Hãn Thích

Quyển 1 - Chương 151-1: Đêm trò chuyện tại Miếu sơn thần (1)




Tháng mười hai nguyên niên Kiến An đổ một trận tuyết lớn. Tuyết rơi hai ngày rồi, tuyết đọng khá dày, không quá bắp chân. Người đang đi lại trên mặt tuyết, từng bước tiến về trước đều vô cùng khó nhọc.

- Nếu một tháng trước, chúng ta gặp phải kiểu thời tiết này … chỉ sợ tai vạ ập lên đầu rồi.

Trên mặt tuyết, Tượng Long chậm rãi đi trước. Tuyết đọng khá dày, khiến nó cũng cảm thấy có chút khó nhọc. Trong miệng mũi phun ra khí, từng bước tiến lên trước đều hao phí khí lực gấp hai lần so với ngày thường.

Lưu Sấm ngồi trên lưng ngựa, quay lại sau nhìn một cái, thì thấy Phi Hùng Vệ ở phía sau cũng đang khốn khổ tiến bước trong đống tuyết. Hắn vỗ vào đầu Tượng Long một cái, rồi sau đó quay sang nói với Gia Cát Lượng ở bên cạnh nói:

- Khổng Minh, có mệt không, có phải nghỉ ngơi một lát không?

Gia Cát Lượng lạnh đến nỗi đỏ cả má, giống như quả táo chín vậy. Y cưỡi một con ngựa Thanh Thông, hai chân giẫm lên bàn đạp, đột nhiên ngồi thẳng trên lưng ngựa, tay vắt chán nhìn về phía trước một lát, nhẹ giọng hỏi:

- Mạnh Ngạn ca ca, phía trước là Cao Mật rồi.

- Dự tính còn phải đi một lúc nữa, nếu như không có trận tuyết lớn này, nói không chừng đã đến trong sáng nay rồi. Nhưng hiện tại

Nguyên Tắc nói, phía trước cách khoảng hai mươi dặm có một tòa miếu sơn thần. Chúng ta sẽ qua đêm tại miếu sơn thần này, sáng sớm mai sẽ lên đường, khoảng giữa trưa là có thể tới nơi.

Gia Cát Lượng đành phải chán nản giật đầu.

Xem ra, y mệt rồi. Cho dù là cưỡi ngựa, nhưng gấp rút lên đường trong hoàn cảnh như vậy, cũng là một việc vô cùng vất vả.

Thấm thoắt, Lưu Sấm đã chiếm lĩnh Đông Võ đã gần một tháng rồi.

Trong tháng này, hắn đã làm rất nhiều chuyện. Đầu tiên là đánh tan Tiêu Kiến, rồi sau đó cướp lấy hai huyện Lang Gia và Kiềm Tưu, xem như là tạm thời ổn định gót chân. Thế vạc ba chân mới lập, nhưng cách chiếm được Bắc Hải Quốc so với ý tưởng ban đầu chiếm lĩnh quận Đông Lai dường như vẫn có khoảng cách rất lớn.

Trước kia, hắn cảm thấy việc tranh bá thiên hạ là một việc rất dễ dàng. Nhưng khi thật sự tham dự trong đó, thì biết được đây là một công việc vô cùng phí công phí sức.

Ba huyện Đông Võ sau khi ổn định, Lưu Sấm đối mặt với nhiều vấn đề. Đầu tiên, việc ổn định và di chuyển của dân chúng huyện Chư cần hao phí rất nhiều tiền bạc và nhân lực. Cũng may có hai người Bộ Chất và Lã Đại tương trợ, cuối cùng không đến mức quá thảm hại. Nhưng sau đó, khi ba huyện ổn định, Lưu Sấm phát hiện phía trước hắn lại có một vấn đề hết sức khó khăn.

Chính là nhân tài ! Trước kia Lưu Sấm luôn cảm thấy trong tay hắn đã có không ít nhân tài.

