Lòng can đảm giúp chúng ta chống lại nỗi sợ hãi tĩm cách khống chế nó, chứ không phải giúp chúng ta chối bỏ sự tồn tại của nó.
- Mark Twain
“Cuộc đời gần như là hoàn hảo!”, tôi tự nhủ và cám ơn số phận đã rất ưu ái với tôi. Quả thật tôi đã và đang đứng trên đỉnh cao của danh vọng. Hơn một năm qua, tôi là ngôi sao trong một vở nhạc kịch ăn khách của sân khấu Paris trắng lệ. Tôi được giao vai trong bốn vở nhạc kịch của một hãng phim nổi tiếng. Và hơn hết, tôi có rất nhiều bạn tốt, những người tôi vẫn thường xuyên gặp gỡ chuyện trò.
Lúc đó là năm 1922. Tôi đã không hiểu vì sao mà bao nhiêu may mắn lại nhanh chóng từ biệt tôi như vậy.
Sau này, ôn lại những gì đã xảy ra tại rạp Les Bougges Parisiens vào buổi tối hôm ấy, tôi nhận thấy đã có những dấu hiệu cảnh báo trước đó. Trong nhiều tháng trời, tôi đã làm việc quá sức, lại thiếu ngủ thường xuyên. Đôi khi, tôi cảm thấy mình như người kiệt sức - đầu óc nặng trịch, bao hứng khỏi tan biến đi đâu hết cả. Thế mà tôi chẳng hề lưu tâm. “Chắc chỉ mệt mỏi chốc lát thôi”, tôi tự nhủ, rồi lại bước ra sân khấu, tự ép mình diễn thật hay đúng như những gì khán giả mong đợi.
Tuy nhiên, tối hôm ấy sự việc không diễn ra bình thường như mọi tối. Trước đó, vào bữa trưa kéo dài hàng giờ với bạn bè, tôi đã ngu ngốc đắm mình trong rượu ngon và ních thật căng bụng. Tôi tranh thủ chợp mắt vài phút với hy vọng sẽ tỉnh táo lại trước giờ diễn. Thế nhưng khi đến rạp hát, đầu tôi cứ phừng phừng như bốc lửa. Trước đây tôi chưa bao giờ rơi vào tình trạng xây xẩm như thế này. Tôi cố gắng xua tan nó khi chờ nghe gọi đến lớp diễn của mình. Dù vậy khi nghe gọi, những lời này như đến từ một nơi xa xăm nào đó. Tôi bước ra sân khấu, xương lên lời thoại quen thuộc của vai tôi diễn. Nhưng rõ ràng có điều gì đó không ổn. Tôi có thể nhận thấy điều đó qua ánh mắt của người bạn diễn.
Khi tôi hát tiếp đoạn thứ hai, sự ngạc nhiên trong tôi đã chuyển thành lời báo động và tôi kinh hoàng nhận ra rằng mình đã hát nhầm lời của cảnh ba thay vì cảnh một! Tôi cố gắng hết sức lấy lại bình tĩnh nhưng vô vọng. Đầu tôi lúc ấy đột nhiên rối tung. Tôi như kẻ mất hồn.
Người bạn diễn hát đỡ lời tôi một cách khéo léo, anh ấy thầm thì nhắc tôi những chữ đầu của mỗi đoạn tôi phải hát và cứ thế, những người khác cũng lần lượt nhắc tôi trong những cảnh sau. Buổi diễn tối hôm đó đã kết thúc mà chỉ những người ở sau cánh gà mới biết chuyện gì đã xảy ra.
