Hạt Giống Tâm Hồn

Quyển 07 - Chương 01: Kỳ diệu từ những điều giản dị...




Trong cuộc sống chúng ta ai cũng có một ước mơ cho một ngày mai thật đẹp, dù bình dị hay phi thường - đó có thể là ước mơ của một cậu bé mồ côi mong có ngày được chăm sóc trong vòng tay người mẹ, đó là ước mơ rất đỗi giản dị của một chú bé tật nguyền được bước đi bình thường như bao người khác, ước mơ nhìn thấy ánh sáng của một người không còn nhìn thấy được, ước mơ tìm được việc làm mà mình yêu thích của một chàng trai thất nghiệp, ước mơ tìm được một tình yêu đẹp, được sống yên vui hạnh phúc, hoặc có thể là những ước mơ chinh phục, vượt qua những thử thách, vươn lên khẳng định mình và trở thành những gì mà mình từng ao ước. Những ước mơ đáng quý, đáng trân trọng đó luôn là niềm hy vọng, là nguồn động lực và niềm tin lớn nhất cho mỗi người để sống, để cảm nhận và hướng đến ngày mai.

Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn những trở ngại, khó khăn, và thử thách bất ngờ - con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng dũng cảm của con người. Đó có thể là những trở ngại nhỏ ta vấp phải vào một thời điểm nào đó trước khi tự đứng thẳng trên đôi chân của mình. Có thể nó như những đám mây đen kịt báo hiệu cơn dông, khiến ngay cả những tâm hồn dũng cảm nhất cũng phải tìm kiếm chở che. Cũng có thể do khách quan hay là những ngục tù mà chính ta tự đưa mình vào... khiến ta tổn thương, mất niềm tin, và có lúc tưởng như không còn điểm tựa hay nghị lực để vượt qua. Trước những khó khán thử thách ấy, mỗi người sẽ tự chọn cho mình cách đón nhận, đối đầu để có một hướng đi riêng. Có người phó thác cho số phận, có người trốn chạy đi tìm nơi trú ẩn, có người tự thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới, cũng có người chìm vào biển tự thương thân, trách phận để rồi ngã gục trong cơn giông tố cuộc đời...

Thế nhưng, bất kể là ai, tự đáy lòng của mỗi con người đều tồn tại một khát vọng mãnh liệt - đó là khát vọng sống - và được luôn là chính mình. Chính khát vọng ấy đã khiến bao trái tim trán trở, thao thức tìm cho mình một cách nghĩ, một sức mạnh tinh thần, một hướng đi để theo đuổi những hoài bão, ước mơ của mình.

Cuộc sống chúng ta ra sao, luôn ngập tràn sợ hãi và oán hờn hay chấp nhận và vui sống để vươn lên sẽ tùy thuộc vào cách ta đối mặt như thế nào với những khó khán thử thách ta gặp phải trên con đường đi tới.

Hai tập “Hạt giống tâm hồn từ những điều giản dị trong bộ Hạt giống tâm hồn” do Firstnew thực hiện này sẽ là người bạn đồng hành cùng độc giả vượt qua những khó khán thử thách trong cuộc sống thường ngày như nỗi mất mát, nỗi đau tổn thương tinh thần, tình cảm, niềm tin, bệnh tật, những thăng trầm trên bước đường theo đuổi ước mơ của cuộc đời hay vươn lên cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Qua những sự kiện bất hạnh, những câu chuyện bình thường, những người bình dị, các câu chuyện đều nhấn mạnh đến tinh thần vượt lên, chiến thắng chứ không phải những điều ạ thường. Bạn có thể bắt gặp câu chuyện của chính mình, của những người xung quanh hay của những người hoàn toàn xa lạ... để rồi suy gẫm, chiêm nghiệm, khám phá và tìm thấy câu châm ngôn cuộc sống của mình!

