Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên

Chương 38: Bắt đầu học y thuật




Về nhà ăn xong cơm, Mai xin nương một ít hạt sen, nấu chè hạt sen xong múc một tô rồi kéo a Vĩnh đi về hướng hào sen.

– Muội muốn đi đâu?

– Muội đến gặp sư ông, nhờ sư ông dạy cách trị rắn.

– Muội đừng sợ quá, nhà có người ở rắn không dám tới đâu. Chúng cũng sợ người mà.

A Vĩnh thấy Mai lo lắng nên an ủi, hắn nghe người lớn nói nếu mình khôngtrêu chọc thì rắn sẽ không tấn công. Quan trọng là mình đâu biết nó ởđâu để mà tránh, nếu biết mình tránh còn không kịp!

Tịnh xá nằmyên tĩnh như hoà vào rặng cây lá xung quanh. Sư ông đang cuốc luống đấttrống phía sau chùa. Hai đứa trẻ khoanh tay bạch sư, Mai đưa ông rổ tređựng tô chè nói:

– Nhà con nấu chè hạt sen, cúng dường sư ông dùng.

Sư ông cười nheo mắt:

– Con nhà Lê tứ phải không?

– Dạ phải sư ông.

Sư ông dựng cuốc vào bụi cây, bước vào nhà khách. Mai nhanh nhẹn đặt tô chè xuống bàn.

– Sư ông dùng từ từ, ngày mai con đến xin lại cái tô.

Nhìn đứa bé mặt mũi sáng sủa, đôi mắt hạnh tinh anh, ông vui vẻ nháy mắt hỏi:

– Con muốn hỏi cái gì?

– A, (bị sư ông phát hiện rồi sao?) A, ca con muốn học cách trị rắn cắn.

Mai nhéo cánh tay a Vĩnh, hắn biết ý gật gật đầu. Mai kể chuyện lúc sáng ởnhà cũ Lưu bá, rồi nói chuyện cô lo sợ, chỉ muốn đuổi rắn đi; không lẽnói mình muốn giết chúng trước mặt người tu hành như sư ông.

Sư ông nghe xong nhìn hai đứa nhỏ, a Vĩnh không quen nên hơi khẩn trương, sau đó hắn lên tiếng:

– Con muốn làm lang y trị bệnh, mà không có người dạy. Sư ông có thể dạy con không? Cứu người là việc thiện.

Đây là mấy lời Mai nói lúc đi đến đây, xung quanh đây ngoài Đỗ lang y thìkhông ai biết tri bệnh. Đỗ lang y hay đi xa, không thể xin ông dạy, màchưa chắc ông đồng ý truyền nghề.

Sư ông hôm trước có thể trị rắn cắn chắc cũng biết chút y thuật, xin sư ông dạy trước, sau này tínhtiếp. A Vĩnh còn e sợ, Mai đã phân tích tiếp nếu sư ông không biết ythuật thì chỉ hắn cách trị rắn cắn cũng được, học cái này cũng cầnthiết, giúp mình giúp người, sư ông sẽ đồng ý. Vì thế hắn mạnh dạn lêntiếng.

– Sư không biết nhiều y thuật, chỉ biết vài cây cỏ trị bệnh vặt. Con thích thì đến đây sư dạy.

Nghe đến đó gương mặt a Vĩnh cười sáng lạn chắp tay định quỳ thì sư ông cản lại.

– Không cần, sau này con có thể trị bệnh giúp người là được.

– Dạ, sư ông.

– Vãi Pran hôm trước biết nhiều y thuật, nếu con có duyên với Vãi ta sẽ nói giúp con.

Mai vui vẻ lên tiếng.

– Vĩnh ca, từ nay ca phải chăm chỉ đó.

Ha ha, sư ông cười to nhìn hai anh em trêu chọc nhau, bé gái này rất thông minh lanh lợi, có mắt nhìn, còn biết tiến lùi.

– Nhà con nhiều việc, dăm ba ngày đến đây một canh giờ là được. Đến vụ mùa cũng không cần đến.

– Dạ, sư ông.

Mở đầu bài học là sư ông dẫn hai đứa ra sân chỉ cây cỏ nghể trị rắn cắn,nói bài thuốc rồi đào một gốc cây cho hai đứa mang về nhà trồng. Sư ôngthật hiểu ý người, mục đích đầu tiên của Mai là muốn xin sư ông cây nàymang về trồng. Trên đường đi Mai nghĩ dù sao cũng thử xin ông dạy a Vĩnh xem sao, không được cũng không sao. Ai ngờ ông lại đồng ý nhanh vậy,chỉ tốn có một tô chè hạt sen thôi!

– Xung quanh nhà trồng thêm hàng cây xả, rắn không thích mùi này

Sư ông dặn, còn chỉ mấy bụi cây trong sân nói:

– Cây này trị cảm ho, cái này đắp vết sưng do rít cắn. Hôm nào nói chacon đem thúng tre đến đào gốc mang về. Ta sẽ chỉ con cách làm thuốc.