Sau buổi diễn, các bạn đồng nghiệp cười xòa và an ủi tôi rằng đó chỉ là sự bất ổn nhất thời. Tôi cũng muốn tin như vậy, nhưng tôi đã thật sự hoảng loạn. Điều gì sẽ đến nếu sự cố tối nay chỉ là một sự mở đầu? Một diễn viên kịch không nhớ nổi lời thoại của mình - điều này có nghĩa là sự nghiệp tiêu tan. Một dấu chấm hết cho một nghề nghiệp đã đưa tôi thoát khỏi những quán café tồi tàn ở Montmartre - nơi tôi đã phải hát để kiếm sống qua ngày - để đến những rạp hát sang trọng nhất của Paris trắng lệ kèm với tiền thù lao hàng ngàn đô-la mỗi tuần.
Ngày hôm sau, tôi đọc đi đọc lại lời thoại của mình, ôn lại từng câu ca, lời hát mà tôi đã thuộc làu cả năm qua. Nhưng đến tối, nỗi kinh hoàng quay trở lại và đi kèm theo nó là cơn ác mộng đeo đẳng tôi nhiều tháng liền. Đứng trên sân khấu, tôi thấy mình không tài nào tập trung được vào lời thoại phải nói lúc ấy mà đầu óc cứ mải chạy theo những lời thoại của một vài cảnh sắp tới và cố gắng chuẩn bị để nói những lời này. Tôi hết ngập ngừng thì lại nói lắp bắp. Sự thoải mái, tự nhiên đã giúp tôi trở thành diễn viên danh tiếng chạy đi đâu mất. Rồi tôi thấy xây xẩm mặt mày, sàn diễn và mọi vật như quay vòng trước mắt tôi. Tôi thực sự sợ hãi nghĩ đến cảnh mình ngã gục ngay trên sàn diễn.
Tôi đi khám hết bác sĩ này đến chuyên gia khác. “Suy nhược thần kinh”, họ nói rồi chích thuốc, dùng điện từ xoa bóp cho tôi, bắt tôi theo chế độ ăn kiêng đặc biệt. Nhưng tất cả đều vô hiệu. Người ta bắt đầu bàn tán xôn xao rằng sự nghiệp diễn viên của tôi đang trượt dốc. Tôi cố tránh gặp bạn bè vì tôi chắc họ cũng đã biết tình trạng bất ổn của tôi.
Nhưng khi tình trạng đầu óc choáng váng xảy ra thường xuyên hơn, tôi biết rõ ràng sự suy sụp thần kinh là không thể tránh khỏi. Và nó đã đến thật. Lúc đó, mọi thứ với tôi thế là hết. Cả thế giới trước mắt tôi sụp đổ tan tành.
Bác sĩ yêu cầu tôi đi nghỉ tại một khu điều dưỡng ở Saujon, một ngôi làng nhỏ bé ở miền tây nam nước Pháp. “Thế giới của Maurice Chevalier đã vỡ vụn”, tôi thở dài, “và chẳng còn nơi nào có thể hàn gắn lại những mảnh vỡ ấy nữa”.
Tuy nhiên, lúc đó tôi đã không thể ngờ đến sự tinh tường và lòng nhẫn nại của vị bác sĩ già tài giỏi tại Saujon. Đọc xong hồ sơ bệnh án của tôi, bác sĩ Robert Dubơis vạch ra một phương án điều trị đơn giản chỉ bằng nghỉ ngoi và thư giãn.
- Sẽ chẳng ăn thua gì đâu, - tôi uể oải nói, - tôi hết thời rồi.
Nhưng rồi trong nhiều tuần sau đó, theo lời bác sĩ, tôi thả bộ một mình dọc theo những con đường làng do ông vạch ra. Và dần dần tôi tìm thấy những nét yên bình trong vẻ đẹp của thiên nhiên; sự yên bình vẫn luôn tồn tại trong tôi mà tôi đã quên bẵng đi. Rồi cũng đến một ngày, bác sĩ Dubơis khẳng định với tôi rằng thần kinh của tôi đã bình phục hoàn toàn. Tôi rất muốn tin ông nhưng trong lòng còn ngờ vực. Giờ đây sự hoảng loạn trong tôi không còn nữa nhưng tôi vẫn thấy mình chưa đủ tự tin.