Chúng tôi hy vọng những câu chuyện này sẽ là động lực khuyến khích bạn đưa tay cho người khác cũng như mở rộng lòng với những ai cần bờ vai để chia sẻ nỗi đau. Hy vọng rằng chúng sẽ mang đến cho bạn thêm niềm lạc quan, niềm tin và tình yêu cuộc sống để thấy mỗi trở ngại, thử thách trong cuộc sống như một hòn đá cần có và dễ dàng bước qua, để bạn có thể mỉm cười và trân trọng những gì bạn đã và đang có.

Những trang sách này chúng tôi xin gửi đến bạn được như một món quà tặng của tâm hồn. Mong rằng các bạn sẽ nhận thấy nó như một nguồn tiếp thêm sức mạnh, niềm tin và lòng dũng cảm - như một lời nhắc nhở không ngừng rằng bạn luôn có đủ sức mạnh vượt qua tất cả để đạt được những ước mơ của mình cho dù cuộc sống có thế nào đi nữa.

Chúng tôi xin gửi đến bạn được những tình cảm chân tình nhất vì đã đồng cảm và chia sẻ với chúng tôi qua các tập sách trong những năm qua.

Nếu như chúng ta không biết mình sẽ phải làm gì, hãy nghĩ tới những điều tốt đẹp và thú vị trong cuộc sống.

Cuộc Sống Tươi đẹp

Đó là một ngày hè ơi bức với cái nắng đổ lửa. Nắng nóng khiến người ta thêm bức bối và có thể giận dữ bất cứ lúc nào.

Cạnh hồ bơi của một khách sạn lớn, người đàn ông đã luống tuổi đang nằm dài trên chiếc ghế dựa, cặp kiếng râm lớn che gần hết gương mặt. Trông ông rất đỗi thư thái, tựa như đang tận hưởng những giây phút dễ chịu nhất trong ngày. Ngay lúc đó, có một cô gái trẻ bước tới chiếc ghế cạnh ông, quăng phịch túi đồ trên vai xuống đất rồi bực dọc kêu ca:

- Rõ chán. Nắng gì mà như thiêu thế này!

Nghe những lời ấy, người đàn ông chỉ mỉm cười rổi nhẹ nhàng nói:

- Trời nắng thật đấy, nhưng nó đẹp thế kia mà. Chính nắng đã làm màu hoa thêm đỏ thắm, nắng đánh thức lũ ve dậy ca hát, nhờ thế chúng ta mới được thưởng thức những thanh âm tuyệt vời của chúng, phải không?

Thoáng ngạc nhiên trước lời nói của ông, cô gái lặng im không kêu ca nữa. Có lẽ cô cũng đang lắng nghe tiếng ve râm ran đâu đó trên vòm lá.

Nhưng chẳng mấy chốc, mưa bắt đầu rơi lắc rắc. Cô gái quay sang người đàn ông, vẻ tinh nghịch:

- Nhưng mưa thì rõ là chán thật, phải không bác? Giờ thì bác nói cho cháu lý do để không chán ghét trời mưa, khi phải nằm lỳ một chỗ, thậm chí chẳng thể nào ra khỏi chiếc dù này được.

Người đàn ông lại mỉm cười:

- Này cô gái, cô không thấy những khóm cây đang nở rộ và cả bãi cỏ mới cắt kia đang rất cần mưa đấy ư? Mưa sẽ cho chúng một sức sống mới.

Cặp vợ chồng đang ngồi trên chiếc ghế bên trái người đàn ông bỗng nhiên to tiếng với nhau. Người chồng nhăn nhó:

- Chán em thật đấy, có cái chìa khóa phòng cũng quên mang theo!

- Còn anh thì sao cơ chứ? Mang máy hình mà quên lắp pin thì làm được gì? - Người vợ cũng hậm hực kể tội chồng.

- Anh chị đang cần pin chụp hình à? Cứ lấy của tôi mà dùng này! - Người đàn ông quay sang họ, thân tình bảo, - Nhưng này, chìa khóa dự phòng thì ở ngay quầy tiếp tân ấy, còn pin thì có thể mua ở bất cứ đâu cơ mà. Cãi nhau sẽ làm mất vui trong khi chuyến du lịch của hai người đang tuyệt vời thế này cơ mà!

