Giang Sơn Chiến Đồ

Quyển 1 - Chương 4




Trong nháy mắt vòng qua một con đường eo núi, Trương Huyễn dùng dao găm hung hăng đâm vào mông ngựa, hắn vừa nhảy ngay xuống chiến mã, chiến mã bị đau, dọc theo quan đạo tiếp tục chạy gấp về phía đông, Trương Huyễn lại nhanh chóng lánh vào đám cỏ ven đường.

Chỉ chốc lát, tiếng vó ngựa vang lên lần nữa, mười mấy tên truy binh như gió bay điện chớp chạy đến, ra roi thúc ngựa, chiến mã hướng phía trước mặt đuổi gấp theo.

Đợi truy binh đi xa, Trương Huyễn chui ra chỗ lùm cây ẩn thân, hướng phía rừng cây sau lưng chạy như điên, chốc lát đã biến mất trong rừng rậm tươi tốt.

Trương Huyễn một mực hướng phía bắc chạy hơn năm mươi dặm mới từ từ dừng lại. Phía trước có một dòng suối nhỏ, hắn ngồi xổm xuống rửa mặt bên dòng suối, sảng khoái uống mấy ngụm nước, rồi đến một khối đá bằng phẳng uể oải nằm xuống.

Mãi đến lúc này, Trương Huyễn mới có thời gian suy nghĩ chuyện xảy ra ban sáng. Hắn không khỏi cười khổ một tiếng, mình mới đến cuối thời Tuỳ đã thay đổi lịch sử, hắn bất ngờ giết Lý Mật rồi, đã không có Lý Mật, trại Ngoã Cương sẽ thành cái dạng gì đây?

Việc đã đến nước này, hắn đã không có cách nào đi sửa lại lịch sử nữa, lịch sử đều có sự phát triển nhân quả của nó, cũng không cần mình nhúng tay làm gì. Trương Huyễn chỉ đành buông xuôi tiếc nuối này.

Lúc này, hắn lại nghĩ đến Vũ Văn Thành Đô, Trương Huyễn thuỷ chung không thể quên sự dũng mãnh vô địch của Vũ Văn Thành Đô, một ngựa một thảng, đánh khắp thiên hạ không đối thủ, không biết một mãnh tướng khác tên Lý Nguyên Bá có thể tồn tại hay không, hẳn tên gọi là Lý Huyền Bá, Lý Uyên hình như thực sự có một đứa con trai như vậy.

Trương Huyễn đối với sự dũng mãnh thiện chiến của Dương Huyền Cảm cũng khắc sâu ấn tượng, tuy nhiên hắn cũng thấy rất kì lạ, vì sao Vũ Văn Thuật có thể bỏ qua cho Dương Huyền Cảm?

Mặc dù Trương Huyễn thông qua chiến lược quân sự học tập qua một chút lịch sử triều Tuỳ, nhưng đấy chẳng qua là một số tình hình chung sơ sài, phương diện lịch sử chi tiết hắn lại mờ mịt không biết.

Hắn cũng biết mình nghĩ không ra thì dứt khoát đừng nghĩ nhiều nữa, ngồi dậy lấy súng lục từ trong ngực ra, tháo hai viên đạn còn lại ra cất cẩn thận, tương lai ở thời điểm mấu chốt, nói không chừng hai viên đạn này còn có thể cứu hắn một mạng nữa.

Trương Huyễn lấy túi da của Lý Mật ra, cái túi da này và túi tiền đời sau kích cỡ không lớn hơn bao nhiêu, hắn trút vật phẩm bên trong lên trên tảng đá lớn, có mấy khối vàng vụn, cộng lại nặng chừng ba lượng. Còn có một đồng bài, một viên thuốc sáp bịt kín và một quyển trục.

Trương Huyễn nhặt đồng bài lên, chỉ thấy trên đó dùng kiểu tiểu triện khắc ba chữ, hắn mơ hồ nhận ra là 'Vũ Xuyên Phủ', còn mặt trái là tên của Lý Mật.

Trương Huyễn không rõ ý nghĩa của đồng bài, hắn để đồng bài qua một bên, lại nhặt lên thuốc sáp nhìn kỹ, thuốc sáp kích cỡ bằng hột đào, từ hiểu biết thông thường suy đoán, bên trong hẳn là một bức thư rất quan trọng.