Một buổi chiều, bác sĩ Dubơis đề nghị tôi trình diễn giúp vui cho một nhóm người nhân ngày hội làng. Cứ nghĩ đến chuyện phải đối mặt với khán giả - bất cứ khán giả nào - là tôi thấy đầu óc mình trở nên mụ mẫm. Tôi vội vàng từ chối lời đề nghị đó.
- Tôi biết cô có thể làm được, Maurice, - bác sĩ nói, - và cô phải chứng tỏ điều này cho chính bản thân cô. Đây là cơ hội tốt để cô khởi đầu đấy!
Tôi thấy thật kinh hãi.
- Có gì bảo đảm là tâm trí tôi sẽ không rối tung lên như trước?
- Chẳng có điều gì bảo đảm cho cô cả. - Bác sĩ Dubơis chậm rãi nói, và ông tiếp tục với một câu nói mà đến hôm nay tôi vẫn nghe thấy văng vẳng bên tai mình như ba mươi năm trước - Đừng sợ phải đối mặt với nỗi sợ hãi!
Mãi đến khi ông giải thích, tôi mới hiểu hết ý câu nói đó của ông.
- Cô sợ lại phải bước lên sân khấu, do đó cô tự nói với mình thế là hết. Nhưng sợ hãi không bao giờ là nguyên nhân rời bỏ sàn diễn của cô cả; nó chỉ là một cái cớ mà thôi. Khi một người dũng cảm gặp phải nỗi sợ hãi, anh ta thừa nhận sự tồn tại của nó - và rồi vững bước vượt qua mà không còn lưu tâm đến nó nữa.
Ông dừng lại ở đó và đợi câu trả lời của tôi. Mãi một lúc lâu sau, tôi mới cất tiếng.
- Tôi sẽ thử xem!
Tôi quay về phòng mà tim đập loạn xạ khi nghĩ đến những gì đang chờ đón tôi phía trước. Trong những ngày kế tiếp, tôi trải qua những giờ phút căng thẳng hồi hộp khi cứ nhai đi nhai lại lời bài hát mà tôi sẽ trình diễn. Rồi thử thách cuối cùng đã đến - tôi đứng sau cánh gà của một sân khấu nhỏ đợi đến lượt mình ra diễn.
Ngay tức thời, nỗi sợ hãi lại vây lấy tôi, bất giác tôi muốn quay lưng và bỏ chạy thật nhanh. Nhưng từng lời nói của vị bác sĩ cứ vọng mãi bên tai tôi: “Đừng sợ phải đối mặt với nỗi sợ hãi!”. Và đúng lúc đó, dàn nhạc nghiệp dư của làng trỗi nhạc ra hiệu đã đến phần biểu diễn của tôi. Tôi bước ra sân khấu và bắt đầu cất tiếng hát.
Mỗi một lời tôi hát, mỗi một câu tôi ca tối hôm đó là cả một sự cố gắng đến khổ sở. Nhưng lần này, trí nhớ đã không chơi khăm tôi nữa. Khi bước xuống khỏi sân khấu trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt, tôi cảm thấy niềm vui chiến thắng nâng bổng mình lên. Tối hôm đó, tôi đã không át đi được nỗi sợ hãi; đơn giản, tôi chỉ thừa nhận sự có mặt của nó và rồi tiếp tục công việc của mình mà không lưu tâm đến nó nữa. Biện pháp đó thật hữu hiệu.
Rốt cuộc tôi đã nhìn thấy con đường giúp tôi quay lại với sự nghiệp của mình. Tôi tự nhủ, có thể tôi sẽ chẳng bao giờ lấy lại sự tự tin mà mình hằng có, bởi điều gì đã xảy ra một lần bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra lần nữa. Nhưng giờ đây tôi có thể sống cùng với nó, và tôi quyết tâm chứng tỏ mình sống chung được với nó.
