Khi Càn Long xuyên vào Như Ý Truyện

Chương 13: “Ung thư phiên vị”




Hôm sau, Thái Hậu “bị bệnh vài ngày” lại tới dự tang lễ. Hôm nay Thái Hậu khóc thương tâm hơn hẳn, tựa như muốn phát tiết hết mọi uất ức của mấy ngày nay cho Tiên Đế nghe. Nhưng ông đã qua đời, chỉ còn lại thể xác, Thái Hậu có khóc ngất thì cũng chẳng thay đổi được chuyện gì.

Long thể Hoàng Đế đã khâm liệm xong, Thái Hậu muốn nhìn mặt ông lần cuối cũng không được. Trước mặt bà cờ trắng rợp trời, bị gió thổi ngả nghiêng, trong đại điện văng vẳng thanh âm tụng kinh của lạt ma. Thái Hậu quỳ rạp trên nền đất, nước mắt chảy không ngừng, dù đó là chân tình hay giả ý thì sự thật bè ngoài vẫn là nước mắt rơi không thể kìm nén.

Lúc trước, khi bà còn là phi tần, ngày nào cũng vội vàng đi thỉnh an Thái Hậu. Hiện giờ bản thân làm Thái Hậu, bà cuối cùng cũng được thể nghiệm cảm giác “thời gian trôi mau”. Tiên Đế thật sự yêu chiều bà, nếu không sẽ không đưa Hoằng Lịch cho bà nuôi dạy. Nhưng bà với Hoàng Đế có chân tình hay không? Đến chính Thái Hậu cũng không thể nói rõ.

Bà còn nhớ rõ lần đầu tiên gặp mặt Hoàng Đế, hoa hạnh bay lất phất, bà ngồi trên chiếc xích đu, còn Hoàng Đế đứng giữa màn mưa phùn bay bay, m.ô.n.g lung nhìn không rõ. Mọi chuyện như mới xảy ra ngày hôm qua mà tựa như giấc mộng.

Khi ông còn sống, bản thân bà không ý thức được lúc ấy quý giá đến nhường nào. Bà luôn bận rộn đấu trí với Ô Lạp Na Lạp thị, tranh đoạt sự sủng ái của ông. Hiện tại ông băng hà, bà đột nhiên cảm thấy sợ hãi, bởi bà nhận ra bà không còn chỗ dựa nữa, sự sủng ái, sự che chở của người ấy sẽ không bao giờ còn nữa.

Lang Hoa cùng đám người quỳ phía sau Thái Hậu. So sánh với Thái Hậu, đám các nàng cũng chẳng có mấy phần tình cảm với Tiên Đế, bởi vậy tiếng khóc cũng chẳng thật lòng là bao, chỉ c.h.ế.t lặng mà dập đâì, ngoại trừ nặn ra vài giọt nước mắt thì cũng chỉ khô khan gào lên vài tiếng mà thôi.

Trái lại, Hoằng Lịch không giống Thái Hậu thật lòng yên lặng rơi lệ, cũng không giống hậu viện của mình chỉ biết c.h.ế.t lặng dập đầu, hắn khóc cực kỳ thê lương, sau cùng còn ngã xuống đất khiến mọi người luống cuống tay chân, được khuyên trở về Dưỡng Tâm Điện nghỉ ngơi, bảo trọng long thể.

Hoằng Lịch vừa về đến Dưỡng Tâm Điện liền ngừng khóc. Hắn lười biếng ngáp dài, sau đó lên giường ngủ một giấc.

*

Đến ngày 27 kết thúc tang lễ, quan tài của Tiên Đế được chuyên tới Phụng Tiên Điện, trong cung lại trở về dáng vẻ yên tĩnh. Dù là Đế Vương băng hà, mọi người cũng chỉ khóc một thời gian rồi thôi, sau đó nên làm gì thì làm, từ xưa đến nay đều như vậy.

Vì vẫn còn trong tang kỳ nên mọi việc không được quá phô trương. Do đó, đại điển đăng cơ của Hoằng Lịch và đại điển phong hậu của Lang Hoa phải chờ đến đầu năm sau mới cửa hành. Nhưng dù không tổ chức ngay đại điển đăng cơ thì vẫn phải phân định địa vị trong hậu cung. Việc này Hoằng Lịch giao cho Lang Hoa xử lý.

Hoằng Lịch nói với Lang Hoa: “Nàng nghĩ sao làm thế, trước khi làm để ta xem qua là được”.

Lang Hoa hỏi: “Vậy thần thiếp cho cần để Hoàng ngạch nương xem trước không?”

Hoằng Lịch lắc đầu: “Không cần”.

Lang Hoa chần chừ nói: “Chỉ sợ Hoàng ngạch nương không đồng ý…”



Hoằng Lịch thầm cười lạnh, từ sau khi Thái Hậu bị hắn “xử lý”, cả ngày chỉ bí Phật ở Ninh Thọ Cung, một lòng chờ tu sửa xong Từ Ninh Cung. Hiện tại bà ấy không có gan hỏi đến chuyện của hắn.

“Làm xong thì thông báo với Hoàng ngạch nương một tiếng là được”.

Lang Hoa gật đầu, tỏ ý đã hiểu. Hiện tại hai người đang ngồi trong Trường Xuân Cung của Lang Hoa, nghe Vĩnh Cẩn chậm rãi đọc từng câu trong tập thơ. Năm nay Vĩnh Cẩn đã năm tuổi, đã tới tuổi đọc sách, Hoằng Lịch mời thầy cho cậu, truyền thụ cho cậu thi thư và đạo nghĩa.

Vĩnh Cẩn đang đọc “Thiên Tự Văn” – “Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang, nhật nguyệt doanh trắc, thần túc liệt trương…”. Cậu đọc chậm, nhưng không sai chữ nào.

