Giếng Thở Than

Chương 3




Như tôi còn nhớ chắc chắn vào tháng chín năm 1811, một chiếc xe ngựa trạm đi đến trước cửa toà nhà Aswarby Hall ở trung tâm Lincolnshire. Một cậu bé, hành khách duy nhất trong xe, nhảy ngay ra ngoài khi xe dừng và nhìn quanh một cách tò mò trong khoảng thời gian ngắn ngủi giữa lúc bấm chuông và lúc cửa gian sảnh mở ra. Cậu trông thấy một toà nhà gạch cao, vuông vắn, kiểu từ thời nữ hoàng Anne, một cái cổng có cột đá tôn thêm nét cổ kính của; các cửa sổ rất nhiều – đều cao và hẹp với các ô kính nhỏ, khung là gỗ trắng dày. Bên phải bên trái đều có nhà nối với nhau bằng những hành lang sáng lấp lánh một cách kỳ lạ, cũng đều có cột nâng, giữa là khối nhà chính. Hai bên cánh chỉ là chuồng ngựa cũng văn phòng. Bên trên mỗi cánh nhô lên một cái vòm trang trí với chiếc chong chóng gió thếp vàng.

Ánh đèn buổi tôi chiếu ra từ toà nhà làm các ô kính cửa sổ long lanh như muôn vàn tia lửa. Phía trước gian sảnh là một công viên bằng phẳng, điểm đây đó những cây sồi, riềm là những cây sam. Chiếc đồng hồ trên tháp chuông bị che lấp bởi những cây cao ở bờ công viên, riêng có chiếc chong chóng chỉ chiều gió là lộ ra ánh sáng. Đúng sáu giờ, tiếng chuông đồng hồ vang êm đềm trong gió. Toàn cảnh đem lại một cảm giác vui tươi, tuy đượm vẻ buồn của buổi chiều đầu thu, nhuốm vào tâm trạng cậu bé đang đứng ngoài cổng chờ người ta mở cửa cho mình.

Chiếc xe trạm đưa cậu từ Warwickshire tới, nơi mà sáu tháng trước đây cậu trở thành cậu bé mồ côi. Giờ đây, nhớ lời đề nghị hào hiệp của ông anh họ lớn tuổi, ông Abney, mà cậu tới ở Aswarby. Lời đề nghị rất bất ngờ, bởi tất cả những người biết ông Abney đều coi ông là một người ở ẩn khá khắc ngiệt, một cậu bé tự nhiên đi vào cuộc sống ổn định của ông hẳn sẽ là một điều mới lạ, không thích hợp chút nào. Sự thực là ít ai hiểu ông Abney theo đuổi cái gì và tính tình ông ra sao. Vị giáo sư tiếng Hy lạp ở Cambridge nghe nói đã từng tuyên bố không ai hiểu biết về tín ngưỡng của những người theo tà giáo nhiều hơn ông chủ của Aswarby này. Quả thật thư viện của ông đầy những quyển sách hồi đó có thể tìm được, nói về các bí mật, các bài thơ bí hiểm, việc thờ phụng các thần Mithras [1] và những người theo học thuyết Platon [2] mới.

Trong gian sảnh lát đá hoa cương người ta thấy một nhóm tượng các thần Mithras đang giết một con bò, mua khá đắt từ Levant đem về. Chủ nhân đã viết một bài mô tả nhóm tượng cho tờ Tạp chí Người Phong Lưu và cũng viết một loạt bài báo đáng chú ý trong tờ Bảo tàng về sự mê tín của những người La Mã đối với Đế chế Thấp [3] . Một cách chính xác, mà ta được nhìn nhận như một người được bao bọc trong sách vở, thành thử láng giềng đều lấy làm lạ ngay từ việc ông tra có nghe nói tốt người em họ là Stephen Elliott chứ đừng nói tới việc ông ta đem cậu bé về ở cùng Aswarby Hall với mình.

Dù cho hàng xóm có chờ đợi gì đi chăng nữa, điều chắc chắn là ông Abney – người đán ông cao gầy, nghiêm khắc – có vẻ như đón chào người họ hàng nhỏ tủôi khá tử tế. Cửa gian sảnh vừa mở, ông đã từ phòng học chạy ra vui vẻ xoa tay.

"Cậu bé, khoẻ chứ? Khoẻ không? Bao nhiêu tuổi ấy nhỉ? Hy vọng cậu không đến nỗi mệt lắm vì đi đường. Ăn bữa tối nhé?" ông ta nói.