Con đường quay lại Paris thật không dễ dàng chút nào. Tôi chọn Melum, một thành phố nhỏ cách thủ đô vài dặm làm nơi khỏi nghiệp trở lại. Tôi đến một rạp hát nhỏ và xin gặp người chủ rạp. Ông ta giật mình và ngạc nhiên nhìn tôi, và khi tôi đề nghị được hát với một số tiền thù lao nhỏ nhoi, ông nghĩ rằng tôi đang đùa. Nhưng tôi thuyết phục rằng tôi muốn nhờ ông giúp tôi trở lại sàn diễn, ông mới gật đầu ưng thuận. Và cứ theo cách này, tôi lại bắt đầu những buổi biểu diễn của mình hết thành phố này đến thành phố khác. Mỗi buổi biểu diễn là một cuộc đấu tranh đau đớn và khổ sở trong tâm trí tôi.
“Vậy là mình vẫn còn sợ à?”, cứ mỗi lần như thế tôi lại thì thầm với mình, “Thế thì đã sao?”.
Cuối cùng, tôi tiếp tục lẩm bẩm những lời này khi đứng chờ lớp diễn của mình tại một hí viện lộng lẫy, mới xây dimg ở Paris, sẵn sàng đối mặt với khán giả thủ đô. Tối hôm ấy khi màn sân khấu hạ xuống cũng là lúc một chân trời mới mở ra trước mắt tôi. Tôi cúi chào liên tục trong tiếng vỗ tay vang dội cả hí viện rộng lớn. Thành công, sự thành công mà tôi đã từng có và từng mất, giờ đây đã quay trở lại với tôi.
Từ buổi tối hôm ấy và cho đến mãi bốn thập ký sau đó, tôi đã tiếp tục công việc mà tôi yêu thích - mang tiếng hát đến cho khán giả ở khắp đất nước. Trong suốt thời gian đó, tôi cũng đã trải qua nhiều khoảnh khắc sợ hãi, và đúng như lời người bác sĩ già tài ba ở Saujon đã nói: “Chẳng có điều gì bảo đảm cho cô cả”. Nhưng cảm giác đe dọa đó không bao giờ còn có thể khiến tôi từ bỏ sự nghiệp ca hát nữa.
Đã bao lần trên đường đời, chúng ta đã để nỗi sợ hãi biến thành chướng ngại vật ngăn trở bước tiến của mình? Chúng ta thấy được điều mình mong muốn đang ở phía trước, nhưng thay vì thừa nhận nỗi lo sợ vẫn hiện hữu trong lòng nhưng chúng ta vẫn sẵn sàng tiến bước, chúng ta lại luôn viện mọi lý do để rồi cuối cùng ngán ngại và quay lùi cam chịu thất bại.
Chính kinh nghiệm bản thân đã dạy tôi rằng: Nếu chúng ta cứ mong đợi một khoảnh khắc tuyệt hảo, khi mà mọi chuyện được bảo đảm tuyệt đối an toàn và chắc chắn, thì giây phút đó sẽ không bao giờ tới. Và khi đó, những ngọn núi cao sẽ không còn ai chinh phục, những cuộc tranh đua không có người chiến thắng và hạnh phúc vĩnh cửu sẽ chẳng đến với ai.
Tấm huy chương vàng
Bạnnhậnđược sức mạnh, lòng can đảm và sự tự tin từ bất kỳ trải nghiệm nào khiến bạn đau khổ và sợ hãi. Bạn có thể tự nhủ rằng: “Tôi đã vượt qua. Giờ đây, tôi sẵn sàng đón nhận những điều kế tiếp”.
