Giá Của Cái Nghèo

Chương 9




…. Sau một hồi ổn định, ông Phóng hỏi thầy u Hiếu;

– Thằng con ông bà nó làm con gái tôi có chửa ,chắc ông bà cũng biết. Thế bây giờ ông bà tính thế nào.

Ông Đỏ gãi đầu, liếc xéo qua Hiếu, rồi nói :

– Dạ chúng tôi biết, thôi thì con dại cái mang. Giờ tùy ông bà bên ấy xử trí.

– Vậy theo như lệ, thằng con ông bà tôi cho đi trại cải tạo ba năm vì cái tội ức hiếp con gái nhà lành, nhà ông phải đền cho tôi năm cây vàng.

Ông Đỏ ngước mắt lên nhìn ông bà Phóng, cả Hiếu đang ngồi tái xanh mặt . Cười nhạt đến nỗi chua chát, ông gật đầu nói:

– Vâng, cứ cho thằng Hiếu đi tù năm năm cho nó tròn ạ. Còn về phần năm cây vàng, ông cứ quy ra đi tù rồi cho nó ở luôn trong ấy. Chứ thành thực, là thầy u thật, nhưng cũng chẳng dạy được con,nhà lại nghèo. Thôi cứ theo cả ông Phóng.

Ông Phóng nhìn lại, định bắt bẻ hai ông bà nghèo rớt mùng tơi thì bị người ta giao cho quyền quyết định. Giờ nghèo thì quyết được cái gì. Ý ông Đỏ cũng muốn nói rằng tầm này chỉ có ông bà Phóng là cần mặt cần mũi thôi, chứ ông bà chẳng sợ gì sất. Có bắt thằng Hiếu đi tù thì ông bà cũng chẳng can thiệp.

Ông Phóng nhìn bộ dạng hai người từ trên xuống dưói thì thở dài, không có gì đáng giá. Mà hiện con mình bụng chẳng mấy mà lùm to.

– Giờ cũng chửa trước thế này thì biết làm sao được nữa, tôi cũng không muốn cháu tôi không có cha. Cưới thôi chứ, cưới vợ xem tuổi đàn bà ,làm nhà xem tuổi đàn ông . Khi nào xem ngày đẹp xong, tôi sẽ báo ông bà để biết đường mà liệu.

Ông bà Đỏ gật đầu, cuộc họp giữa hai bên cũng kết thúc. Trên đường về, bà Đỏ hỏi chồng:

-Sao ông gan thế? Lúc ấy còn bảo người ta quyết, nhỡ ông ấy cho thằng Hiếu đi tù, thì ông tính cho con mình chết trong ấy à.

Ông Đỏ vừa đi, vừa đáp:

– Thế giờ phải như thế nào? Người ta bắt đi tù là còn may đấy. Cái thói khốn nạn làm con người ta chửa ,thế như con gái bà, bà có chịu để yên không. Nhưng cũng may, ông Phóng là quan,lại trọng mặt mũi, chứ không thằng này có đi tù mọt gông cũng không thoát tội. Nhà nghèo, bà cãi thế nào được với người ta.

Cả hai nói xong thì im lặng, cuối cùng cũng chỉ vì nghèo mà ra cả.

Lo không có ăn đã khổ, giờ lo cả chuyện cưới xin cho con. Tuy khó khăn ,nhưng không thể không làm, vậy là ômg Đỏ lại làm quần quật tối ngày để chờ nhà gái xem ngày cưới.

Tin Hiếu con nhà nghèo sắp sửa lấy con ông làm bên xã truyền tai đi nhanh chóng. Mọi người bàn tán rì rầm, không ai hiểu nguyên do nào mà nhà ông Phóng quyền cao chức trọng lại chịu cho con gái cành vàng lấy một kẻ khổ rách áo ôm. Nhiều giả thiết đặt ra, nhưng đa phần đều nghiêng về lí do Hiếu và Khuê yêu nhau thật lòmg, mà ông phóng lại là người giàu lòng thương, coi trọng tìmh cảm,không nỡ cấm cản đôi trẻ mà tác thành hôn sự. Còn thực hư thế nào chỉ có người trong cuộc là rõ nhất.

Theo như nhà ông Phóng thông báo sau đó mấy hôm, rằng mùng mười tháng sau tổ chức cưới. Tức ngày hôm đó, thai bà Đỏ đã được bốn tháng, còn Khuê đã được hai tháng tròn.

