Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên

Chương 42: Nghề thợ mộc




Ngày hôm sau, lúc ăn cơm chiều cha nhìn mấy đứa nhỏ, ậm ừ rồi lại im lặng, nương nhíu mày nói:

– Có việc gì chàng nói đi, chiều giờ cứ làm ta lo lắng.

– À, nhà mình mượn đục bào của Bùi ông hoài cũng không nên. Ta có hỏi đặt làm mấy món, hỏi thử thôi,… hơn mười quan. Nàng và mấy đứa tính sao?

Cả nhà yên lặng nghe cha nói tiếp.

– Bùi ông nói sắp tới sẽ có nhiều người đến dựng nhà, Bùi ông sẽ dẫn cha theo học làm, chỉ là dụng cụ ta phải tự đặt làm, không thể mượn của Trăng thúc được. Cha tính làm thêm nghề này cũng có thêm tiền, đến ngày mùa thì không làm, giống như Bùi ông, a Bình sau này có thể theo cha học.

Lần đầu Mai thấy cha nói dài như vậy, xem ra cha rất muốn làm nghề thợ mộc. Như vậy rất tốt, có câu một người tính chín người làm, cha có tính toán tương lai cho nhà mình, sẽ vất vả hơn người ta, bù lại cuộc sống sẽ tốt hơn.

Free Domain Name with every hosting package.

– Nhà mình đủ tiền không nương?

Đây là điểm chính, thật ra Mai tính sơ cũng biết chưa đủ mười quan.

– Không đủ, nhà mình có gần tám quan. Ta vào lấy tiền.

Nghe vợ con nói vậy có nghĩa là đồng ý đặt mua đồ rồi. Lê tứ thở dài nhẹ nhõm, mặc dù ông là chủ gia đình nhưng tiền kiếm được đều có phần của vợ và mấy đứa nhỏ. Hơn tháng nay mấy đứa nhỏ theo ông vất vả, giờ muốn lấy tiền mua dụng cụ, biết là ông kiếm tiền cho nhà, nhưng ông cũng áy náy không dám quyết.

Từ nhỏ ông đã thích đóng đóng, gõ gõ. Thấy thợ cả, thợ phụ dựng nhà, đóng đồ ông hay đi theo nhìn. Nhìn nhiều, rồi làm thử, từ từ quen tay cũng làm cho người ta. Nhưng không có ai dạy làm đàng hoàng, cũng không có chính thức được là thợ phụ. Bây giờ có Bùi ông lên tiếng dẫn ông theo, không được tính như Trăng đệ – con trai Bùi ông – nhưng cũng có cơ hội học thêm.

Ông vui mừng hớn hở trong lòng. Lúc nghe nói cần mười quan đặt làm dụng cụ ông hơi thất vọng. Số tiền lớn như vậy đủ cho nhà nông xài hai ba năm. Ông biết trong nhà có ít tiền, có nên mua không? Phân vân trong lòng mãi!

Bùi ông là thợ mộc chuyên dựng nhà, đóng đồ dung trong nhà. Nhà Chư-rui ở làng Thạch làm đồ dùng nhà bếp hay trang sức. Còn có người đóng ghe xuồng đi sông, đi biển. Làm cái nào cũng kiếm được tiền, đóng ghe xuồng lại càng tốt, những nhà có xưởng đóng ghe đều là phú hộ, đương nhiên là vất vả hơn nhiều.

Nếu mình có bộ đồ nghề sẽ làm được ít tiền, từ từ học thêm sẽ lên tay. Bùi ông cũng hay nói mình khéo tay, cẩn thận; còn a Bình cũng làm được. Hai cha con làm, có thất đệ theo nữa. Vừa làm ruộng có lúa gạo, làm thêm nghề này, cố gắng chịu cực vài năm trong nhà sẽ khá lên. Dựng vợ gả chồng cho mấy đứa sẽ không quá thiếu thốn. Hay là cứ thử?

Ông không nghĩ vợ con nghe xong đã đồng ý, không hỏi han hay thắc mắc gì cả. Cái này thực làm ông xúc động, trong lòng thật ấm áp.

Cả nhà ngồi đếm lại tiền thiếu bảy mươi văn là tám quan, nương lẩm nhẩm rồi nói:

– Bán hai ba lần chợ phiên nữa, mà cũng giữ lại ít tiền trong nhà mới được.

– Vậy chờ tháng sau đủ tiền rồi đặt làm dụng cụ.

Cha cũng đã tính trước nên nhẹ nhàng nói, đúng là ông thích làm thợ mộc, đã chờ bao nhiêu năm rồi, thêm một tháng nữa có là gì, trong nhà cần có tiền dự phòng.

– Cha, người ta làm dụng cụ đó trong bao lâu? Mình trả trước một phần được không?

Đúng rồi, dù sao ông chưa từng đặt mua dụng cụ bao giờ nên không nghĩ đến cái này. Ông nhìn con gái nhỏ cười nói.

– Cha nghĩ được, ngày mai cha sẽ hỏi Bùi ông.