Nhưng đến khi cần, lại phát hiện trong tay thiếu thốn nhân tài. Thống trị huyện thành, trấn an dân chúng không giống hành quân đánh giặc. Lưu Sấm thậm chí cảm thấy còn vất vả hơn so với hành quân đánh giặc, bởi vì các hạng việc vặt ùn ùn kéo đến, đủ khiến cho người ta cảm thấy vô cùng đau đầu.

Huyện thành Đông Võ có thể giao cho Bộ Chất xử lý.

Về phía Kiềm Tưu thì có Hoàng Trân áp trận, cũng có thể bảo đảm không phải lo lắng.

Nhưng Lang Gialại là một nơi cực kỳ quan trọng. Hơn mười hai nghìn dân di cư di chuyển, tăng thêm rất nhiều gánh nặng cho huyện Lang Gia. Các hạng công việc chồng chất như núi, Từ Thịnh đã mấy lần phái người đến xin giúp đỡ, khẩn cầu Lưu Sấm phái một quan viên đến.

Nhưng vấn đề là, Lưu Sấm biết tìm quan viên ở đâu đây? Lã Đại và Bộ Chất đều không thể rời khỏi Đông Võ, hai người bọn họ một thì xử lý việc chính trị, một thì phụ trách hậu cần, phối hợp rõ ràng với nhau. Hai người này, thiếu ai cũng đều không được. Bằng không việc ăn uống bừa bãi của binh mã trong tay Lưu Sấm, cũng như việc tu sửa huyện thành Đông Võ đều gặp phải phiền toái. Nhưng, huyện Lang Gia cũng đích thực cần một công tác quản lý mà có thể xử lý tốt được, trấn an quan viên dân chúng.

Từ Thịnh, đánh giặc thì có thể, nhưng quản lý địa phương thì vẫn còn non nớt.

Tại thời điểm mà Lưu Sấm cảm thấy đau đầu, Gia Cát Lượng lại đề cử cho y một người.

- Ta từng nghe thúc phụ nói qua, Đông Hoàn có một Từ Dịch Từ Tử Minh, là một người rất có bản lĩnh. Người này gia cảnh bần hàn, lại hiếu học từ nhỏ. Thúc phụ khi còn sống từng giúp hắn đọc sách, hơn nữa thường xuyên khen ngợi với ta, người này tài cán hơn người.

Sau khi trải qua một trận đánh ở Đông Võ, thái độ của Gia Cát Lượng đối với Lưu Sấm dường như có chút thay đổi. Cảm thấy rằng, y có chút cảm tình quyến luyến và ỷ lại đối với Lưu Sấm.

Lưu Sấm ngay từ đầu còn không rõ, tuy nhiên sau này nhớ lại, về cơ bản cũng đã nghĩ thông vần đề này rồi. Gia Cát Lượng tuy nói ông cụ non, nhưng dù sao tuổi vẫn còn nhỏ. Trước kia có Gia Cát Huyền thì có thể che gió che mưa. Nhưng hiện tại Gia Cát Huyền chết rồi, mà huynh của y ở tít xa Giang Đông, bởi vậy Gia Cát Lượng phải đứng lên chống đỡ cả nhà này, cho nên trước mặt người khác, biểu hiện vẫn luôn cẩn thận.

Nhưng y dù sao vẫn là con nít! Có lẽ y chuyển tình cảm từ Gia Cát Cẩn sang Lưu Sấm rồi. Hơn nữa Lưu Sấm tôn trọng y, cũng như báo thù rửa hận cho y, đều khiến cho tình cảm của Gia Cát Lượng chuyển dần từ Lưu Bị sang Lưu Sấm.

- Từ Dịch hả?

Lưu Sấm ngạc nhiên, có chút nghi hoặc.

Đây là một cái tên cực kì xa lạ, hắn từ trước căn bản chưa có nghe nói qua.

Nhưng nếu Gia Cát Huyền tôn sùng như thế, nói không chừng có chút bản lĩnh.