Kể từ lần gặp hai bên gia đình, cho đến những ngày sau, ông bà không được nhìn thấy mặt con dâu thêm một lần nào. Khuê cũng chẳng sang nhà Hiếu chơi lấy một lần cho biết nhà biết cửa. Giống như thể cuộc hôn sự sự này được bày ra cũng chỉ để che mặt thiên hạ, chứ không ai vui vẻ gì

Mọi người thấy ông bà Đỏ sắp làm thông gia với nhà giàu thì cũng mừng cho đôi vợ chồng, có người quen tiền nhiều, chắc người ta cũng chẳng khó khăn gì trong chuyện giúp đỡ đâu .

Tối hôm ấy cách hôm cưới hai hôm, ông Phóng có gọi Hiếu đến ăn cơm tối. Bữa cơm gia đình có hai ông bà và cô Khuê, thêm Hiếu là rể, mà trên mâm nào gà nào tôm ,nào giò chả xếp đầy quá núi. Có lẽ từ bé đến giờ, Hiếu mới được ngồi ăn ở mâm cơm thịnh soạn đến như vậy.

Khẽ gắp cho con rể cái đùi gà, ông Phóng nói:

-chỉ còn hai ngày nữa là đến ngày cưới rồi, sau này cũng thành con trong gia đình cả. Thôi thì đã chọn lấy nhau, thầy u cũng chỉ mong chúng mày sống thật hạnh phúc, và bảo nhau làm ăn.

Hiếu gật đầu, cảm ơn rối rít vì ông bố vợ quá ư là chu đáo:

– Nhưng mà anh Hiếu này!

Khi miếng thịt gà mới kề môi thì ông Phóng lại nói, khiến Hiếu không dám cắn mà vội vàng đặt xuống, tai vẫn lắng nghe những lời ông Phóng sắp sửa nói:

– Vâng con vẫn đang nghe, thầy cứ nói đi ạ.

Ông Phóng gật đầu, gắp thêm cho con rể miếng giò,ông nói:

– Chuyện tôi nói với anh hôm trước anh biết ai mang bầu chưa? Anh tính thế nào?

Hiếu đảo mắt nghĩ ngợi, hóa ra chuyện đó vẫn khiến ông Phóng vướng bận trong lòng. Mà đúng thật mấy hôm nay Hiếu quanh quẩn đi mời nên không nhớ gì đến chuyện đó.

Thấy con rể không nói năng, ông Phóng trầm giọng tâm sự:

– Cái khuê nó là con gái tôi ,tôi là thầy nó. Từ trước tới nay tôi chưa bao giờ làm việc gì mà bỏ dở giữa chừng, mà chuyện đó lại ảnh hưởng đến sự nghiệp tương lai con gái tôi. Tôi tin ông thầy nói đúng, chắc bản thân anh cũng không muốn con cái sau này phải chịu nhiều tai ương đấy chứ.

Hiếu gật đầu, lí nhí nói :

– Vâng, con hiểu thưa thầy, con sẽ sắp xếp chuyện thật thỏa đáng trước khi vợ con sinh cháu. Thầy đừng có lo.

Ông phóng gật đầu ưng bụng, rót cho con rể li rượu uống cạn. Hiếu biết việc này tuy khó khăn, nhưng không thể không làm.

Sau khi ăn xong, ông Phóng đưa cho Hiếu một bọc màu đen, khẽ đẩy về phía hắn ,ông nói:

-Mày, cầm lấy chỗ này mà lo đám cưới cho chu toàn. Tôi không muốn người ta cười vào mặt nhà cậu đã đành, cọ cười vào mặt tôi. Trong này có tiền đủ lo cho một trăm mâm cỗ thịnh soạn, với năm cái kiềng vàng, mười cái nhẫn vàng, 1 đôi bông tai , ba cái lắc. Tất cả u cậu sẽ trao cho cái Khuê vào hôm cưới .

Hiếu nghe vậy thì sướng tưởng chết, rối rít cảm ơn thầy u vợ tương lai. Có ngần này, thì ông bà Đỏ cần gì phải lo lắng nữa.

Ôm bọc tiền vàng về nhà, ông Phóng cẩn thận sai hai tên gia nhân tháp tùng Hiếu về nhà cho an toàn. Cầm bọc vàng lớn khiến tâm trí Hiếu cứ như trên mây xanh, cho khuê vợ hắn, thì sau này chẳng phải của hắn hay sao. Chưa gì hắn đã cảm thấy hôm ấy làm liềm với Khuê là đúng đắn.