- Eleanor Roosevelt
Có một lần vào mùa xuân năm 1995, tôi đã được mời phát biểu tại một trường phổ thông trung học. Khi buổi lễ kết thúc, ông hiệu trưởng ngỏ ý mời tôi đến thăm một học sinh đặc biệt. Cậu bé bị bệnh phải nằm liệt giường, nhưng cậu ấy rất muốn được gặp tôi. Ông hiệu trưởng bảo rằng điều đó sẽ có ý nghĩa lớn lao đối với cậu ấy. Tôi đã đồng ý.
Trong quãng thời gian lái xe chín dặm đường đến nhà Matthew, tên cậu học sinh ấy, tôi đã biết được đôi điều về cậu. Cậu bị mắc bệnh teo cơ. Khi mới chào đời, các bác sĩ đã cho cha mẹ cậu biết rằng cậu sẽ không sống được đến 5 tuổi, sau đó họ lại bảo cậu chẳng được dự sinh nhật thứ mười. Giờ cậu bé đã 13 tuổi, và theo những gì tôi được nghe kể thì cậu quả là một người dũng cảm thật sự. Cậu bé muốn gặp tôi vì tôi là một lực sĩ cử tạ đạt huy chương vàng, tôi biết cách vượt qua những chướng ngại khó khăn, điều mà bao người mơ ước.
Tôi đã trò chuyện với Matthew hơn một tiếng đồng hồ. Chưa một lần nào cậu than thở về cảnh ngộ của mình. Cậu toàn nói về chiến thắng, sự thành công và việc thực hiện những giấc mơ của mình. Cậu không đề cập gì đến việc các bạn cùng lớp đã chế giễu cậu vì sự khác biệt của cậu; cậu chỉ nói về những hy vọng trong tương lai và mong rằng một ngày nào đó cậu muốn cử tạ cùng với tôi.
Khi chia tay cậu bé, tôi lấy trong cặp của mình chiếc huy chương vàng đầu tiên mà tôi đã giành được trong môn cử tạ rồi đeo vào cổ cậu bé. Tôi bảo cậu rằng cậu còn hơn cả một người chiến thắng và cậu hiểu về sự thành công cũng như biết cách vượt qua mọi trở ngại còn hơn cả tôi nữa. Cậu bé nhìn chiếc huy chương một lúc rồi trao lại cho tôi. Cậu nói:
- Rick ạ, anh là nhà vô địch. Anh đã giành được chiếc huy chương này. Một ngày nào đó, khi em tham dự Thế vận hội và giành huy chương vàng của em, em sẽ cho anh xem.
Mùa hè năm ngoái tôi nhận được thư của cha mẹ Matthew. Họ báo tin Matthew đã qua đời. Họ muốn tôi đọc lá thư mà cậu bé đã viết cho tôi cách đó vài ngày:
“Rick thân yêu!
Mẹ bảo em nên viết thư cám ơn anh về bức tranh tinh tế mà anh đã gởi cho em. Em cũng muốn báo cho anh biết các bác sĩ bảo em chẳng còn sống được bao lâu nữa. Càng ngày em càng thấy khó thở và rất dễ mệt, nhưng em vẫn cố hết sức để mỉm cười. Em biết mình sẽ không bao giờ khỏe mạnh được như anh và chúng ta sẽ không bao giờ có thể cùng nhau nâng những quả tạ nữa.
Em mong muốn một ngày nào đó mình sẽ tham dự Thế vận hội và sẽ giành một chiếc huy chương vàng. Giờ thì em biết mình sẽ không bao giờ đạt được điều đó. Nhưng em biết em là một nhà vô địch, và có lẽ Thượng Đế cũng biết điều đó. Người biết em không phải là một kẻ chịu đầu hàng, và khi em lên Thiên đàng, Người sẽ trao cho em chiếc huy chương vàng của em. Khi nào anh đến đây, em sẽ cho anh xem nó.
Cám ơn vì tình Cảm ơn đã dành cho em.
Người em, người bạn của anh,
Matthew”
Sức sống mãnh liệt
Sự yếu đuối trong tính cách mới là khuyết điểm duy nhất không thểthay đổi.