Sau khi suy nghĩ, Lưu Sấm để Lã Đại dẫn người tới huyện Đông Hoàn, tìm Từ Dịch theo lời Gia Cát Lượng. Nhắc tới cũng khéo, nếu Lưu Sấm chậm thêm hai ngày, Tự Dịch đã rời khỏi Lang Gia đi tới Giang Đông rồi.

Từ Dịch này rốt cuộc là ai vậy? Trong lịch sử, y từng lánh nạn ở Giang Đông, được Tôn Sách lễ ngộ. Nhưng bởi vì vợ con vẫn ở Đông Hoàn, cho nên Từ Dịch thay đổi danh tính, muốn về nhà đón vợ con tới Giang Đông. Nào biết được, sau khi y về nhà, thì bị Tào Tháo bắt đi làm phụ trợ, sau này còn đi theo Tào Tháo tây chinh Mã Siêu.

Khi đó, Quan Trung mới phục hồi, vẫn chưa yên ổn.

Thế là Tào Tháo giữ Từ Dịch lại làm Thừa tướng Trưởng sử, trấn giữ Tây Kinh, Quan Trung từ đó yên ổn. Sau này, y còn đảm nhiệm Thứ Sử Ung Châu, Đông Tào của phủ Thừa Tướng Tổng thể mà nói, trong thời đại Tam Quốc này, đây cũng là nhân vật vô cùng lợi hại. Đáng tiếc bởi vì không xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, đến mức rất nhiều người, bao gồm cả Lưu Sấm, đều không có ấn tượng đối với y.

Mà Từ Dịch bây giờ vẫn chưa phải là người được Tào Tháo dùng. Y đang đứng ở một giai đoạn cực kỳ khó khăn quẫn bách, lại bởi vì quận Lang Gia liên tục có chiến sự, khiến Từ Dịch cảm thấy thấp thỏm lo âu,, liền sinh ra ý muốn tới Giang Đông. Tuy nhiên, Lưu Sấm đã mời chào y, Từ Dịch bắt đầu có chút do dự. Dù sao Lưu Sấm hiện giờ vẫn mang thân phận giặc cỏ. Cho dù hắn là con cháu của Trung Lăng Hầu, nhưng lại không có chính danh, cho nên có chút danh không chính, ngôn không thuận.

Nhưng thái độ của Lã Đại kiên quyết, Từ Dịch cũng không dám quá ngang bướng. Phải biết rằng, oai doanh của Lưu Sấm đại thắng Tiêu Kiến đã thu hút Từ Dịch, nếu quả thật chọc giận Lưu Sấm, hậu quả e rằng khó lường được.

Hơn nữa có thư của Gia Cát Lượng, khiến Từ Dịch ít nhiều yên tâm.

Thế là, y dẫn theo vợ con cùng Lã Đại tới Đông Võ, gặp Lưu Sấm mà trong lòng tràn đầy lo âu.

- Tử Minh, nếu ta muốn sống yên ở Bắc Hải, thì lấy gì để lo liệu đây?

Trên nha đường huyện Đông Võ, Lưu Sấm tò mò quan sát Từ Dịch.

Từ Dịch sau khi suy nghĩ một lúc liền đáp:

- Tề Quận Viên Đàm, Thái Sơn Lã Càn, Đông Lai Quản Thống … ta cho rằng, đều là không đủ để mà Công Tử lo lắng. Về mặt chiến sự, tự có Công Tử bày mưu tính kế, Dịch chỉ nói việc chính trị, nghĩ rằng phía trước Công Tử gặp phải một gian nan rất lớn, đó là nạn đói ở năm sau.

- Hả?

- Đông Võ, Lang Gia, Kiềm Tưu, tổng cộng có khoảng một trăm nghìn dân số. Nếu Công Tử lại cướp lấy Bắc Hải Quốc, số người dưới sự cai trị sẽ đạt ba trăm nghìn người Vấn đề là, từ loạn Khăn vàng trở đi. Lang Gia ở Bắc Hải nhiều lần gặp họa hưng binh, dân chúng trôi dạt khắp nơi, đất đai hoang vắng. Ta nghe Định Công tiên sinh nói, Công Tử đã phái người đi thu mua lương thực. Nhưng vấn đề là, trong tay Công Tử có bao nhiêu tiền có thể mua bao nhiêu lương thực?

