Hạt Giống Tâm Hồn

Quyển 06 - Chương 01: Quà tặng từ trái tim




Người ta rất cần những món quà đến từ trái tim, đặc biệt là vào ngày lễ. Trong thế giới đầy hối hả này, việc trả tiền bằng thẻ tín dụng dễ dàng hơn nhiều so với việc tặng một món quà xuất phát từ trái tim.

Cách đây vài năm, tôi bắt đầu chuẩn bị tư tưởng cho bốn đứa con của tôi rằng, Giáng Sinh sẽ được tổ chức thật đơn giản. Nếu con bạn cũng giống con tôi, chắc bạn biết câu trả lời của chúng sẽ là: "Chắc chắn rồi, mẹ. Con đã nghe mẹ nói điều đó nhiều lần rồi!"

Tôi đã đánh mất uy tín với chúng, vì khi tôi vừa ly dị xong, tôi thường nói với chúng câu nói đó trước ngày Giáng Sinh, nhưng rồi tôi lại đi mua sắm đủ thứ. Năm nay mọi chuyện phải khác đi, nhưng chúng sẽ không tin đâu.

Trước Giáng Sinh một tuần, tôi tự hỏi thầm: "Mình có những gì để Giáng Sinh năm nay thật đặc biệt?" Trong các ngôi nhà mà chúng tôi từng sống trước khi ly dị, tôi thường nhìn thời gian ra để trang trí nội thất. Tôi biết cách sử dụng giấy dán tường, lát gạch ceramic, may màn cửa phù hợp với tấm ra giường. Nhưng trong ngôi nhà này, thời gian rất ít và tiền bạc còn ít hơn nữa. Ngoài ra, tôi không ưa ngôi nhà thuê xấu xí này - thảm màu đỏ cam, và tường màu xanh lè. Tôi không muốn chi tiền ra cho ngôi nhà này, vì tôi nghe một giọng nói vang lên trong đầu: "Chúng ta sẽ không ở đây lâu đâu".

Trong nhà, không ai bận tâm đến điều đó trừ đứa con gái Lisa. Mặc dù nó mới tám tuổi, tôi nhận thấy nó hướng về gia đình nhiều hơn ba đứa kia. Việc chuyển nhà luôn gây ra khổ tâm cho nó. Nó cảm thấy đánh mất sự an toàn của ngôi nhà cũ, và trên tất cả, nó phải bỏ lại phía sau một căn phòng ngủ trang trí thật đẹp - giấy dán tường toàn là hoa cúc - là tổ ấm đặc biệt của nó.

Đã đến lúc tôi vận dụng tài năng của mình. Tôi gọi điện đến người chồng cũ để bàn bạc về các món quà cho bọn nhỏ. Với Lisa, tôi yêu cầu anh ấy mua một tấm ra giường đặc biệt, còn tôi sẽ mua giấy dán tường phù hợp với nó.

Vào đêm trước Giáng Sinh, tôi chi ra mười lăm đôla cho một thùng son và mua thêm những tấm giấy trang trí thật đẹp. Mục đích đơn giản thôi:

Tôi sẽ sơn phết và may vá và bận bịu đủ thứ cho đến sáng ngày Giáng Sinh, để tôi không có thời gian thương xót cho bản thân vào một ngày lễ gia đình đặc biệt như vậy.

Đêm đó, tôi phát cho mỗi đứa con ba tờ giấy cùng với phong bì. Trên đầu mỗi trang giấy là dòng chữ: "Điều tôi thích về chị Mia" hoặc "Điều tôi thích về anh Kris" hoặc "Điều tôi thích về em gái Lisa" hoặc "Điều tôi thích về em trai Erik".

Bọn chúng đang ở vào lứa tuổi mười lăm, mười ba, tám và sáu. Và tôi tin rằng chúng có thể tìm thấy ít nhất là một điểm nào đó mà chúng thích về nhau. Trong lúc chúng tìm một chỗ riêng để viết cho kín đáo, tôi đi vào phòng ngủ để gói những món quà mua ở cửa hiệu.

Gói quà xong, tôi trở ra bếp, thấy chúng đã viết xong và dán kín phong bì. Chúng tôi ôm nhau, hôn nhau và chúc nhau ngủ ngon. Bọn chúng vội vã đi ngủ, riêng Lisa được phép ngủ trên giường tôi với lời hứa là không được nhìn lén vào phòng ngủ của nó cho đến buổi sáng ngày Giáng Sinh.