Cầm lấy viên pin, người chồng bỗng ngượng ngùng nhìn vợ mình. Đáp lại, chị vợ trao cho người chồng một ánh mắt âu yếm. Mối bất hòa bỗng chốc tan biến.

Nhưng sự yên tĩnh lại một lần nữa bị xáo trộn. Một cậu thiếu niên đang đỏ mặt tức giận:

- Con không còn là con nít nữa, mẹ à. Con có cuộc sống riêng của con, con không thích mẹ lúc nào cũng kè kè theo con chỉ để bảo con phải làm điều này, không được làm điều kia như thế!

Nói rồi, cậu quay mặt sang một bên để tránh ánh mắt đầy ngạc nhiên của người mẹ tội nghiệp.

Đợi một lúc cho cơn giận của cậu bé lắng xuống, người đàn ông nhỏ nhẹ:

- Cháu sai rồi, chàng trai trẻ à. Dẫu có giận dữ thế nào đi nữa, cháu cũng không được phép nói với mẹ mình như thế. Có thể bây giờ cháu không nhìn thấy đâu, nhưng trên thế giới có nhiều người sẵn sàng đánh đổi tất cả để có mẹ ở bên cạnh, cháu ạ!

Ngay lúc đó, một người phụ nữ từ trong sảnh khách sạn đẩy chiếc xe lăn đến bên người đàn ông. Rất nhẹ nhàng, bà nhấc chồng mình - người đàn ông mù lòa và bị liệt cả hai chân - lên xe, sửa lại cặp kiếng râm cho ông, rồi cẩn thận đẩy xe ra cổng.

- Nguyên Thảo Theo See

Gieo và gặt

Hãy làm những gì bạn có thể với tất cả những gì bạn đang có!

- Theodore Roosevelt

Bà đã khổ sở cả đêm qua. Và đêm nay chắc bà còn phải khổ sở nhiều hơn nữa. Con mưa phùn tháng mười hai lạnh thấu xưong khiến người bà run lên, đôi mắt thì cứ nhức buốt mỗi khi nhìn sang hai bên. Bà biết mình đang sốt cao. Từ chỗ bà đang đứng dưới cây cột đèn cao áp mang lại chút cảm giác ấm áp giả tạo đến phòng cấp cứu của bệnh viện phải dài đến bốn kilômet. Vốn là người cứng rắn nhiều nghị lực, nhưng đêm nay bà biết mình không thể đi bộ hết quãng đường này ở cái thành phố bé nhỉ này, một khi trở thành người vô gia cư, sẽ không có nhiều con đường để chọn lựa. Chẳng những mất nhà, bà còn mất luôn tính lịch sự và lòng tự trọng nữa. Cái đói rét lẫn sự khắc nghiệt của cuộc sống khiến người ta không cần và cũng chẳng thể nghĩ đến những thứ này. Nhưng oái oăm thay, sự cộc cằn thô lỗ càng làm bà thêm khốn khó. Người ta nhớ mặt, nhớ cách cư xử của bà, chỉ cần thoáng thấy bà từ xa, h đã vội vàng băng qua bên kia đường để tránh. Bà đưa mắt nhìn dòng người qua lại, mong một ai đó tử tế sẽ giúp mình, nhưng điều bà nhìn thấy chỉ toàn là những khuôn mặt mệt mỏi. Có một người phụ nữ tay xách những túi đồ căng phồng bước ra khỏi cửa hàng bách hóa và dúi vài tờ tiền lẻ vào tay bà. Chẳng nói chẳng rằng, cũng chẳng thèm nhìn mặt bà, người phụ nữ ấy vội vã bước đi..

- Cảm ơn! - Bà nói với theo - Cảm ơn nhiều, xin làm ơn giúp tôi...

