Chương 2 Lang thang và phiêu bạt
London mùa thu 1888
Adams lục lọi bãi rác một ít mẩu bánh mỳ cũ hơi mốc và một lọ mứt quả đã hết hạn . Đây là bữa ăn của cậu ngày hôm nay mất mấy ngày để Adams có thể tìm hiểu thân thế của mình một đứa trẻ cô nhi cố gắng tồn tại ở một thành phố hoa lệ thứ duy nhất mà cậu có là bộ quần áo rách và cái tên Adams chẳng có một cái họ gì cả.
Cô nhi viện ở Anh được thành lập khá nhiều sau c·hiến t·ranh thế giới thứ nhất khi có quá nhiều đứa trẻ mất người thân của mình trong cuộc chiến . Tuy vậy các cô nhi viện ấy cũng chỉ thành lập để bòn rút tiền trợ cấp từ phía chính phủ và sẽ đá hoặc bán những cô nhi đã đủ 11 tuổi cho những xí nghiệp cần lao động trẻ em với giá rẻ . Những bé gái sẽ được tuyển chọn đặc biệt bởi các quầy Bar và Vũ trường chúng như món đồ được đem bán đấu giá vậy . Đấy là sau thế chiến thứ nhất còn trước đó những cô nhi viện được thành lập lên qua một ít sở hữu tư nhân riêng ở anh quốc với mong muốn duy nhất là đào tạo những người công nhân có chất lượng nghe lời và sẵn sàng lao động với giá rẻ chúng được tẩy não từ bé với những tư tưởng phục tùng đầy cực đoan và b·ạo l·ực điều đó đã đủ để diễn tả cái địa ngục trần gian mà đáng ra phải là nơi cưu mang những đứa trẻ .
Adams đã trốn ra được một trại trẻ mồ côi cậu sống vật vờ trên đường như kẻ vô hồn sống không có cảm xúc không có mục tiêu, tất cả những thứ cậu muốn chỉ là cơn no cho một ngày . Adams đã từng chịu đựng qua cái giá lạnh của London với chỉ một mảnh vải che thân cậu nhịn qua cơn đói cả tuần trời mà vẫn đủ sức bước đi trên đường . Nói thật Dũng khâm phục Adams không phải bởi vì tính kiên trì mà là khát vọng sống của cậu có lẽ nếu không phải lý trí không thể chống đỡ nổi cơ thể nữa Adams trước kia vẫn sống chứ không phải bị thay thế bởi Dũng.
Adams ngồi ngẫm nghĩ cậu quá mệt mỏi với việc lục thùng rác kiếm ăn qua ngày ăn bữa nay mà còn phải lo bữa mai . Adams cần một công việc ổn định hơn nhưng thế giới này chẳng ai dám thuê một đứa trẻ 7 tuổi một cách công khai cả . Đây cũng là cuối thể kỷ XIX chẳng có cái gọi là chứng khoán cũng chẳng có các công cụ hiện đại cho ngành hóa dược ngành mà cậu am hiểu nhất bởi đây chẳng có cách nào để bảo quản một cách nguyên vẹn các chất hóa học mà không bị tổn hao gì .
Đúng rồi Adams nghĩ đến công việc đánh giầy công việc mà ít người nghĩ tới và chỉ trở nên phổ biến ở đầu thế kỷ 20 khi các công thức xi đánh giày được phát minh ra trước đó người ta chỉ có thể bỏ mặc cho đôi giày của mình bạc màu và trong nhưng x bữa tiệc quan trọng họ thường lựa chọn đi những đôi giày mới toanh.
Công thức Xi đánh giày thì rất nhiều mà phần nhiều là những chất mà chỉ thế kỷ 21 mới có nhưng Adams có một công thức Xi đánh giày đặc biệt cổ điển thứ đã giúp cậu dù chẳng phải bỏ đồng nào mua xi cũng luôn làm đôi giày mình bóng loàng . Công thức rất đơn giản Adams lấy những mẩu than đen nghiền chúng thành bụi phấn rồi trát thêm một lớp mùn dầu hỏa thứ gây mùi khó chịu và là chất cặn mà người ta bỏ đi trong quá trình đốt đèn dầu ở anh thứ đó rất nhiều dù cho cũng chẳng ai thèm lấy ho thường thu hoạch chúng trong các túi giấy và để kế bên thùng rác cho những người thu gom rác làm công việc của mình và cuối cùng thứ nguyên liệu quan trọng nhất dầu thông và mứt đã hết hạn tất cả hòa quyện với nhau tạo thành thứ chất lỏng đặc sệt và vô cùng kết dính dễ dàng bám trên bề mặt và trông vô cùng bóng bẩy nhờ mứt mà mùi dầu hỏa cũng giảm đi đáng kể .