– Dạ,

Hai đứa nhỏ gật đầu lia lịa, chăm chú nghe sư ông nói. Tuy nói nhà sư tuhành thì gác bỏ chuyện đời nhưng cũng thể không biết chuyện dân gian.Theo như Mai biết, ở những am, chùa nhỏ các vị sư ông, sư cô đều phảilàm ruộng, trồng rau tự cấp thức ăn. Họ chỉ khác dân chúng là ăn chay và không lập gia đình thôi.

Nương nghe hai đứa về nhà kể thì rấtvui mừng, dặn a Vĩnh chăm chỉ nghe lời sư ông, việc nhà để nương làm,hắn cách ngày đến tịnh xá, còn dặn hắn nhìn xem trong tịnh xá thiếulương thực hay gì thì mang qua.

Ở đây ít người truyền nghề rangoài, đa số truyền con cháu trong nhà, nên nếu được thầy nhận dạy nghềđều rất quý trọng, tuy sư ông nói là chỉ dạy chút ít để trị bệnh thôngthường, như vậy cũng rất quý rồi.

Mai lại càng vui hơn, có sư ông chỉ dạy a Vĩnh rồi, cô thỉnh thoảng nói thêm một ít công dụng của câythuốc nam nữa sẽ không làm người khác chú ý, coi như là sư ông hoặc aVĩnh phát hiện ra.

Chiều hôm đó nương kêu mấy đứa nhỏ ăn cơmtrước, nương chờ cha về mới ăn. Xong hết việc nhà thì nương dẫn a Phúcqua nhà Lưu bá, đầu tháng này Tương huynh sẽ theo cậu huynh ấy đi chànhLong Hồ, đi về cũng mất hơn tháng.

Lần đầu huynh ấy đi nên nươngqua xem giúp bá mẫu chuẩn bị. Thật ra cũng không chuẩn bị gì nhiều, mấybộ đồ vá lại cho lành lặn, may mới một bộ đều do bá mẫu và tam Mi tỷlàm. Chỉ là bá mẫu lo,lắng quá nên cần người nói chuyện lảm nhảm thôi.

Cũng đúng, việc liên lạc ở đây rất kém, đi ra ngoài xảy ra chuyện gì ngườinhà cũng không biết. Có người đi làm ăn xa, gặp phải nạn tai rồi biềnbiệt mấy năm không một tin nhắn về. Cho nên ở đây người ta hay nhắc nhau giúp người lỡ đường, vì biết đâu người nhà mình đi xa cũng đang cầnngười khác giúp.

Còn có rất nhiều người cả đời chỉ sống quanhquẩn trong làng mình. Thành gia lập thất với người trong làng luôn. Sáng sáng chiều chiều ra đồng làm ruộng, về nhà nghỉ ngơi, chợ làng là nơixa nhất mà họ đi.

Sẩm tối thì nương về, Mai đang nhét lá xả phơi khô vào bếp hun muỗi, mùa mưa muỗi càng nhiều hơn.

– Cha, nương ơi cha về.

Tiếng a Phúc gọi từ ngoài cửa, nương thở ra nhẹ nhõm. Mai nhìn phía đường đất không thấy cha, nghĩ a Phúc đùa quay lại tìm hắn. Cha đi từ hướng sôngvào, sau cha là Bình ca và tiểu thúc. Mai mỉm cười vui vẻ, có tiểu thúcvô, có thêm người làm việc, hắc hắc.

– Nhà Chu bá có người vào trong này cho chúng ta quá giang.

– Tẩu,

Cha giải thích cho cả nhà, tiểu thúc chắp tay chào nương.

– Vào nhà, tắm rửa đi, ta dọn cơm, tối rồi.

Bốn người lớn ngồi ăn cơm, mấy đứa nhỏ ngồi quanh cùng trò chuyện.

– Tối hôm trước có lốc xoáy ngoài đảo Koh Tral (1), mấy hôm nay cha không ra biển. A Tấn vào đây phụ chúng ta một tay.

Cha ngưng lời thì Bình ca đưa túi vải cho nương nói:

– Ông bà nội đưa tiền bán đường. Cha không lấy nên ông nội kêu con cầm.Ông nói cha nương mua lương thực cho nhà nội là được rồi, đường hay dầubán được ông bà sẽ không lấy. Lần này nhờ nhị bá mẫu, tam bá mẫu tặnghai nhà bên kia dầu ăn, tặng mấy nhà quen nữa, sau đó mới bán.

Nương gật gật đầu, bà nội tính vậy rất tốt.

– Ông bà nội ăn được không?

– Được, cả nhà đều nói ngon.

Lần này là thất thúc góp lời, cười ha ha nói tiếp:

– A Hân, a Bảo đòi theo vô đây ăn cho đã, ha ha. Hắn nói biết đâu còn món ăn mới khác.

Đúng là cá đồng nhỏ nhỏ ít xương như cá sặc, cá bạc, cá rô con, bầy lòngròng hay tôm chiên giòn ăn rất ngon. Cá biển lớn, xương cứng chiên làmmón ăn cơm thì được, nhưng không thể làm đồ ăn vặt được. Xem chương mớitại dienvan.space

Cả nhà cười rộ lên, a Bảo đúng là tham ăn chính hiệu, người tròn vo; còn a Hân ham vui đương nhiên là muốn theo. Cườiđùa một chút đều bị nương kêu ngủ.

(1): Đảo Phú Quốc ngày nay