Nhưng Trương Huyễn cuối cùng kìm nén lòng hiếu kỳ của mình, hắn lại buông thuốc sáp xuống, nhặt quyển trục lên, quyển trục dùng tơ lụa bó chặt, chỉ thấy bên rìa quyển trục viết 'Lạc Dương, phường Hoài Nhân ngõ Tam Xuân Vương Bá Đương khải.’

Phía dưới bên trái viết 'Lý Mật kính dâng'.

Hoá ra đây là một phong thư, hơn nữa là cho Vương Bá Đương, một trong ngũ hổ đại tướng của Ngoã Cương Trại, hảo hán đứng hàng thứ mười bảy thiên hạ, Trương Huyễn lập tức có thêm vài phần hứng thú.

Cũng đành chịu, nếu như hắn không còn cách nào khác đã giết Lý Mật, vậy thay Lý Mật đưa phong thư này đi, cũng coi như hắn cho vị kiêu hùng cuối thời Tuỳ vừa xuất sư, chưa thắng trận nào thân đã chết trước này một công đạo đi!


Đã không còn chiến mã, tốc độ Trương Huyễn đi về phía đông chậm đi rất nhiều, tuy nhiên lúc này chiến tranh đã tạm ổn, dọc đường đi không gặp phải trở ngại gì, còn gặp được chợ và thành trấn, hắn dùng vàng vụn Lý Mật để lại đổi được một ít Ngũ thù tiền của Đại Tuỳ, bảo đảm đáp ứng chỗ ăn ngủ ven đường cho hắn.

Trải qua năm ngày chạy đi, hắn rốt cuộc đã tới kinh đô Lạc Dương của vương triều Đại Tuỳ.

Lạc Dương, kinh thành vương triều Đại Tuỳ, chín năm đầu sau khi Hoàng đế Dương Quảng đăng cơ, phồn thịnh tuy rằng vẫn như trước, nhưng lại có thêm vài phần tang thương.

Ngoài thành, đến chỗ nào cũng có thể thấy được vết thương chiến tranh lưu lại, từng mảng lớn phòng ốc bị thiêu huỷ, bị san bằng, Đại Lương bị thiêu thành than củi, nhìn thấy trên một nửa bên vách đá vỡ bị lửa hun đen vắt ngang đến ghê người, cách đó không xa, có hai người già quỳ ở trước ngôi mộ mới đắp khóc rống lên…

Trương Huyễn cau mày, hắn không thể tin được đây là Lạc Dương, trong lòng của hắn thở dài một tiếng ngao ngán, đây là chiến tranh, hai tháng chiến hoả lầm than, ngoài thành Lạc Dương đã thành đất cằn cỗi.

Trước cổng thành nam chật ních người vào thành, ồn ào náo động, có nông dân hái rau vào thành, có thương nhân dẫn la, cũng không thiếu sĩ tử đọc sách.

Trương Huyễn dừng bước trước một chỗ bia đá cao ba thước, trên tấm bia đá dán một tờ cáo thị treo thưởng, hai bên vài tên binh lính cầm mâu đứng đó, một đám người đứng ở trước tấm bia đá thì thầm to nhỏ, chỉ nghe một gã ra vẻ người có học rung đùi đắc ý đọc:
- Tróc nã đầu đảng thổ phi Dương Huyền Cảm, người lấy được thủ cấp kẻ này quan thăng ba cấp, tiền thưởng năm ngàn lượng, người biết tung tích kẻ này quan thăng một cấp, tiền thưởng ngàn lượng…

'Phì', Có người thấp giọng phun một ngụm nước miếng:
- Treo thưởng như vậy ai dám lãnh?

- Lời này của huynh đài ý như thế nào?

- Dương Huyền Cản chính là con của Dương Tố đấy! Vây cánh Dương Tố trải rộng cả triều, người lấy đầu của Dương Huyền Cảm còn muốn làm quan, tìm chết à! Theo ta thấy, lãnh được hoàng kim phần nhiều nên chạy xa thật xa, mai danh ẩn tích làm phú ông cũng tốt lắm rồi.

Trương Huyễn đới với mấy cái này không cảm thấy hứng thú lắm. hắn lắc đầu rồi đi đến phía cổng thành, trên cầu treo cổng thành đứng đầy binh lính, có điều bọn chúng chỉ nghiêm cẩn tra xét thương đội hoặc là người vào thành từ hai người trở lên, đối với người một mình vào thành cũng không thẻm hỏi gì đến.

Thu mười văn tiền phí người xứ khác vào thành, một tên binh lính phất tay để cho Trương Huyễn vào, sau đó quát:
- Người kế tiếp!

