Cuối tháng tư năm Kiến An thứ năm. Tào Tháo ở dốc núi phía nam Bạch Mã lấy ít thắng nhiều, bắt đại tướng của Viên Thiệu là Văn Sú.
Trong lịch sử, từng ghi lại câu chuyện Quan Vũ chém Nhan Lương giết Văn Sú. Nhưng đây là Tam Quốc Diễn Nghĩa là tác phẩm nghệ thuật của La Quán Trung. Đúng là Quan Vũ từng chém chết Nhan Lương nhưng Văn Sú ở dốc núi nam bị Tào Tháo phục kích, chết trong loạn quân. Chỉ có điều bây giờ, Nhan Lương, Văn Sú đều bị Tào Tháo bắt sống, trở thành tù binh. Nếu Lưu Sấm biết được cũng không biết là nên phải cảm thán thế nào, lịch sử đã phát sinh biến hóa rồi. Tuy nhiên trong hai lần đại chiến này, Quan Vũ đã lập nhiều chiến công hiển hách. Lưu Bị đang ở Diên Tân cũng nghe được tin Quan Vũ ở Tào doanh, vội vàngmệnh Từ Tuyên đi bắt liên lạc. Nhưng không chờ Từ Tuyên đi liên lạc với Quan Vũ, Lưu Bị lại có được tin tốt của đệ đệ khác: sau khi Trương Phi bại binh ở Tiểu Bái, trốn trong dưới Cổ thành dưới chân núi Mang Đãng, theo thành mà thủ. Cổ Thành này vốn là một tòa thành trì dưới chân núi Mang Đãng, tuy nhiên sớm đã rách nát từ lầu rồi, không ai là không biết. Sau khi Trương Phi chiếm giữ Cổ Thành, lại rất nhanh nghênh đón cha con Trần Khuê, Trần Đăng. Sau đó, Trần Đăng đi Nhữ Nam thuyết phục hai người là Lưu Tích, Cung Đô, thủ lĩnh của quân Khăn Vàng ở Nhữ Nam, để hai người này nguyện dâng binh mã quy hàng Lưu Bị. Không lâu sau, lại có Trần Đáo dẫn theo tám trăm Bạch Mạo tinhbinh vào Cổ Thành hội hợp cùng lính của Trương Phi, đồng thời tuyển quân mua ngựa tại núi Mang Đãng. Trần Khuê phái người đi tìm Lưu Bị, mời y đến Nhữ Nam hội hợp. Sau khi Lưu Bị suy nghĩ kĩ cũng không muốn lại tiếp tục ăn nhờ ở đậu, vì thế y chủ động thỉnh cầu Viên Thiệu, nguyện lĩnh một đội binh mã đến Nhữ Nam. Vì Viên Thiệu kiềm chế binh lực của Tào Tháo, đợi ngày sau hai bên cùng giáp công. Sau khi Viên Thiệu suy nghĩ kĩ, thấy kế của Lưu Bị khả thi cho nên đã đồng ý. Y chẳng những thả cho Lưu Bị đi mà còn cho Lưu Bị ba ngàn binh mã, phái đại tướng Lã Uy Hoàn đi hiệp trợ Lưu Bị xuôi về Nhữ Nam. Trước khi rời khỏi Lê Dương, Lưu Bị lại sai người đưa thư cho Quan Vũ, mời yđến núi Mang Đãng tụ họp. Sau khi Quan Vũ biết được tin của Lưu Bị cũng không chút do dự. Y hiểu rất rõ, nếu là từ giã Tào Tháo thì chưa chắc Tào Tháo đã đống ý, cho nên y suy nghĩ. Y nhẫn tâm dẫn theo Quan Bình suốt đêm rời khỏi Hứa Đô đi thẳng đến núi Mang Đãng tìm Lưu Bị. Lúc này, Tào Tháo vừa đến Toan Toản thì biết Quan Vũ đã trốn đi, không khỏi bóp cổ tay mà thở dài. - Tư Không, nếu không muốn y đi, sao không phái người đi ngăn cản? - Vân Trường trọng nghĩa, nếu y đã quyết, e rằng khó mà ngăn nổi. Nếu buộc phải xé ra mặt, không bằng giữ lại chút tình nghĩa còn tốt hơn.Tào Tháo suy nghĩ một chút rồi sai người truyền lệnh. Quan Vũ đi, không ai được ngăn cản, cứ để y đi. Thực ra lão ra muốn tiễn nhưng thứ nhất đường xá xa xôi; thứ hai là chiến sự căng thẳng; thứ ba là dù gặp Quan Vũ cũng không biết nên phải nói gì cho phải. Nếu đã như vậy, chi bằng cứ vô tư để cho y đi, chỉ có điều trong lòng lão vẫn còn điều tiếc nuối khó nói thành lời. Nhan Lương, Văn Sú lần lượt bị bắt, Viên quân giảm sút sĩ khí. Sau khi Viên Thiệu ở Nghiệp Thành nhận được tin tức càng giận tím mặt, quyết định đích thân thống lĩnh binh mã quyết một trận tử chiến với Tào Tháo. Nhưng lúc này, Điền Phong lại chạy đến khuyên can Viên Thiệu không nên vộivã khai chiến. Viên Thiệu đang vô cùng tức giận, thấy Điền Phong vô lễ đương nhiên là trong lòng không vui. Lão già này không biết sống chết, lần trước đã đắc tội với sĩ tộc Dĩnh Xuyên suýt bị người ta trả thù. Nếu không phải Tự Thụ ra mặt điều đình, Tuân Kham mới không muốn truy cứu nữa, hơn nữa bản thân Điền Phong nhượng