Cậu cần là một mảnh vải thứ sẽ là vật chủ yếu để cậu đánh bóng những đôi giày . Adams không ngần ngại xé ngay một mảnh vải trên chiếc áo tả tơi của mình ra . rồi hí hửng gói hỗn hợp đặc sệt ấy vào một tờ báo . Cậu hý hửng ngồi ra phía đầu đường chờ đợi vị khách hàng đầu tiên của mình .
Con đường Welington ở phía đông London nổi tiếng bởi sự nhộn nhịp của đường lớn và những con ngõ hẻm nhỏ nên chẳng mất nhiều thời gian khi có một vị khách đầu tiên đã chú ý đến cậu .
Một người đàn ông trung niên với bộ ria mép dài chống theo một cây gậy đen tiến về phía cậu ông ta đội trên mình một chiếc mũ tròn mang bên mắt trái là một cái kính nhỏ càng tôn lên lớp quý tộc. Hắn hỏi Adams cậu bé mà chỉ ngồi cười ngây ngô nhìn về phía trước :
" Cháu bé cháu làm gì ở đây vậy "
Adams quay sang nhìn hắn một vị khách đậm chất quý tộc phải tiếp đón bằng lễ nghi tốt nhất để dành được hảo cảm của người khách :
" Thưa ngài cháu chỉ là một người đánh giày mà thôi "
" người đánh giày ư ?? một công việc kỳ là điều đó nghĩa là cháu có thể làm cho đôi giày của ta trở nên sáng bóng như mới " Người trung niên mỉm cười nhìn vè phía Adams .
Adams tự tin đáp " Vâng thưa ngài ngài thấy đấy những đôi giày luôn là người bạn chân quý nhất của mỗi quý ông "
" Thật là một cậu bé dẻo miệng " Người đàn ông trung niên mở miệng khen cậu : " Thôi được rồi ta sẽ đánh giày ở chỗ cậu những điều gì có thể đảm bảo nó như mới đây "
" Kinh nghiệm " Adams tự tin nhìn vè phía người đàn ông
" Nhưng ta đã ở đây rất lâu chưa từng thấy cậu có lẽ cậu từ nơi khác chuyển tới đây chẳng " Người đàn ông trung niên mỉm cười hắn bị thuyết phục bởi sự tự tin của Adams " Vậy ta phải trả bao nhiêu tiền đây "
" Một penny cho một chiếc giày hai chiếc là 2 pennies thưa ngài " Adams lễ phép đáp
" Một mức giá rất là phải chăng " Người đàn ông trung niên gật đầu ông ngồi xuống một chiếc ghế gỗ kế bên chỗ đánh giày của Adams đây cũng là lý do cậu chọn chỗ này vì nó có sẵn chiếc ghế ngồi cho người ta chờ đợi chiếc giày mình được đánh xong.
Người đàn ông trung niên từ từ cởi 2 chiếc giày của mình rồi đưa cho Adams chúng còn kèm theo 2 đồng xu penny màu nâu sáng bóng : " Ta tin vào kinh nghiệm của cậu " .
Vì là khách hàng đầu tiên nên Adams rất cẩn thận cậu phết lớp xi tự chế của mình lên mũi giày, lấy hai chân kẹp chặt chiếc giày rồi bắt đầu chà sát nhanh hết cỡ . Quá trình này gây ra lực ma sát tác động lên dầu thông và mùn của dầu hóa làm chiếc giày trở nên đen và bóng hơn lớp vụn than bên ngoài được chà sát gây những đ·ám c·háy nhỏ mà mắt thường không thể nào nhìn thấy được nguồn nhiệt năng nhè nhẹ giúp kết dính hỗn hợp lại với nhau . Adams chà cẩn thận phần mui giày sau đó là phần thân và gót giày ở đây cần sự cẩn thận và tỉ mỉ hơn vì hơi xíu không cẩn thận hoàn toàn có thể phá hủy kết cấu của chiếc giày . Rất nhanh chiếc giày đầu tiên đã hoàn thành nó bóng loáng như phủ lên trên mình một lớp da mới vậy . Đôi giày được đánh bóng nhanh chóng Adams hà hơi của mình vào phần mũi giày lau lau một tý và hoàn thành công cuộc đánh đôi giày đầu tiên ở thế giới này .
Cậu mang đôi giày ra phía người đàn ông trung niên đang ngồi đợi : " một đôi giày đẹp là một đôi giày gắn bó với chủ nhân của nó "
Người đàn ông trung niên hơi sửng sốt một chút nhưng vô cùng vui mừng khi nhìn thấy đôi giày theo mình bao năm đã trở về như một phiên bản hoàn toàn mới tựa như khi ông lần đầu mua nớ vậy : " Thật bất ngờ ta rất hài lòng về đôi giày của mình làm tốt lắm chàng trai trẻ ta sẽ còn trở lại xin nhớ tên ta William Colt "
William đứng lên đôi giày nhìn mới cứng và sáng bóng khiến cho ông cảm giác như trẻ lại vậy : " Cảm ơn chàng trai " . Ông bắt một chiếc xe ngựa và rời đi trong sự vui sướng.