Tôi bắt đầu hành động. Tôi hoàn thành màn cửa, sau đó son bốn bức tường. Gần sáng thì tất cả đã xong. Tôi đứng lùi ra xa ngắm tác phẩm lao động của mình. Khoan đã - sao tôi không thêm chiếc cầu vồng và nhiều đám mây trên tường cho chúng phù hợp với tấm ra giường? Năm giờ sáng, mọi việc hầu như hoàn hảo. Quá kiệt sức, đầu óc tôi hầu như không còn nghĩ gì đến gia cảnh nghèo túng của mình nữa.

Trở về phòng ngủ của mình, tôi đứng ngắm Lisa đang nằm giang chân duỗi tay chiếm hết khoảng trống trên giường. Tôi nhẹ nhàng ẵm nó lên và mang nó về phòng ngủ của nó. Khi đặt đầu Lisa xuống chiếc gối, nó hỏi:

- Mẹ, trời sáng chưa?

- Chưa đâu cung. Con cứ tiếp tục nhắm mắt tới khi ông già Noel đến.

Tôi tỉnh dậy khi nghe lời cám ơn của Lisa:

- Chao ôi, mẹ ơi! Nó đẹp quá!

Tất cả chúng tôi rồi khỏi giường, cùng ngồi quanh gốc cây thông và mở quà. Sau đó, mỗi đứa được nhận ba phong bì. Chúng tôi đọc những dòng chữ viết trên tờ giấy, với những đôi mắt nhòa lệ và những cái mũi đỏ ửng. Cuối cùng chúng tôi đọc những lời dành cho bé Erik - út ít trong nhà - và nghĩ rằng nó sẽ không nhận được những lời lẽ hay ho đâu.

Kris viết thế này: "Điều con thích về Erik là nó không biết sợ gì cả".

Mia viết: "Điều con thích về Erik là nó có thể nói chuyện với tất cả mọi người".

Lisa lại viết: "Điều con thích về Erik là nó có thể leo cây cao hơn bất cứ ai".

Quà tặng từ trái tim đã làm nên những kỷ niệm đáng nhớ. Sau này, khi vấn đề tài chính của tôi đã vững vàng, chúng tôi có những mùa Giáng Sinh to lớn hơn, dưới cây thông có nhiều quà hơn... nhưng khi hồi tưởng về mùa Giáng Sinh yêu thích nhất, tất cả chúng tôi đều nói về ngày Giáng Sinh đó.

Tôi đặc biệt nhớ lại cảm giác bị kéo nhẹ nơi ống tay áo, rồi một bàn tay nhỏ khum khum bên tai tôi và tiếng Erik thì thầm:

- Ôi, mẹ ơi, con không hề biết là các anh chị lại thích con!

Bức tranh của Joe

Hầu hết mọi người đều biết rằng những năm đầu tiên cắp sách đến trường có thể ảnh hưởng quan trọng đến cả một đời. Chúng thường tác động đến sự thành đạt trong cuộc sống và lòng tự trọng của chúng ta. Cha mẹ của Joe cũng vậy. Họ bảo đảm cho nó một cuộc sống gia đình tràn đầy yêu thương và sự dưỡng dục tốt nhất. Nó thích thú tiếp nhận mọi hiểu biết, nó đánh vần rõ ràng bảng chữ cái và nó biết đếm đến mười. Đúng vậy, nó sẵn sàng để vào lớp một.

Joe hăng hái cắp sách đến trường. Nó thích các bạn cùng lớp và bọn chúng cũng thích nó. Nó thích cô giáo và nhận được sự khuyến khích của cô giáo lẫn của cha mẹ. Dường như tất cả các biểu hiện đều hướng đến thành công; tuy vậy, thành công lại né tránh nó.

Joe bắt đầu gặp khó khăn. Nó không thể nắm bắt được bước đi nhanh chóng ở chung quanh.

