Kinh Thiên

Kinh Thiên - Chương 18: Kinh Thiên Bộ Cước.




‘Kinh Thiên Bộ Cước’ là một bộ vũ kỹ bao gồm hai bộ vũ kỹ gộp lại là ‘Kinh Thiên Bộ’ và ‘Kinh Thiên Cước’. Cả hai bộ vũ kỹ này bổ trợ cho nhau khiến nó phát huy uy lực cực đại. Nếu xếp phẩm cấp của nó thì nó phải xếp trên Thiên cấp vũ kỹ. Nhưng với tu luyện giả không tu luyện ‘Kinh Thiên Quyết’ thì nó chẳng khác gì gân gà. Bởi khi vận dụng vũ kỹ này cần có linh lực âm dương ngũ hành của tu luyện giả. Mà để có linh lực như vậy thì phải tu luyện ‘Kinh Thiên Quyết’ thì mới có. Do đó tu luyện giả không tu luyện ‘Kinh Thiên Quyết’ tu luyện bộ vũ kỹ này thì chỉ tu luyện được hình, không tu luyện được cốt, không phát huy được bao nhiêu uy lực của bộ vũ kỹ này. Nên dần dần chẳng có tu luyện giả nào muốn tu luyện bộ vũ kỹ này cả. Thậm chí trong tu luyện giới bộ vũ kỹ này chẳng đáng giá bằng những bộ vũ kỹ phàm phẩm. Nhưng với Kinh Thiên thì lại khác, đây chẳng khác nào vũ kỹ được tạo ra để cho Kinh Thiên tu luyện. Với Kinh Thiên thì đó là bảo bối, và chỉ có Kinh Thiên mới phát huy được toàn bộ uy lực của bộ vũ kỹ này.

Luyện khí sư xấu số này, khi đương thời là người rất có danh tiếng và có mối giao du với rất nhiều những nhân vật có địa vị trong vùng. Thỉnh thoảng những tu luyện giả lão làng này lại có khoảng thời gian ngồi đàm đạo với nhau. Trong một lần đàm đạo một vị bằng hữu của Luyện Khí đại sư này đã đưa cuốn ‘Kinh Thiên Bộ Cước.’ này ra để mọi người cùng tham khảo và tìm huyền cơ. Cuốn ‘Kinh Thiên Bộ Cước’ này ông ta đạt được sau một lần đi du lịch. Nhưng nhiều năm nghiên cứu và tập luyện đều không đem lại kết quả gì, nên mới đưa ra cho những bằng hữu của mình nghiên cứu, hy vọng có được đột phá nào đó. Nhưng kết quả vẫn là vậy, chẳng ai đạt được điều gì cả. Thậm chí nhiều bằng hữu của ông ta còn cho biết, bộ vũ kỹ này ở Bắc Vực thánh địa cũng rất nổi tiếng, nhiều người đều biết. Nhưng nó không nổi tiếng là bộ vũ kỹ cao cấp nhiều người tranh đoạt, mà nó nổi tiếng là gân gà. Cuối cùng chủ nhân của bộ vũ kỹ này đã dùng nó đổi lấy một món binh khí cấp thấp từ vị Luyện khí đại sư này. Vị luyện khí đại sư này cũng chỉ nhất thời hứng thú muốn nghiên cứu nên mới thu nhận. Nhưng sau cũng chẳng khá hơn người khác, và kết quả ông ta ném nó trên giá sách như một món đồ bỏ đi thì không nỡ mà dùng thì không được.

Thực ra trước Kinh Thiên cũng đã có vài tiền nhân khác tu luyện ‘Kinh Thiên Quyết’. Họ đều là những người kinh tài tuyệt diễm chứ không ngáo ngơ như Kinh Thiên. Nhưng vì một vài lý do khiến họ ra đi sớm, không thể tu luyện đến tận cùng bộ pháp quyết này. Bộ vũ kỹ ‘Kinh Thiên Bộ Cước’ này là do một tu luyện giả đã từng tu luyện ‘Kinh Thiên Quyết’ sáng tạo ra, vì tu luyện bộ công pháp này nên mới lấy tên ‘Kinh Thiên Bộ Cước’.