- Francois de La Rochefoucald
Lần đầu tiên tôi thấy con Khói là khi nó đang ở trong đống lửa! Một lần cùng ba đứa con nhỏ của mình đến bãi rác nằm ngoài thị trấn để đốt rác như thường lệ, tôi phát hiện nó bị vùi trong một đống gạch đang cháy âm ỉ. Khi ấy, nó là một chú mèo nhỏ xíu, toàn thân năm đen như than đang cố hết sức bình sinh bò về phía chúng tôi.
- Con sẽ cứu nó! - Thằng bé Scott con tôi la lên.
Khi Scott bước tới bọc con mèo cẩn thận trong chiếc khăn rằn của tôi, tôi tự hỏi tại sao con mèo không kêu la khi bị chạm đến những chỗ đau như vậy. Sau này, chúng tôi mới phát hiện lưõi của nó cũng bị bỏng nặng.
Chúng tôi mang con mèo về nông trại. Trong lúc bốn mẹ con đang chăm sóc cho nó thì chồng tôi, Jim, trở về nhà sau một ngày dài sửa hàng rào mệt lử. Anh chẳng ngạc nhiên gì khi trông thấy nó, vì đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi đón chào Jim về nhà bằng một con thú bị thương. Dù ngoài miệng lúc nào cũng càu nhàu bực bội nhưng trong lòng Jim cũng không nỡ nhìn thấy chúng đau đớn. Vì thế, anh thường giúp chúng tôi làm chuồng, lo chỗ nằm, làm rào và thanh nẹp chân cho những con chồn, thỏ và mấy chú chim bị thương mà chúng tôi đem về. Tuy nhiên, lần này thì khác. Đây là một con mèo, mà Jim thì chẳng thích mèo tí nào.
Chẳng những thế, con mèo này lại không bình thường. Trên thân thể nó, những chỗ đáng lẽ được phủ lông mượt giờ chỉ toàn là vết bỏng. Đôi tai của nó không còn và chiếc đuôi thì bị cháy đến lộ cả xương. Các dấu chân nhỏ bé có thể vẫn thường in trên mui những chiếc xe hơi hay xe tải đầy bụi thì nay cũng không còn đúng hình dạng của chúng nữa. Nó hầu như chẳng còn có nét gì của một con mèo - ngoài đôi mắt to xanh thẳm cầu xin sự giúp đỡ.
Thế là chúng tôi chữa trị vết thương cho nó cẩn thận. Chúng tôi còn đặt tên cho nó là Khói để ký niệm lần đầu tìm thấy nó.
Sau ba tuần, chúng tôi có thể bôi thuốc mỡ chữa bỏng cho con Khói, khiến toàn thân nó trở thành một khối màu xanh lạ kỳ. Đuôi nó thì đã gãy lìa, và bộ lông mượt mà đầy hãnh diện của loài mèo cũng chẳng còn một sợi nào - nhưng cả tôi lẫn bọn trẻ đều “ngưỡng mộ” nó.
Nhưng Jim lại không như vậy. Thế nên, Khói cũng chẳng quý anh. Tại sao ư? Vì anh có thứ dụng cụ mồi ống điếu gồm diêm quẹt và cái đèn khi đốt cháy bập bùng. Mỗi lần anh đốt chiếc đèn này lên, con Khói lại trở nên hoảng sợ và quáng quàng bỏ chạy - có lần nó còn làm đổ cả tách cà phê và chiếc đèn của anh trước khi chạy biến vào ống thông gió trong căn phòng ngủ dự phòng.
- Tại sao mày chẳng để tao yên tí nào thế này? - Jim rên rỉ.
Tuy vậy càng ngày con Khói càng quen dần với cái ống điếu và chủ nhân của nó hơn. Nó nằm trên chiếc tràng ký và nhìn trừng trừng vào Jim khi anh hút ống điếu và phà khói thuốc ra. Một hôm, Jim nhìn tôi cười khúc khích.