Ngay lúc nó sắp hiểu một vấn đề, cô giáo lại chuyển sang vấn đề khác hoặc bài học khác. Cuối năm lớp một, nó tụt hậu so với nhiều đứa bạn và đâm ra chán nản. Cha mẹ Joe hy vọng mùa hè sẽ giúp nó phát triển trí tuệ để năm lớp hai nó sẽ học tốt hơn.

Nhưng không phải như vậy, cuối năm lớp hai, giáo viên đề nghị nó học lại nhưng cha mẹ nó không đồng ý. Cuối năm lớp ba, Joe lại càng thua sút hơn nữa. Ông hiệu trưởng đề nghị Joe nên học lại thêm một năm. Nhưng một lần nữa, cha mẹ nó không chấp nhận.

Bắt đầu năm lớp bốn, Joe lo sợ. Nó không muốn đến trường chút nào. Nó đã phải chịu đựng cảnh đứng bét lớp trong suốt ba năm qua, tất nhiên nó không muốn cảnh đó tái diễn. Nó nghe nói lớp bốn rất khó. Đúng vậy. Nó tiếp thu bài rất vất vả, và không chỉ học vào ban ngày mà nó còn học vào tất cả các buổi tối. Nhưng nó vẫn đứng cuối lớp - cho đến một buổi chiều mưa gió dữ dội, tối đến cả bầu trời.

Các thầy cô hình như có giác quan thứ sáu về thời tiết hay sao đó. Những khái niệm khó - như phần số chẳng hạn - thường được giảng dạy vào những ngày nắng ráo và sáng sủa nhất. Ngày hôm đó đã khỏi đầu như vậy, nhưng khi cô giáo bắt đầu bài giảng, mây đen không biết từ đâu kéo đến đen kín bầu trời và trời mưa rơi như trút. Cô giáo cố gắng bắt đám học trò tập trung vào môn học, nhưng sấm chóp đã chiến thắng. Đám học trò không tập trung chú ý nên tất nhiên chúng không thể hiểu được môn toán quá khó này. Trừ một mình Joe. Nó hiểu hết. Nó giải đúng tất cả. Cô giáo vỗ lưng nó, bảo nó đi quanh lớp giải thích cho các bạn. Joe bước tung tăng khắp phòng, tươi cười sung sướng với thành quả mới xuất hiện.

Sau khi học xong giờ toán, cô giáo phát cho mỗi đứa một tờ giấy trắng. Bây giờ đến môn hội họa. Và tất cả học trò đã vẽ đúng những gì chúng nghĩ trong đầu - ngày mưa to u ám như hôm nay được chúng thể hiện thành những bức tranh với chì màu tối tăm. Trừ Joe. Nó sử dụng màu sáng - vàng, cam và đỏ. Trên trang giấy là một mặt trời to lớn, rực rỡ.

Joe bắt đầu tiến bộ và đạt kết quả khả quan trong năm lớp bốn đó. Cô giáo chủ nhiệm cũng tò mò về những thay đổi của nó. Cô giáo bắt đầu theo dõi sự tiến bộ của nó suốt những năm trung học. Tại sao ngày mưa gió tăm tối đó lại có thể thay đổi Joe? Ai biết được vào lúc nào thì một giáo viên có thể đánh thức tiềm năng của một học sinh?

Joe không đứng đầu lớp. Không nhất thiết phải như thế. Nó đã thành công và nó biết điều đó. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, Joe đăng ký vào quân đội và được gửi ra chiến đấu ở nước ngoài. Chàng trai từ biệt mọi người ra đi và không bao giờ trở lại.

Nghe tin Joe hy sinh, cô giáo lớp bốn năm xưa đến nhà chia buồn. Mẹ Joe tiếp đón và nói bà muốn cho cô xem một món đồ trong phòng Joe. Khi họ vào phòng, bà mẹ chỉ cho cô giáo xem món đồ yêu quý nhất của Joe được treo trên tường - bức tranh vẽ mặt trời rực rỡ với ba màu vàng, cam, đỏ và được đóng khung cẩn thận. Bức tranh kỷ niệm một ngày mưa gió - ngày trí thông minh của Joe chợt tỉnh giấc. Dưới bức tranh là dòng chữ in hoa chính tay Joe viết: “HÔM NAY LÀ NGÀY TA CÓ ĐƯỢC SỰ THÔNG MINH”

Món quà quý giá của bà Goldberg

Hơn 1.800 người Trung Âu gốc Do Thái đà trốn khỏi chế độ Hitler và tìm thấy nơi trú ẩn tại thành phố Thượng Hải - Trung quốc. Cha mẹ tôi và tôi có mặt trong số những người đó.