Nhưng lời cuối cùng chỉ còn thều thào cho chính bà. “Bây giờ mình phải làm gì đây?” - Bà tự hỏi, cố nén tiếng thở dài.

Bỗng bà nhìn thấy một anh thanh niên trẻ - người mà bà biết là dễ mềm lòng trước những bất hạnh của người khác nhất trong thành phố. Anh đã từng giúp bà vài lần nên bà nghĩ thể nào mình cũng sẽ được đi nhờ xe và biết đâu lại được giúp cho chút ít tiền nữa.

- Xin lỗi cậu! Xin cậu thương giúp! Tôi đang bị bệnh, phải đi bác sĩ. Cậu làm ơn đưa tôi đến bệnh viện được không?

Người thanh niên cau mày lắc đầu.

- Xin lỗi bác. Với cháu, ngày hôm nay đã dài lắm rồi. Cháu đang thất nghiệp. Cả ngày nay cháu đi tìm việc mà... À, bây giờ trễ rồi, bác cũng chẳng muốn nghe kể đâu. Cháu xin lỗi. Hôm nay cháu không giúp gì được cho ai đâu.

Chàng trai ấy chưa ăn tối, ngay cả bữa trưa cũng chưa. Anh mệt mỏi, lạnh lẽo và chán nản. Cảm giác trong lòng anh lúc này còn tồi tệ hơn cả cái lạnh đang quất vào người. Anh gục đầu hẳn xuống và ủ rũ bước ra bãi đỗ xe. Nhưng không đi được quá nửa dãy nhà, anh quay lại. “ôi, mình trở nên ích kỷ từ bao giờ vậy?” - Anh tự nhủ khi nổ máy xe.

- Bác lên xe đi. Cháu nghĩ mình có thể cho bác xuống ở chỗ bệnh viện trên đường về nhà. - Anh nói lúc đã đuổi kịp bà.

Bà lão im lặng làm theo. Bỗng nhiên, người thanh niên lại thoáng hối hận. Một ngày mệt mỏi, lại thêm đêm nay nữa, anh biết nó sẽ dài lắm.

Đến phòng cấp cứu, anh ngồi cạnh bà cụ và cùng chờ với bà. Lúc nào vào bệnh viện cũng chờ, dù là phải cấp cứu. Để giết thời gian, anh ra chiếc máy bán hàng tự động trong hành lang để tiêu những đồng xu cuối cùng của mình vào gói kẹo M&M. Rồi anh quay trở lại và ngồi sụp xuống chiếc ghế có lưng dựa thấp. “Sao người ta không thiết kế những chiếc ghế ngồi dễ chịu hơn chiếc này nhỉ?” - Anh chán chường tự hỏi.

Chưa từng có ai vào và ra khỏi phòng cấp cứu trong một khoảng thời gian ngắn được. Anh đoán ít nhất cũng phải là ba tiếng đồng hồ. Thấy bà có vẻ kiệt sức, anh đưa bà gói kẹo, nhưng bà xua tay từ chối vì đang mải suy nghĩ về bệnh tật của mình. Anh mệt mỏi nhìn vào khoảng không vô định trước mắt, thậm chí không nhận ra là đã đến lượt bà vào khám.

- Thôi cậu về đi. - Bà thúc vào tay anh thanh niên. - Cậu không phải chờ nữa. Tôi sẽ khỏe thôi.

- Không, cháu sẽ ở đây đến khi bác khám xong. Bác sẽ cần quá giang để về đấy. - Anh không nói là “về nhà” vì biết rằng, bà làm gì còn nơi nào để được gì như vậy.

Mệt lử, anh ngủ gật trong khi chờ đợi. Khi cố nâng hai mọi mắt nặng trĩu lên, anh thấy một người lạ ngồi dãy ghế đối diện đang mỉm cười với mình.

- Không nhận ra mình à? - Chàng thanh niên kia hỏi.

Anh lắc đầu.

- Năm ngoái chúng ta đã từng làm việc chung với nhau tại công trình An Sinh, cậu nhớ chưa?

