Hình Đồ

Chương 273: Thúc tôn thông (1)




Năm Tần vương Chính thứ ba mươi lăm, Kỷ sửu.



Giữa tháng ba, linh cữu của Tần Thanh được đưa tới Giang Dương, thế cục tại Ba Thục nhanh chóng sáng tỏ. Không thể nghi ngờ, phía Hàm Dương đã coi trọng, thưởng thức Ba Mạn. Kỳ thực, trước khi linh cữu của Tần Thanh được đưa đến Giang Dương, người thông minh đã nhìn ra được đầu mối.



Huyện trưởng và trưởng lại các huyện của Ba quận liên tiếp thay đổi, duy độc có Giang Dương là chậm chạp không hề có động tác. Ai chẳng biết, Giang Dương trên từ huyện trưởng, dưới đến trưởng lại hầu như tất cả đều là Tần Thanh một tay sắp xếp. Nếu Hàm Dương muốn thanh trừ lực ảnh hưởng của Tần Thanh tại Ba Thục, như vậy huyện Giang Dương hẳn là phải đứng mũi chịu sào. Nhưng hết lần này tới lần khác, các huyện quan viên đều bị đổi rồi, Giang Dương vẫn bình an như cũ. Có lẽ là những cử động của Ba Mạn tại Giang Dương đã làm cho hoàng đế bệ hạ hài lòng...



Mà lúc linh cữu đến Giang Dương, tất cả đều đã rõ ràng. Những gia tộc quyền thế ở Ba Thục trước kia còn do dự chưa quyết, cũng lập tức triển khai hành động. Mặc kệ Tần Chỉ có hay không nghĩ không công bằng, nhưng thế cục tại Ba Thục cũng phát sinh những biến hóa căn bản.



Y cố tình tiến hành trả thù đối với Giang Dương, lại bị quận thủ mới nhậm chức của Ba quận gọi tới phủ nha, uyển chuyển cảnh cáo một phen. Cuối cùng y đành phải buông tha dự định vốn có. Chính là Tần Chỉ nhìn ra, mặc dù không có sự ủng hộ của triều đình, trong tay y vẫn còn nắm giữ gia sản khổng lồ mà Tần Thanh để lại. Tần Chỉ tin tưởng, Ba Mạn nhất định sẽ tiến hành phản kích. Chờ lúc cuộc chiến nổ ra, triều đình cũng không ngăn cản được hành động của y. Bằng vào gia nghiệp trong tay, Ba Mạn cũng không phải là đối thủ của y. Đến lúc đó, triều đình sẽ cải biến thái độ.



Nhưng ngoài dự liệu của Tần Chỉ chính là, lúc Ba Mạn thu được linh cữu của Tần Thanh, lại không có bất kỳ cử động nào nhằm vào Tần gia.



Đợi sau khi Tần Thanh hạ táng, Ba Mạn đi Thành Đô một chuyến. Mục đích đến Thành Đô tất nhiên là bái phỏng tứ thúc của nàng, huyện thừa Thành Đô Tần Cức.



Không ai biết Ba Mạn đến tột cùng là nói cái gì, lúc Ba Mạn rời khỏi Thành Đô, Tần Cức cấp tốc làm ra phản ứng. Đầu tiên y đem họ Tần cải sang thành họ Ba. Cải danh là Ba Cức. Sau đó, y hướng quận thủ quận Thục từ chức huyện úy Thành Đô, rời Thành Đô, đi về Hàm Dương. Còn về mục đích Ba Cức đi Hàm Dương, không ai rõ ràng lắm, thậm chí ngay cả thê tử của y cũng không biết. Nhưng có thể xác định, những hành động này của Ba Cức có quan hệ mật thiết đến cuộc viếng thăm của Ba Mạn.





Một tháng sau, Hàm Dương chiêu cáo thiên hạ: Lâu thương lệnh, Đô úy Tứ Thủy Lưu Khám hiệp trợ tạo giấy viết, công với xã tắc, lợi đến muôn đời, thăng nhất đẳng tước, làm Hữu thứ trưởng. Trình Mạc dưới trướng Lưu Khám là người phát minh giấy viết, sáng tạo ra thể chữ lệ, công huân lớn lao, thăng Ngũ đẳng tước đại phu. Phải biết rằng, Trình Mạc trước đây chỉ là một người bình dân, hiện nay thoáng cái được thăng Ngũ tước, từ khi Lão Tần cải cách chính trị đến nay, chưa bao giờ có việc như thế. Bởi vậy càng có thể nhìn ra, Thủy Hoàng Đế đối với giấy viết coi trọng đến mức nào.



Trước đây, giấy viết tuy rằng được phát minh ra nhưng người biết đến cũng không nhiều, càng không nói là phổ biến. Mà hiện tại, giấy viết xuất hiện, triệt để cải biến tập quán viết kéo dài mấy nghìn năm. Đặc biệt, khi bản “Kinh thi” là bản viết tay bằng giấy đầu tiên được xuất bản đã làm náo động cả thiên hạ. Khi đó, bất kể là văn sĩ sáu nước có mâu thuẫn với triều đình như thế nào, đều xuất hiện những bài thơ ca ngợi tán thưởng về việc xuất hiện giấy viết này. Dù sao những cuốn thẻ gỗ, thẻ tre nặng trịch cũng không bằng những trang giấy nhẹ nhàng.