Ông Đỏ nhân lúc trời còn chưa tối hẳn đội cái mũ cối sang bên nhà Long Lợn, vợ chồng nhà Long lợn làm nghề giết mổ lợn bán ở chợ nên kinh tế cũng khấm khá nhất nhì vùng, nhà lại có họ hàng gần với ông Đỏ. Hơn nữa thời thanh niên nhà bên ấy túng thiếu, ông Đỏ cũng làm phúc giúp đỡ nhiều nên mới có như hôm nay. Nhớ ngày xưa Long đi tù về bị cả làng xa lánh, tiền khômg có, chính ông Đỏ thời ấy cho hắn mượn tiền xây nhà, giúp đỡ làm thân để mọi người có cái nhìn tốt hơn, cho hắn làm lại cuộc đời.

Bình thường ông cũng chẳng bao giờ nhờ vả gì ,nhưng nay cưới con, thiếu tiền , ông không xoay được, đường cùng mới phải nhờ đến nhà Long lợn.

Khi ông Đỏ gọi cổng thì nhà Long lợn đang ăn cơm. Nghe giọng ông Đỏ, vợ Long ngóng tai lên nghe rồi chau mày khó chịu:

– Chắc sang mượn tiền cưới con đây mà. Tí lão vào mà có hỏi mượn tiền thì nói không có nhớ.

Nói xong, mụ bê thốc mâm cơm vào trong buồng cất. Long mặc áo vào che đi những vết xăm trổ kín người. Lệnh khệnh khạng đi ra ,Long niềm nở cười nói:

– Bác Đỏ ạ! Bác đi đâu mà đi giờ này?bác vào nhà đi.

Ông Đỏ tháo mũ rồi gật đầu, đi vào trong nhà Long pha chè, hắn hỏi:

– bác ăn cơm chưa?

Vừa mới hỏi được câu đấy, thì vợ Long trong nhà è một tiếng rõ dài,ông Đỏ cười khua tay nói:

– Tôi ăn rồi, chú thím cứ ăn đi thôi . Hôm nay tôi sang nhà trước là muốn mời chú thím hai ngày nữa sang nhà làm li rượu mừng thằng Hiếu nó lấy vợ. Sau là muốn mượn chú thím ít tiền lo cái đám cưới.

Nghe đến đây thì trúng phóc nãy vợ Long đã cảnh báo trước. Tốc cái màn gió chắn cửa buồng lên rồi hầm hầm đi ra. Khi Long chưa mở mồm được câu nào, mụ đã cướp lời nói trước.

– Bác sang mời cưới con thì vợ chồng em cũng mừng cho cháu, chứ còn chuyện vay tiền thì… nhà em không có đâu. Bác cũng biết dạo này bệnh dịch nhiều, giá lợn lại cao ,buôn bán khó khăn làm gì có tiền đâu

Ông Đỏ gật đầu thông cảm, nhưng vẫn thiết tha nói mong người ta hiểu cho mình:

– Tôi biết, chú thím cũng khó khăn, nhưng tôi lại không xoay để mượn được ai cả. Chú thím xem có giúp tôi được ít nào không?…

-Đúng thật là không có bác Đỏ ạ. Em mới trả tiền hàng hết rồi.

Long nhẹ nhàng đáp khi ông Đỏ hỏi, biết mùi này là mùi không cho mượn ,nhưng ông vẫn nài nỉ:

– vậy chú thím có mượn giúp tôi được không ? Quả thực tôi bí lắm mới tìm đến nhà. Tôi hứa lo xong việc cho cháu xong sẽ mang tiền đến sớm để trả chú thím. Mong hai người nể tình cảm chơi với nhau bao lâu nay mà giúp đỡ tôi lần này.

– Ơ bác hay thật đấy! Đã nói không có tiền mà bác cứ nài mãi thế nhỉ? Em thì mượn đâu ra cho bác bây giờ. Với lại, cái trả sớm của bác là bao nhiêu ngày ? Em sợ mấy năm sau bác cũng không trả nổi. Bác đừng nhắc đến tình nghĩa gì sất, tình cảm cũng chỉ là trong đầu thôi còn miếng ăn mới là cái trước mắt. Bác giúp đỡ có một tí mà bác cứ ghim trong đầu xong lâu lâu bác nhắc để bắt nhà em mang ơn thì tử tế gì nào. Quan trọng là ai làm hơn, ai nghĩ nhiều hơn thì người ấy có tiền, đến cái đám cưới bác không lo nổi thì con nhà người ta làm dâu bác cho nó ăn cái gì để sống….

