Giá Của Cái Nghèo

Chương 110




Bà Thanh ấm ức không nói lên lời lại càng khóc to hơn, bà mù cũng hết cách mà bỏ mặc ,họa là tự mình chọn lấy, thì nghiệp cũbg chỉ có bản thân gánh ai giúp được vào đây.

Chiếc xe ô tô chở gia đình bà Thanh về nhà, tối hôm trước ông Long có vào viện, nói ngày hôm nay đón con trai, ông sẽ làm mâm cơm thịnh soạn, gọi là mừng con ra viện. Bà Thanh vẫn đinh ninh chồng ở nhà chuẩn bị, tuy con trai bị dở hơi thế này, xong được về nhà là may mắn lắm rồi,nghỉ ngơi vài hôm bà với ông Long sẽ chở con đi tìm bác sĩ giỏi nhất để chữa chạy. Bà không tin giàu có như bà lại không thể chữa bệnh tâm thần của con.

Về đến đầu làng thì cũng xế chiều, xong làn khói đen bao quanh từ các ngõ túa ra. Mới đầu nhìn ,bà ở nghĩ sương mù nên lại than thở với anh lái xe:

– Trời sương mù nhiều thế này chắc ngày mai lại nắng chết đây.

Nhưng chả phải đấy là sương mù, vì sau câu nói đó thì mùi nhựa cháy sộc vào mũi tất cả, họ nhăn mặt bịt mũi vì khó thở. Hai bên đường, người dân chạy tứa về hướng trong làng, tay nào cầm xô cầm chậu, cầm thùng, ống nước đủ cả. Người tài xế đoán được tình hình, anh nói:

– Chắc trong làng có nhà bị cháy đấy cô. Trông khói mù mịt thế này hẳn nhà cháy phải rộng lắm.

– Cháy…. cháy ư?

Thảo lắp bắp hoang mang nhìn sang bà Thanh, bà cũng nhìn nó . Cả hai cùng có suy nghĩ giống nhau, rằng chính nhà bà Thanh bị cháy , và lời thằng Quý nói lúc sáng là lời của cô Hường . Hoang mang xen lẫn với lo sợ,bà Thanh hối người lái xe:

. – Anh ơi!Anh đi nhanh nhanh hộ tôi với. Cứ chạy thẳng con đường này kịch về cuối là đấy là nhà tôi.

Người tài xế Vâng dạ rồi chạy nhanh hơn nữa. Khi đi gần hết con đường người dân tập trung càng đông, khói đen bay ra càng nhiều. Và kia, ngôi nhà hai tầng sừng sững của nhà bà Thanh bị nuốt trọn trong biển lửa từ tiệm cầm đồ ,đến nhà ở trong tại lợn , tất cả đều bùng cháy dữ dội gần như trơ khung. Bà Thanh thất thần nhìn người làng cầm xô lớn xô bé lấy nước từ mương ruộng truyền tay nhau từng gáo dập lửa, thế nhưng chẳng ăn thua so với ngọn lửa đã dần mất đi kiểm soát.

Thấy bà Thanh , người ta gàn không cho vào, nhưng bên kia họ vẫn nói chuyện với nhau, rằng nghe đâu ông Phóng còn ở tromg nhà chưa chạy thoát được. Trước đó hơn tiếng, người ta nghe thấy tiếng ông Long gào thét trong nhà, xong vì lửa quá cao, cho nên không cứu được, ông Long khả nămg lớn là cũng không còn.

Bà Thanh gào lên bà muốn phi thẳng vào sân, nhưng người làng lại kéo ra. Thế này thì sạt nghiệp rồi còn đâu nữa. Chồmg chết, con điên, gia sản tiêu tán, bà biết sống thế nào. Sự trả giá quá đắt này khiến bà dường như sụp đổ hoàn toàn.

Người làng chẳng ai bảo ai cùng chung tay cứu giúp nhà bà Thanh, dù biết khó mà thành, nhưng còn nước còn tát, họ gắng đến phút chót cuối cùng. Đến nửa đêm ngọn lửa cuối cùng cũng tắt, tuy nhiên chẳng còn thứ gì ngoài ba bề bốn biển đều là đổ nát, hoang tàn.