"Dạ không, xin cám ơn ông." Cậu bé nói "Tôi khoẻ ạ".

"Ngoan quá. Thế cậu bao nhiêu tuổi?" ông ta hỏi.

Kẻ cũng hơi lạ, mới gặp có hai phút mà ông ta có vẻ quá quan tâm đến việc này.

"Đến sinh nhật này tôi mười hai ạ" Stephen đáp.

"Sinh nhật là vào hôm nào? Mười một tháng chín phải không? Hay lắm! Tốt. Gần một năm nữa đấy nhỉ? Ha! Ha! Tôi phải ghi vào sổ mới được. chắc chắn là mười hai chứ?"

"Dạ vâng, chắc ạ".

"Tốt, tốt. Ông Parkes, đưa cậu ta đến phòng bà Bunch, để cậu dùng trà, hay ăn tối, gì gì cũng được".

"Vâng ạ" ông Parkes điềm đạm đáp rồi đưa cậu bé xuống nhà dưới.

Bà Bunch là người đàn bà dễ chịu nhất và gần gũi nhất mà Stephen gặp ở Aswarby. Bà làm cậu cảm thấy như mình đang ở nhà, chỉ mười lăm phút sau hai người đã trở thành bạn và họ là những người bạn lớn của nhau mãi mãi. Bà Bunch sinh trưởng ở vùng lân cận khoảng năm mươi năm trước ngày cậu bé đến Aswarby và ở Aswarby Hall đã hai chục năm nay. Vì vậy, bất kỳ ai từng ra vào toà nhà này cũng như vùng này bà đều biết, và rất sẵn sàng phổ biến thông tin đó cho người khác.

Dĩ nhiên có biết bao điều mà Stephen muốn biết, kể từ toà nhà cho đến khu vườn vì cậu có đầu óc phiêu lưu thích tìm hiểu. "Ai xây ngôi đền ở cuối chặng đường liều chỗ kia? Ai là ông già có ảnh treo ở cầu thang, đang ngồi bên bàn, tay cầm một cái sọ người?" Những điều như thế và giống như thế được trí nhớ khá vững của bà Bunch làm sáng tỏ, tuy nhiên vẫn còn một số điều giải thích chưa được rõ ràng.

Một buổi tối tháng Mười một, Stephen ngồi bên ngọn lửa trong phòng bà coi nhà, ngẫm nghĩ về mọi thứ xung quanh, bỗng dưng cậu lên tiếng hỏi:

"Ông Abney có phải là người tốt không bà, và ông có được lên Thiên đường không?" Đây là câu hỏi mà trẻ con thường có lòng tin đặc biệt vào người lớn có khả năng trả lời, tính chất những câu hỏi này chỉ dành riêng cho toà án.

"Trời! Tội nghiệp cậu bé!" Bà Bunch nói "Ông chủ là loại người tốt tôi chưa thấy bao giờ. Thế tôi chưa kể cậu nghe ông đã từng nhặt một đứa bé ngoài đường về nuôi cách đây bảy năm. Lại còn cô gái nhỏ, hai năm sau ngày tôi đến đây làm".

"Chưa ạ. Bà chưa kể. Bà hãy nói cho tôi nghe ngay đi!"

"Thế này nhé" bà Bunch kể, "cô gái nhỏ thì tôi không nhớ rõ lắm. Chỉ nhớ một hôm ông đi dạo về đem theo cô bé và ra lệnh cho bà Ellis, lúc đó là người giữ nhà, trông nom thật chu đáo. Cô bé tội nghiệp không còn một người thân thích nào – chính cô bé bảo tôi vậy – và sống ở đây với ông chủ ba tuần thì phải, sau đó cô ta gặp một người gypsy cùng dòng máu với cô ta hay sao đấy, chỉ biết là một buổi sớm mai cô dậy sớm hơn tất cả chúng tôi rồi đi đâu mất, không ai nhìn thấy nữa. Ông chủ rất tuyệt vời, cho tát tất cả các ao, nhưng theo tôi thì cô ta trốn đi theo bọn gypsy vì đêm hôm cô ta bỏ đi, quanh nhà có tiếng hát cất lên độ một giờ đồng hồ. Parkes nói là có nghe tiếng gọi từ trong rừng vẳng ra. Trời ơi! Cô bé mới lặng lẽ làm sao, cái cách cô ta bỏ đi như thế chẳng giống chút nào với tính cách thuần thục của cô ta, tôi thật lấy làm lạ".

