Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên

Chương 28: Làm thử dầu dừa




Mấy ngày tiếp trời cứ mưa lâm râm, tạnh mưa cũng không thấy nắng. Cha qua nhà Lưu bá hỏi thăm chuyện sạ lúa. Hai nhà định làm chung, dần công nhau. ‘Dần công’ là nhà Mai qua phụ sạ lúa ruộng Lưu bá xong rồi thì sẽ đến lượt nhà Lưu bá sạlúa trên ruộng nhà mình.

Lúa giống Lưu bá đã nảy mầm đều, sáng mai cha nương và Bình ca qua nhà Lưu bá sạ lúa (1).

Cha và Bình ca chưa sạ lúa bao giờ nên đi theo phụ tháo nước trên ruộnghoặc bưng bê lúa giống. Nương và Lưu bá mẫu sạ lúa rất đều tay, từng hạt lúa nảy mầm ghim xuống đất mang theo hy vọng của người nông dân. Bangày thì gieo xong năm mẫu đất nhà Lưu bá.

Chợ phiên lần nàynương không đi, Mai, a Vĩnh và Cúc tỷ đi chợ làng. Lần đầu Cúc tỷ đi bán đường nên rất ngại ngùng, tỷ đứng sau nhìn Mai rao hàng, Vĩnh ca nhậntiền. Xung quanh đây người dân sống tự cung tự cấp nên nhu cầu khôngnhiều, Mai nghĩ nên cách chợ phiên đi một lần sẽ thuận tiện hơn. Nhữnggia đình xung quanh đây cũng giống nhà mình, ăn cá tôm rau nhiều nhưngthiếu đường, chất béo. Đường có rồi, chất béo ngoài thịt ra là dầu.

Các loại dầu đậu nành, đậu phộng muốn chiết xuất không dễ, Mai không biếttạo máy móc gì hết nên không làm được rồi. Còn dầu dừa, có thể làm nhưng người ta chịu mua ăn không? Dầu dừa có mùi đặc trưng, mình không thểtách mùi bằng công nghệ như hiện đại được.

Hay là cứ làm thử!

- Tỷ, Vĩnh ca chúng ta về thôi.

Chợ chưa tan nhưng Mai nghĩ các nhà vẫn chưa dùng hết đường từ Tết ĐoanNgọ, nên sẽ không mua. Trong giỏ còn lại ba đòn, bán được mười hai đòn.Chờ sạ lúa xong nương mang đi chợ Sông Lớn bán.

Cúc tỷ mua haicuộn sợi gai đan giày, kim lớn và ít chỉ đen vá quần áo rồi về. Trênđường về, Mai nói về việc cách một ngày chợ bán một lần. Cúc tỷ và Vĩnhca đều gật đầu.

Trong nhà chỉ cóAn ca và a Phúc loay hoay với mấy que tre. Từ que tre Mai chỉ thêm cáchxếp hình sao, hình núi. Ban đầu Mai giả như xếp ngẫu nhiên ra hình ngôisao rồi kêu a Phúc lại xem. Cứ phải che dấu việc tại sao cô biết nhữngđiều này cũng không dễ dàng.

Sáng nay Cúc tỷ đi chợ sớm nên chưanấu đường, tỷ vội vã bắt hai bếp nấu, Vĩnh ca ở bên cạnh chụm lửa. Maiđi ra vườn nhìn lên mấy trái dừa, có mấy trái đã khô. Cô tìm cây thọccho nó rụng nhưng sức không đủ, nhấc cây tre dài lên đã hết sức.

- Muội hái dừa khô làm gì? Ta hái trái kia, nước ngọt cơm vừa ăn cho muội.

An ca đứng sau lưng từ khi nào cô không biết, chỉ trái dừa xanh vừa cơm nói.

- Muội nghĩ cơm dừa khô làm thức ăn rất ngon.

Cô nói trước như thế, để tránh mọi người nghi ngờ. An ca sức lớn hơn, thọc hai ba lần thì hai trái dừa khô rớt xuống.

- Ca, phụ muội làm đi.

- Ừ, làm gì?

Theo trí nhớ Mai hướng dẫn a An lột vỏ dừa, lấy nước rồi chẻ đôi ra. Khôngnạo dừa được nên đành dùng dao nạy cơm dừa ra khỏi gáo, hai đứa loayhoay gọt bỏ lớp màu vàng ở vỏ cơm dừa. Khi gọt xong miếng cơm dừa sứtsẹo như bị chó cạp. Cúc tỷ đi qua lại nấu đường thấy hai miếng cơm dừathì ôm bụng cười.

Mai làm ngơ không để ý, nói An ca xắt hột lựu thật nhỏ. Đợi bếp tỷ xong thì đổ ít nước vào nồi, đổ cơm dừa vào.

- Nấu lên ăn được không?

- Chắc được, ca nhỏ lửa.