Những người xung quanh thấy vậy dần tiến đến chỗ của Adams họ tò mò về cái công việc đánh giày kỳ lạ nhiều người thử và ai cũng hài lòng về chiếc giày bóng loáng của mình .
Một truyền mười mười truyền trăm câu truyện về cậu bé với thủ pháp đánh giày mỹ nghệ làm mới cả đôi giày đã chẳng còn gì lạ ở trên con đường Welington nữa thậm chí nhiều người đã muốn tìm Adams học nghề nhưng cậu không chịu phần lớn đều bỏ về trong sự tức giận và không vui vẻ một ngày Adams đánh cho cả trên trăm người khác nhau tính ra cũng gần 1 bảng vàng một ngày ( 240 pennies ) điều này làm Adams cảm thấy hi vọng về một căn nhà ở chính đường Welington nơi cậu lập nghiệp và chỉ sau 6 tháng Adams đã hiện thực hóa được ước mơ của mình .
Đó là một tiệm bán đồ cổ ông chủ của cửa hàng muốn bán nó với cái giá 160 bảng vàng để chuyển đi nơi khác ngay lập tức Adams đã hỏi mua nó với giá 120 bảng vàng và đã được chấp nhận sau khi nộp thuế khế đất được chuyển giao quyền sử dụng cho Adams nay đã 8 tuổi . Ở Anh vào những năm cuối thế kỷ XIX chẳng cần biết bạn là ai làm nghề gì chỉ cần bạn có tiền và nộp thuế đầy đủ bạn có thể sở hữu bất cứ thứ gì chỉ cần bạn có thể mua nó .
Ông chủ tiệm đồ cổ rất vui mừng khi tìm được người mua nhanh đến vậy bình thường chắc phải tốn mất cả năm để có người tìm mua bởi vì đất đai ở London không giống như thế kỷ XXI đắt như vậy London là một thành phố của sương mù và ô nhiễm tuy người ta muốn kinh doanh ở London nhưng thường họ sẽ bán cửa hàng và về hưu chuyển ra vùng ngoại thành London để sống dẫn đến việc các cửa hàng ở London không có giá đến như vậy, thậm chí sau thế chiếc thứ 2 nhiều cửa hàng được bán với cái giá cho không bởi nhiều gia đình t·hiệt m·ạng trong những cuộc k·hông k·ích của q·uân đ·ội Đức Quốc Xã . Tuy nhiên sau này việc công nghệ càng hiện đại và người càng nhiều thì việc kiếm một của hàng ở London là cực khó và từ đó giá mặt bằng ở Lonfon bắt đầu lên cao .
Ông chủ tiệm đồ cổ lão Bark một con người kỳ lạ với đầu tóc luôn bù xù, ông đã sống ở London cả cuộc đời mình, đến tận bây giờ khi đã trở lên lẩm cẩm ông vẫn giữ được một đôi mắt sắc bén của một chuyên gia về đổ cổ ông là một tin đố Thanh giáo trung thành các đời tổ tiên cảu ông ấy cũng vậy bọn họ đều là những tín đồ Thanh giáo cuồng tín những thợ săn Vu sư trung thành nhưng đến đời con lão Bark nhiệt huyết ấy nhạt dần và con lão cũng không phải tín đồ của Thanh giáo nữa cửa hàng đồ cổ của lão có rất nhiều cuốn sách pháp thuật mà tổ tiên lão thu được trong những cuộc săn vu sư để lại . Lão không thể mang hết đống sách khổng lồ như thư viện nhỏ ấy bên mình nên đã đề nghị Adams mua lại chúng với giá 10 bảng vàng cho tất cả Adams đồng ý chẳng có lý do gì cậu từ chối một đống sách cổ cả dù chúng chỉ nói về pháp thuật kỳ ảo .
Lão Bark đã thu dọn xong hết đống đồ cổ lão chuẩn bị lên đường trước khi đi lão còn tặng cho Adams một chiếc đồng hồ cát một chiếc cân và một cái dao trạm khắc vô cùng tinh xảo lão miêu tả chúng là những món đồ đặc biệt nhất mà tổ tiên lão thu được trong những cuộc săn vu .
Lão chào từ biệt Bark trước khi lái chiếc xe ngựa của mình rời đi . Adams đứng đó chào tạm biệt lão, cậu đã lên sẵn một kế hoạch cho của hàng của mình.