Từ nhiều năm nay, Thượng Hải là nơi nướng náu của hàng ngàn con người bị gạt ra khỏi thế giới hiện tại vì lý do này hoặc lý do khác. Giữa năm 1938 và 1939, sự xuất hiện của người châu Âu gốc Do Thái góp phần làm cho thành phố lớn trên bờ biển Trung quốc càng đông đúc thêm.

Vào lúc cha mẹ tôi biết rằng họ phải rồi khỏi nước Đức - nếu không muốn chết - thì hầu hết các nước láng giềng đều đóng cánh cửa lại với người di cư. Vượt đại dương để sang các nước phương Đông là con đường thượng sách nhất, nếu con đường này vẫn còn mở ngõ. Cha mẹ tôi quyết định ngay. Họ tìm gặp người môi giới, trao đổi bí mật, và mua được ba chiếc vé tàu thủy đi Trung quốc với lộ trình kéo dài trong vòng mười hai tiếng đồng hồ. Chúng tôi sẵn sàng tất cả, và cuối cùng chúng tôi đến nơi.

Đến Thượng Hải, chúng tôi được đón tiếp bằng một chữ thập ngoặc màu đen khổng lồ nằm trơ tráo và ngạo nghễ giữa lá cờ đỏ - trắng của Quốc Xã, được cắm cao chót vót trên đỉnh của Lãnh Sự Quán nước Đức. Có lẽ lời hứa của Adolf Hitler đã trở thành sự thật, và "cánh tay của ông ta đã vươn rộng lẫn vươn xa".

Từ giây phút đặt chân lên mảnh đất Trung quốc, chúng tôi bị cơi là những công dân không có quốc tịch - một điều kinh khủng cho những người xa lạ sống ở miền đất xa lạ. Giống như hàng ngàn kẻ di cư khác, gia đình tôi phải vật lộn để kiếm sống, và cuộc sống (nếu có thể gọi như vậy) mà cha tôi mang lại cho chúng tôi đã chấm dứt thật đột ngột khi Mỹ tuyên chiến với Nhật.

Vào ngày xảy ra biến cố Trân Châu Cảng, binh lính Nhật chiếm đóng Thượng Hải. Liên minh giữa Đức, Ý, Nhật được hình thành - phe trục - và một lần nữa, người Do Thái sống trong nom nớp lo sợ. Người Nhật ra lệnh toàn bộ dân tị nạn Do thái phải di chuyển tới một khu vực được định sẵn (khu vực tồi tệ nhất, đã có hàng ngàn người địa phương sinh sống), cho họ ít thời gian ngắn ngủi để tìm một chốn Nương thân có thể gọi là "nhà".

Điều đầu tiên tôi biết được về việc "bị tống giam" là đàn ông thường giận dữ lên để chống lại tình trạng bị giam cầm, còn phụ nữ thì ngồi xúm lại may màn cửa. Mẹ tôi cắt một cái áo ngủ để may thành tấm màn cho khung cửa sổ của căn phòng rộng 12 mét vuông - sẽ là ngôi nhà của chúng tôi trong suốt sáu năm tới.

Chúng tôi sống nướng tựa vào nhau dưới những điều kiện khắc nghiệt nhất và nhanh chóng biết cách biến chúng thành điều tốt đẹp nhất. Chung quanh chúng tôi, một số người này tốt hơn một số người khác, và giữa những người đã tạo nên một sự khác biệt trong đời con bé mười một tuổi, có bà Rosa Goldberg, một phụ nữ trung niên với thân hình phốp pháp và khuôn mặt tròn vo.

Để tìm cảm giác nhẹ nhõm giữa bầu không khí nóng bức, ngột ngạt của mùa hè dài vô tận ở Thượng Hải, Rosa Goldberg thường đặt cái ghế ba chân của bà trong bóng râm của bãi rác của chúng tôi rồi thanh thản ngồi xuống, ngắm nhìn vu vơ khắp chốn. Là người có bản tính thân thiện và dễ chịu, bà biết tên biết tuổi tất cả cư dân sống ở đây. Mỗi buổi sáng, bà đón chào chúng tôi bằng nụ cười tươi vui, và tia sáng lấp lánh trong đôi mắt nâu của bà thật ấm áp. Với tiếng Anh còn nặng giọng Do thái, bà thường gỏi đến chúng tôi những điều khuyên bảo khôn ngoan. Riêng với tôi, thông điệp của bà không bao giờ thay đổi.

