Khi Pi Sà Thất Tình

Chương 4: Ngọ Tác Nha Môn




Nguyệt Y chợt ra nàng ta đã xuyên đến thế giới cổ đại kỳ lạ này rồi, ở Đại An người ta không dùng giờ mà lại dùng thần dương chỉ buổi sáng và thuần âm chỉ buổi chiều.

- À… Là khoảng ba thần âm đến bốn thần âm.

Mạc Lâm khá ngạc nhiên vì Nguyệt Y có thể đoán được thời gian tử vong của nạn nhân. Ngọ tác lúc trước của nha môn thường là không đoán được giờ tử vong. Cùng lắm là nói đại, không chính xác lắm.

- Nạn nhân chết vào khoảng ba thần âm đến bốn thần âm là buổi chiều, liệu thời thần này có chính xác không?

Nguyệt Y gật đầu rồi nói:

- Nguyệt Y có kinh nghiệm nhiều năm trong pháp y, thời gian thi thể tư vong ít khi phán đoán sai.

Mạc Chu gật gù tỏ ra hài lòng rồi nhìn Nguyệt Y:

- Hôm nay đã vất vả cho muội rồi.

Nguyệt Y mỉm cười vui vẻ rồi đáp lời lại:

- Đại nhân khách sao rồi. Nguyệt Y không dám nhận.

Hiển Ninh thấy cả hai cứ đưa đẩy, người cảm ơn, kẻ không dám nhận liền chen vào nói:

- Được rồi, được rồi Nguyệt Y cô dọn dẹp mọi thứ đi, ta tiễn đại nhân. Rồi quay lại cùng cô về nhà.

Nguyệt Y gật đầu đồng ý rồi nhanh tay thu dọn lại dụng cụ của mình. Hiểu Ninh thì mượn cớ tiễn chân Mạc Chu ra cửa thật ra là muốn tìm hiểu xem Mạc Chu có đồng ý nhận người nữ ngọ tác như Nguyệt Y không. Vừa đi Hiểu Ninh vừa dò xét.



- Đại nhân người thấy Nguyệt Y thế nào, có hài lòng về tài khám nghiệm của nàng ấy không?

Mạc Chu nghe nhắc đến Nguyệt Y thì tỏ ra hài lòng nói:

- Quả thật lần này muội đã giới thiệu được cho ta một ngọ tác giỏi.

Hiểu Ninh lém lỉnh thấy được khen thì lấn tới nói tiếp:

- Đại nhân Nguyệt Y thật sự rất có tài trong việc này. Nàng ấy còn là một đại phu trị trật đã, xương cốt rất giỏi. Từng giúp ta lấy mảnh cây nằm sâu trong cánh tay ra, ta mới có thể giữ lại được cái mạng nhỏ này đó.

Mạc Chu nghe Hiểu Ninh hết lòng khen ngợi Nguyệt Y thì bắt đầu thấy hiếu kỳ với nữ nhân này rồi, miệng lại nói:

- Ta và muội ấy không xa lạ mấy. Nhưng không nghĩ muội ấy lại biết khám nghiệm thế này. Bản tính có vẻ nhút nhát hơn xưa.

Hiểu Ninh đáp lời:

- Kể từ ngày chủ tớ Nguyệt Y bị đuổi khỏi Bạch Gia, nàng ấy lưu lại nhà của ta một thời gian, thấy Nguyệt Y hiền lành, ôn nhu, không hề so đo với ai. Không giống như lời đồn đại về Bạch Tam Tiểu thư tính tình kỳ quái, trí tuệ ngớ ngẩn gì đó.

- Chẳng biết là Nguyệt Y đã trải qua những chuyện gì khiến nàng ta dung mạo xấu xí. Cũng may là đại nhân không chê bai nhận Nguyệt Y làm ngọ tác còn trả thù lao rất cao. Cuộc sống sau này của chủ tớ nàng ta cũng tạm ổn rồi.

Mạc Chu đáp lại lời của Hiểu Ninh:

- Ta và Nguyệt Y có hôn ước. Nhưng từ lâu cả hai nhà đã đồng ý hủy hôn rồi. Muội ấy cũng không ngại chịu đến nha môn giúp ta. Thì sao ta lại ngại dung mạo của muội ấy. Không quan trọng lắm!

Hiểu Ninh lại mỉm cười, nàng ta thừa biết Mạc Chu là người chí tình chí nghĩa nhất định sẽ không làm khó Nguyệt Y. Thời cơ cũng chín mùi, Hiểu Ninh lại nói:



- Đại nhân, vậy người có tin tức gì về vụ án này không?

Mạc Chu chân vẫn bước đi chậm rãi, phong thái ung dung, hai tay chắp phía sau rồi nói:

- Nể tình muội giới thiệu Nguyệt Y, ta sẽ tiết lộ một chút tin tức cho muội biết.

Hiểu Ninh vui mừng liền reo lên:

- Hay quá Mạc đại nhân muôn năm…

Vừa nói Hiểu Ninh vừa nhanh tay lấy trong túi đeo bên người ra xấp giấy trắng và bút lông chuẩn bị ghi lại thông tin.

Mạc Chu bắt đầu nói:

- Nạn nhân là Ái Diệp tiểu thư, nhi nữ của Ái lão sư dạy chữ cho trẻ. Theo như Ái lão sư kể, nữ nhi lão bản tính hiền lành, ôn hòa những học trò theo học cũng rất mến nàng ta. Hàng xóm xung quanh hết lời khen ngợi nữ nhân nết na hiểu tứ đức.

- Ngày hôm qua Ái tiểu thư sáng sớm đi chợ như mọi ngày, sau đó cả ngày không thấy trở về. Ái lão sư lo lắng nên đi tìm khắp nơi, cuối cùng phát hiện thi thể của Ái tiểu thư ở con đường nhỏ cách nhà không xa. Trước khi chết cũng không có mâu thuẫn với ai.

Hiểu Ninh nhanh tay ghi lại hết bối cảnh thân thế của nạn nhân Ái Diệp. Cả hai người kẻ thì vừa đi vừa nói, người thì vừa đi vừa chăm chú viết. Không gian xung quanh tĩnh lặng, dường như là dừng lại cùng với họ.

Trở lại Nguyệt Y. Sau khi khám nghiệm xong nàng ta cẩn thận xử lý thi thể lại rồi phủ vải trắng, đốt một ít thảo dược trong phòng để khử mùi của thi xác.

Nguyệt Y đặt dao mổ bằng ngọc trở lại túi da màu đỏ sẫm của mình. Chiếc túi này rất đặc biệt, thân túi hình tròn, mở ra bên trong có rất nhiều loại dao bằng ngọc, đủ loại đủ kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Bộ dao này được chạm khắc hoa văn kỳ lạ, tinh tế. Lưỡi dao trong suốt như thủy tinh. Điều lạ là lưỡi dao chỉ hiện ra khi nằm trong tay của Nguyệt Y.

Càng lạ hơn đó chính là sức mạnh kỳ quái của bộ dao này. Dao cắt vào da thịt không hề thấy máu. Lưỡi dao dễ dàng xuyên đến xương cốt, tách rõ lớp da thịt, gân cốt, huyết mạch. Từng lớp khác biệt nguyên vẹn. Dao vừa rời khỏi cơ thể cũng là lúc da thịt tự khép lại, không hề đau đớn hay để lại sẹo trên người.