Vợ Long nói nhiều lắm, nước bọt cứ văng tứ tung ,ông Đỏ đứng hình, không ngờ đi vay tiền, đã không vay được lại còn được giáo huấn miễn phí.

Long Lợn ngồi đấy thấy ngại quá, hắn quắc mắt lên đuổi vợ vào trong buồng. Moi móc trong túi ra mấy đồng lẻ, hắn bảo:

– Vợ em nó lắm mồm thế thôi, chứ tâm nó không xấu đâu bác ạ. Bác cầm lấy chỗ tiền này lo tạm, coi như mừng trước cho cháu.

Nhìn vào mấy đồng tiền vo viên,chỗ này còn không mua nổi hai con gà. ông Đỏ cười như mếu, cầm cái mũ cối đội lên đầu ông nói:

– Cảm ơn chú, chỗ này tôi có cầm cũng không xoay đủ. Chú cứ giữ lấy, khi nào tới ăn cỗ thì mừng cho cháu sau. Xin lỗi vì đã làm phiền gia đình.

Ông Đỏ quay bước đi thẳng không ngoái đầu nhìn lại,lòng ông nặng trĩu như ai đeo cho cả chục cân đá. Năm xưa Long lợn nào được béo tốt thế này, hắn ra tù bị cả thầy u hắt hủi vì xấu hổ. Ra trại không có nổi tấc đất cắm dùi , ông Đỏ đứng lên xin xã cấp cho mảnh đất vừa đủ xây cái chòi để làm lại cuộc đời.

Năm ấy, lợn rẻ, ông Đỏ xui Long đi bắt lợn về thịt, nhờ tài ăn nói, lọc thịt điêu luyện, hơn nữa thấy hắn cũng tu chí, được ông Đỏ quảng cáo nên sạp thịt lúc nào cũng đông khách. Có tiền rồi, Long mua thêm đất xây trang trại, cưới vợ sinh con, cuộc sống cứ thế phất lên như diều. Cònn người giúp hắn năm ấy vẫn mãi nghèo túng.

Lê bước trên con đường làng vắng vẻ, ông Đỏ đang nghĩ lại câu nói của vợ Long. Kể ra mụ nói đúng, tìmh cảm có quy ra được bằng tiền quái đâu mà khoe. Trọng tìmh cảm ,mà không có tiền thì cũng chẳng ai nhìn

… Bên mái nhà tranh, đôi vợ chồng nghèo dưới bóng đèn dầu vẫn cần mẫn ghi nhưng khoản chi trong đám cưới, vừa sáng nay, ông Đỏ chạy đi mời, câu trước thì mời, nhưng câu sau thì mượn tiền khiến người ta áy náy. Không phải là người ta không muốn cho nhà ông mượn, mà nhìn gia cảnh nhà ông, không ai tin rằng ông có thể trả được. Nhưng mắn thay, đi đến nhà cuối cùng là ông cụ Lang Nhị mời ,thì cụ Nhị đã hỏi ngay mặc dù ông Đỏ không mở mồm ra mượn:

– có thiếu tiền không tôi cho mượn . Tôi có một ít ở đây, nếu anh cần thì mang về mà lo

Ông Đỏ sững sờ không dám tin, bởi ông đã đi quanh làng này, mượn cả những nơi quen thân cũbg chỉ được mấy đồng. Chỗ ông Lang này cũng không phải họ hàng, thân thiết, chỉ là ông bà hay sang bốc thuốc. Với lại, con ông Lang làm bên xã cũng thuộc hàng giàu có chức có quyền, nên người như ông Đỏ hơi rén. Vậy mà không cần ông mở mồm ra nhờ, ông Lang lại chính là người đề nghị.

– Kìa anh !tôi đang hỏi là có thiếu hay là không?

Ông Đỏ rưng rưng nước mắt nhìn ông Lang, ông đang không nói được vì nghẹn ngào. Nghe ông Lamg hỏi rồi đấy, nhưng cũng chít biết gật đầu.

Ông Lang Nhị đứng dậy đi vào trong buồng lấy tiền ,mà ông Đỏ không dám tin. Chỉ đến khi ông Lamg giở trong cái khăn mùi xoa nhỏ ra có mười cái nhẫn vàng mới sáng chói trước sự ngỡ ngàng của ông Đỏ. Ông Lang bảo:

– Chỗ vàng này là hồi tôi lo đám cho thằng kiên còn dư ra, tròn một cây. Anh cầm cả lấy, thừa thì trả tôi luôn. Còn mượn ít nào, sau này trả dần,tôi cũng không vội lấy ngay.