Cô gái nhỏ tự tại nằm trên bãi cỏ xanh trống trải, hoà mình vào lan gió mát khẽ chìm vào giấc ngủ, đôi mắt lim dim, mơ mơ màng màng.
Từ đâu bên tai phát ra tiếng người, giọng nói quen thuộc vang lên gọi cô: "Ngân Tâm, cùng đi thả diều với bố nào con!"
Cô gái nhanh chóng giật mình, dần định hình được âm thanh ấy, lớn tiếng nói: "Bố, chờ con với..."
"Nhanh nào con gái, sẽ không kịp!"
"Bố chờ con, bố ơi người đi nhanh quá, Ngân Tâm không theo kịp."
"Nào Ngân Tâm, mau lên con!"
Cô gái nhỏ cố gắng chạy theo sau bố mình nhưng cho dù có gọi bố đến hết hơi ông cũng không hề ngoảnh đầu lại chờ cô. Âu Dương Ngân Tâm chỉ hoàn toàn nghe thấy tiếng gọi tên cô, cô cũng chỉ có thể luống cuống chạy theo sau, vội vã gọi bố trong mơ hồ. Cứ mãi như thế cho đến khi cô không chạy nổi nữa thì bóng hình ấy cũng hoàn toàn biến mất.
Ngân Tâm không nhìn thấy điểm sáng duy nhất liên tục gọi lớn trong hoang mang, lo sợ: "Bố ơi, người đi đâu rồi? Bố ơi! Bố! Chờ con với!"
Sấp!
Một cảm giác ngột ngạt bao vây lấy cô khiến cả khuôn mặt đều ướt đẫm, Ngân Tâm khe hờ mắt tỉnh dậy trong khó thở. Hóa ra chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ đầy mất mác, một giấc mơ chưa trọn vẹn. Cô cuối cùng cũng đã tỉnh táo lên đôi phần liền ngồi bật dậy.
Trước mắt cô chính là một người nữ xinh đẹp, trên tay còn cầm một gáo nước, lớn giọng nói: "Chịu tỉnh rồi đó hả? Cứ tưởng muốn nằm chết ở trên giường luôn chứ!"
Cô ấp úng nói: "X-xin lỗi mẹ ạ..."
Thanh Nhược mắng mỏ cô: "Xin lỗi thì có ít gì? Âu Dương Ngân Tâm mày phải biết là mày sốt mấy ngày rồi đấy! Không kiếm được một đồng tiền nào về cả, ngược lại còn tốn một đống tiền thuốc thang của tao. Mày lo mà mau mau kiếm tiền về trả lại cho tao đi. Đúng là xui rủi của tao mới sinh ra thứ vô dụng như mày!"
Người phụ nữ với gương mặt kiều diễm, nhưng lại nhẫn tâm, vô cảm này chính là mẹ ruột của Âu Dương Ngân Tâm. Một bà mẹ vô liêm sỉ nhất, trơ trẽn nhất, ích kỷ nhất mà cô từng thấy! Bố Ngân Tâm mất năm cô 7 tuổi, để lại cô cho Thanh Nhược nuôi nấng. Cứ tưởng bà ta là một quả phụ một mình nuôi con nhỏ sẽ cực nhọc, vất vả, yêu thương con hết lòng, nên nhà nội cô đã dành hết sự kỳ vọng lẫn tin tưởng để lại cô cháu gái duy nhất lại cho bà ta. Nào ngờ bà ta hoàn toàn bỏ mặt Ngân Tâm, ghẻ lạnh cô gần 10 năm qua chưa bao giờ dứt.
Âu Dương Ngân Tâm mang tiếng là có mẹ nhưng thật ra cũng như không có. Lúc bé đã mất đi cha, khi 12 tuổi đã phải đến chợ làm việc vặt kiếm vài đồng bạc, tự kiếm tiền nuôi thân; còn phải gánh vác luôn cả một bà mẹ hám tiền, ham mê cờ bạc. Cuộc sống chưa bao giờ hết cơ cực, đêm đến còn phải nghe tiếng chửi mắng thậm tệ của người mẹ bất tài và người chồng thứ hai của bà ta.
Âu Dương Ngân Tâm đã tự hỏi rằng rốt cuộc kiếp trước đã mắc bao nhiêu món nợ với bà ta mà đến kiếp này phải thống khổ với bà ta như thế này?
Thế nhưng đó cũng đơn thuần là những suy nghĩ bơ vơ trong lòng chỉ dám chôn vùi của cô, Ngân Tâm nào dám nói ra. Suy cho cùng số phận cô vốn đã định là sẽ sống một cuộc sống đau khổ này rồi, bao nhiêu năm qua đến cưỡng chế hết hơi hết sức cùng chỉ dành để kiếm tiền, hoàn toàn không thể chống lại trước số phận nghiệt ngã.
Thanh Nhược vừa vào phòng đã nghe thấy tiếng nói mớ của cô, không hài lòng, ngang ngược hâm dọa: "Bố mày chết lâu rồi, còn luyến tiếc cái gì nữa? Lo mà tỉnh táo lên đi! Có trách thì cũng trách mày, chính mày là kẻ gián tiếp khiến ông ấy chết, đừng trách tao vô tâm. Tốt nhất là sống có ích một chút thì tao còn cho mày ở lại căn nhà này, còn nếu không thì đừng có trách."