“Tập luyện bộ pháp trước, đây là điều mình vẫn còn thiếu. Trước giờ toàn chạy marathon. Mang tiếng tu luyện giả mà chạy như trâu”. Kinh Thiên lẩm bẩm trong khi lật giở bộ pháp ra xem.

Lúc trong động phủ của luyện khí sư Kinh Thiên chỉ lướt qua cũng không đọc kỹ bộ vũ kỹ này. Giờ cầm bộ vũ kỹ trên tay đọc kỹ hơn để tu luyện anh mới hiểu rõ hơn về bộ vũ kỹ này. Lời giới thiệu của bộ vũ kỹ này cũng rất kêu.

Đại địa bất động dưới chân ta
Loading...


Phá diệt nhất cước chấn trần gian

Hư không bộ pháp náo nhân sinh

Kinh thiên bộ cước nháo hồng trần.

“Nghe có vẻ khủng bố đây, không biết sau này sử dụng sẽ ra sao”. Kinh Thiên cảm thán khi đọc lời giới thiệu của bộ vũ kỹ.

Không nghĩ ngợi nhiều về lời giới thiệu của bộ vũ kỹ, Kinh Thiên bắt đầu tìm hiểu, cảm ngộ, lý giải và tập luyện.

‘Kinh Thiên Bộ’ là một bộ pháp rất thâm ảo, cách thức di chuyển theo một đồ hình khá phức tạp, lấy vòng tròn âm dương làm cơ sở. Hai khí âm dương được luân chuyển liên tục qua các kinh mạch, hai chân, và toàn thân làm cho cơ thể linh hoạt hơn. Tốc độ di chuyển nhanh hơn, nhảy cao hơn và xa hơn.

Mới bắt đầu tập luyện do không có người chỉ bảo, Kinh Thiên phải mò mẫm mất khá nhiều thời gian để tập luyện những bước đầu tiên. Từ điều khiển linh lực trong cơ thể vận hành theo pháp quyết của vũ kỹ ‘Kinh Thiên Bộ’, đến những bước di chuyển đầu tiên theo đồ hình. Kinh Thiên đều phải dò dẫm tự mầy mò lý giải và tập luyện. Những bước đi đầu tiên luôn chuệch choạc, ngã vồ vập. Nếu không phải là tu luyện giả luyện thể thì có lẽ những cú ngã, hay pha di chuyển tốc độ cao không hãm phanh được lao đầu vào cây, gò đất.. có lẽ Kinh Thiên đã sứt đầu mẻ trán, bầm dập hết cả người. Phải mất hơn một ngày thì Kinh Thiên mới bắt đầu dần quen với cách vận khí và các bước di chuyển của ‘Kinh Thiên Bộ’. Càng tập luyện, đúc kết, rút kinh nghiệm, lý giải về bộ pháp, Kinh Thiên càng say mê và tập luyện không ngừng. Phải mất đến năm ngày sau mọi thứ mới ổn định và Kinh Thiên bắt đầu sử dụng ‘Kinh Thiên Bộ’ dần dần trở nên tự nhiên. Tất nhiên khi tu vi tăng lên thì khả năng vận dụng ‘Kinh Thiên Bộ’ cũng tăng lên cũng như ‘Kinh Thiên Bộ’ sẽ phát huy hiệu quả càng ngày càng cao.

Trước đây nhìn thấy hình ảnh các nhân vật võ hiệp di chuyển từ cành cây này qua cành cây kia, di chuyển trên mặt nước, hay đứng trên ngọn cỏ, tất cả đều chỉ có trong phim võ hiệp, mô li phê chiếu trên truyền hình. Giờ đây Kinh Thiên lại có thể thể nghiệm một cách thực tế bản thân mình đang làm lại những hoạt động đó. Đẳng cấp cao của ‘Kinh Thiên Bộ’ là nó có thể giúp tu luyện giả có thể dừng lại trên không khoảng thời gian nhất định. Tu vi của Kinh Thiên hiện tại quá thấp nên chỉ duy trì được trong vòng ba giây, thời gian duy trì sẽ càng tăng lên khi tu vi của Kinh Thiên tăng lên. Đây là một thức trong bộ pháp có tên ‘Hư không lập bộ’. Ngoài ra ‘Kinh Thiên Bộ’ còn có thể giúp tu luyện giả mượn lực trên không để thay đổi hướng di chuyển hoặc thay đổi tư thế của tu luyện giả trên không mà không cần điểm tựa nó có tên ‘Hư không chuyển thế’. Đây cũng là cơ sở để phát huy uy lực và biến hóa và tinh túy của ‘Kinh Thiên Cước’. Hai đặc điểm này của ‘Kinh Thiên Bộ’ rất ít bộ pháp ở tu luyện giới có được, kể cả những bộ pháp có phẩm cấp Thiên cấp. Những bộ pháp có thể làm được tương tự những điều này có thể đếm trên đầu ngón tay trong tu luyện giới của thế giới Lạc Hồng.