"Thế còn chú bé kia thì sao?" Stephen hỏi.

"A! Cái chú bé tội nghiệp ấy!" bà Bunch thở dài "Chú bé là người ngoại quốc tên là Jevanny, vừa đi lên con đường vào nhà vừa quay một chiếc đàn quay vào một ngày mùa đông, ngay phút đó ông chủ đón chú ta ngay và hỏi cậu từ đâu tới, bao nhiêu tuổi, làm thế nào sinh nhai, họ hàng ở đâu…rất tử tế. Nhưng cũng giống như cô bé kia, một hôm chú ta bỏ đi vào một buổi sáng, vì sao bỏ đi, bỏ đi làm gì, hàng năm sau chúng tôi vẫn tự hỏi, bởi cây đàn quay vẫn còn để lại trên giá không mang theo".

Suốt thời gian còn lại của buổi tối, Stephen hỏi bà Bunch rất tỉ mỉ cố xem có gợi ra được một điệu nhạc nào từ chiếc đàn quay không.

Đêm hôm đó cậu mơ một giấc mơ kỳ lạ. Cuối hành lang lên tầng trên cùng của ngôi nhà, nơi có phòng cậu ở, có một cái buồng tắm cũ nay không dùng, được khoá kỹ, tuy thế phần trên cửa ra vào vẫn nhìn qua được vì là kính mà màn cửa bằng vải tơ đã rã hết, thấy được cả ống dẫn nước bằng chì gắn vào trong tường mé bên phải, đầu ống nước quay về phía cửa sổ.

Đêm hôm mà tôi nói ở trên, Stephen tự nhiên nhìn qua kính cái cửa ra vào đó. Ánh trăng chiếu qua cửa sổ, cậu nhìn thấy một hình người nằm trong bồn tắm.

Mô tả của cậu làm tôi nhớ lại có lần chính mắt tôi đã nhìn thấy trong vòm nhà thờ St. Michan nổi tiếng ở Dublin những xác người chết được lưu giữ sao cho không bị rữa từ nhiều thế kỷ. Hình người cậu nhìn thấy gầy và thường không tưởng tượng được, màu xám như chì, bọc trong tấm áo giống khăn liệm, đôi môi nở nụ cười nhợt nhạt dễ sợ, hai tay chắp lại để trên ngực nơi trái tim.

Cậu vừa nhìn vào thì nghe có tiếng rên rỉ khe khẽ thốt ra từ đôi môi và hai cánh tay thây người hơi cử động. Hoảng hồn cậu lùi lại, tỉnh lại cậu thấy mình quả đang đứng trên sàn gỗ lạnh toát trong hành lang vằng vặc ánh trăng. Với một lòng can đảm phi thường mà tôi cho rằng trẻ con ở tuổi ấy khó có thể có được, cậu bé tới cánh cửa phòng tắm nhìn vào xem có thực là trong bồn tắm có người nằm không. Không. Thế là cậu vào lại giường, đi ngủ.

Sáng hôm sau, bà Bunch rất bị ấn tượng bởi câu chuyện cậu bé kể, và thay ngay tấm màn mới vào cửa kính buồng tắm. Ông Abney nghe cậu kể vậy vào bữa ăn sáng có vẻ quan tâm ghê lắm, và nói là phải ghi vào "quyển sách của ông ta".

Tiết xuân sắp đến. Cũng như mọi khi, ông Abney nhắc người họ hàng trẻ rằng thời tiết này các cụ ngày xưa coi là rất nguy hiểm cho người ít tuổi, Stephen phải lo giữ sức khoẻ, phải đóng cửa sổ khi đi ngủ, việc nhắc nhở đó còn kèm theo vài nhận xét khá giá trị, bởi thời kỳ này còn hai sự kiện nữa tác động đến tâm trí Stephen.

Sự kiện đầu tiên xảy ra sau một đêm cậu trằn trọc khó ngủ. mặc dù cậu không mơ thấy giấc mơ nào đặc biệt như hôm nọ.

Tối hôm bà Bunch lo vá cho cậu tấm áo ngủ.

"Trời ạ, cậu Stephen!" bà kêu lên có vẻ giận dữ "Sao cậu lại xé cái áo ngủ tan nát ra thành từng mảnh thế này? Này, mời cậu nhìn xem, làm khổ đầy tớ phải vá víu như thế này đây!"