Cô dứt khoát nói: "Mẹ, người muốn nói con như thế nào cũng được, nhưng đừng đụng đến bố!" Cô dứt khoát phản pháo.
Mỗi lần nghĩ đến bố, Ngân Tâm lại đau lòng, giá như ông ấy không vì xả thân cứu cô mà hi sinh thân mình, thì đến ngày hôm nay cô đã không thành ra như thế này. Giá như năm đó trong vụ cháy nổ ấy người chết chính là cô thì bây giờ đã không phải bị mắng chửi, hắt hủi tàn nhẫn như thế! Cô tự trách bản thân nhiều năm, trải qua một thời gian rất dài, nhưng vẫn không thể nào nguôi ngoai được nỗi đau dằn xén trong lòng.
"Mày đi bênh vực một người chết gần mười năm chỉ vì tao nói mày luyến tiếc à? Chết rồi thì thôi, hà cớ gì phải tức giận?"
Cô ấm ức thay bố, có hơi lớn tiếng đáp: "Bố là chồng của mẹ, người đã đầu ấp tay gối cùng người suốt mười năm. Người không còn tình thì cũng phải còn nghĩa chứ!" Mẹ nỡ lòng nói những điều nhẫn tâm thế sao?
Chát!
Một cái tát đầy dứt khoát giáng xuống mặt Ngân Tâm một cách tàn nhẫn nhất có thể. Bà ta tức giận đến phát cáu tát cô, dõng dạc nói: "Mày câm ngay! Mày có tư cách gì mà dạy dỗ tao? Mày biết gì về tình nghĩa mà nói? Tao như này là đã tình nghĩa với mày rồi, nếu không tao tống cổ mày ra đường từ lâu rồi. Không có thể nào mà để mày ở đây lên mặt với tao đâu."
Ngân Tâm không dám nói thêm câu nào nữa, chỉ biết ôm má uất ức mà im thin thít.
"Mày biết thân biết phận chút đi, mau đi kiếm tiền!"
Thanh Nhược mắng mỏ xong rồi thì bước ra khỏi phòng cô, Ngân Tâm trong này chỉ có thể lặng lẽ rơi nước mắt trong vô vọng. Cô cuộn mình lại một hồi rồi mới có thể tỉnh táo rửa mặt, thay đồ bước ra khỏi phòng.
Ngân Tâm vì bị sốt nặng mà đã xin nghỉ làm hai ngày rồi. Ba tháng nghỉ hè không có lịch đi học, người khác thì thoải mái vui chơi la cà. Còn cô sáng sớm đã phải đến đến cửa hàng tiện lợi làm việc như mọi ngày. Tuy mở đầu chẳng mấy thuận lợi nhưng hôm nay là một ngày nắng đẹp vô cùng, cũng coi như phần nào an ủi tâm hồn cô.
Cô bước vào cửa hàng, lễ phép cúi đầu chào bà chủ cửa hàng tiện lợi: "Con chào dì ạ!"
"Tiểu Ngân Tâm đến rồi đó hả? Bệnh tình sao rồi? Khỏe hẳn chưa mà đi làm thế con?" Dì Trần ân cần hỏi thăm.
"Con khỏe rồi thưa dì. Nghỉ nhiều ngày như thế con áy náy lắm!"
"Đây! Tiền lương tháng này của con, trong đây còn cộng thêm tiền lương của tuần này nữa." Bà chủ lấy trong túi áo ra một phong bì, dặn dò cô.
Ngân Tâm thấy có phong bao, ngạc nhiên hỏi: "Sao lại có tiền lương của tuần này nữa thế dì?" Nhớ không lầm thì đến tuần sao mới đến ngày lãnh lương mà nhỉ?
"Bây giờ mới có cơ hội nói với con, dì sẽ bán cửa hàng tiện lợi này cho người khác, dự định sẽ chuyển đi nơi khác với gia đình. Dì cũng không nỡ, nhưng gia đình dì đã định cư ở Giang Nam rồi, nên mong con hiểu." Bà chủ Trần thở dài buồn rầu nói.
Ngân Tâm tuy tâm trạng không mấy vui vẻ, nhưng cô cũng không muốn bà chủ phải khó xử, hơn nữa bà chủ cũng đã nhân từ mà cho cô một tuần để tìm việc khác, như vậy là đã hết tình hết nghĩa rồi. Cô không dám trách móc gì đâu, ngược lại còn phải cảm ơn chân thành.
"Không sao ạ, cháu sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc trong một tuần nữa để dì yên tâm."
"Cảm ơn con."
Ngân Tâm cúi thấp đầu, chân thành nói: "Cảm ơn dì, vì đã đối xử tốt với con suốt thời gian qua. "
"Không có gì, bản tính của người làm mẹ nhìn thấy con cơ cực như thế, dì không nỡ."
"Cảm ơn dì..."
