Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 60




Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương 60: Tàn phá hủy hoại

Đúng đến giữa trưa hôm đó, con thuyền cướp biển xuất hiện ngoài biển, và những chiếc thuyền con được hạ xuống, bọn cướp biển mau mắn chèo lên trên bờ, chỉ để lại trên thuyền 8 tên cướp cùng một vài người phụ việc để đảm bảo thuyền không bị trôi quá xa hay vào quá gần mà mắc cạn.

Tổng cộng là 5 con thuyền nhỏ chở 42 tên cướp biển lao tới bờ biển làng Hồng Bàng. Chúng lao khỏi thuyền nhỏ ngay khi thuyền vừa cập bến, lao tới làng Hồng Bàng, nơi mà chúng tin rằng nhất định đang loạn như cào cào khi bị tin đồn và sự diễn xuất của Chà Và Hương dọa dẫm.

- Vút!- Những mũi lao được phóng từ Atlatl của đội chặn đánh đầu tiên phóng tới. Đây là một sự chặn đánh đầy bất ngờ, mà vũ khí thì cũng rất lạ lùng ( atlatl đã bị loại biên khỏi lịch sử loài người ngay khi cung tên xuất hiện, và điều này nghĩa là đã từ hàng ngàn năm rồi), mà bọn cướp do đã được Từ Văn Đồng cho biết làng Hồng Bàng không có cung nỏ chi hết, thành ra cũng không phòng bị vũ khí tầm xa. Thiếu đề phòng và chuẩn bị, nên chừng 3 đến 4 tên cướp bị những mũi lao atlatl phóng trúng. Tuy nhiên, như đã nói, atlatl là vũ khí đã bị lịch sử loại biên, và dân Hồng Bàng lại vừa mới tiếp xúc nên tỷ lệ trúng của nó thấp tới đáng thương. Hơn 20 mũi lao phóng ra, 4 mũi trúng, và không một tên nào chết, mà chỉ bị thương, sứt sát chút ít. Những tên con lại tuy bất ngờ, nhưng đời làm cướp biển của chúng tuy chưa dài, kinh nghiệm sinh tử cũng đủ để chúng biết phải làm gì. Thay vì co cụm sợ hãi, đám này gào thét để dọa nạt những kẻ yếu bóng vía, đồng thời lao lên ào ạt để khiến địch không kịp ném thêm lao.

Bị tinh thần chiến đấu của những tên cướp biển dọa, nhiều người lập tức chạy đi, chỉ vài người kịp ném thêm những mũi lao hú họa rồi chạy nốt. Nhưng, rất may là Kiệt đã dặn họ trước- cắm chông ở phía trước mặt, nên những tên cướp lao tới toan bắt họ thì bị ăn chông ngay, kẻ đi sau cũng phải cẩn thận. Dẫu vậy, chỉ qua phần chông này, nhìn cách họ chạy là chúng biết không còn chông nữa, nên mạnh dạn đuổi theo. Một tên cầm lấy cung tên ngắm chuẩn bắn một phát, khiến một người ngã xuống. Kẻ khác thì ném vũ khí, thử hạ một vài dân làng, nhưng hiệu quả không cao, mà dân làng thì cũng chạy xa, nên chỉ có người bị thương lại bị bắt lại. Chúng tóm lấy người thanh niên bị thương và dò hỏi thông tin.

Không mất bao công sức, những gì cần biết hay không cần biết đều tuôn ra sạch sẽ. Việc dân Hồng Bàng tổ chức di tản lớp lang quả thực quá sức tưởng tượng, cũng như phương án đối phó của họ với tình hình này làm Ebisu cũng phải khó nghĩ. Rõ ràng nếu tiến lên quá gấp, chúng sẽ gặp sự chống trả quyết liệt, dây dưa quá lâu thì sẽ bị dân làng phản kích để tự vệ, và quân số quá ít- chỉ 50 người là không đủ để thực hiện việc này.

Trong khi Ebisu đang lo phương án đối phó thì đám tay chân lại đang đau khổ vì nghe tin của nả bị chôn và chỉ vài người nắm bản vẽ đã di tản trước. Chúng đòi phải đuổi gấp, hòng vớt vát được gì thì vớt vát. Trước áp lực số đông, Ebisu quyết định chia binh hai đường. Một bộ phận là những kẻ trung thành với Ebisu theo hắn vào càn quét những sự chống cự cuối cùng, bắt sống Hoàng Anh Kiệt. Nhóm còn lại thì đuổi gấp những người đang di tản kia. Nhóm của Ebisu thì chỉ khoảng 15 người, trong khi số còn lại đều chọn việc đuổi theo những người đang chạy trốn, vì đó là những người tay không tấc sắt, dễ loạn hơn. Còn những kẻ sơ ý bị thương ở chân do bẫy chông có nhiệm vụ trông thuyền, tránh thủy triều dâng lên. Chân cẳng thế này còn đi thế nào được nữa.

