Ra khỏi phòng họp, Anh Hiền có vẻ mệt mỏi, cô khẽ xoa huyệt Thái Dương.
“Lát nữa có lịch trình gì không?”
Kha Nhụy nói: “Tạm thời không có gì ạ, 7 giờ tối nay có hoạt động ngày 8 tháng 3 do Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức.”
“Ngày Quốc tế Phụ nữ sao? Tôi đi đến đó làm gì?”
Kha Nhụy nhắc nhở: “Là hoạt động của cô giáo Tống. Hai tuần trước bà ấy gọi điện mời cô đi.”
Anh Hiền mất vài giây mới nhớ ra cô giáo Tống chính là mẹ chồng của mình – Tống Uẩn.
Chuyện của nhà họ Thẩm, thảo nào cô không có ấn tượng.
Với sự chu đáo của Kha Nhụy, chắc chắn cô ấy đã thay cô xử lý vụ này. Anh Hiền hỏi: “Chuẩn bị những thứ gì?”
“Dùng tên tuổi của cô giáo Tống quyên góp 380.000 cho Quỹ Cứu trợ Phụ nữ và Dự án Nụ Tầm Xuân, ngoài ra còn quyên thêm 200 thùng băng vệ sinh và 3000 phần cơm trưa dinh dưỡng cho những bé gái ở vùng núi.”
Có cả tiền lẫn vật dụng, quả thực đầy đủ. Anh Hiền gật đầu, nói thêm: “Nhớ thêm tình hình thực hiện kế tiếp, tổng hợp thành tài liệu gửi cho cô giáo Tống.”
“Dạ.” Hai người đi vào thang máy, Kha Nhụy nói, “Sếp, hôm qua bà chủ lại gọi điện hỏi tôi bao giờ cô có thời gian.”
Anh Hiền không nói lời nào, làm như không nghe không thấy. Đến khi tiếng ting vang lên, cửa thang máy từ từ mở ra, cô mới hỏi: “Lịch ngày mai thế nào?”
“Buổi sáng có hai cuộc họp, buổi chiều đi với giám sát Từ, giám đốc Lưu đến quảng trường Hi Dực ở khu Nam để xem tình hình thực tế, nghe người phụ trách báo cáo, hẳn là có thể kết thúc trước bữa tối.”
“Đến tối thì sao?”
“Trước mắt chưa có lịch ạ.”
Anh Hiền suy nghĩ rồi nói: “Vậy cô để lịch tối mai trống đi.”
“Dạ.”
Ánh mắt lướt qua cái bụng hơi gồ lên của Kha Nhụy, Anh Hiền nói chậm hơn: “Kha Nhụy, nhớ chú ý sức khỏe, nếu cảm thấy không thoải mái thì cứ xin nghỉ.”
Kha Nhụy mỉm cười, vuốt ve cái bụng: “Cảm ơn sếp, đứa nhỏ này không hành tôi như đứa lớn đâu.”
Anh Hiền cũng cười theo.
Sẩm tối ngày hôm sau, Anh Hiền lái xe từ quảng trường ở khu Nam đến biệt thự Đông Tứ Hoàn.
Kể từ mười một năm trước, Tưởng Chấn bị Anh Tề làm cho tức giận đến mức đột quỵ, trong một năm thì ít nhất Trần Phong sẽ ở trong nước chừng nửa năm. May mà hồi xưa bà ấy đi Singapore, không xử lý tất cả tài sản trong nước, còn để lại ba căn nhà, một căn trong số đó là biệt thự hai tầng ở Kinh Châu.
Mùa hè ba năm trước, Tưởng Chấn qua đời. Sau lễ tang, Trần Phong về Singapore ở khoảng nửa năm, cuối năm mới về nước. Từ đó trở đi, bà ấy luôn ở trạng thái bay đi bay lại giữa hai nơi, nhưng nói chung thì thời gian ở Singapore dài hơn ở trong nước.
Anh Hiền biết có người ở Singapore đợi Trần Phong, cô không nói toạc ra, Trần Phong cũng không nhắc đến, hai người ngầm hiểu mà không nói ra, đôi bên đều lảng tránh chủ đề này.