Cho dù có thể vượt qua cửa ải khó khăn trong năm nay, nhưng năm tới thì sao? Năm sau nữa thì sao? Ta không biết dự tính của Công Tử, nhưng liệu Công Tử muốn sống lâu ở Bắc Hải, hoặc chọn một nơi khác trong tương lai, thì xin Công Tử có thể để lại nền chính trị nhân từ với dân chúng nơi đây.

Lưu Sấm không thể không lo lắng như Từ Dịch. Vấn đề mà Từ Dịch nói, cũng chính là vấn đề mà Lưu Sấm và Bộ Chất Lã Đại bàn luận trước đây.

Từ họa Khăn vàng tới nay, xã hội đã phải chịu tổn thất lớn, hơn nữa giữa các Chư Hầu chinh phạt không ngừng, cũng khiến cho dân chúng phải rời bỏ quê hướng rất nhiều, đất đai cũng hoang vắng theo. Vấn đề lương thực, đã trở thành vấn đề lớn khắp nơi mà Chư Hầu suy xét. Bởi vì lương thực không đủ, mà tạo thành những kẻ phá hoại thì nhiều vô số kể.

- Ta nghe người ta nói, Tào Công đầu năm lợi dụng thu được vật tư và nhân lực của Khăn vàng, đồn thu gặp được hiệu quả.

Kiềm Tưu, khu vực quá nhỏ, không đủ để gửi quá nhiều tinh lực. Song hai nơi Đông Võ, Lang Gia, đất đai màu mỡ, khổ nỗi không người trồng trọt. Cho nên ta đề nghị Công Tử, đầu xuân thiết lập đồn điền ở hai huyện Đông Võ, Lang Gia. Đồng thời chiêu mộ lưu dân (dân lưu lạc), tìm cách khôi phục trồng trọt … Kể từ đó, Công Tử liền chiếm cứ Bắc Hải, không cần lo lắng về lương thực. Nếu Công Tử có năng lực ổn định thế cục Bắc Hải trong vòng một năm, năm sau lại đi đồn điền, chắc chắn sẽ thu hoạch lớn.

Đồn điền, đề nghị của Từ Dịch là để Lưu Sấm tiến hành đồn điền ở hai huyện Đông Võ, Lang Gia. Đối với việc đồn điền của Tào Tháo, Lưu Sấm cũng có chút ấn tượng. Hắn thậm chí nhớ rõ, sau này, không chỉ Tào Tháo làm đồn điền, bao gồm Lưu Bị ở Tây Xuyên, Tôn Quyền ở Giang Đông, đều đã từng xây dựng điển nông Giáo Úy.

Nói cách khác, trong một trăm năm sau, đồn điền chắc chắn sẽ rầm rộ. Chỉ có điều, Lưu Sấm biết đồn điền, nhưng lại không rõ lắm về công việc cụ thể ở đồn điền này.

Cũng khó trách, chính sách quy định luân chuyển đất đai nào mà đời sau lưu hành, trong thời đại này căn bản không có cách thúc đẩy Mà lịch sử đã chứng minh, ở thời đại này, đồn điền là một biện pháp tốt nhất. Nhưng đồn điền thế nào? Làm sao tiến hành quản lý được đây? Lưu Sấm hoàn toàn không biết.

- Đầu năm, khi Tào Tháo bắt đầu đồn điền ở Duyện Châu, Dư liền lưu tâm với việc này. Qua một năm, đồn điền của Tào Tháo mất, trong mắt Dư, nếu Công Tử tin Dư, Dư nguyện vì Công Tử, làm đồn điền ở huyện Lang Gia.