- A, nhớ rồi! Chào anh. Anh khỏe chứ. Dạo này anh đang làm gì? - Anh lịch sự hỏi thăm.

- Tớ đang làm một công trình lớn khác. Đã làm móng rồi. Bọn tớ sẽ còn làm ở đó cho đến tháng ba năm sau, chắc khoảng đó. Còn cậu sao rồi? - Người thanh niên kia hỏi lại.

- Em đang thất nghiệp. Cả ngày nay em đi xin việc mà... - Giọng anh lạc đi, đầu cúi xuống.

- Vậy cậu thử nói chuyện với sếp tớ xem sao. Bọn tớ đang thiếu bốn người, ông ấy tìm mãi mà vẫn chưa được. Nếu không có vấn đề gì, cậu có thể bắt đầu làm việc ngay sáng mai. Lại đây nào, tớ sẽ gọi điện cho ông ấy ngay. - Người thanh niên cao lớn đi thẳng tới hộp điện thoại. Anh đi theo sau.

Vài phút sau, hai chàng trai bắt tay nhau.

- Sáng mai gặp lại nhé! - Anh nói lúc chàng trai kia cầm áo khoác lên và cùng cô bạn gái của anh ấy ra về. Anh nhìn quanh và nhận ra phòng chờ đang vắng tanh. Anh đi về phía cô gái đang ngồi trực sau chiếc bàn tiếp tân lớn. Mắt anh ngân ngấn nước.

- Cô gì ơi, tối nay tôi vừa nhận ra một bài học quan trọng và đang rất muốn được chia sẻ nó với người khác. Liệu tôi có thể kể cô nghe chuyện tuyệt vời vừa xảy đến với tôi không?

- Ổ, tất nhiên. - Cô gái mỉm cười nói. - Tôi cũng đang muốn nghe một câu chuyện nào đó mà.

Lê Lai Theo Internet

Vang vọng của đất trời

Một người thì thầm “Cuộc sống ơi sao không nói gì với tôi vậy?” Và đúng lúc đó một chú sáo cất tiếng hót, đó chẳng phải là âm thanh cuộc sống hay sao? Nhưng anh ta đã không nghe thấy.

Một người thì thầm: “Cuộc sống ơi, hãy nói gì với tôi đi chứ!”. Và cùng lúc một tiếng sấm vang trời, đó không phải là sự trả lời của cuộc sống hay sao? Nhưng anh ta cũng không nghe thấy.

Một người nhìn quanh và nói: “Cuộc sống ơi sao chẳng bao giờ tôi nhìn thấy cuộc sống?”. Và lúc đó bỗng nhiên một vì sao lóe sáng. Đó chẳng phải là ánh sáng cuộc sống hay sao? Nhưng lúc đó anh ta không để ý thấy.

Một người kêu lên: “Cuộc sống ơi, tôi muốn có một điều kì diệu!”. Và một đứa trẻ được sinh ra đời. Đó chẳng phải là một điều kỳ diệu sao? Nhưng anh ta không hay biết.

Một người thất vọng thốt lên: “Cuộc sống ơi, hãy chạm vào tôi. Hãy cho tôi biết là người vẫn ở đâu đây và có thể bảo vệ tôi”. Một giọt nước trên lá cây rơi xuống vai anh ta. Đó chẳng phải là cuộc sống đã nhẹ nhàng chạm vào anh ta đó sao? Nhưng anh ta lau giọt nước và bỏ đi.

Hạnh phúc không đến từ sự quan sát và lắng nghe thông thường. Hạnh phúc chỉ đến từ những trái tim biết rộng mở để cảm nhận những thay đổi huyền diệu của cuộc sống. Quả thật, khi biết rộng mở trái tim mình, bạn sẽ nhận thấy rằng, hạnh phúc đôi khi rất bình dị. Nó đến từ cuộc sống, từ thiên nhiên, từ những điều tưởng chừng như vô hình. Hạnh phúc đến, nhưng thường không đến theo cách mà bạn trông đợi.