Thật đúng là một kiểu phá hoại tinh nghịch. Cái áo bị xé từng rạch, phải tài tình lắm mới vá nổi. Đặc biệt bên ngực trái, những vết rạch dài khoảng mười lăm phân một, một số vết rạch không đứt hẳn lần vải. Stephen hoàn toàn không biết gì về chuyện này. Đêm qua chắc chắn không như thế.

"Nhưng bà Bunch ạ, chúng giống hệt những vết cào trên cánh cửa buồng ngủ của tôi, mà đảm bảo với bà là tôi không hề động chạm gì đến cánh cửa cả".

Bà Bunch nhìn vào Stephen, miệng há hốc, sau khi thắp cây nến, vội vã rời khỏi phòng mình, lên gác. Vài phút sau bà đi xuống.

"Phải đấy, cậu Stephen ạ, kỳ lạ thật, những vết đó phải có ai đến tạo ra chứ chó hoặc mèo không với tới được, chuột càng không thể. Chúng cứ như móng tay người bán đồ sứ cào vào ấy. Chú tôi là người buôn trà thường bảo chúng tôi như vậy khi chúng tôi còn nhỏ. Thôi tôi sẽ không bảo là cậu gây nên những tổn hại này nữa đâu, khi đi ngủ cậu nhớ khoá cửa buồng vào".

"Tối nào cầu kinh xong tôi cũng khóa đấy bà ạ".

"À, cậu bé này ngoan đây, đêm nào cũng cầu kinh, chẳng ai làm hại cậu được đâu".

Bà Bunch vừa nói một mình vừa vá chiếc áo rách và suy nghĩ, cho đến lúc đi ngủ. Đó là một đêm thứ sáu tháng ba năm 1812.

Chiều tối hôm sau, buổi đàm thoại thường xuyên giữa bà Bunch và Stephen sôi nổi thêm vì có ông Parkes, quản gia, vốn có xu hướng ở một mình trong căn phòng nhỏ phía sau của mình. Thoạt vào, ông ta không nhìn thấy Stephen ở đó. Ông có vẻ xôn xao hơn và nói nhanh hơn.

"Ông chủ có muốn tự mình đi lấy rượu thì lấy, vào buổi tối ấy" Đó là lời nhận xét đầu tiên của ông ta. "Tôi chỉ đi lấy rượu ban ngày thôi. Không hiểu là cái gì, trong hầm rượu có chuột hay sao ấy, hay chỉ là gió cũng nên. Tôi đâu còn trẻ con như trước nữa, giờ tôi chịu không nổi những thứ ấy như trước kia".

"Ồ, ông Parkes, chuột thì thích nhất là ở phòng ăn lớn chứ!"

"Tôi không chối cãi điều đó, bà Bunch ạ, và có điều chắc chắn là tôi đã nghe nhiều người ở xưởng đóng tàu bảo chuột có thể nói được. Trước đây tôi không tin, nhưng đêm nay nếu tôi hạ mình ghé tai vào cánh cửa của ngăn bên kia hầm rượu, dám chắc tôi nghe được lũ chuột nói gì".

"Ỗ, ông Parkes, tôi không chịu nổi những thứ ông tưởng tượng ra nữa! Ai đời chuột nói chuyện với nhau trong hầm rượu bao giờ!"

"Bà Bunch, tôi không lý sự với bà nữa, tôi chỉ muốn nói với bà có mỗi một điều thôi. Nếu như bà đi tới thùng rượu phía cuối, ghé tai vào cánh cửa, bà sẽ hiểu những điều tôi nói, chỉ trong vài phút thôi".

"Sao ông cứ nói những chuyện vớ vẩn thế nhỉ, đâu phải chuyện cho trẻ con nghe. Ông không sợ làm cậu Stephen đây hoảng lên sao?"

"Cậu Stephen ở đây ư?" đến lúc này ông Parkes mới nhận ra sự có mặt của Stephen. "Cậu ấy phải hiểu là tôi chỉ nói đùa với bà thôi".

Thực tế Stephen biết quá rõ ông Parkes ngay từ đầu có định đùa hay không. Cậu không vui vẻ gì lắm nên lưu tâm ngay đến tình hình này, tuy nhiên làm thế nào cũng không moi thêm được chi tiết nào nữa từ ông quản gia về những gì xảy ra trong hầm rượu.