Mỗi buổi sáng, khi tôi tung tăng đến gian nhà kho (đã được chuyển thành lớp học), bà thường chặn tôi lại, chìa tay ra để nắm lấy tay tôi, kéo tôi bước sát lại gần bên bà, nhìn thắng vào mặt tôi và hỏi:

-Sao? Mỗi ngày bà Goldberg đều nói gì với cháu hả?

Biết rõ trò chơi của bà, tôi lắc đầu nói khẽ: "Cháu không biết" và đứng im chờ đợi.

- Này cháu, bà Goldberg sẽ phải nói cho cháu biết một lần nữa. Bây giờ lắng nghe và nhớ kỹ điều bà sắp nói nhé. Cháu hãy đi ra ngoài và tạo nên một điều kỳ diệu cho ngày hôm nay. Thượng Đế đang bận rồi, Người không thể làm cho cháu đâu.

Khuôn mặt bà sáng bừng lên và bà thả bàn tay tôi ra. Với cái vỗ lưng nhẹ nhàng và thân thiện, bà đẩy tôi đi tiếp con đường của tôi, cho tôi một mục đích của mỗi ngày, cho tôi ý nghĩa của cuộc sống. Bà cho tôi đôi cánh để bay lên, mở to đôi mắt tôi ước một thế giới cần có điều kỳ diệu, bảo đảm với tôi rằng tôi có thể làm được công việc của Thượng Đế.

Cho tới tận giờ phút này, mỗi khi tôi bước ra khỏi nhà, tôi đều nghe tiếng nói khăn khăn của Rosa Goldberg cất lên gọi tôi, và tôi nhớ mãi câu: Đi ra ngoài và tạo nên một điều kỳ diệu cho ngày hôm nay. Thượng Đế đang bận rồi, Người không thể làm cho cháu đâu.

Chuyện của Ann

Định mệnh đến thăm tôi vào ngày 10 tháng 9 năm 1984 - và ngay lập tức cuộc sống của tôi dừng một cách đột ngột. Vào sáng thứ Hai đó, trong khi chuẩn bị đi làm, tôi nghĩ về bản thân mình là một phụ nữ độc lập và có đầy đủ mọi thứ. Tôi có nghề nghiệp, có xe hơi, có một gia đình sống sung túc, có nhiều thú vui và bè bạn. Cuộc sống của tôi đầy đủ và bận rộn.

Rồi tôi trượt ngã... và không thể cử động được...

Năm trước, từ khi bị tai nạn xe cọ, tôi cảm thấy cổ tôi không cử động thoải mái lắm, nguyên cánh tay trái càng ngày càng tê cứng. Tôi phát hiện chỉ có thể giảm bớt cơn đau ở cổ bằng cách thòng đầu ra ngoài mép giường và đu đưa. Trong buổi sáng định mệnh đó, tôi cũng làm như vậy nhưng rồi tôi trượt xuống giường, và đập xuống đất.

Khi toàn thân va mạnh vào sàn nhà, tôi cảm nhận một con đau kinh khủng. Dường như có một con dao nhọn đâm vào tủy sống, tiếp theo là cảm giác giống như bị sét đánh xuống cột sống, rồi rúng động lan tới từng đầu dây thần kinh. Rồi không còn gì hết. Không cảm giác, không cử động! Tôi nằm dưới đất trong tư thế lúc mới ngã xuống, không thể nhúc nhích. Một nhận thức kinh hoàng truyền đến bộ não của tôi: Tôi bị liệt rồi!

Ngay lập tức, sự phát hiện này khiến tôi bị sốc. Đau khổ mà tôi cảm thấy trong khoảnh khắc đó không gì khác hơn sự tuyệt vọng. Ôi Chúa ơi, không thể như thế này được!