Tu luyện giả Lạc Hồng thế giới chỉ khi đạt được tu vi Thiên Nhân Cảnh mới có thể bước đầu phá không, di chuyển trên bầu trời mà không cần sự hỗ trợ. Và chỉ khi đạt được cấp độ Thiên Địa cảnh mới thực sự làm chủ bầu trời di chuyển trên không trung. Tuy nhiên tốc độ và thời gian cũng có hạn. Và tu luyện tu vi càng cao thì thời gian và tốc độ di chuyển trên bầu trời sẽ tăng lên. Với Kinh Thiên tu luyện bộ pháp này là một lợi thế cực lớn so với các tu luyện giả cùng cấp.

“Mẹ nó chứ, xem mấy phim kiếm hiệp tưởng tượng này kia. Giờ thì mình cũng có thể đứng trên đầu ngọn cỏ, cành cây. Haizzz”. Kinh Thiên cảm thán.

Những ngày sau đó Kinh Thiên liên tục vận dụng ‘Kinh Thiên Bộ’ vừa tập luyện vừa vào rừng tìm kiếm tài nguyên để tu luyện trong quá trình này ‘Kinh Thiên Bộ’ phát huy tác dụng cực lớn. Phạm vi hoạt động của Kinh Thiên được mở rộng hơn rất nhiều, có điều anh chàng ngáo ngơ Kinh Thiên vẫn chưa tiến sâu hơn vào trong rừng phạm vi có yêu thú, dù chỉ là yêu thú cấp một. Phạm vi hoạt động vẫn chỉ là bên ngoài bìa rừng nơi có Hoang thú đỉnh phong trở lại. Thu nhập của Kinh Thiên trong thời gian này cũng tăng lên một mảng. Sau hơn một tháng vừa rèn luyện ‘Kinh Thiên Bộ’ vừa tìm kiếm tài nguyên tổng tài sản của Kinh Thiên hiện này cũng có đến hơn ba trăm linh ngọc hạ phẩm. Một con số tuy không nhiều nhưng có thể phát huy tác dụng lớn. Kinh Thiên cũng đang trong quá trình tích lũy tài nguyên để bắt đầu bước vào con đường tu luyện, đặc biệt cần có tài nguyên để học tập luyện đan. Đây là nghề nghiệp đốt tiền không giới hạn.

Tất nhiên những lúc rảnh rồi Kinh Thiên cũng không quên nghiên cứu Minh Văn và trận pháp. Đây thực sự là niềm đam mê của Kinh Thiên. Lý giải về trận pháp cơ sở của Kinh Thiên càng ngày càng vững chắc. Đặc biệt có sự hỗ trợ từ Minh Văn nên sự hiểu biết về trận pháp của Kinh Thiên so với tu luyện giả nghiên tập trận pháp cấp một thông thường thì cao hơn rất nhiều.

“Còn một môn vũ kỹ ‘Kinh Thiên Cước’ nữa. Nhân lúc rảnh rỗi này cũng nên tu luyện luôn. Cái mà mình thiếu chính là vũ kỹ để chiến đấu”. Kinh Thiên tự nhủ và bắt đầu mang ‘Kinh Thiên Cước’ ra nghiên cứu, tập luyện.