Quay lại với đội kháng chiến làng Hồng Bàng, thì sau khi nhóm 1 về tới cổng làng, họ được những người ở nhóm 2 vẫy tay ra hiệu đi theo họ. Cả bọn trèo rào đi qua những ngôi nhà để vào làng, rồi tìm nơi để phục kích. Trong làng bây giờ được đặt bẫy hết cả rồi, tuy không nhiều, nhưng đặt lung tung, nên muốn an toàn chỉ có thể nhảy qua tường nhà mà đi từ đầu làng tới cuối làng thôi.

Cánh quân này vừa bố trí xong thì, đám người do Ebisu dẫn đầu lập tức tiến vào làng. Biết rằng dân ở đây hay bố trí bẫy, nên chúng tiến rất chậm, không liều lĩnh. Thậm chí, chúng còn dùng người dân làng đang bị thương đi trước để dò bẫy. Thấy người cùng làng bị bắt làm vật dò bẫy, mọi người đều vô cùng căm giận bọn cướp và thương hại người kia, nhưng không ai dám ra cứu. Cứu bây giờ là chết cả lũ.

Người thanh niên kia cũng bị thương, nên lết theo đường vào làng, đi qua những chướng ngại vật, và hóa ra đó lại may mắn, bởi vì bị thương, không thể hùng hục nhảy qua, nên anh chàng này có thời gian quan sát mặt đất cũng như khi chân vừa thò xuống mà thấy có thể dính bẫy chông, là anh này cứ thế từ từ giả như đi xuống khó nhọc, nhưng thực ra là đổi vị trí đặt chân. Cố nhiên, màn kịch này không diễn được lâu, Ebisu rút cung tên, bắn mấy nhát giục anh chàng tiến lên nhanh hơn. Và cuối cùng, anh ta cũng giẫm phải bẫy do chính người làng đào, rồi rên rỉ và ngã xuống ôm chân. Tiếng rên của người thanh niên vang lên, khiến những người khác sôi máu vì giận, và rồi Ebisu rút cung tên ra bắn vài cái vào thân thể anh thanh niên Hồng Bàng, làm anh ta càng phải thét lên đau đớn. Tiếng kêu rên như tra tấn mọi người nghe, và họ lúc thì giận giữ, lúc thì sợ sệt. Lúc này, Ebisu mới thúc quân tiến lên thật thận trọng, tránh rơi vào ổ phục kích của địch. Chúng cẩn thận tháo rời các chướng ngại vật, rồi chọc giáo xuống chỗ nào chúng nghi ngờ để tránh bãi chông.

Và rồi, đột nhiên, một tiếng tù và vang lên, bọn cướp biển giật mình, Ebisu cũng nghi hoặc, rồi những tiếng hét vang lên, mỗi lúc một rõ: “ Rút lui”, “ Địch đuổi đánh dân làng”. Thế rồi, từ những chỗ phục kích, tất cả thanh niên trai tráng làng Hồng Bàng cuống cuồng chạy khỏi chỗ nấp, đi tới nơi đã hẹn sẵn để lao về con đường di tản của dân làng.

Nhìn cảnh này, Ebisu cười nhạt, đúng là bọn nông dân ngu xuẩn, chúng nghĩ rằng mình đủ sức để cứu người ư. Nhưng mà thôi, như thế cũng được, dù sao nếu chúng chạy sạch, thì việc đốt phá làng sẽ đơn giản hơn. Ebisu chưa quên giao kèo với Từ Văn Đồng, và lúc này sau khi biết khả năng tìm tiền sẽ kém đi, kể cả đàn em thân tín của Ebisu cũng cần phải phát tiết một tí. Lũ cướp biển đi vào, nhắm xem đồ gì còn bê được thì bê, kiểm tra sơ qua xem có nơi nào đất mới đào thì đào thử hú họa xem có được hòm tiền nào không, và toàn hầm chông thôi. Thấy cũng nằng nặng tay, chúng quyết định đốt làng.

Những tên cướp đến những chuồng gia súc gia cầm, bắt đầu châm lửa từ đó, rồi đi khắp các nhà xung quanh, để rồi kết thúc ở việc đốt căn nhà lớn 7 gian của bá hộ Đào. Nhìn ngọn lửa cháy hừng hực, Ebisu nhếch mép cười, rồi dẫn tất cả quay về thuyền nhỏ. Có lẽ giờ này bọn kia đã kịp quay lại sau khi cướp được một phần tiền tài nhờ đám dân chạy nạn trước kia.



Quả nhiên đúng như những gì Ebisu đự đoán, khi quay ra nơi để thuyền, những tên kia đã quay lại, tên nào cũng cầm những xâu tiền, thỏi bạc vụn trắng khoe khoang. Ebisu cũng chả hỏi nhiều, mà lập tức ra lệnh rút đi. Thu hoạch không quá nhiều, nhưng thương vong không lớn, cùng lắm chỉ có thể coi là một chuyến đi không quá thành công mà thôi. Dẫu vậy, Ebisu thấy rằng mình sẽ đi moi tiền của Từ Văn Đồng để bù phần nào.