Kha Nhụy gọi điện thông báo trước. Trần Phòng biết Anh Hiền sắp tới, bà ấy dặn dì giúp việc chuẩn bị những món mà Anh Hiền thích ăn.
Thật ra khẩu vị của Anh Hiền đã sớm thay đổi, nhưng những gì Trần Phong nhìn nhận về cô vẫn dừng lại ở thời cô còn son rỗi.
Giữa chừng, Anh Hiền nhận hai cuộc điện thoại về công việc, gián đoạn hơn bốn mươi phút, khi cô quay lại bàn ăn thì các món đã nguội lạnh. Cô hoàn toàn không muốn ăn, tùy tiện ăn miếng rau xanh rồi buông đũa.
Trần Phong thấy bát của cô thiếu cơm, nhíu mày nói: “Sao ăn ít vậy.”
Anh Hiền thản nhiên nói dối: “Ăn cơm trưa muộn quá.”
Lý do này xem như đầy đủ, Trần Phong mới bỏ qua, chuyển sang hỏi: “Anh Hiền, con tính thế nào?”
Tới rồi đấy.
Hai năm gần đây, hễ Trần Phong gặp cô là nhắc tới chuyện này.
“Dì à, cho cháu ly nước ấm.” Anh Hiền xoay lưng gọi người, nhàn nhã chỉnh lại dáng ngồi, vờ như nghe không hiểu, “Tính thế nào là sao ạ?”
“Con cái.”
“Thuận theo tự nhiên thôi.”
Biết cô đang lảng tránh, Trần Phong trợn mắt nhìn cô nói thẳng: “Thuận theo tự nhiên? Năm nay con đã 38 tuổi, định thuận theo tự nhiên tới bao giờ?”
“Dạo này bận quá…”
“Lấy cớ.” Trần Phong ngắt lời cô, nói, “Hàng ngày Kha Nhụy đi theo con, con đi đâu nó đi đó, con tăng ca nó cũng tăng ca, bây giờ nó sắp sinh đứa thứ hai rồi.”
Anh Hiền tỏ vẻ thản nhiên: “Chuyện này không thể cưỡng cầu.”
“Anh Hiền!” Trần Phong đột nhiên biến sắc, vòng ngọc đập mạnh xuống mặt bàn làm từ đá cẩm thạch, vang lên tiếng đứt gãy.
Bà ấy nhận ra mình hơi lố, vội vàng quay đầu nhìn sang nơi khác, hít thở sâu để bình ổn lại tâm trạng.
Nhiều lần do dự, Trần Phong cắn răng nói rõ: “Con có biết Thẩm Đông Dương và cô ả Kỷ Tuyết kia có đứa con trai không, sang năm nó lên tiểu học rồi.”
Anh Hiền im lặng, gương mặt xinh đẹp không hề dao động.
Sắc mặt Trần Phong lại thay đổi, nửa sợ nửa ngờ: “Con biết sao?”
“Xem như vậy đi.”
Trần Phong cảm thấy như có luồng khí lấp kín ngực mình, cảm xúc vọt lên cao trào rồi đột ngột hạ xuống, cuối cùng chỉ còn lại sự mệt mỏi bất lực.
Bà ấy nói: “Hiện giờ Thẩm Đông Dương còn trẻ, nó sẽ không vì một đứa con hoang mà động đến con. Nhưng nó là đàn ông, con đừng coi thường chấp niệm của đàn ông đối với việc sinh đẻ. Đợi thêm mười mấy hai mươi năm, nó bốn năm chục tuổi, chắc chắn sẽ vì đứa trẻ kia mà trở mặt không cần con nữa, con tin hay không hả?”
“Mẹ biết con không thích Thẩm Đông Dương, nhưng chuyện này con không thể mặc cho bản thân tùy hứng như vậy, con nhịn một chút thôi, đợi có con cái rồi tính tiếp.”
Anh Hiền cười khẽ, tránh nặng tìm nhẹ: “Không phải con không thích Thẩm Đông Dương.”
Chẳng qua không có hứng thú làʍ ŧìиɦ với anh ta thôi. Phản ứng của cơ thể không lừa được người, dần dà, Thẩm Đông Dương cũng không còn hứng thú.
