Cửa hàng tranh đó nằm khuất sau một dãy phố. Ở đây, họ không treo tranh từ ngoài cửa đến sâu trong gian hàng mà nơi đây chỉ treo một số tranh đơn giản và chúng được sắp xếp một cách hợp lí và thoáng đãng
.
Chàng trai kia đi vào sâu cửa hàng, trước khi đi còn vui vẻ bảo cô thoải mái mà xem. Tất nhiên, Bảo Tú chẳng ngại gì mà không thoả mãn con mắt của mình.
Mỗi một bức tường dài 10m treo từ 10 đến 15 bức tranh. Mỗi bức tranh luôn kèm theo một cái đèn nhỏ trên đỉnh đầu làm tăng tính thẩm mĩ của tranh. Ở đây có đủ mọi trường phái. Từ các bức tranh phong cảnh rồi đến chân dung hay cả vài bức tranh chép của các hoạ sĩ nổi tiếng như Pisscal, Andrew, … . Từ bức tranh cổ điển đến hiện đại, từ bình thường đến 3D. Cô quả là muốn cắm rễ ở đây mà.
Bảo Tú đang mân mê ngắm nhìn một bức kí hoạ phong cảnh Hà Nội ở ngang tầm mắt thì bị giật mình bởi tiếng của một bác trai. Bác ấy hỏi cô:
- Cháu thấy bức tranh trên cùng dãy 1 như thế nào?
Không biết bác ấy đứng cạnh cô bao lâu rồi. Cô tò mò đưa tầm mắt nhìn lên góc cửa thì mới biết ở đó có một bức tranh. Do nó được treo ở chỗ khuất cộng với không được đèn chiếu vào nên khó ai chú ý nó tồn tại ở đó. Bức tranh im lìm như chính nội dung nó thể hiện vậy.
Bức tranh đó không phải là bức “The old guitartist” của Picasso à.
Nếu nhìn qua thì đó chỉ là bức tranh bình thường nhưng nếu nhìn kĩ thì ở gần cổ của người đàn ông vẫn mờ mờ hình của một cô gái. Theo các nhà nghiên cứu thì có thể là do ông không đủ tiền để mua giấy mà vẽ đè lên bức trang cũ.
Cô nhìn bức tranh đó vài phút rồi quay sang cái túi, lấy ra một tờ giấy hí hoáy viết lên đó và đưa cho bác ấy xem, mắt dán vào nó lần nữa. Bác ta nhìn vào tờ giấy cô đưa rồi gật gù cái đầu. Bác ấy nói:
“Cháu sâu sắc lắm. Con người ta phải nhìn hồi lâu, ngắm nghía mấy ngày mới có thể hiểu nó hoặc cũng có thể không. Người nói được như cháu hiếm lắm. “
“Cái bức tranh này chỉ là bản chép của ta thôi. Không dám tự hào nhưng nội dung truyền đạt khoảng 70%-80%. Nhìn cái bức tranh mà xót lòng. Nó tái hiện lại khung cảnh của một người đàn ông già, khiếm thị và ốm yếu trong bộ quần áo cũ rách đang khom người chơi guitar trên đường phố Barcelona.”
Bác ấy trầm giọng nói với cô thật lâu, đến nỗi mà anh chàng kia in ảnh xong rồi nhưng bác ấy vẫn chưa nói xong. Tay anh ta cầm bức ảnh, bước ra ngăn cản bác ấy:
- Người đừng làm cô ấy sợ
- À, ta quên mất.- Bác kia ngại ngùng cười.
Nhìn hai người họ giống bố con ghê.
Anh chàng kia đưa cho cô bức ảnh, cô đưa tay ra nhận và cúi đầu cảm ơn, tính lấy ví trả anh ta ít tiền nhưng chưa tìm thấy ví thì bác kia hỏi cô đi tìm việc à mà mang cả CV và tranh mẫu thế kia. Cô ngại ngùng gật đầu. Rồi bác ấy mở lời, hỏi cô có muốn làm ở đây không và cô đã đồng ý mà không cần suy nghĩ.