- Lan Nguyên Theo Internet

Nụ hôn tạm biệt

Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ là quá lớn để không còn cần đển nụ hôn đầy yêu thương của bố.

Tôi lớn lên ở San Pedro, trong một gia đình lao động bình thường. Bố tôi làm nghề đánh bắt cá. Với ông, biển là cả cuộc đời mình. Ông có một con thuyền riêng, phương tiện làm ăn duy nhất của cả gia đình tôi. Nhưng kiếm sống trên biển thật chẳng dễ dàng gì, nếu không muốn nói là rất gian nan và cũng đầy nguy hiểm. Bố tôi phải làm việc vất vả ngoài khơi để nuôi sống gia đình, không chỉ có mẹ con chúng tôi, mà còn cả ông bà và giúp đỡ những người h hàng nghèo khó của mình nữa.

Hình ảnh về bố vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi. Ông cao lớn, thân người vạm vỡ nhờ việc kéo lưới và chống đỡ với sóng gió biển khơi. Mỗi khi ở bên cạnh bố, tôi còn có thể ngửi thấy mùi vị của biển, của nắng gió đại dương tỏa ra từ người ông. Bố luôn mặc bộ đồ vải bạt, chiếc áo choàng bạc màu và cái tạp dề cũ kỹ. Bất kể mẹ có chịu khó giặt giũ chúng như thế nào đi chăng nữa, chúng vẫn đậm một mùi biển không lẫn vào đâu được.

Mỗi khi thời tiết xấu không thể ra khơi, bố thường lái xe đưa tôi đến trường, ông có một chiếc xe tải cũ dùng để chở cá. Chiếc xe đó có khi còn nhiều tuổi hơn cả người già nhất trong làng tôi. Nhưng dẫu có già cỗi và ì ạch đến thế nào, nó vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ đưa bố đến nơi ông cần đến. Chính vì vậy, ông coi nó như một người bạn, có khi còn trò chuyện và vỗ về nó một cách đầy yêu thương. Điều đó đối với tôi lúc ấy rất khó hiểu, vì tôi chẳng thích chiếc xe đó một chút nào. Chỉ cần nổ máy thì ở xa đến cả dặm cũng có thể nghe thấy tiếng lạch cạch của nó.

Khi bố đưa tôi đến trường, tôi cố ngồi co rúm vào một góc để mong đừng ai nhìn thấy. Được nửa đường, ông tăng tốc, chiếc xe lại nhả ra một đám khói lớn. Bố tôi vẫn tiến về trước, hoàn toàn chẳng chú ý đến ánh mắt hiếu kỳ của những người đi trên đường. Khi đến trường tôi rồi, bố không bao giờ quên nghiêng người qua, hôn tôi một nụ hôn tạm biệt vào má và dặn tôi hãy là một cậu bé ngoan. Thật là ngượng mặt cho tôi quá! Tôi vào lớp mà mặt đỏ bừng. Lúc đó, tôi đã 12 tuổi rồi mà bố vẫn giữ thói quen hôn tạm biệt tôi như thế!

Thê rồi một ngày, tôi quyết định phải thể hiện cho bố thấy tôi đã là một chàng trai. Lần đó, khi bố chở tôi tới trường, ông lại nở nụ cười như thường lệ và bắt đầu nghiêng người về phía tôi. Nhưng tôi vội giơ tay lên:

- Đừng, bố ạ!

Đó là lần đầu tiên tôi nói với bố theo cách đó. Sự ngạc nhiên hiện rõ trên khuôn mặt ông.

- Bố, con đã quá lớn để được hôn tạm biệt hay bất cứ nụ hôn nào nữa rồi! - Tôi nói giọng dứt khoát.

Bố nhìn tôi một lúc lâu, đôi mắt sững sờ có vẻ như bị tổn thương. Nhưng rất nhanh, ông mỉm cười:

- Con nói đúng. Đôi lúc bố quên mất là con đã trở thành một chàng trai! Có lẽ một nụ hôn với con bây giờ là không cần thiết nữa!