- Cái con mèo chết tiệt này, nó làm anh thấy tội lỗi quá!
Cuối năm đầu tiên, con Khói trông vẫn còn thảm hại, chẳng khác cái giẻ rách là mấy. Còn thằng Scott nhà tôi lại trở nên nổi tiếng trong đám bạn vì có một con mèo xấu nhất nước - mà cũng có thể là xấu nhất trần đời.
Dần dần và cũng hết sức lạ lùng, Jim trở thành người mà con Khói quan tâm nhất. Và chẳng lâu sau, tôi nhận thấy một sự thay đổi ở Jim. Giờ đây, ít khi anh hút thuốc trong nhà, và vào một tối mùa đông nọ, tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy anh ngồi trên ghế với con mèo nhỏ xấu xí đang nằm cuộn trong lòng anh. Trước khi tôi kịp lên tiếng thì anh đã lầm bầm, nói cộc lốc như để phần trần.
- Em biết không, có lẽ nó lạnh, nó không có lông mà.
Nhưng, tôi nhớ lại, cái con Khói này thích cái lạnh lắm mà! Chẳng phải nó đã ngủ ngay trước ống thông gió và trên sàn lót ván lạnh ngắt đấy ư?
Có lẽ Jim đã bắt đầu thấy thích con vật kỳ dị này rồi!
Không phải ai cũng đều chia sẻ tình cảm mà chúng tôi dành cho Khói, nhất là những ngưòl chưa bao giờ trông thấy nó. Lời đồn đại đến tai một nhóm tự nhận rằng mình là những người bảo vệ thú, và một bữa, một phụ nữ trong nhóm họ đã đến gõ cửa nhà chúng tôi. Họ nghĩ rằng chính chúng tôi đã bạc đãi con Khói. Nhưng khi tận mắt trông thấy dáng vẻ “uy nghi” trần trụi của con Khói được phóng đại gấp 10 lần đang nấp đằng sau bể nuôi cá nhà tôi và đang trừng mắt nhìn vào vị khách thì bà ta đã thay đổi cách nghĩ và nhanh chóng cáo từ.
Sang năm thứ hai, một điều kỳ diệu xảy ra. Lông con Khói bắt đầu mọc lại. Những sợi lông trắng bé xíu, mềm mại và đẹp hơn cả lông của các chú gà tơ dần dần mọc dài hơn biến con mèo bé nhỏ xấu xí của chúng tôi thành một làn khói mỏng.
Jim ngày càng thích làm bạn với con Khói. Có lúc Jim còn ôm nó theo khi anh ra ngoài thăm đàn gia súc, ghì sát nó vào chiếc quần vải bông của anh.
Ngày Khói cùng Jim đi kiếm một con bé bị lạc cũng là ngày nó tròn ba tuổi. Cuộc lùng kiếm kéo dài trong nhiều giờ liền, và cứ mỗi lần dừng lại và bước ra khỏi xe phóng mắt tìm kiếm, Jim luôn để cửa xe mở. Bên ngoài là những cánh đồng nứt nẻ đầy những đám cỏ khô. Xa xa phía chân trời báo hiệu một cơn bão sắp đến, vậy mà vẫn không thấy dáng con bé đâu. Cảm thấy chán ngán và không chút suy nghĩ, Jim thò tay vào túi lấy hộp diêm và quẹt lên. Một tia lửa bắn xuống mặt đất và trong vài giây, cánh đồng bốc cháy.
Lòng rối bòi, Jim chẳng còn tâm trí nào nghĩ đến con mèo. Chỉ sau khi dập tắt đám cháy và tìm ra con bé, anh mới quay về và chợt nhớ:
- Con Khói đâu rồi! - Jim la lên - Chắc nó đã nhảy ra khỏi xe? Hay là nó đã về nhà.