Bảo Tú đưa bộ CV cho bác ấy. Bác ta ngạc nhiên nhìn vào bộ hồ sơ rồi nhìn cô. Bác ta hỏi:
- Cháu thế này…25 tuổi đã có gia đình rồi à. Trẻ quá nhỉ. Ừm. Nếu đã làm việc với nhau thì để ta giới thiệu với cháu. Ta tên Hoàng Chu, đứa đang đứng cạnh ta là con cả, tên là Hoàng Am và một đứa út như cháu tên là Hoàng Uyên. Hai anh em nó rảnh thì phụ ta thôi còn đâu thằng này -bác ấy chỉ vào anh chàng kia- thì nó có việc riêng rồi, một mình ta trông quán không nổi.
Cô nghe vậy chỉ cười trừ. Cô cũng đâu ngờ rằng mình có gia đình sớm như vậy đâu. Trớ trêu thay lại là hôn nhân chính trị và tình yêu đơn phương của cô cũng góp phần trong đó.
Hoàng Chu và Hoàng Am cũng nhận ra chỗ không đúng lắm trong cuộc hôn nhân của cô qua biểu cảm đó. Hai người họ không hỏi bởi họ biết mình không nên xen vào chuyện của người khác. Hoàng Chu coi như chưa thấy gì, vẫn điềm đạm nói:
- Lúc nào cháu rảnh thì ghé qua bên này làm luôn. Lương thì theo thị trường.
“Mai luôn được không hả bác? Cháu rảnh lắm bác ạ.”- cô viết ra giấy, đưa mảnh giấy cho bác Chu.
Bác Chu gật đầu đồng ý.
Bảo Tú xin phép về luôn. Cô quyết định hôm nay sẽ đãi cả nhà một bữa. Dạo bước trên vỉa hè Hà Nội, gió se se lạnh mơn trớn mái tóc dài của cô. Tạt vào một cái siêu thị bên đường về, cô loay hoay chọn mất một lúc mới ra khỏi đó. Bước chân của cô dừng lại trước cổng nhà. Tự dưng cô cảm thấy có chút lạ thường. Chiếc xe lambor đen đó vẫn trong ga, cửa nhà thì mở. Trong đầu cô bỗng loé lên một ý nghĩ : “Hay Tiểu Bảo bị làm sao rồi?”. Bàng hoàng với suy nghĩ của mình, cô tự an ủi lại mình: “ Không đâu, tiểu Bảo ở trong nhà thì sao có chuyện gì được”. Nhịp chân cô nhanh hơn. Bảo Tú vội vã bước qua cánh cổng trắng và đi vào nhà.
Bàn tay đẩy cánh cửa to ra một chút, cô vừa tháo giầy thì một bóng đen xô vào người và bám trên chân cô. Thì ra là tiểu Bảo. Có lẽ cu cậu nghe thấy tiếng mẹ về thì chạy ra đón đây mà. Cô còn chưa lấy lại được tinh thần thì tiểu Bảo nói:
- Mẹ về..rồi.
Nhìn thấy con, Bảo Tú mới thở phào một hơi,rồi cúi xuống xoa đầu con. Cái suy nghĩ con bị làm sao đã in sâu trong tiềm thức lỗi sợ của cô rồi. Cô đặt bọc đồ trên sàn, bế thốc con lên và nhặt đồ đi vào bếp mặc cho lưng cô vẫn nhói lên vì đau.
Cô đến cửa bếp thì giật mình đứng lại.
Sao hôm nay anh lại ở nhà? Đã bao giờ mình thấy anh bỏ việc đâu. Công việc là lí do anh chọn ở đây mà? Lại còn nấu cơm nữa. Nay trời giở giời à? Nhưng sáng nay trời nắng mà.
Tiểu Bảo nhìn thấy bố đang nấu cơm, lớn tiếng gọi: “ Ba ơi. Mẹ ….về rồi này!”. Cô giật mình nhìn con, anh lập tức quay đầu lại nhìn cô. Bầu không khí như ngưng đọng lại. Hàn Lương tưởng mình nói sai, bày ra vẻ mặt khó hiểu sau khi suy nghĩ đủ điều. Cậu nhẩm lại lời mình vừa nói, vẫn cảm thấy nó bình thường nhưng nhìn ánh mắt của mẹ như trách cậu vậy.
Thật phức tạp mà!