Thế rồi không lâu sau đó, bô tôi đi biến và không bao giờ trở về nữa. Đó là ngày mà phần lớn các tàu đều ở lại bờ, trừ con tàu của bố. Ông quyết tâm đi biển chuyến đó bởi có cả một gia đình lớn phải chăm lo. Sau cơn bão, người ta tìm thấy tàu của bố tôi dạt vào một vũng cạn, với tấm lưới nửa trong nửa ngoài. Có lẽ bố ra đi mà trong lòng chỉ nghĩ duy nhất một điều: Chuyến này về sẽ có nhiều tiền cho chúng tôi được ăn học.

Giờ đây, tôi muốn đánh đổi tất cả chỉ để được bố ôm hôn thêm một lần nữa, để được cọ má vào làn da thô ráp của ông, để hít thật sâu mùi mằn mặn của gió biển trên bộ quần áo bạc màu. Tôi muốn nói lại với bố tôi rằng, tôi sẽ mãi mãi không bao giờ là quá lớn để không còn cần đến nụ hôn đầy yêu thương của bố.

- Đặng Huy Hiệp Theo Internet

Quyền được khóc

Hãy trân trọng và gìn giữ tình yêu mà bạn được trao tặng. Bởi tình yêu đó sẽ còn mãi dẫu cho bạn có mất đi.

- Og Mandino

Một mình dưới ánh đèn lờ mờ của phòng ăn, tôi ngồi đó, những giọt nước mắt lặng lẽ rơi...

Cuối cùng, tôi cũng đã đưa được bọn trẻ vào giường ngủ. Trong hoàn cảnh “gà trống nuôi con”, tôi vừa phải làm cha, vừa phải làm mẹ của hai đứa trẻ. Hàng ngày, tôi phải vừa tắm cho chúng, vừa chịu đựng những tiếng la hét inh ỏi, những cú đập tay làm tóe nước khắp cả phòng tắm. Đó là chưa kể phải ngồi cả tiếng đồng hồ dỗ cho hai đứa ăn, rồi chạy theo chúng từng bước khắp căn nhà để thu dọn những món đồ mà chúng vứt lung tung. Đến khi lên giường rồi, chúng cũng chỉ chịu nằm yên sau khi tôi xoa lưng gần năm phút mỗi đứa.

Nhưng một ngày của bọn trẻ sẽ chưa thể kết thúc nếu tôi không lấy cây ghi-ta và bắt đầu giai điệu của những bài dân ca quen thuộc, cuối cùng là bài “Ngựa con xinh đẹp” mà cả hai đứa đều rất thích. Tôi hát đi hát lại bài này, dần dần giảm tiết tấu và âm lượng cho đến khi bọn trẻ dần chìm vào giấc ngủ.

Vợ tôi qua đời cách đây sáu tháng, nhưng quả thật, tôi vẫn không thể nào quen được cuộc sống thiếu cô ấy. Điều duy nhất giữ cho tôi tỉnh táo và cố gắng sống tốt chính là hai đứa con. Tôi đã cố hết sức mình để mang lại cho chúng một cuộc sống gia đình bình thường như trước. Tôi cố giữ nét mặt tươi cười, cố giữ cho sinh hoạt của chúng không thay đổi gì nhiều so với những gì chúng đã quen. Cho đến hôm nay, có thể nói tôi đã làm điều đó rất tốt. Cuộc sống gia đình vẫn diễn ra bình thường, chỉ có một khác biệt duy nhất, nhưng cũng quan trọng nhất, đó là mẹ của bọn trẻ đã vĩnh viễn ra đi.

Hôm nay, cũng như mọi ngày, tôi đã làm xong mọi công việc phải làm. Một ngày thiếu vắng cô ấy lại sắp trôi qua.