Xích con trai điên ở gốc cây vải ở trại lợn,xung quanh chỗ thì cháy rụi chỗ thì phát ra mùi thối của lợn chết , bà Thanh ngồi trước căn nhà đen kịt vẫn còn bốc khói nghi ngút đôi mắt thất thần khômg dám tin ,chồmg con gia sản tiêu tán hết sạch , . Bởi tường có thể đổ sập bất cứ lúc nào, cho nên người ta nói sáng mai trời sáng sẽ vào khu cháy kiểm tra ông Long có còn ở trong ấy hay là không.

Cả đêm ấy nó thực sự quá dài đối với tất cả. Sau hôm nay, bà không biết sẽ làm gì ,đi đâu, khi ngọn lửa đã thiêu rụi tất cả.

Sớm hôm sau , người làng lại sang phụ , mỗi người một chân một tay dọn dẹp đám cháy, hỗ trợ cán bộ tìm kiếm ômg Long. Người ta nói khi hỏa hoạn, có nghe thấy tiếng ông kêu cứu, vậy khả năng cao ông ấy vẫn bên trong, xong tất cả cũng xác định ông ấy chẳng còn sống.

Sống từ thời trẻ trong cái làng này, lập nghiệp nhờ ông Đỏ, xong từ khi phất lên làm ôg to bà lớn, là gần như gia đình này không giao du với người làng bên ngoài, lúc nào cũng đómg cổng cao tường. Cùng lắm gặp nhau chỉ trao đổi buôn bán, ngoài ra họ sợ phiền và sợ người làng đến mượn tiền, nên tất thảy chả chơi với ai. Xong đến lúc này,người ta lại kéo đến giúp rất đông, người quét tước, người vào nhà kiểm tra xem còn thứ gì dùng được, người tìm kiếm ông Long. Tất cả đều san sẻ cho nhau. Khi giàu sang,khỏe mạnh, có mấy ai cần đến nhau, họ chỉ cần nhau lúc này, lúc hữu hãn,lúc khó khắn khổ cực, lúc bản thân mình chẳng còn đồng cắc nào …

Tuy cán bộ công an đã túc trực từ đêm, xong vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến cháy nhà bà Thanh. Nhưng bà Thanh và cái Thảo đều hiểu, sự việc này là nghiệp gia đình phải gánh, có chạy đi đâu cũng sẽ vẫn có người phải chết. Giữ được mạng cho con, thì ông Long sẽ không còn.

– Tìm thấy rồi…. mọi người ơi ra đây mà xem này….

Một anh thanh niên tham gia tìm kiếm hét lên thất thanh khiến tất cả đổ dồn về hướng ấy. Trước một mảng tường dưới chân cầu thang bị đổ sập, có một nửa người thò ra cả tay và chân, nửa ấy đã bị cháy thành tro hoàn toàn. Mọi người hô hoán nhau cùng lấy sức nhấc bức tường để kéo xác ra ngoài, bà Thanh cùng Thảo cũng có mặt đứng đấy, chứng kiến phút giây đau buồn của người thân nó đau đớn và chua chát. Cũng chẳng có gì bất ngờ khi xác được đưa ra, đấy đích thị là ông Lomg.

Nửa người bên này, thì cháy hết cả ,nhưng bên kia thì lại còn nguyên vẹn thậm chí là quần áo , tóc tai còn nguyên si, ở tay ông khi mọi người cố gắng mở ra, trong ây có một lá bùa màu vàng . Họ không biết trước khi chết ông Long đã thấy chuyện gì, mà ông lại nắm lá bùa chứ không phải là vàng, là tiền. Hẳn là ông đã thấy cô Hường. Đến cái xác chết cháy xém phần nửa này cũng giống như cái chết của cô Hường ngày nào. Và họ hiểu ra, tất cả là báo oán, trả nghiệp.

Đám ma ông Long cũng không tổ chức mà đem đi chôn ngay, trước cổng nhà, một thùng bìa giấy bỏ tiền quyên góp. Người ta cho càng nhiều, bà Thanh càng nhục nhã, không biết làm thế nào, bà oà lên khóc rồi đập đầu xuống đất khấu lạy .

Chồng chết ,con điên, gia tài tiêu tán, bà Thanh mất tất cả. Trại lợn cả nghìn con cũng chết sạch, con nào con nấy chết ngửa bụng đen trũi bốc mùi. Kinh tế gia đình đều do ông Long trụ cột gánh vác, bà Thanh ở nhà quán xuyến gia đình, trại lợn, cùng cái tiệm cầm đồ . Nay ông chết chẳng khác gì cái kiềng có ba chân nay đã gãy hai, khiến bà Thanh đổ gục hoàn toàn.