Nhưng Trương Huyễn lại bị thứ gì đó trên đầu hấp dẫn, đó là vài cái lồng gỗ chứa đầu người, treo cao trên cổng thành, bọn họ đều từng là nhân vật uy danh tám phương, bây giờ lại bộ mặt dữ tợn treo ở đầu thành, Trương Huyễn mơ hồ nhận ra một cái đầu người gần nhất, dường như chính là Lý Mật.

Nhưng Trương Huyễn lại ngây ngẩn cả người, chỗ mi tâm của Lý Mật hẳn phải có một lỗ đạn mới đúng, nhưng cái đầu người này mi tâm lại rất trơn láng, căn bản không có vết đạn, đây là chuyện gì chứ?

Trong đầu Trương Huyễn hỗn loạn một trận. Chẳng lẽ đây không phải đầu người của Lý Mật? Hay là người hắn giết căn bản không phải Lý Mật?

- Gã đàn ông phía trước đừng chắn đường, đi mau!
Mười mấy nông dân hái rau phía sau không kiên nhẫn lớn tiếng kêu lên.

Trương Huyễn hoang mang nhìn thoáng qua đầu của Lý Mật lần nữa, lúc này đầy bụng nghi ngờ đi vào thành Lạc Dương.

Trong Thành Lạc Dương lại là một cảnh tượng khác, với ngoài thành. Vừa mới vào cổng thành, không khí ồn ào náo nhiệt liền ập vào mặt, người đi đường như dệt cửi, như nước chảy, hai bên cổng thành tiếng rao của cửa hàng cửa hiệu lúc bên này lúc bên kia, một thương đội gồm mấy trăm con lạc đà đang chậm rãi di chuyển.

Hai bên là đại thụ rậm rạp tươi tốt và vách tường sơn màu đỏ cao lớn kiên cố, ở giữa là một con đường cái thẳng tắp rộng rãi, thông suốt về phía xa, cuối đường cái chính là Đại Nghiệp Cung và Hoàng thành hùng vĩ đồ sộ, mái vòm bảo tháp cùng gác tía sừng ngọc rực rỡ màu kim bích được chiếu rọi bởi muôn vàn tia sáng mờ nhạt của buổi sớm.

Lòng dạ Trương Huyễn cũng theo khí thế kinh đô Đại Tuỳ lộng lẫy mà trở nên trống trải hẳn ra, tạm thời quên đi việc thật giả của Lý Mật, nơi này là khởi điểm cuộc sống mới của hắn, mặc kệ tiền đồ là mưa gió dọc đường hay là ánh mặt trời rạng rỡ, hắn cũng muốn làm việc nghĩa không được chùn bước, tiếp tục tiến về phía trước.

***

Hỏi thăm suốt dọc đường, Trương Huyễn tìm được vị trí phường Hoài Nhân gần cửa Kiến Xuân, đi vào trong phường, hắn hỏi thăm một lão già vị trí cụ thể lần nữa, lão già chỉ về hướng một gốc cây hoè lớn trước mặt:
- Có trông thấy không, dưới gốc cây hoè kia chính là hẻm Tam Xuân, bên trong chỉ toàn gia đình người nhà họ Vương, đi đến đó là được!

- Đa tạ!

Trương Huyễn ôm quyền thi lễ với ông già, bước nhanh đến trước cây hoè lớn, đây là một ngõ nhỏ sâu thẳm, trong ngõ ước chừng hơn mười gia đình, Trương Huyễn đi thẳng đến cuối, phía trước là một toà nhà chiếm một diện tích ước chừng hai ba mẫu, tường nhà bốn phía không cao, dùng bùn đất nện thành, Trên cửa nhà loang lổ cũ nát không có mái hiên, căn cứ theo đó đây là dấu hiện gia đình bình dân.

Trương Huyễn đi đến trước gõ cửa, chốc lát, cửa mở ra một khe nhỏ, Trương Huyễn thấy khuôn mặt một người trẻ tuổi, lớn hơn mấy tuổi so với mình, dáng người thấp hơn một chút so với hắn, nhưng bộ dáng cao lớn khôi ngô cũng tương đương.

- Huynh tìm ai?
Thanh âm nam tử hùng tráng, y nghi hoặc nhìn thoáng qua Trương Huyễn.

- Xin hỏi nơi này là nhà của Vương Bá Đương phải không?