Vĩnh ca cũng chạy lại xem. Nấu được hai khắc thì nước bắt đầu vàng, có mùithơm bay lên, cơm dừa teo lại chuyển nâu. Mai thấy hơi nước ít dần, dầukẹo lại thì chỉ để than, không thêm củi.

- Thơm quá, cho đệ ăn với.

Mấy đứa nhỏ đều nhìn Mai vớt hết cơm dừa ra chén, mùi thơm quanh quẩn. Cơmdừa hơi nguội Mai thử ăn, dầu ứa ra trong miệng, hơi khét một chút nhưng vẫn ngon.

- Thử đi, cũng được.

Vừa nói xong là bốn cái tay cầm muỗng gỗ múc cơm dừa lên.

- Hơi khét,

- Tại Vĩnh ca chụm lửa to.

- Muội đâu có kêu bớt lửa.

Vừa nhai cơm dừa giòn rụm vừa trêu đùa nhau. Thật ra cái Mai muốn làm làdầu dừa còn trong nồi, chứ không phải cơm dừa này, cái này là ‘phụ phẩm’ thôi.

- Tỷ, mình còn tôm sống không?

- Không, chỉ có tôm khô.

- A, An ca làm sạch mấy con cá sặc nhỏ cho muội đi.

- Định làm gì?

- Muội tính bỏ cá vô nồi này nấu, biết đâu cá sặc cũng giòn, béo giống cơm dừa.

Vĩnh ca nghe xong hớn hở.

- Đúng đó, nếu cá giòn như vậy, ăn chắc ngon lắm.

An ca nhai cơm dừa trong miệng, nuốt xuống rồi nói:

- A Vĩnh, đệ làm cá đi. Ta chạy ra đìa mò mấy con tôm, tôm không có xương, nướng giòn như vậy chắc ngon hơn.

Mai thầm gật đầu, An ca rất nhanh trí, chỉ là làm như vầy gọi là ‘chiên’không phải nướng. Chờ dầu dừa nguội, Mai rót ra chén, hai trái dừa đượcgần một chén dầu.

- Để tỷ ra xem, hai đứa vội vàng rửa không sạch, cá tanh.

Mai nhìn bếp kê bằng mấy tảng đá chữ nhật, mới ngồi xổm một chút đã thấymỏi. Cúc tỷ và nương ngày ngày như vậy mệt mỏi lắm, chờ cha sạ lúa xongrãnh rỗi sẽ làm bếp cao, đứng nấu thoải mái hơn.

Tôm cá ráo nước, Mai nhắc Vĩnh ca canh lửa lớn dầu sôi cho cá tôm vào, thấy Mai ngồi xổm vặn vẹo Cúc tỷ thay nàng:

- Tỷ chờ một mặt cá chín thì trở qua, chiên đều hai mặt.

Tôm chín nhanh, mùi thơm béo hấp dẫn.

- Tỷ vớt tôm ra đi, chắc chín rồi.

Con tôm bị chiên chín đỏ, có dính cơm dừa nâu nâu thật ngon, mỗi đứa bócmột con ăn thử. Ngon quá, thiếu chút gia vị, quan trọng là dầu dừa nàychiên cũng ngon, mùi dừa không át mùi thức ăn.

Trong khi Mai trầm ngâm phân tích thì mấy con tôm đã bị tiêu diệt, a Phúc còn nhìn vào chảo đang chiên mấy con cá thèm thuồng.

- Ca đi hái dừa khô mang về làm thêm.

- Được,

An ca, Vĩnh ca đều đáp ứng.

- Tỷ, trưa nay tỷ thử hái rau muống xào ăn,

- Xào? Dùng dầu này?

- Phải, thay vì dùng mỡ heo, mình xài dầu này.

- Được,

Nghe hai tỷ nói chuyện, a Phúc híp mắt cười xen vào.

- Trưa nay chiên thêm cá được không?

Cúc tỷ vui vẻ nhéo lỗ mũi hắn.

- Háo ăn, đệ giúp tỷ làm cơm mới làm.

- Được, đệ làm là được.

Trưa nay, cha nương và Bình ca ăn cơm ở nhà tam Mi nên a Cúc chiều ý mấy emlấy dầu dừa chiên cá, xào rau. Lâu lắm mới ăn món chiên xào Mai ăn nhiều hơn, bụng no căng. Ba đứa con trai thì khỏi nói, thịt cá chiên qua dầubéo hơn, mấy miếng thịt nhỏ bị chiên giòn ăn ngon. Ăn xong, cũng khôngnghỉ trưa, a Phúc đi theo hai anh tìm hái dừa khô.

***

(1) Sạ là hình thức gieo giống trực tiếp lên ruộng.

Còn một dạng trồng lúa khác là chia cây lúa thành hai giai đoạn. Đầu tiênlà gieo giống thật dày trên một khoảng đất tốt, cây lúa cao đến gần đầugối thì nhổ lên (gọi là nhổ mạ) tách ra từng ‘tép’ cấy ra ruộng, mỗi tép khoảng 3-5 cây lúa, cấy theo hàng như bàn cờ, cách nhau khoảng ba tấc.