Nhưng lạ ở chỗ, hai người chung sống hòa hợp, chưa bao giờ cãi vã, thỉnh thoảng ăn sáng chung còn nói vài câu về công việc của từng người.
Chiếc gương đối diện phản chiếu đôi mắt dịu dàng của Anh Hiền như đang cười. Thời gian ưu ái cô, 38 tuổi mà đuôi mắt vẫn trơn tru, hàm dưới cũng thon gọn.
Cô nên vui, không phải sao?
Trần Phong tỏ vẻ chán ghét: “Chẳng lẽ con muốn đứa con riêng kia thừa kế Tập đoàn Tưởng thị?”
Anh Hiền lại suy nghĩ, cô không ngại. Gen của Thẩm Đông Dương cũng được, Kỷ Tuyết có thể ở cạnh anh ta lâu như vậy, xem ra cũng là người thông minh, con cái của hai người họ hẳn là có tư chất không kém.
Đương nhiên cô sẽ không nói ra những lời này, chỉ nói rằng: “Con của Anh Tề sắp ra đời rồi. Mẹ à, nhà họ Tưởng không thiếu con cái, không cần lo lắng chuyện người thừa kế.”
Cho dù con của Anh Tề không được thì còn có Tưởng Anh Kiến, Tưởng Anh Tư, sau này còn con của Anh Thận nữa.
Nhiều trẻ con như vậy, tất nhiên có thể chọn một đứa.
Trần Phong cảm thấy khó thở: “Đâu giống nhau được, bọn nó không phải do con sinh ra.”
Anh Hiền mỉm cười, cô đứng dậy, nhặt nửa mảnh vòng ngọc bị bay đến bên cửa sổ: “Nhưng mà sáu đứa con của bố, đều là con ruột đấy thôi.”
Cô còn nhớ lúc bác sĩ tuyên bố tim của Tưởng Chấn ngừng đập, Đỗ Duyệt yên lặng chừng mười mấy giây, sau đó giữ chặt tay con trai nhỏ, gọi điện cho luật sư.
Những người còn lại thì thảo luận ngay tại chỗ, xem nên xử lý tang lễ thế nào.
Anh Hiền cho rằng ít nhất Tưởng Anh Kiến sẽ đau lòng, nào ngờ anh ta chỉ quan tâm liệu Tưởng Chấn có thể chôn chung với Trang Nguyệt Cầm hay không, Tưởng Anh Tư còn không quên mỉa mai một câu: “Lại đến lúc cô ba nhà chúng ta lộ mặt rồi.” Bất bình thì bất bình, cô ta vẫn chịu nghe theo di nguyện của Trang Nguyệt Cầm mà thành thật trở về giám sát nhà xưởng.
Anh Hiền hiếm khi ngạc nhiên quá đỗi như thế. Khoảnh khắc đó, cô tò mò hơn bao giờ hết về người phụ nữ Trang Nguyệt Cầm chỉ nghe tên chứ chưa gặp mặt kia: Bà ta đã làm gì mà qua đời hơn ba mươi năm vẫn có thể khiến con cái ra sức vì mình như vậy.
Trần Phong nghe câu này cảm thấy chói tai, bà ấy không nhìn thấy sắc mặt Anh Hiền, không thể phán đoán liệu cô có ác ý hay không.
Anh Hiền quay người lại, đưa nửa mảnh vòng ngọc cho Trần Phong: “Tiếc thật, bây giờ rất khó tìm được chất ngọc trong suốt thế này. Ngày mai con bảo Kha Nhụy đi hỏi thăm, tìm một người thợ lâu năm khảm vàng cho nó, hẳn là không tệ đâu.”
Trước khi Trần Phong kịp mở miệng, Anh Hiền mỉm cười: “Mẹ à, con đã biết rồi.”
Đôi mắt cô bình tĩnh như hồ nước sâu thẳm ngày Thu, nhưng cũng vô cùng lạnh lẽo.
Trần Phong bỗng cảm thấy chột dạ, đột nhiên nhớ lại lời khuyên của Trương Ngọc Sơn: A Phong, em không thể xem Anh Hiền như con gái mãi, hiện giờ con bé là chủ tịch.