Thợ rèn thời này còn hiếm hơn thợ mộc, mấy làng lớn hoặc ở trấn mới có. Nghe Bùi ông nói có nhà thợ rèn trong chợ Sông Lớn, tay nghề cũng tốt. Có một nhà làm rèn mấy đời ở tận Lũng Kỳ, làm được cả đao, kiếm, cung tên cho thợ săn hoặc cho quân lính quan phủ.

Việc lớn bàn xong cả nhà ngủ sớm, mấy ngày tới làm việc kiếm thêm tiền nữa. Lúc nãy cha kéo thất thúc và Bình ca ra dặn dò chuyện đục ghe lườn. Xem ra cha muốn hai người theo cha học làm thợ mộc. Bình ca cũng rất khéo tay, đục đục gõ gõ cũng ra hình ra dạng. Còn thất thúc, Mai hơi mỉm cười nghĩ. Thúc ấy chẳng có chút khéo léo nào, chỉ là mạnh khỏe, chắc nịch là dân đi biển chính hiêu. Ừ, mà làm thợ mộc cũng cần phải khỏe mới được. Thời này tất cả đều dùng sức người, đốn gỗ, kéo gỗ từ rừng về, cưa, xẻ. Trời, mới nghĩ tới mấy cây gỗ lớn mà phải tự mình kéo về là thấy mỏi rồi.

Nghĩ một lát Mai chợt thấy hưng phấn, nếu có dụng cụ làm ghe lườn, sao nhà mình không tiến tới đóng ghe xuồng luôn? Không phải đi đặt người ta làm, tốn tiền, gỗ thì vô rừng kéo về. Nếu làm được thì sẽ không lo thiếu tiền, mà nghề này ổn định, không sợ không ai mua. Đây là cách kiếm tiền mà mình đang tìm, không phải sao? Mai càng nghĩ càng thấy có tương lai. Bắt đầu từ ngày mai mình phải tính toán chuyện này.

Nửa đêm gió mạnh dần, mưa rơi lộp độp, phòng cha nương có tiếng mở cửa, cha ra ngoài xem che mưa chuồng gà, lại lo nên bắt chúng đặt trên ổ rơm tránh mưa ướt.

Tháng sáu mưa nhiều hơn, không khí ẩm ướt, lúa gặp nước ngọt, có mưa tắm mát nên lớn nhanh, thân mập, lá xanh mướt như khích lệ người nông dân sau thời gian vất vả. Trên ruộng không thiếu bóng người nông dân ra thăm lúa, canh nước, nhổ cỏ, bắt ốc.

Thất thúc về nhà nội mấy ngày lại quá giang ghe vào. Ông bà nội nghe nói nhà Mai đặt mua dụng cụ làm mộc rất mừng. Ông bà biết cha muốn làm thợ mộc, trước đây không có điều kiện thì đành chịu. Bây giờ có cơ hội này phải cố gắng. Nội nhắn thất thúc ở trong này phụ nhà Mai, làm ruộng hay làm thợ đều được. Nhà nội cũng không thiếu người làm việc.

Sáng nay tứ Mi mang một rổ nấm tràm qua. Phía bên kia nhà tứ Mi là mảng rừng tràm kéo dài đến bờ sông, mùa này nấm tràm bắt đầu mọc lên rất nhiều. Nấm tràm màu nâu như vỏ cây tràm già, thân mập làm được đủ các món ăn ngon. Mỗi năm khi mùa mưa đến, vỏ cây tràm ẩm là nấm lại mọc lên. Có khi nấm mọc từ lớp lá, vỏ tràm dưới đất thành từng đám lớn.

– Nhà muội làm món gì?

Mai lấy rổ nấm sang qua, trả lại rổ tứ Mi hỏi.

– Nương xào tôm nõn hôm qua Bình ca bắt.

– Ừ, nhà tỷ chưa ăn tôm, chắc xào nấm luôn. Muội đi đào măng chưa? Hôm nay ta và Vĩnh ca đi.

– Vậy muội đi chung với, ăn cơm trưa xong muội qua.

– Được,

Tương huynh đi chành hơn mười ngày, nhà Lưu bá ít người, Bình ca đi bắt tôm trên sông đều bắt thêm một phần cho nhà Lưu bá. Nghe Lưu bá mẫu nói tháng sau Tương huynh về sẽ mua ghe. Lưu bá và Tương huynh sẽ thay phiên làm lái chợ Sông Lớn, kiếm thêm chút tiền lúc nông nhàn. Nhà Lưu bá làm năm mẫu đất. Ngày thường tam Mi và bá mẫu đan rổ, đan giỏ gửi cậu tứ Mi bán lúc đi chành, giờ lại thêm làm lái nữa, thật là chịu khó làm ăn. Đọc chương mới tại dienvan.space

Không có Tương huynh thì mấy việc bắt tôm, bắt cua thường do tụi con trai làm đều nhờ mấy đứa nhà bên này làm. Không thể để tam Mi, tứ Mi dầm mưa lội sông được.