Chương 1: Kiếp Trước
Chương 1: Kiếp trước
Lý Học Phàm, bản thân là hoàng tử, con chân long thiên tử nhưng bảo được mệnh đã là trời xanh ưu ái.
Lý Học Phàm sinh ra đứng hàng thứ hai mươi tám. Mẹ hắn con của một quan lại nho nhỏ, trong một lần dâng lên món bánh, được vua yêu thích.
Được đưa vào cung. Đến khi hắn sinh ra, mẹ hắn là ai đã không còn ai biết.
Cuộc sống trong cung của hắn không thể nói là tốt. Mãi đến khi hắn đến tuổi đi quốc tử giám đọc sách mới được ban tên. Một cái tên giống hệt cuộc đời hắn Lý Học Phàm.
Mẹ hắn cũng có tâm muốn tranh nhưng chút thủ đoạn hèn mọn nơi cửa nhỏ, không lọt qua mắt con quan lại quyền quý, từ nhỏ đã quen người sống, ta c·hết.
Ông ngoại tuy chỉ giữ một chức quan nhỏ, lại muốn leo cao, leo cao hơn nữa. Muốn từ con gà nhà biến thành 1 con phượng hoàng, làm rạng danh gia tộc, tổ tiên.
Khi mẹ hắn rớt đài cũng là lúc nhà họ ngoại tan hoang, gần như xóa số.
Chỉ trong một đêm, một gia tộc vài trăm mạng người, máu đổ thành sông, loáng cái biến mất vào hư không giữa trời đất.
Thể hiện lòng từ của vua, mẹ con hắn vẫn giữ được tính mạng, đưa về đất phong ở phương Nam, vùng đất chưa từng có người đặt chân tới.
Nhà vua còn gọi là “vùng đất mới”. Lý Học Phàm ra đi có nhiệm vụ khai hoang, giữ yên bờ cõi, làm cho con dân đất phong ngày một trù phú hơn. Đây chẳng qua là biến tướng của c·ái c·hết mà không dùng dao hay ban cho chén thuốc độc.
Gia tài hành trình về đất phong khoảng bốn chục người, năm, sáu xe bò chở lương thực thiết yếu.
Tương lai phía trước mù mịt chưa biết. Tương lai ở lại trong cung sẽ không có ngày lành. mười lăm tuổi, Lý Học Phàm mỉm cười nhìn trời xanh khi rời xa hoàng cung.
Có c·hết cũng là c·ái c·hết do mình chủ động chọn lựa chứ không phải c·ái c·hết của con gà trong lồng, con cá trong chậu, chưa biết ngày nào bị thịt bởi bàn tay của ai hay bị con gì cắn.
Hành trình đi vài tháng, từ vài chục người rồng rắn, lớn bé theo nhau. Đến được đất phong cũng không vượt quá chục người.
Bốn người phụ nữ, ba nam nữ thành niên, ba lão nhân. Mẹ hắn đã không còn giữ được vẻ xuân sắc xuân thì. Mặt đã lấm tấm vài chấm đồi mồi nho nhỏ, mắt đã hằn lên những vết chân chim.
Một chuyến đi này, mái tóc xanh đen, hơi khô của bà biến thành mái tóc muối tiêu. Khi đó bà mới hơn 30.
Bao nhiêu tâm huyết, sinh lực của bà nháy mắt bị rút cạn sạch sẽ. Hoàng cung, bên ngoài huy hoàng lộng lấy, rực rỡ bao nhiêu, bên trong lại thối nát, thịt rửa, nơi người ăn thịt người không chớp mắt, chạnh lòng.
Cơm không có ăn, áo không đủ mặc. Cung nữ, bà tử nơi chốn ngáng chân, cắt xén, không coi ai ra gì. Cả ngày đôi khi chỉ có 1 chén cháo loãng. Chỉ có vài hạt gạo nở bung lặng lẽ nằm dưới đáy. Lắm khi còn bốc mùi chua, ôi thiu.
Đoàn người xanh xao, vàng vọt, trong mắt hiện lên màu tử khí vẫn không che dấu nổi một tia hy vọng ở vùng đất xa xôi. Cái gì cũng không quan trọng bằng còn sống.
Đến được đất phong, xung quanh không một bóng người, nước mênh mông bao bọc 4 phía, rừng cây rậm rạp, âm u, dù là ban ngày, cái lạnh lẽo vẫn thấm đấm vào da thịt, không một chút nắng lọt khe.