Trong khi quay lại thuyền, dù không cố hỏi, nhưng việc đám thuyền viên cứ nói oang oang những gì đã xảy ra cũng đủ để Ebisu biết được mọi việc. Đám cướp này đã đuổi tới gần đoạn đường dẫn tới làng Thụi, nhưng nơi này bị cắm chông cực nhiều, và lạ ở chỗ là chông ở đây cắm khá lộ, khiến chúng tức cười. Thế này thì chỉ cần đi né né một chút là xong liền à.

Và chúng bắt đầu đi như thế. Vừa vào được một đoạn, một loạt những mũi lao từ atlatl được phóng ra, khiến cho những kẻ cướp giật mình và tránh né. Và đây là lúc những mũi chông phát huy tác dụng: sự lộn xộn khi phản ứng né tránh những mũi lao phóng từ atlatl làm bọn cướp không còn chú ý tới những mũi chông, và dẫm phải, hoặc ngã phải,... Tuy vậy, bọn chúng càng thêm hăng máu, và chúng bắn tên quyết liệt, khiến đội phòng ngự ở đây gặp khó khi muốn tiếp tục ném atlatl. Họ buộc phải cho người báo gấp với Kiệt. Biết được độ nguy hiểm của việc để bọn cướp đang đuổi theo người dân, Kiệt lập tức rút lui hết quân đang phục kích, bỏ mặc làng cho những tên đang tiến vào để đi cứu người dân.

Khi tới nơi, bọn cướp đã dần vượt qua được bãi chông. Kiệt lập tức tổ chức ném atlatl cản chúng, đồng thời cho người tìm Đào Văn Xuân và Đỗ Bá Xuyên, yêu cầu họ đưa lại đống bạc. Trong khi bọn cướp bị lực lượng áp đảo ném lao áp chế, chúng thấy Kiệt tay không ra hiệu muốn nói chuyện. Thấy đối phương chỉ là một thằng bé, bọn cướp cũng không sợ hãi. Kiệt tới, bình tĩnh phân tích với chúng việc dân làng không muốn chịu thêm thương vong, và họ chấp nhận đưa một khoản tiền ra, số này tuy không nhiều, nhưng cũng hi vọng chúng nhận. Khi một tên cướp thử kề dao lên cổ Kiệt, cậu nói rằng nếu chúng giết cậu, thì sẽ chỉ làm mọi thứ tệ hơn, mọi người sẽ quyết đánh chặn chúng ở đây, và dù chúng thắng thì cũng sẽ mệt mỏi. Nhận một khoản nhỏ hơn nhưng được cái nhàn hạ, đó là đề nghị của Kiệt. Sau hồi suy nghĩ, bọn nó nhận số tiền, chia nhau rồi kéo ra bãi thuyền đậu.

Nghe dứt câu chuyện, Ebisu tự hỏi, thằng nhóc đó liệu có phải Hoàng Anh Kiệt, đứa nhóc được giao nhiệm vụ chỉ huy việc ngăn chặn bước chân của họ. Nhưng rồi y cũng chả để ý lâu, vì làng Hồng Bàng đã bị tàn phá hủy diệt rồi, nó có thông minh hay không cũng sẽ không bao giờ đủ sức làm gì cả.

Thuyền của Ebisu đi được một ngày rồi, mới có những người dân Hồng Bàng lục tục quay lại, dẫn đầu là đội thanh niên làm nhiệm vụ đánh chặn cướp biển do Kiệt chỉ huy. Họ vội lao đi chữa cháy, và do bọn cướp đốt cả những cái máy bơm nước đi rồi, nên họ không có công cụ hiệu quả để làm việc, nên phải từ bỏ việc cứu hỏa, mà thay vào đó cố ngăn đám cháy lan ra rừng núi xung quanh. Lũ gia súc gia cầm được thả ra đó e rằng sẽ càng chạy xa nếu như mà bị lửa dọa.

Cùng với những công tình nhà cửa cháy dữ dội, là xác của người thanh niên đã bị chúng bắt được khi trước. Anh ta đã chết, đầu người chia hai, đầu được cắm cọc, như sự thị uy của những tên cướp biển với dân làng. Người thanh niên đó tên Trân Bát, một nông dân bình thường, vừa mới lấy vợ chưa được bao lâu. Gia đình anh ta có lẽ chưa biết gì về tình hình này, nhưng họ cũng nên sớm làm qua lễ để chôn cất anh Bát, để an ủi cho hương hồn người nông dân đã anh dũng cùng họ nhận nhiệm vụ làm chậm bước lũ cướp biển và hi thân mình.

Khi đám tang đang được tổ chức, bằng cách nào đó, gia đình Trần Bát trở lại. Họ gào khóc, họ vật vã, và không ai là không khóc cùng họ.

- Ta phải trả thù cho Trần Bát!- Một ai đó hét lên.

- Trả thù!

- Trả thù!

- Trả thù!

Những âm thanh tiếp tục vang lên như một câu khẩu hiệu, với chất giọng nghẹn ngào của đau thương và nước mắt.