Chưa tới mười giây, cuộc đời tôi đã thay đổi, từ một phụ nữ độc lập trở thành một con người hoàn toàn bất lực. Điện thoại réo vang cách mấy gang tay mà tôi không thể cử động để nhấc máy trả lời. Tôi cũng không thể mở miệng kêu cứu. Tôi nằm đó với biết bao sợ hãi. Đột nhiên, mọi việc đều vượt quá khả năng và tầm kiểm soát của tôi. Tôi hoàn toàn tỉnh táo và đau đớn khi nhận thức rõ tình trạng khó khăn của bản thân. Lúc đó là 7 giờ 30 sáng. Mọi người đã đi khỏi. Chỉ còn một mình tôi thôi. Không hy vọng có người về nhà trước buổi tối. Biết tôi có còn sống tới lúc ấy không?

Tôi bắt đầu tưởng tượng tiến trình này sẽ diễn ra như thế nào. Toàn bộ dây thần kinh vận động và cảm xúc đã bị hỏng, có thể cả cơ thể của tôi cũng sắp ngưng hoạt động nốt. Việc hít thở đối với tôi càng lúc càng khó khăn... cho đến khi tôi mất dần ý thức.

Đầu óc tôi nghĩ thật nhanh: Nếu mình hôn mê khi người ta phát hiện ra, và mình không thể phản đối việc duy trì sự sống bằng phương tiện máy móc, thì mọi việc sẽ ra sao? Cái chết đang lơ lửng trên đầu không đáng sợ bằng viễn cảnh phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào lòng thương hại và thiện chí của người khác. Cảm giác hãi hùng đè nặng lên tôi. Cõi lòng tràn đầy nỗi xót xa cho bản thân.

Thế rồi, từ tận sâu thẳm, một điều gì đó dâng lên giành quyền chủ động, như muốn nói: Đừng than vãn nữa! Nếu ngươi không thể lau nước mũi và chậm nước mắt, ngươi sẽ nghẹn thở mà chết. Đây không phải là lúc ngươi thương xót bản thân. Hãy dùng thời gian ít ỏi còn sót lại để sắp xếp lại mọi thứ trong lòng. A... Bây giờ thì tình cảm không thể làm gì được. Chỉ có sự hiểu biết khôn ngoan mới mang lại lợi ích. Tôi bắt đầu nhìn kỹ lại cuộc đời mình bởi vì dường như sự kết thúc đang đến gần.

Người ta chuẩn bị chết như thế nào - khi còn tỉnh? Không phải một ngày nào đó ở tuổi già, mà là lúc này, có thể chỉ trong vài giờ nữa. Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ "ăn năn thú tội" như tôi từng được dạy khi còn nhỏ, cầu xin được tha thứ cho những hành vi sai trái của tôi.

Sau khi điểm lại đời mình, tôi cảm thấy tâm tư nhẹ nhõm làm sao. Tôi biết đời mình thật phong phú với nhiều kinh nghiệm có ý nghĩa. Một số rất vui, nhưng phần nhiều là đau buồn. Tuy nhiên, đó là một cuộc đời đầy ắp sự kiện quan trọng, với nhiều thách thức và nhiều cơ hội cho sự phát triển tâm hồn. Tôi có thể tha thứ cho các khuyết điểm to lớn của mình trước đây.

Tôi bắt đầu thầm nói lời từ biệt. Đây là điều quá đau lòng. Tôi đã gắn bó với những người tôi yêu. Với tình cảm sâu đậm, tôi lặng lẽ chia tay những người thân thiết nhất. Tôi ngạc nhiên khi nhận ra sao có nhiều người ảnh hưởng đến cuộc đời tôi như vậy. Tôi bắt đầu hiểu về mối tương quan lẫn nhau giữa tôi với họ. Vào giây phút đó, tôi cảm thấy mình dễ dàng yêu thương toàn thế giới này, cùng tất cả mọi người sống trên đó.

Bềnh bồng trên ngọn sóng yêu thương và chấp nhận, cảm giác của tôi là thế này: Đó là một cuộc đời tốt đẹp. Cảm giác tê cứng và hôn mê chiếm ngự tôi. Đầu óc tôi thanh thản hơn bao giờ hết. Mọi sợ hãi về cái chết đã biến mất. Có lẽ giờ này mặt trời đang lên cao. Hơi thở tôi yếu dần và nặng nhọc. Tôi chờ đón tử thần đến với mình. ý nghĩ cuối cùng của tôi là: Lạy Đức Chúa Trời, con xin giao phó linh hồn con vào tay người.