Sau ngày ấy, bà Thanh và Thảo dọn một ô trống của chuồng lợn ở tạm. Dù sạt nghiệp,xomg Thảo cũng không đi, ở lại chăm chồng cho bà Thanh đi vay mượn để xây dựng lại cơ đồ. Xong, chẳng có ai cho bà vay một cắc.

Năm xưa ông Long từng đi tù, mang tiếng giang hồ, xong dựng được cơ ngơi này, có tiềm năng cho nên người ta mới cho mượn. Nay bà không có tài sản cầm cố, hay có chút gì gọi là có hi vọng, thì ai dám cho vay. Người có đầu óc kinh doanh thì cũng chết rồi, người ta chẳng tin tưởng vào đàn bà.

Năm xưa nhà bà Thanh cũng cho vay mượn nhiều, nhưng sổ sách cũng cháy cả, thành thử ra chẳng còn gì làm chứng. Trong đầu bà nhớ đến vài cái tên quen, bà tìm đến tận nhà để đòi, không mong lấy lãi, chỉ mong lấy lại số gốc, xong không ai chịu nhận,trong đấy có cả Hiếu, anh trai Thảo . Bà Thanh nói nhiều, nó còn ấn cổ bà ra ngoài, chỉ tận tay vào mặt, thằng Hiếu rít lên:

– Tôi vay ngần ấy tiền mà bà khôbg bắt tôi kí giấy, không có đồ thế chấp thì là do nhà bà ngu ấy chứ. Đến đòi tiền sổ sách đâu? Cháy cả rồi chứ gì. Thôi, đi về đi, trời cho giàu Có bấy nhiêu năm là sướng rồi. Tham làm gì lắm.

Bị Hiếu đuổi, bà Thanh gào lên chửi: .

– Tiên sư thằng chó!lúc mày vay sao mày ngon ngọt thế ,giờ định bùng à ? Cái loại khốn nạn.

Bà Thanh chửi chán chê , nhưng Hiếu vẫn trơ mặt. Cuối cùng,hắn dọa nếu bà còn ở đây làm loạn thì nó sẽ gọi công an đến bắt nhốt. Bà Thanh đành chịu nhịn mà đi.

Ông Đỏ trong nhà nghe thấy tất cả việc con trai mình ăn quỵt tiền mượn của người ta, xong ông không dậy nổi , không nói nổi nó nữa. Ông vẫn còn giữ một ít tiền nợ năm nào nhà bà Thanh cho vay vụ ao cá cái Thảo bỏ bả. Tuy hồi ấy người ta nói cho, xong ông Đỏ vẫn muốn đem trả lại, nhất là khi người ta gặp lúc khốn đốn này.

Về nhà, bà Thanh kể chuyện thằng Hiếu đánh đuổi quỵt nợ cho cái Thảo nghe, nó lắc đầu vẫn nói khéo cho anh:

– U nói thế nào ấy chứ? Chắc có hiểu lầm gì ở đây. Anh Hiếu thương con nhất mà, làm gì có chuyện anh ấy đánh đuổi u. Để con sang nói chuyện , chắc anh ấy cũng chỉ còn ít, đang xây nhà lại xây xưởng thì lấy đâu ra.

Bà Thanh nghe con nói thì gật đầu, bởi bao ngày mệt nhọc khiến bà không có đủ sức mà chửi nữa . Nhẹ nhàng khuyên con, bà nói:

– Thế mày sang lựa lời xem nó trả được bao nhiêu . Hồi trước u nghe mày bảo ông Đỏ chia cho anh em mỗi người một mảnh đất phải không? Giờ không ấy… bán mảnh đất ấy đi để trang trải, còn xây tạm cái nhà con con mà ở chứ ở chuồng lợn mãi à?

Thảo nghĩ một lúc rồi cũng gật đầu, trong thâm tâm nó vẫn tin anh trai nó tốt, từ trước đến giờ hiếu lúc nào cũbg bày em làm cái nọ cái kia, đến chuyện ghét cái Gạo cũng là do thằng Hiếu khởi xướng châm ngòi. Cái câu cửa miệng của Hiếu đấy là;” muốn cuộc sống sau này sung sướng thì mày phải nghe anh”.