"Làm việc tốt nhé! Dì đi đây. "
Bà chủ cửa hàng tiện lợi chính là người tốt thứ hai đối với cô từ khi bố mất, dì Trần ngay từ những ngày đầu chỉ thấy cô là một cô gái nhỏ bé, dáng vẻ yếu ớt còn không dám tin cô có thể làm được việc.
Trải qua một thời gian cho cô cơ hội, bà hoàn toàn nhận ra cô gái này chính là người kiên cường và nghị lực nhất bà từng thấy. Cô cho bà cảm giác muốn yêu thương, che chở; biết hoàn cảnh cô vất vả, bấp bênh đến mức nào thế nên lúc nào bà cũng lặng lẽ giấu mẹ cô gửi cô thêm một ít tiền, rồi âm thầm căn dặn giấu đi mà dùng. Ngân Tâm là một cô gái tài sắc vẹn toàn, bà đã từng chứng kiến vài lần cô bất giác nói lên những kiến thức chuyên môn về y học khi bà than đau vai, đau gáy, mà có lẽ chính bà còn không nghĩ nó nghiêm trọng như thế. Trong mắt bà Ngân Tâm chính là một cô bé Lý Thanh Chiêu thực thụ.
Sau khi tạm biệt bà chủ, cô tiếp tục làm việc, sắp xếp lại mấy lọ nước trong tủ cho gọn gàng, đặt hàng mới lên trên kệ, quét dọn cửa hàng, vui vẻ thanh toán tiền cho khách hàng như thường lệ. Đang chăm chú đặt vài gói thuốc lá lên trên kệ thì một người con trai ở phía sau cô chòm tay lấy đi gói thuốc mới cô vừa đặt vào rồi ngang nhiên bỏ đi đến chỗ thanh toán. Ngân Tâm thấy vậy liền nhanh chóng chạy lại.
Cô nhìn thấy thuốc lá liền theo đúng luật mà lịch sự yêu cầu với chàng trai đối diện: "Quý khách vui lòng cho tôi xem chứng minh nhân dân ạ!"
"Tại sao phải xem chứng minh nhân dân?" Người con trai kia liền ngẩng đầu ngang ngược hỏi lại.
"Chỉ có người đủ 18 tuổi... mới được sử dụng thuốc lá ạ." Cô nghiêm túc trả lời.
Người con trai trước mặt cô đầy khoan khoái nhuộm mái tóc bạch kim khí chất, cao khoảng 1m8, đôi mắt diều hâu sắc bén, lông mi ngắn và mỏng, nhưng lông mày lại đậm rõ nét, sóng mũi cao thanh tú, khuôn mặt góc cạnh đầy hoàn mỹ. Nhìn chung là khá trưởng thành, trông cứ như là minh tinh điện ảnh vậy! Cô khá thất thần khi bắt gặp ánh mắt đó, bỗng lại chựng lại vài giây.
Thế nhưng cô vẫn phải thực hiện nhiệm vụ của mình đúng luật, chớ kẻo nhìn mặt mà bắt hình dong.
Lạc Hoài Du bật cười tiêu soái hỏi: "Bạn nhỏ à, chắc là em mới 16,17 thôi nhỉ?"
"Sao anh biết?" Cô kinh ngạc hỏi.
Anh hài lòng với hành động của cô, mỉm cười tự tin giải thích: "Thảo nào khả năng nhìn người kém quá! Tôi 20 tuổi rồi, bạn nhỏ yên tâm đi." Anh giải thích.
"Dù vậy nhưng vẫn cần phải có chứng minh nhân dân tôi mới có thể bán thuốc cho quý khách." Cô nghiêm chỉnh đáp lại.
Nhìn thấy cô gái nhỏ này nghiêm nghị như thế anh cũng hết cách, chỉ đành đem chứng minh nhân dân đưa ra cho cô. Còn Ngân Tâm thì cứ nghe anh gọi mình là bạn nhỏ liền khó chịu, còn chưa có thể khẳng định là anh lớn hơn cô mà, hơn nữa mới lần đầu gặp nhau mà đã vô duyên vô cớ gọi người ta là 'bạn nhỏ'.
Ngân Tâm sau khi xem xét kỹ càng liền đưa ra câu trả lời không thể thành thật hơn: "Đây là chứng minh nhân dân giả!"
Anh chợt sượng ngang vì bị cô phát hiện ra cái đuôi cáo của mình. Trông lòng đã có chút nhột nhưng cố giữ nét ung dung hỏi ngược lại cô: "Này, bạn nhỏ, em nghĩ mình là ai mà có thể khẳng định đó là chứng minh nhân dân giả?"
_________________________________________
Lý Thanh Chiêu (1084-1155), hiệu Dị An cư sĩ, nữ tác giả chuyên sáng tác từ nổi tiếng thời nhà Tống, xưng tụng là "Thiên cổ đệ nhất tài nữ". Từng là người con gái có tính cách vui tươi, phóng khoáng, bay bổng; kể từ khi gia đình xảy ra biến cố lớn, bà dần trở thành con người nghiêm cẩn, đứng đắn, có khuôn phép.