- Là ta, xin hỏi huynh là…

Hoá ra người này chính là Vương Bá Đương tiếng tăm lừng lẫy, Trương Huyễn vội vàng lấy cuốn thư từ trong ngực ra:
- Tại hạ Trương Huyễn, nhận uỷ thác của người ta đến đưa một bức thư.

Hắn đưa thư cho Vương Bá Đương, Vương Bá Đương tiếp nhận thư lập tức chấn động, không ngờ là thư Lý Mật viết cho mình, ông ta không phải đã chết rồi sao?

Vương Bá Đương vội vàng mở cửa ra mời Trương Huyễn vào nhà, y đóng cửa nhà hỏi:
- Thư này của huynh là từ nơi đâu đến đây?

- Tại hạ ở quận Hoằng Nông cứu một người bị thương nặng, đáng tiếc thương thế của ông ta không chữa trị được, ngay khi đó phía sau lại có quan binh đuổi tới, ông ta trước khi chết uỷ thác cho tôi đưa phong thư này, ông ta tên là Lý Mật, đúng không!

Trương Huyễn lại lấy túi da ra:
- Còn có một số đồ vật của ông ấy, ta có thể giao cho Vương huynh luôn hay không?

- Phu quân, là ai vậy!

Một thiếu phụ bế một đứa bé trai chừng năm sáu tuổi từ nhà trong đi ra, vẻ ngoài của thiếu phụ vô cùng thanh tú, trên người mặc một bộ váy dài màu xanh bằng lụa mềm tay áo hẹp, áo chẽn cũng bằng lụa màu hồng, trên mặt thoa một lớp sơn phấn mỏng, mái tóc đen nhánh như mây, đầu cài trâm vàng, trên tay đeo mấy chuỗi vòng tay bằng vàng chói lọi, tuy rằng Vương Bá Đương ăn mặc vô cùng mộc mạc, áo vải thô bình thường, đầu đội khăn, nhưng từ cách ăn mặc của vợ gã, là nhận ra được gia cảnh của gã vẫn khá là giàu có.

Đứa bé trai bộ dạng khoẻ mạnh kháu khỉnh, mặt mày có tướng giống với Vương Bá Đương, cánh tay bắp chân đều vô cùng tráng kiện, vừa nhìn đã thấy có năng khiếu luyện võ.

- Là một người bằng hữu của ta!

Vương Bá Đương vội vã thu lá thư lại, cười nói:
- Nương tử mau đi ngay bây giờ!

Thiếu phụ đánh giá Trương Huyễn một lát, vội dẫn theo đứa bé đi vào phía trong nhà.

Vương Bá Đương lúc này mới nói với Trương Huyễn:
- Chúng ta đi vào trong phòng nói chuyện!

Trương Huyễn đi theo Vương Bá Đương vào khách đường ngồi xuống, Trương Huyễn vẫn là lần đầu tiên vào nhà người bình thường của Đại Tuỳ, hắn tò mò đánh giá bốn phía xung quanh một lượt.

Phòng rất rộng rãi, ánh mặt trời xuyên thấu qua chiếu vào mái ngói, khiến trong phòng vô cùng sáng rõ, bài trí khá đơn giản, ba chiếc ghế dài đủ cho hai người ngồi xếp thành hình tam giác, trên ghế đều có một bàn nhỏ.

Trên tường không có tranh chữ, phía đông treo một thanh bảo kiếm, vỏ kiếm bằng da cá mập, phía tây thì treo một cây cung lớn màu đỏ thắm, dùng kim tuyết cẩn thận quấn quanh, cách làm vô cùng tinh xảo, phía dưới là một bình tên bằng lông chim nhạn dài.

Tuy nhiên ánh mắt của Trương Huyễn lại chú ý thật lâu vào một cây ngân thương sáng loáng treo ở trên bức tường trước mặt, dài một trượng, đường cong vô cùng tinh xảo, vừa thấy đã biết ngay đó là danh gia tạo ra.

Trong lòng Trương Huyễn nhẩm tính, cây thương kia chí ít nặng bốn mươi lăm cân, trong lòng hắn bất ngờ dâng lên một cỗ ý niệm trong đầu, hắn có thể thỉnh giáo võ nghệ của Vương Bá Đương một chút hay không, sự dũng mãnh của Vũ Văn Thành Đô thật sự làm hắn nhớ mãi không quên.

Tuy nhiên nghĩ lại, dường như lại không có khả năng lắm, hắn chỉ là người đến đưa tin, hai người cũng không có thâm giao, Vương Bá Đương làm sao có thể tuỳ ý giao lưu võ nghệ với người ngoài?