Không phải! Chúng tôi đều biết con Khói không bao giờ có thể tìm đường về nhà từ một nơi cách xa đến hai dặm. Trời bắt đầu đổ mưa khiến sự việc càng thêm rắc rối. Mưa nặng hạt đến nỗi chúng tôi không thể nào ra ngoài tìm kiếm nó.
Jim trở nên quẫn trí và tự đổ lỗi cho mình. Chúng tôi bỏ cả ngày hôm sau để tìm kiếm, vừa mong nó cất tiếng kêu để chúng tôi biết mà tìm đến, vừa hiểu là nó khó có thể sống sót nếu gặp phải thú dữ. Nhưng rốt cuộc cũng chẳng ích gì!
Hai tuần sau, vẫn không thấy con Khói về nhà. Chúng tôi e rằng nó đã chết đâu đó rồi vì khi mùa mưa bắt đầu thì cũng là lúc bầy diều hâu, chó sói và lũ chó hoang đi kiếm thức ăn.
Sau đó khu vực chúng tôi lại bị một cơn mưa bão lớn chưa từng thấy ập đến. Nước từ trên trời như trút hết xuống nơi đây. Đến sáng, nước lũ phủ kín hàng dặm, khiến cho muông thú và trâu bò phải trồi dạt đến các đảo nằm rải rác ở các nơi cao hơn. Những con thỏ, gấu trúc, sáo và chuột sa mạc sợ hãi chờ nước rút bớt trong khi Jim và Scott bì bõm lội nước đưa đàn bê khát sữa về với mẹ của chúng an toàn.
Trong lúc tôi cùng các con gái đang chăm chú quan sát thì đột nhiên Jaymee la lên:
- Ba ơi! Có một con thỏ nhỏ xíu tội nghiệp nằm kia kìa. Ba cứu nó được không?
Jim lội đến chỗ con vật nằm, khi đưa tay ra định bế sinh vật bé nhỏ ấy lên, anh bỗng giật bắn mình lùi lại như thể đang hoảng sợ. Anh la lên:
- Không thể tin nổi. Chính là con Khói! - Giọng anh vỡ ra - Ôi! Con Khói bé bỏng tội nghiệp!
Mắt tôi ứa lệ khi con mèo bé nhỏ thảm hại từ từ bò vào đôi tay dang rộng của Jim, người mà nó đã mỗi lúc mỗi dành nhiều tình cảm quý mến hơn. Anh ôm chặt cơ thể đang run rẩy của nó vào ngực, thủ thỉ những lời êm ái rồi nhẹ nhàng lau sạch bùn trên mặt nó. Suốt thời gian đó, con mèo dán chặt đôi mắt xanh vào anh với sự cảm thông không thành lời. Jim đã được tha thứ.
Khói lại về nhà. Nhìn nó ngoan ngoãn để chúng tôi chăm sóc, trong lòng chúng tôi thấy vui hơn vì nó dường như đã khỏe lên.
Nhưng con Khói chưa bao giờ thật sự khỏe mạnh. Một buổi sáng khi nó vừa tròn bốn tuổi, chúng tôi thấy nó nằm rũ trong chiếc ghế của Jim. Tim nó đã ngừng đập.
Khi tôi bọc thân thể nhỏ xíu ấy trong chiếc khăn quàng cổ màu đỏ của Jim và đặt nó vào chiếc hộp đựng giày của lũ trẻ, tôi nghĩ về nhiều thứ mà chú mèo yêu quý đã dạy chúng tôi: lòng tin cậy, sự thương yêu và tinh thần đấu tranh với những điều lạ thường dù tất cả mọi người xung quanh cho rằng bạn không thể thắng. Nó nhắc nhở chúng tôi rằng không phải bề ngoài - mà chính những gì nằm sâu trong trái tim chúng ta - mới là điều đáng quý.