‘Kinh Thiên Cước’ là bộ cước pháp cực kỳ thâm ảo bao gồm chín chiêu thức: Nhất cước phá thạch, Liên hoàn phá toái, Nghịch cước hoành lưu, Hoành tảo phong vân, Tả hữu liên hoàn, Song cước hợp phá, Cước chấn đại địa, Bách cước loạn thiên và Phá Diệt. Đây là bộ cước pháp có uy lực cực lớn, nhưng với tu luyện giả trong thế giới Lạc Hồng thì lại là phàm cấp. Bởi vì các chiêu thức của ‘Kinh Thiên Cước’ đòi hỏi người thi triển phải tinh tông ‘Kinh Thiên Bộ’. Do khi chuyển tiếp các chiêu thức trong ‘Kinh Thiên Cước’ thân thể tu luyện giả vẫn còn trên không trung. Nếu không có điểm tựa thì rất khó để tu luyện giả có thể xuất chiêu tiếp theo. Cái này thì chỉ có tu luyện ‘Kinh Thiên Bộ’ thì tu luyện giả mới có thể chuyển thế trên không mà không cần điểm tựa. Thêm vào đó thi triển thông suốt bộ cước pháp này cần đòi hỏi cách vận công của ‘Kinh Thiên Quyết’, mà không phải ai cũng tu luyện được hai khí âm dương đồng thể giống như Kinh Thiên. Các tu luyện giả đạt đến cảnh giới Thiên Võ cảnh có thể phá không phi hành cũng có thể tu luyện được, nhưng uy lực của cước pháp không lớn, vì không thể vận hành linh lực theo cách của ‘Kinh Thiên Quyết’. Nên các tu luyện giả cũng chẳng thiết tha gì với môn cước pháp này.

Kinh Thiên bắt đầu tập luyện những chiêu thức đầu tiên của ‘Kinh Thiên Cước’. Với khả năng phân tích đánh giá, lý giải của Kinh Thiên việc tu luyện các loại vũ kỹ đối với Kinh Thiên tương đối dễ dàng. Đây là điểm mạnh và tài năng của Kinh Thiên trong giới tu luyện giả ở thế giới Lạc Hồng.

Tuy nhiên sau ba ngày tu luyện miệt mài Kinh Thiên cũng chỉ tu luyện được hai chiêu thức đầu tiên đến nhập môn. Từ chiêu thứ ba và chiêu thứ tư thì chỉ bắt chước được hình thức, chứ không phát huy ra được uy lực gì cả. Các chiêu tiếp theo thậm chí bắt chước hình thái còn khó thành. Lúc này Kinh Thiên mới xem xét lại kỹ lưỡng ‘Kinh Thiên Cước’ và hiểu ra được vấn đề. Từ các chiêu thức thứ ba trở đi cần có tu vi cao hơn mới có thể tu luyện được. Các chiêu thức cần có tốc độ lưu chuyển linh lực, số lượng linh lực thì mới có thể hình thành và phát huy ra được uy lực của chiêu thức. Tất nhiên khi tu vi càng cao thì uy lực của chiêu thức phát ra càng mạnh.

“Chó chết không giềng, tu vi không đạt không thể tu luyện được các chiêu tiếp theo. Nhân vương cảnh chỉ tu luyện được thêm chiêu thứ ba và thứ tư. Nhân hoàng cảnh mới tu luyện được chiêu thứ năm và thứ sáu. Nhân Cực cảnh mới tu luyện được chiêu thứ bảy thứ tám. Mà chiêu thứ chín Phá Diệt cần có tu vi tối thiểu Địa Cực cảnh mới có thể tu luyện được”. Kinh Thiên cáu gắt lẩm bẩm.

“Mà thôi méo mó có hơn không, hai chiêu thì hai chiêu, giờ mình cũng sắp đạt được Nhân vương cảnh rồi. Khi nào đạt được thì lại luyện tiếp vậy. Kinh Thiên lại tự an ủi mình.

Kinh Thiên tự an ủi và hài lòng với những gì mình có. Kinh Thiên không hiểu rằng vũ kỹ mà anh đang tu luyện có phẩm cấp cực kỳ cao, thậm chí còn cao hơn thiên cấp.

Đả thông tư tưởng của mình Kinh Thiên lại tiếp tục tập luyện hai chiêu thức đầu tiên của ‘Kinh Thiên Cước’ là: Nhất cước phá thạch và Liên hoàn phá toái. Chỉ mất vài ngày Kinh Thiên đã nhập môn hai chiêu thức đầu tiên và thi triển chúng hoàn toàn tự nhiên.