Đợi bọn trẻ ngủ sâu, tôi mới nhẹ nhàng đứng dậy, cố gắng không gây tiếng động. Nếu chúng thức giấc, tôi sẽ phải hát thêm và kể thêm nhiều câu chuyện khác nữa. Nhón chân ra khỏi phòng, tôi khép cửa và đi xuống cầu thang.

Buông mình xuống chiếc ghế tại bàn ăn, tôi chợt nhận ra từ lúc đi làm về đến giờ tôi mới có thời gian để ngồi. Vừa về đến nhà, tôi đã phải vội vã nấu cơm và dỗ cho hai đứa ăn. Tôi rửa chén trong khi mắt vẫn không rời khỏi chúng. Tôi giúp đứa lớn giải bài tập lớp hai, khen bức vẽ của đứa nhỏ và trầm trồ ngạc nhiên trước khối xếp hình Lego của nó. Dọn dẹp, tắm rửa, kể chuyện, xoa lưng, hát ru..., tất cả đã xong. Giờ đây, tôi mới có một phút nghỉ ngơi ngắn ngủi cho mình. Sự tĩnh lặng giúp tôi thanh thản, có vẻ như vậy.

Nhưng rồi cảm giác mệt mỏi, gánh nặng trách nhiệm, nỗi lo về những hóa đơn... lại ập đến. Chỉ mấy tháng trước đây, tôi vẫn còn bên cạnh một người vợ, một người bạn để chia sẻ những nỗi lo lắng trong công việc cũng như trong cuộc sống... Vậy mà giờ đây, quanh tôi chỉ có sự cô đơn mà thôi. Tôi thấy như mình đang chìm dưới hổ sâu bế tắc. Cùng một lúc, tất cả như bủa vây lấy tôi... Nỗi đau, niềm nhớ thương da diết, nỗi xót xa cho con, cho mình... xâm chiếm lòng tôi, biến thành những giọt mặn cay xè trên khóe mắt.

Bỗng nhiên, một vòng tay nhỏ nhắn từ phía sau ôm lấy tôi nhẹ nhàng. Tôi quay lại, là con trai lớn của tôi. Thằng bé nhìn tôi với vẻ mặt đầy thông cảm, yêu thương lẫn lo lắng.

Quá bối rối, tôi buột miệng:

- Cha xin lỗi, Ethan, cha không biết rằng con vẫn còn thức.

Tôi không hiểu tại sao mình nói điều đó, nhưng rất nhiều người xin lỗi khi họ khóc và tôi cũng không phải là ngoại lệ. Tôi cổ điềm tĩnh lại:

- Cha không muốn khóc, cha xin lỗi. Chỉ là tối nay cha hơi buồn thôi.

- Không sao đâu cha. Khóc không có gì là xấu cả. - Ethan thỏ thẻ.

Không thể diễn tả được nỗi vui sướng trong tôi khi đứa con trai bé bỏng nhưng thông minh và sâu sắc đã cho phép tôi được khóc. Thằng bé như nhắn nhủ với tôi rằng, tôi không cần phải lúc nào cũng tỏ ra mạnh mẽ. Nước mắt sẽ là phương thuốc hiệu nghiệm để nỗi nhức nhối trong lòng mình vơi dịu đi.

- Nhưng sao giờ này mà con còn thức, Ethan?

- Tôi thắc mắc.

- Mẹ gọi con dậy và dắt con vào đây, cha à! - Thằng bé vừa leo vào lòng tôi, vừa bình thản trả lời.

- Thật vậy sao, con? Mẹ có nói gì với con không?

- Dạ không, mẹ chỉ nhìn con mỉm cười. Nhưng cha biết không, bất cứ lúc nào con muốn, con cũng gặp được mẹ. Mẹ luôn ở bên gia đình mình đó cha.

Những lời của Ethan khiến tôi như bừng tỉnh. Cảm ơn con trai đã nhắc cho tôi điều ấy, và cảm ơn em, người vợ hiền yêu dấu của tôi.

- Nguyễn Ngân Theo Permission To Cry