Chỗ không có cây cối thì toàn đá là đá, núi đá trắng toát hoặc nhọn hoắt, lởm chởm đá mèo, phất phơ vài cọng cỏ héo úa, vàng vọt mọc len lỏi giữa những khe đá.
Lý Học Phàm không có thời gian thương cảm cho thân phận cơm hẩm, bún thiu. Chỉ có một ý nghĩ duy nhất còn sót lại duy nhất lúc ấy “sống”.
Cuộc sống trong cung khốn khó nhưng đến bữa có người cấp phát đồ ăn, thức uống. Bây giờ, tự do mọi người lại lúng túng chân tay, không biết làm gì.
Cá trong sông nhiều nhưng không biết bắt, rau dại, quả hoang cũng không biết loại nào an toàn ăn được. Đến khi cái đói xâm chiếm, mất hết lý trí, mò được cái gì ăn cái đó, bất kể cá sống mùi tanh nồng xộc lên mũi.
Có khi con cá còn giãy giụa đã thò miệng cắn bụp ngang sống lưng.
Rau dại không quan trọng đắng chát, miễn không độc, nhét vào miệng, no cái bụng là được.
Dần già mọi người cũng có kinh nghiệm sinh tồn nơi hoang dã. Đồ thu hái lượm được, một phần mang ăn, một phần tích trữ, mang về trồng trọt gần nơi mình sinh sống phòng khi ông trời không chiều lòng người.
Một năm sau ngày đến đất phong. Lý Học Phàm đã là một con người hoàn toàn mới, thích nghi tuyệt đối với hoàn cảnh tự nhiên.
Từ không biết bơi trở thành 1 tay bơi thiện xạ. Chưa từng biết bắt cá, làm cá nay sát cá hơn lưới. Bơi trong nước không khác gì đi trên đất bằng.
Côn trùng, đĩa, vắt, rắn rết… loại nào có độc, loại nào không. Chỉ cần nhìn qua là biết.
Đi trong rừng có thể du dây, chuyền cành từ cây này sang cây khác không kém cạnh họ nhà khỉ.
Người cũng từ trắng bệch bệch, thiếu nắng nay rám nắng, đen bóng. Tay chân linh hoạt, tai thính, mắt tinh hơn trước cả vài chục lần.
Hắn cùng mọi người mỗi ngày cầm dao phát cỏ, khai hoang. Sau gần chục năm, Lý Học Phàm đã mở rộng vùng đất phong sâu vào bên trong hàng trăm nghìn mét vuông đất.
Biến vùng “c·hết” thành vùng đất trù phú, đất đai màu mỡ, nhiều đặc sản. Trở thành miếng “mỡ” béo núc ních, ngon ăn trong mắt người khác.
Mười lăm năm hắn sống trong cung, diện kiến vua cha đúng hai lần, hai lần đều đứng ở xa xa. Những năm khốn khó ở đất phong, chưa một lời hỏi thăm của họ hàng, thân thích.
Ngược lại, đến ngày đất phong khởi sắc, Lý Học Phàm nhận được chiếu chỉ của vua cha. Triệu hồi hắn về kinh, ban thưởng công lao mở rộng bờ cõi, đất nước.
Hắn lại còn phải rồng rắn chất đầy đặc sản lên xe, kéo về kinh thành.
Lý Học Phàm tin rằng, hắn an phận thủ thường, không ham hố chức tước, kéo bè, kết cánh. Các hoàng huynh, hoàng đệ thấy hắn “ăn hại” thương tình lưu lại tính mạng. Để hắn nhàn tản tại đất phong. Sống thêm đoạn thời gian, đến khi hết thọ mệnh trời ban, liền c·hết già tại nhà là đủ.
Đến khi Lý Học Phàm gục xuống bàn vì ly rượu của đại hoàng huynh cách kinh đô chừng vài trăm dặm. Hắn mới hay mình ngây thơ, lòng người còn thâm sâu, nham hiểm hơn cả rắn rết nhưng hắn không còn cả sức để oán hận, hai mí mắt hắn rất nhanh đã sập xuống.
Hắn chỉ cầu trời cao thương xót. Nếu có kiếp sau: “Hắn chỉ cần là cái thai bình phàm trong gia đình bình thường có cha thương, mẹ yêu, anh chị em đoàn kết.” Không cần phải thai rồng, thai phượng để sống bần cùng không bằng thứ dân.
Hắn c·hết quá nhanh, hy vọng mọi người ở đất phong vẫn giữ lại được tính mạng, sống hết thọ mạng. Hắn nguyện đi đầu thai chậm một chút cũng không sao.