Chúng ta đã tới ngày 24 tháng ba năm 1812, một ngày mà Stephen chứng kiến nhiều chuyện lạ xảy ra. Ngày hôm đó náo động và nhiều gió, nó làm cho cả ngôi nhà lẫn khu vườn có một cảm giác không yên. Stephen đứng bên hàng rào của ngôi nhà nhìn ra công viên. Cậu cảm thấy như thể có rất nhiều người vô hình cứ diễu qua trước mặt cậu trong làn gió, họ lướt qua vô mục đích nhưng cũng không sao ngăn họ lại được, không sao nắm được một cái gì để làm họ đừng bay nữa, cho họ tiếp cận trở lại với thế giới sống mà họ từng là một phần trong đó. Sau cơm trưa, ông Abney bảo cậu:

"Stephen ạ, tối nay cậu thu xếp đến gặp tôi muộn một chút, lúc mười một giờ, trong phòng học được không? Tôi bận suốt ngày, lúc đó mới rảnh. Tôi sẽ cho cậu xem một thứ liên quan đến tương lai cậu mà cậu cần biết, vì nó rất quan trọng. Cậu đừng nói việc này với bà Bunch hoặc bất cứ ai trong nhà nhé, cậu cứ về phòng ngủ vào giờ thường lệ".

Lại thêm một kích thích nữa đối với cuộc sống. Stephen hăm hở nắm lấy ngay dịp được thức khuya đến mười một giờ đêm. Trên đường lên cầu thang cậu liếc nhìn vào cánh cửa thư viện. Cậu thấy một cái lò than xưa nay vẫn để trong góc phòng nay được được đưa ra cạnh lò sưởi, một cái cốc cổ viền bạc đặt trên bàn trong đựng đầy rượu vang đỏ, bên cạnh là mấy tờ giấy. Ông Abney đang rắc trầm hương vào lò từ một chiếc hộp tròn bằng bạc mà không để ý tới bước chân cậu.

Gió đã lặng. một đêm yên tĩnh. Trăng tròn. Lúc mười giờ, Stephen đứng bên cửa sổ nhin ra ngoài. Mặc dù đêm lặng lẽ êm đềm nhưng đoàn người bí ẩn trong những cánh rừng sáng trăng vẫn không ngủ yên. Thỉnh thoảng vẫn có những tiếng kêu như của những kẻ lang thang lạc đường tuyệt vọng vẳng lên qua ao hồ. Chẳng lẽ lại là tiếng cú kêu, tiếng những con chim sống trên mặt nước? không giống tiếng của chúng. Liệu những tiếng kêu đó có tới gần không? Lúc này nghe như chúng đã ở bên bờ ao bên này, chẳng mấy chốc nữa mà bay tới các bụi dâu. Rồi bỗng im. Stephen đang định đóng cửa sổ, vào phòng đọc nốt quyển sách Robinson Crusoe thì bỗng nhìn thấy trên nền đất rải sỏi chạy dọc theo phía vườn của ngôi nhà có hai dáng hình người đang đứng. Một cô con gái và một cậu con trai, họ đứng bên nhau, nhìn lên các cửa sổ. Cô gái gợi lại giấc mơ của cậu, đúng là hình người nằm trong bồn tắm. Cậu con trai khiến Stephen kinh hoàng hơn.

Trong khi cô gái đứng yên, hơi mỉm cười, hai tay chắp trước chỗ trái tim thì cậu con trai, rất gầy, tóc đen, áo quần tơi tả, giơ cao cánh tay với vẻ dọa dẫm đồng thời lộ vẻ khao khát mong chờ. Ánh trăng chiếu vào hai bàn tay trong suốt của cậu bé, những móng tay dài cũng trong suốt, trăng chiếu qua được. Đứng giơ tay như thế lộ ra một cánh tượng khủng khiếp, sườn trái cậu bé là một kẽ nứt đen ngòm, và từ óc Stephen thì đúng hơn là từ tai, cậu nghe thấy những tiếng kêu tuyệt vọng vì khát khao mà lúc chập tối vẳng tới từ rừng Aswarby. Được một lúc thì cả đôi di chuyển không tiếng động trên lớp sỏi, không còn nhìn thấy đâu nữa.

Sợ hãi khôn tả, Stephen cầm cây nến xuống phòng học của ông Abney vì cũng sắp đến giờ hẹn. Phòng học hay thư viện một bên mở ra sẳn và Stephen, do quá sợ, tới chỗ đó rất nhanh. Nhưng không dễ vào. Cửa không khoá, chìa khoá vẫn cắm ngoài nhưng gõ mãi không thấy tiếng trả lời. Ông Abney đang bận. Ông đang nói. Ủa! Sao ông lại kêu lên thế nhỉ? Tiếng kêu như nghẹn trong cổ họng. Hay là ông cũng nhìn thấy hai đứa trẻ kia? Thế rồi yên lặng. Stephen đẩy cửa vào không khó khăn gì.