bộ thì mới được bình an vô sự. Nhưng giờ, y không ngoan ngoãn ở Tịnh Châu mà lại chạy đến khuyên can Viên Thiệu xuất binh. Viên Thiệu vừa mới bị thiệt hại nặng, sao chịu từ bỏ ý đồ? Viên Thiệu tức giận sai người bắt y lại nhốt vào đại lao. Rồi sao đó khởi binh ra khỏi Nghiệp Thành, tiến thẳng đến Lê Dương. Chỉ có điều dù là Tào Tháo hay Viên Thiệu thì đều không ngờ ở Liêu Tây đã đổi khác.Lưu Sấm trong thời gian mười ngày ngắn ngủi đã đánh hạ được nước thuộc hạ Liêu Đông, liên kết với Lã Bố giáp công Liêu Tây. Gần như lưỡi đao không dính chút máu mà chiếm được Liễu Thành. Lâu Ban đánh lén Lưu Sấm ở Hiểm Độc không thành lại bị Lưu Sấm bắt sống. Lúc Lâu Ban động thủ, Gia Cát Lượng mật lệnh cho Triệu Vân và Hạ Hầu Lan các lĩnh một bộ Phi Hùng kỵ quân, tập kích bất ngờ cứu Tô Phó Diên ra. Tô Phó Diên đại nạn không chết, vô cùng cảm kích Lưu Sấm. Sau khi được tự do, Tô Phó Diên không nói hai lời liền lập tức trở về Y Vu Lư Sơn bắt sống thủ lĩnh của Lâu Ban ở đó, một lần nữa quản lý người Ô Hoàn ở Y Vu Lư Sơn. Sau đó y mở huyện thành Phù Lê, nghênh đón binh mã của Lưu Sấm, cũngtuyên bố trước mặt mọi người: Người Ô Hoàn Y Vu Lư Sơn quy phục và chịu giáo hóa. Từ này về sau phải nghe theo người Hán và sự điều khiển của Lưu Sấm. Tô Phó Diên quy phục cũng khiến cho sức mạnh của Lưu Sấm được tăng lên nhiều. Ô Hoàn cưỡi ngựa bắn cung có thể nói là tuyệt vời, thiết kỵ Ô Hoàn càng nổi tiếng thiên hạ... Mặc dù năm đó Bạch Bã Nghĩ Tùng của Công Tôn Toản cũng đã từng được nếm qua lợi hại của thiết kỵ Ô Hoàn. Tô Phó Diên đầu hàng mang đến cho Lưu Sấm cả ngàn binh mã. Chỉ có điều binh mã đó không được trọng dụng...Lưu Sấm mang một phần binh mã Ô Hoàn điềuđến quận Huyền Thố giao cho Ngụy Diên thống soái. Phần còn lại thì do hắn chỉ huy, chuẩn bị quay về Liêu Tây. Lúc này hỏa chiến Liêu Tây chuẩn bị bắt đầu. Sau khi Lã Bố ở sông Lục Cổ bắt Thuần Vu Quỳnh, Đạp Đốn và Hãn Lư Duy. Binh Trương Liêu đã sắp vào thành Dương Nhạc. Lúc Thuần Vu Quỳnh xuất phát, đem binh quyền Dương Nhạc giao cho Tự Hộc. Chỉ là Tự Hộc không ngờ Trưởng sử Liêu Tây Vương Hạ đã Tư Mã Ý bị chiêu hàng. Lúc Trương Liêu đến dưới thành, Vương Hạ đột nhiên suất binh khởi sự ra khỏithành, để Trương Liêu vào Dương Nhạc. Lúc Tự Hộc kịp phản ứng thì y và Mộc Tịnh đã thành tù binh. Tự Hộc cảm thấy rất hồ đồ, y không rõ vì sao Vương Hạ lại đầu hàng Lưu Sấm. - Vương Hạ, đại tướng quân đối xử với ngươi không tệ Ngươi vốn là người nước Phu Dư. Đại tướng quân không quản đến xuất thân của ngươi, ủy thác cho ngươi trọng trách, sao ngươi lại phản bội lại Đại tướng quân? Vương Hạ nghe thấy cười lạnh liên tục. - Tử Dực công tử, sở dĩ ta đầu hàng Hoàng thúc, thực ra cũng rất đơn giản. Thứ nhất, Hoàng thúc là Hán thất chính thống. Năm đó, ta vốn là người ngưỡngmộ thiên tử Đại Hán cho nên mới rời khỏi quê hương tìm Liêu Tây nương tựa. Thứ hai, phải trách Thuần Vu Quỳnh. Nếu không phải y cho ta nhìn rõ bộ mặt của ngươi thì ta sao có thể khinh địch như vậy mà mở thành đầu hàng chứ? - Trọng Giản tướng quân đâu có đắc tội với ngươi? Tự Hộc nghe thấy vậy vẻ mặt tối sầm. Vương Hạ nói: - Thuần Vu Quỳnh ngang ngược, kiêu ngạo không coi ai ra gì. Một kẻ thích nam giới. Lúc trước Viên Triều Niên vì y mà dốc lực từng, nhiều lần hóa giải nguy hiểm cho y. Nhưng y cũng không nể tình mà cưỡng ép hắn. Sau này hắn có ý trả thù lại bị y nhốt vào đại lao... Cõ lẽ các ngươi cho rằng Viên Triều Niênlà dân đen, không đáng để coi trọng. Nhưng đừng quên hắn làm việc cho các ngươi đấy, nhưng kết quả lại bị như vậy... Người Hán có câu thỏ chết cáo thương. Ngay cả đến người của mình mà các ngươi cũng đối xử như vậy. Ta là một người ngoại quốc thì tương lai chẳng phải là càng thê thảm hơn sao?