Thảo không nghĩ gì nhiều, đội nón vào sAng nhà ông đỏ. Đi đến nơi thì Hiếu cũbg chuẩn bị đi đâu, thấy em, nó không bảo gì toan nổ xe máy đi, cái Thảo phải chặn đầu xe, nhe hàm răng vàng chóe cười hiền lấy lòng anh trai:

– Anh đi đâu mà vội thế ? Anh vào nhà thầy em có chuyện muốn thưa….

– Có cái gì mày nói thẳng ra, tao bận lắm ,không rảnh rỗi được như nhà mày. Hết con mẹ rồi đến con con, rỗi hơi!

Thảo tắt hẳn nụ cười, cái thái độ này của anh nó là thế nào, sao đúng với cái cách tả của bà Thanh thế. Mọi khi vợ chồng Hiếu gọi cô Thảo, xưng anh chị. Còn khen thứ nọ thứ kia , giờ quay ra tỏ vẻ thế này liệu nhà nó còn tôn trọng Thảo không đây.

Và rồi, Thảo nhận ra, nhà chồng nó không còn được giàu có như ngày xưa, nên chuyện bị trở mặt cũng là điều khó tránh, nhưng người ngoài đã đành, đằng này Hiếu là anh trai nó, là người thương nó nhất kia mà, làm sao lại có thể….

Mặt Hiếu quay đi không thèm nhìn, Thảo vẫn nhỏ giọng trình bày;

– Anh Hiếu ạ , anh biết hoàn cảnh nhà chồng em bây giờ cũng thế này, cũng chẳng ai muốn. Cho nên lần này em sang là thay bà Thanh xin lại số tiền anh vay . Em cũng biết bác nhiều việc, lại cũbg khó khăn chuyện tiền, nếu bác chưa thu xếp được thì em cũng không đòi nữa. Nhưng mà… còn mảnh đất thầy cho là cái sân đây, em xin bác cho em được bán lấy tiền để trang trải….

Thảo nói rất thẳng thắng, rất tình cảm ,đánh đúng vấn đề, không úp mở, không văn vở , nó cảm thấy đây là Lần nói chuyện khôn ngoan nhất của nó, và mong anh trai sẽ thông cảm. Nhưng Hiếu nghe Thảo trình bày xong thì cười phá lên, nó cười như chưa bao giờ được cười. Sau tràng cười mỉa mai ấy, Hiếu nói chuyện chẳng khác nào ỉa vào mặt em:

– Này! Mụ Thanh đến đây tao còn đếch trả, mày nghĩ mày là cái đách gì mà thay mặt? Mày nghĩ nhà mày còn gì để tao phải nể mặt nào. Cái đầu đần thối đần nát của mày có khi nào nghĩ đến câu người đời người ta hay nói chưa?phù thịnh chứ ai phù suy. Trọng người có tiền, quý người có tài, giờ nhà mày thế này ai quý ai trọng nổi.

Hiếu thẳng thừng nói ra cho Thảo hay, giờ không có tiền nó cũng chẳng nịnh em gái. Thảo không tránh khỏi buốt ruột, nếu lấy lại tiền không được,quay ra thảo nói đến tìmh nghĩa anh em :

– Vâng, nếu giờ nhà bà Thanh không còn giàu có ,anh không trả nhà bà ấy cũng được. Nhưng anh ơi!Anh thương em với, em gái anh giờ gả vào đấy ,sướng khổ hay bần hàn gì cũng phải chịu. Anh xem xem giúp đỡ cho em được ít nào hay ít đấy ….

Thảo nói đến đây nghĩ khổ thân nó khóc, Hiếu tay chống nách nhìn con em nước mắt cá sấu. Không nói gì, Hiếu đi vào trong nhà, làm cái Thảo sáng rực mắt nghĩ anh trai đi lấy tiền ra cho. Nào ngờ, nó bê cái nải chuối xanh mới rụng rốn ở góc nhà ra đưa em gái.:

– Này thì giúp đỡ, mang về kho nấu mà ăn. Mỗi bữa ăn bốn quả vị tri ăn được bốn ngày. Đấy nhé, thương lắm tao mới cho đấy.

Cái nải chuối xanh dẹo được đặt vào tay Thảo, nó vẫn ngơ ngác như chưa hiểu điều gì, rồi tiền đâu? Sao lại không thấy có.