Trên bàn ông Abney có một vài tờ giấy chỉ rõ cho Stephen hiểu được ngọn ngành câu chuyện, Có một số câu quan trọng như sau:

"Cổ nhân đa số tin tưởng vững chắc – tôi đã thể nghiệm sự khôn ngoan của họ trong những vấn đề này, từ đó đưa tôi đến chỗ tin tưởng ở sự khẳng định của họ - rằng, nhờ một vài quá trình nào đó, những quá trình mà người tân tiến chúng ta coi là man rợ, có thể đạt được ở con người một năng lực tinh thần rất đáng kể. Thí dụ như nếu hấp thụ những cá tính của một số đồng loại, thì một cá thể có thể vươn lên hoàn toàn khỏi cái trật tự của các sinh vật có linh hồn vốn đang điều hành những thế lực cơ bản của thế giới chúng ta".

"Simon Magus có thể bay trên không, trở nên vô hình hoặc biến thành bất cứ hình thù nào mà mình thích, nhờ lực của linh hồn một cậu bé mà ông ta "đã ám sát", từ này có tính cách bôi nhọ tác giả của Clementine recognittons dùng. Hơn nữa tôi còn tìm thấy khá nhiều chi tiết trong các bài viết của Hermes Trismegistus cho biết những kết quả tốt đẹp tương tự có thể đạt được nếu người ta hấp thụ ít nhất là ba trái tim của ba con người dưới hai mươi mốt tuổi. Nhằm chứng minh sự thật này tôi đã dành phần lớn thời gian của hai mươi năm cuối cùng vào việc lựa chọn ra các corpora vilia (thân thể hèn hạ) cho việc thực nghiệm, tức là những người mà nếu có mất đi cũng không gây tổn thất gì cho xã hội. Bước đầu tôi loại trừ một cô bé gypsy tên Phoebe Stanley ngày 24 tháng ba, 1792. Người thứ hai là một cậu bé con người Ý tên Gionvanni Paoli, đêm 29 tháng ba, 1805. Nạn nhân cuối cùng – từ này làm tôi kinh tởm hết sức – sẽ là em họ tôi, Stephen Elliott, và vào ngày 24 tháng ba 1812.

Phương thức hấp thụ tốt nhất là lấy từ trái tim người sống ra, đốt thành tro, trộn vào một phần tư lít rượu vang đỏ, tốt nhất là rượu porto. Xác hai người đầu tiên rất dễ giấu. Vào một buồng tắm bỏ không dùng hoặc là hầm rượu, hai địa điểm thuận lợi cho việc giấu xác. Cái bất tiện là ở cái phần hồn của họ mà dân gian thường gọi là ma. Nhưng đối với người có tính khí triết nhân – mà đối với họ chỉ thí nghiệm là quan trọng – thì họ nề hà gì đến cố gắng yếu ớt của người chết lo trả thù họ. Tôi rất thoả mãn nhìn nhận cuộc đời được mở rộng và giải phóng của mình mà thí nghiệm này nếu thành công sẽ mang lại cho tôi, vì nó không những khiến cho cái người ta gọi là công lý của con người không tầm nã nổi tôi mà còn có thể loại trừ cho tôi khỏi cái chết".

Ông Abney được tìm thấy trong ghế bành, tư thế ngồi, đầu ngửa ra, nét mặt mang đầy vẻ căm hờn, sợ sệt, đau đớn của cái chết. Bên trái là một vết thương mới bị rạch, đẻ lộ ra trái tim. Tay ông không máu, con dao để trên bàn vẫn sạch nguyên. Có lẽ một con mèo rừng đã gây nên vết thương này. Cửa sổ mở. Theo cảnh sát tư pháp, ông Abney chết do lực của một con thú hoang dã. Nhưng Stephen Elliott đã được đọc mấy tờ giấy trên kia, thì lại đi đến kết luận khác hẳn.

Chú thích:

[1] Một vị thần của tôn giáo Ấn độ hồi năm 1300 trước Công nguyên mà sự thờ phụng mang nhiều bí ẩn

[2] Platon : triết gia Hy lạp (427-347 trước Công nguyên)

[3] Đế chế La Mã thấp gồm các vùng Aulu-gettle, Ausone, Claudien, Macrobe, Végèce