Hắc Nguyệt Quang Của Quyền Thần Trùng Sinh Rồi

Chương 1: Phế phi nơi lãnh cung, một chén rượu độc




Vãng lai là một động từ chỉ việc đi lại, thường để thăm viếng, ghé qua.



Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn. Hay giao dịch vãng lai là các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thu nhập và các chuyển giao mang tính một chiều.



Thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai bao gồm:



- Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ;



- Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến tín dụng thương mại và vay ngân hàng ngắn hạn;



- Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp;



- Các khoản chuyển tiền khi được phép giảm vốn đầu tư trực tiếp;



- Các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài;





- Các khoản chuyển tiền một chiều;



- Các thanh toán và chuyển tiền khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.



Khái niệm hoạt động ngoại hối hay giao dịch vãng lai có liên quan chặt chẽ đến khái niệm người cư trú và người không cư trú. Pháp luật VN có sự phân biệt giữa các chủ thể này nhằm đảm bảo hiệu quả trong quản lý nhà nước về ngoại hối, cũng như để quy định những quyền và nghĩa vụ hợp lý cho từng loại chủ thể.



Khái niệm về người cư trú và người không cư trú được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối (Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11).



Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:



a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;



b) Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam;




c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;



d) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định ở trên;



đ) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;



e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;



g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;




h) Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú;



i) Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.




Người không cư trú là các đối tượng không thuộc diện được nêu trên.

Việc phân định rõ người cư trú và người không cư trú giúp phân biệt quyền và nghĩa vụ, tính đúng sai của hành vi của chủ thể thực hiện giao dịch. Đối với các giao dịch ngoại hối giữa người cư trú với người không cư trú để phục vụ cho các giao dịch vốn hoặc giao dịch vãng lai sẽ được pháp luật ghi nhận. Còn đối với các giao dịch giữa người cư trú với nhau nếu sử dụng ngoại hối sẽ bị nghiêm cấm. Ngoài ra, việc phân định người cư trú và người không cư trú còn liên quan đến sự thừa nhận của pháp luật đối với quyền sở hữu và sử dụng ngoại tệ của các chủ thể này. Đối với người không cư trú, pháp luật Việt Nam chỉ kiểm soát các giao dịch ngoại tệ diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. Còn đối với người cư trú, các giao dịch ngoại tệ ở nước ngoài của chủ thể này cũng thuộc sự kiểm soát của pháp luật Việt Nam.

Người cư trú được lựa chọn đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được tổ chức tín dụng được phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai. (Theo Điều 10 Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 về Ngoại hối).



Sau mỗi lần giao dịch vãng lai qua tài khoản đều phát sinh dịch vụ dựa vào nhiều yếu tố như khoản tiền gửi, giá trị của giao dịch, số lượng kênh tiếp cận nguồn gửi và tổ chức tài chính... Các khoản phí giao dịch vãng lai có thể được dựa vào một số khoản mục giao dịch, tỉ lệ cố định dành cho một lượng giao dịch nhất định nào đó. Và một số Ngân hàng, tổ chức còn đưa ra một số chính sách miễn phí cho những khách hàng duy trì số dư trung bình rất cao trong tài khoản.



Khoản 5, điều 4 Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005, Pháp lệnh Ngoại hối, được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013.

Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.



Trần Vũ Hải (Chủ biên), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB. Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.204.



Nguyễn Thị Thủy (05/05/2020), Một số vấn đề pháp lý về kiểm soát ngoại tệ từ giao dịch vãng lai, (Ngày truy cập 10/06/2021).