em rằng Lưu đã dùng thuốc phiện mà quyên sinh. Viên mật thám cũng làm ngay biên bản, rồi thầy em lo việc chôn cất Lưu. Lưu chết. Thư của Lưu để lại chỉ có xin lỗi thầy em và kể lể rằng vì chán đời, không muốn sống nữa. Lưu không hề đả động đến chuyện của em và chàng. Trong lúc đau đớn, em về lục lại ngăn bàn, hộp sách vở riêng xem Lưu có dặn bảo gì em không, nhưng không thấy một chữ nào cả.

Việc tự tử xẩy ra ba hôm trước ngày cưới em, làm loạn cả nhà em nhưng không hại gì đến em. Vì sắp có việc vui mừng, chôn cất Lưu xong không ai dám nhắc tới chuyện ấy. Bố mẹ Lưu về lo đám ma cho con cũng không dám nhiều lần đến nhà em.

Về phần riêng của em thì cái đau đớn ấy đã khiến em muốn báo thù bố mẹ, làm nhục người chồng sắp cưới mình bằng cái hư hỏng của mình. Em sẽ làm cho tan hoang, cho điêu đứng, ê chề cho ai cũng phải nhục nhã vì em, vì rằng em cho ai cũng là có trách nhiệm về cái chết của Lưu. Mất tân! Thì lợn nhị hỉ sẽ bị cắt tai chứ sao! Thì nhục cho thầy me em chứ sao! May mà em đã mất tân, chứ nếu không thì lấy cách gì mà trả thù đời cho có thể độc địa hơn nữa? Ừ, trả thù, và trả thù!

Còn đến thân mình thì... đến lúc ấy sẽ phải thế nào, đến lúc ấy mới biết được.