Diễn biến của mấy tuần tiếp theo hầu như tôi không thể nhớ được. Sau này tôi nghe nói, các đồng nghiệp đã cảnh giác hỏi thăm nhau khi không thấy tôi đến vào sáng thứ Hai hôm đó. Họ liên lạc với chị tôi và chị ấy cũng cảm thấy một điều gì bất ổn. Khoảng trưa hôm đó chị phát hiện ra tôi. Mấy ngày đầu tiên, tôi được nằm trong phòng săn sóc đặc biệt, tình trạng rất nguy kịch. Sau đó, tôi được chuyển sang khoa phục hồi thần kinh.

Một chuyển biến lớn xảy ra trong suốt sáu tháng tôi nằm yên bất động. Tâm trí tôi thường xuyên trượt vào một chiều hướng ý thức khác. Rồi tôi thức tỉnh với sự biết ơn về cuộc sống và cảm nhận được mục đích sống. Tuy nhiên, vẫn có một điều gì đó để tôi làm - một điều rất khác biệt với những gì tôi đã làm trước đây - một điều tôi có thể làm trên chiếc xe lăn, nếu cần.

Hai năm tiếp theo dành cho việc phục hồi sức khỏe. Qua hồ sơ bệnh án, tôi biết mình không thể lật được một trang sách, cầm bàn chải đánh răng, nhấn nút điện thoại, hoặc tự thực hiện việc ăn uống. Chân tôi không thể mang nổi thân mình. Và tôi sống được nhờ một ống thông.

Sau nhiều tháng áp dụng vật lý trị liệu, ổn định cột sống, phục hồi cơ thể, những phương cách trị bệnh kết hợp sự nâng đỡ đầy tình thương của những người đồng cảm, tôi hồi phục nhanh hơn cả những chẩn đoán lạc quan nhất. Có thể thấy rõ điều này qua sự thăm viếng của bác sĩ phòng cấp cứu. Bà ấy nói:

- Tôi đã xem qua hồ sơ của cô, và tôi thấy cô hồi phục thật đáng kinh ngạc, kể từ tai nạn cách đây hai năm. Cô có thể trả lời vài câu cho thoả mãn sự tò mò của tôi được không? Khi cô được đưa đến phòng cấp cứu trong tình trạng chấn thương tủy sống. Chúng tôi chỉ có thể làm mỗi một việc là giữ người cô bất động và cố định xương sống đúng vị trí. Còn lành bệnh hay không là tùy cô. Cô đã làm thế nào đạt kết quả tốt như vậy?

Tôi kể cho bà ấy nghe những gì trải qua trong lòng tôi. Chỉ còn một ít sức lực, tôi biết mình không được hoang phí một chút nào. Tôi biết mình phải tìm kiếm điều gì cốt lõi và có ý nghĩa. Tôi học được cách chấp nhận, cách lắng nghe, và cách sống. Cuộc chạm trán với tử thần là một tiếng kêu thức tỉnh trước cuộc đời tôi.

Điều đó liên quan gì tới việc hồi phục cơ thể? Có chứ! Mọi thứ! Tôi trở nên cỏi mở hơn và dễ dàng chấp nhận thiện chí cùng lòng trắc ẩn của người khác. Cùng với thuốc chữa bệnh thông thường, tôi cũng dùng thêm các phương pháp chữa trị hỗ trợ, từ việc châm cứu cho đến món cháo gà. Giờ đây, tôi có thể tư vấn cho những ai cần đến sự nâng đỡ vẻ mặt tinh thần.

Qua việc làm đó, tôi khuyến khích những người bình thường hãy sống một cuộc sống cao đẹp hơn. Chiếc xe lăn là một vật của quá khứ. Hầu như tôi quên hết mọi thách thức còn lại về thể chất, vì cuộc đời của tôi bắt đầu phong phú hơn và sâu sắc hơn. Những gì được xem là thất bại với nhiều người thì nó chỉ là một chướng ngại vật - mà Thượng Đế biết rằng tôi có thể vượt qua.