Trình Mạc cũng vì công trình giấy viết này mà danh dương thiên hạ.



Tiếp theo, Thủy Hoàng Đế lần thứ hai hạ chiếu, cho Ba Cức làm Điển chúc của Tây Nam. Làm huyện trưởng Lĩnh Nghiêm Đạo. Điển chúc là Cửu khanh của Đại Tần, một trong những chức quan Điển khách. Trức trách của Điển khách chính là nắm trong tay những sự vụ của dân tộc thiểu số. Chức Điển chúc Tây Nam, chuyên môn phụ trách dân tộc thiểu số ở Ba Thục.Chức vụ này cũng không hiển hách, nhưng kỳ thực quyền lực cực kỳ kinh người.



Phải biết rằng, người Ba và người Để ở Ba Thục không phải là thiểu số. Chức Điển chúc Tây Nam này không thuộc quản lý của hai quận Ba Thục, mà độc lập với quận huyện phủ nha. Trực tiếp trực thuộc Điển khách phủ ở Hàm Dương.



Người Ba, người Để ở Ba Thục… toàn bộ trong phạm vi quản hạt của Điển chúc Tây Nam. Mà Tây Nam Điển chúc phủ lại đặt ở huyện Nghiêm Đạo (nay là huyện Huyền Kinh Tứ Xuyên).



Không thể nghi ngờ, đây là một kết quả mà không ai nghĩ tới.




Ba Cức là con trai út của Tần Thanh, có huyết thống của người Ba, đương nhiên là người thích hợp nhất. Thế nhưng không phải là Thủy Hoàng Đế đang làm giảm tầm ảnh hưởng của Tần Thanh sao? Vì sao lại ủy nhiệm cho Ba Cức đảm đương chức Điển chúc Tây Nam? Trong nhất thời, tại Ba Thục, dân chúng xôn xao.



Nhưng có thể khẳng định trong chuyện này có liên quan tới Ba Mạn!



Sau khi bổ nhiệm Ba Cức, kế tiếp Thủy Hoàng Đế liền tuyên bố một đạo chiếu lệnh: thương hành người Ba chịu trách nhiệm sản xuất giấy viết.



Chiếu lệnh truyền tới Giang Châu, Tần Chỉ như đang nằm mơ…



Ai chẳng biết, giấy viết hiện nay chứa bao nhiêu tài phú và lợi nhuận. Hiện tại, thương hành người Ba do Ba Mạn nắm trong tay, quyền sản xuất giấy viết, khác nào được cấp một núi vàng bạc. Tuy rằng Tần Chỉ sở hữu tài phú kinh người, thế nhưng về lâu dài, căn bản là không thể so sánh với Ba Mạn. Hơn nữa, Ba Cức là Điển chúc Tây Nam, hiển nhiên đã trở thành đồng minh của Ba Mạn.




Như vậy dần dần, địa vị của Tần gia trong thời gian tới thực là khó khăn!



Lưu Khám rời khỏi Giang Dương, tháng tư thì đến quận Tam Xuyên.




Thành viên đi theo ngoại trừ Khoái Triệt, Lâm Tô và ba trăm Lâu Phiền kỵ quân ra, trong đội ngũ còn một người là Lý Thành.



Lý Thành là đại công tử Phù Tô phái tới, là trợ thủ chuyên giúp Lưu Khám xử lý công việc ở Lương Phụ Sơn. Chức quan là Đình úy tả giam, đồng cấp với chức Đình úy của Lưu Khám. Nhưng lần này đến Lương Phụ Sơn, Lưu Khám là chính, cho nên Lý Thành thành phụ tá.



Quan hệ giữa Lưu Khám và Lý Thành rất tốt. Năm đó kề vai chiến đấu tại Bắc Cương, có thể nói là giao tình vô cùng tốt. Trong lúc này, Lưu Khám mơ hồ cảm thấy Lý Thành không đơn giản chỉ là đảm nhiệm trợ thủ của hắn. Chỉ sợ y còn nhận được sứ mệnh khác… ví dụ như, phụ trách giám thị hành động của Lưu Khám hắn? Bằng không cần gì phải làm điều thừa, đặc biệt sắp xếp cho hắn ta một chức quan Tả giam.



Hơn nữa, có Lý Thành đi theo, có rất nhiều việc không quá thuận tiện. Điều này khiến cho Lưu Khám ít nhiều cảm thấy không hài lòng.



- Kỳ thực đây cũng là chuyện bình thường!



Khi kín đáo, Lưu Khám đem suy nghĩ trong lòng nói ra với Khoái Triệt, nhưng ngoài dự đoán của mọi người, Khoái Triệt lại nở nụ cười.



- Đại công tử coi trọng Đô úy, mà nay Đô úy đã vào tầm nhìn của bệ hạ. Nếu như lần này làm tốt, ngày nào đó bệ hạ tất nhiên trọng dụng. Con nối dõi của bệ hạ đông đảo, khó đảm bảo không có người đứng ra dựa hơi. Tuy rằng tất cả mọi người đều cho rằng tương lai Đại công tử sẽ thừa kế ngôi vị hoàng đế, thế nhưng vị trí thái tử ngày nào còn chưa xác định, ngày đó đại công tử không yên tâm. Nói vậy, đại công tử cũng lo lắng, mới phái người tới.