Hoằng Lịch hồi tưởng lại hồi ức khi còn thơ bé: “Năm ta 4 tuổi học vỡ lòng, so với Hữu Ninh nhỏ hơn một tuổi. Ta học rất nhanh, lần nào cũng làm xong bài tập trước rồi chờ ngũ đệ viết. Tuy ngũ đệ học chậm hơn, nhưng làm đâu chắc đấy, trình độ cũng không kém ta nhiều”.

Lang Hoa rất vui bởi Hoằng Lịch nguyện ý kể chuyện xưa chia sẻ với nàng, nàng nhẹ nhàng cười: “Hoàng Thượng từ nhỏ đã thông tuệ hơn người”.

Hoằng Lịch hài lòng đáp: “Dĩ nhiên”.

Vĩnh Cẩn lại tiếp tục đọc một hồi, sau đó nghỉ ngơi uống nước. Lang Hoa đút cho cậu một miếng điểm tâm. Ăn xong, Vĩnh Cẩn chạy tới nhào vào lồng n.g.ự.c Hoằng Lịch.

“Ai da”, Hoằng Lịch ôm chặt Vĩnh Cẩn, nhéo nhéo cánh tay cậu nói: “Có phải Hữu Ninh béo hơn không nhỉ?”

“Hồi bẩm Hoàng A Mã, nhi thần không béo, không tin người sờ bụng con đi”, Vĩnh Cẩn nói xong còn định vén áo lên khoe bụng, để Hoằng Lịch sờ thử.

Hoằng Lịch sờ nhẹ, quả nhiên dẹp phẳng: “Ừ, Hữu Ninh không béo, Hoàng A Mã tin con”.

Lang Hoa bẻ một miếng bánh hoa quế đưa đến bên miệng Vĩnh Cẩn: “Hữu Ninh, con đói rồi đúng không? Mau qua đây ăn điểm tâm”.

“Ai ô ~” Vĩnh Cẩn cắn một ngụm bánh, vừa ăn vừa nói nên thanh âm phát ra không rõ chữ: “Ạ ơn ạch nương”.

Hoằng Lịch gõ nhẹ lên đầu cậu: “Ăn xong rồi nói, cẩn thận nghẹn”.



Hoằng Lịch lại cùng Vĩnh Cẩn đọc thêm vài bài thơ, sau đó trở về Dưỡng Tâm Điện. Lang Hoa tiễn hoằng Lịch đến tận kiệu đặt trước cửa cung, mãi đến khi cỗ kiệu biến mất ở chỗ ngoặt mới thu hồi tầm mắt.

Liên Tâm nói: “Chủ nhân, cảnh ban nãy giữa người, Hoàng Thượng cùng nhị a ca thật giống như một nhà ba người trong dân gian”.

Câu nói này của Liên Tâm dỗ Lang Hoa vui vẻ hẳn ra, nàng mím môi cười ẩn ý: “Thật sao?”

Tố Luyện cũng nói: “Lời của Liên Tâm sai rồi, trong dân gian cũng ít có cảnh đầm ấm, ân ái như vậy lắm. Trong dân chúng, đa phần đàn ông rất gia trưởng, hơi không vừa ý với vợ là sẽ lập tức tay đ.ấ.m chân đá, nhưng Hoàng Thượng của chúng ta tình cảm dạt dào, rõ ràng rất dịu dàng với người mà đúng không?”

Liên Tâm nói tiếp: “Đại a ca và tam a ca đều là nhi tử của Hoàng Thượng, nhưng chưa từng thấy Hoàng Thượng đối tốt với bọn họ như vậy, ngay đến tên cũng không được Hoàng Thượng đích thân đặt. Rõ ràng Hoàng Thượng có tình ý với người, người còn chưa nhận ra sao?”

Ý cười trên gương mặt Lang Hoa không thể giấu nổi: “Đúng là hai nha đầu ba hoa, Hoàng Thượng coi ta là đích thê, xem Vĩnh Cẩn là đích trưởng tử, chỉ vậy thôi”.

Lời này của Lang Hoa tỏ ý khiêm tốn, nhưng đúng là Hoằng Lịch chỉ nghĩ như thế. Chùm ánh sáng trốn trong đầu hắn cất tiếng, đời sau mọi người đều gọi Càn Long là người “ung thư phiên vị”.

Hoằng Lịch: “Cái gì?”

Giọng chùm ánh sáng kích động, nếu nó có chân tay thì kiểu gì hiện tại cũng đang hưng phấn quơ loạn lên: “Bởi vì ngài chỉ thích Phú Sát Hoàng Hậu, cũng chỉ thích hài tử do nàng ấy sinh”.

Hoằng Lịch cảm thấy kì lạ: “Đây không phải là chuyện đương nhiên à? Hoàng Hậu là đích thê của ta, ta không yêu nàng và con nàng chẳng lẽ yêu ngươi?”

Chùm anh sáng e thẹn đáp: “Cũng không phải không thể…”

Hoằng Lịch:………….

“Cút”.

Bên này Hoằng Lịch cùng chùm ánh snags không biết xấu hổ kia đấu trí, bên kia Lang Hoa đang cầm bảng phân vị rơi vào trầm tư.

Nàng dĩ nhiên là Hoàng Hậu, Kim Ngọc Nghiên và Tô Lục Quân phong làm tần, Trần Uyển Trân và Hoàng Khởi Oánh phong làm quý nhân, đoạn này khá dễ giải quyết. Nhưng việc khó duy nhất là Trắc phúc tấn Cao Hi Nguyệt cùng Thanh Anh, không biết nên phân vị như thế nào?