Đường Về (Phần 2)

Chương 2-2




Ta vẫn còn xuất thần, không trả lời.

"Tỷ, ngươi rất lạnh sao?" Hắn vừa nói xong liền ôm ta.

Ta cương cứng một chút, lập tức tránh ra.

Hắn kỳ quái hỏi: "Tỷ, ngươi làm sao vậy?"

Ta nhìn hắn, rốt cuộc hồi hồn, nói nhỏ: "Không có gì." Những ngày qua vừa đến sẩm tối liền mưa rã rích giọt giọt thấm đất, ban đêm thật sự có chút lạnh.

**************

Nhị thẩm vẫn còn ở nhà mẹ đẻ ở Tô Châu, nghe nói là vì sức khoẻ mẫu thân không tốt, cho nên chỉ để đường huynh trở về trước. Đường huynh Lý Mạc cùng thân muội Lý Thục của hắn, khiến người ta cảm thấy lớn lên không giống nhau, có lẽ là do khí chất trên người khác biệt quá lớn, một người tinh nghịch tươi sáng, một người nhã nhặn kín kẽ, chỉ có hình dáng ngũ quan tương tự nhau thôi.

Một ngày sau giữa trưa, Lý Mạc chiêu đãi chúng ta thưởng thức trà ăn trái cây. Trước vườn trồng đủ loại trúc khi nấu nước pha trà trong lương đình, ngược lại không có vẻ nóng như vậy. Lý Hạo yêu thích nhất quảdương mai, để lại một đống hạt lớn, chọc cho Lý Thục cười nói: "Cẩn thận chua răng."

Ta tới gần Lý Hạo muốn ngừng mà không được, nói nhỏ: "Thích ăn thì ăn nhiều một chút, cùng lắm thì buổi tối ngươi cứ uống cháo."

Hắn nháy mắt kỳ quái hỏi: "Tại sao?"

Ta che miệng cười nói: "Ta sợ ngươi không cắn nổi đậu hũ. . . . . ."

Lý Hạo không dám khẳng định là ta nói thật hay là hù dọa hắn, nhưng mà vẫn từ bỏ ý định ăn tới no trong đầu.

Lý Mạc thấy chúng ta ăn dương mai tận hứng rồi, bèn sai người bưng chén dưa hấu đến. Đây là loại thức ăn giống như trái cây trộn đá bào gì đó, lấy quả thơm, thịt dưa hấu, đào mật, củ ấu, ngó sen cắt thành lát mỏng, đựng vào vỏ quả dưa đã được khoét rỗng ruột bên trong, sau đó trộn chúng vào chung với nước đá, xối nước đường lên.

Lý Hạo khen: "Cái này và món thập cẩm ướp lạnh ở kinh thành có cách làm khác nhau nhưng kết quả lại giống nhau đến kì diệu!"

Sau đó, Lý Hạo cùng Lý Mạc liền trao đổi kiến thức về phong cảnh giữa kinh thành và Tô Châu. Đang nói đến phú thương Tô Châu yêu thích mua thuyền đèn tụ tập ở ụ sông Hổ Khâu nghỉ mát, thì thấy một gã sai vặt đi qua cổng tròn tường viện, hướng về bên trong sân mà đi. Lý Mạc gọi hắn lại hỏi: "Kỷ Lương, trên tay ngươi cầm cái gì?"

Gã sai vặt nọ đứng lại ở ngoài đình, trả lời: "Điển Sử lão gia sai người đưa bái thiếp đến, nô tài đang muốn đưa tới trong phòng lão gia."

"Bái thiếp đâu?" Lý Mạc hỏi.

Gã sai vặt đưa một tờ giấy viết thư cho hắn, hắn liếc một cái liền nhét vào trong tay áo, nói: "Gia gia ngủ trưa rồi, chớ quấy rầy lão nhân gia. Ngươi đi nói với người ta, mấy ngày nữa chúng ta sẽ đến nha môn bái kiến."

Gã sai vặt có thói quen Lý Mạc thay mặt ông cụ xử lý công việc, cũng không còn ý kiến, đáp một tiếng rồi lui xuống.

Lý Mạc sửa sang lại ống tay áo, cười nói: "Trong huyện này mới tới một Điển Sử, là người Châu Thanh Sơn Đông, ở xa tới không dễ."

Lý Thục "xuy" một tiếng cười nói: "Nếu để cho gia gia biết, bất kể là ở đâu tới . . . . ."

Nàng chưa nói hết, ta đoán nửa câu sau không phải là một gậy đuổi đi, thì chính là bị chửi mắng té tát. Trái lại tò mò ông cụ như thế nào nhập vào Bát Kỳ, liền hỏi huynh muội Lý Thục, Lý Thục đáp: "Tằng gia gia đều là người Bát Kỳ ." Cứ như vậy? Không hiểu.

Ta lại nhìn về phía Lý Hạo hỏi:"Điển Sử là cái gì?"

Hắn nhẹ giọng trả lời: "Là nhị quan phụ tá Huyện lệnh, chuyên trông coi tuần tra nhà ngục."

Lý Mạc nghe chúng ta nói chuyện với nhau, liền bổ sung: "Điển Sử chức phẩm dù chưa có phù hợp, nhưng cũng là một chức quan, có thể thăng chức. Huyện Lệnh dưới có Huyện Thừa, Chủ Bộ, Điển Sử, Điển Sử đứng hàng thứ tư, bách tính cũng thường gọi là ‘ Tứ Lão Điển ’ hoặc ‘ Tứ gia ’."

Vừa mới uống một ngụm trà liền bị sặc vào trong khí quản, Lý Thục vỗ lưng của ta nói: "Hàm tỷ tỷ, không sao chứ?"

"Khụ khụ, không có việc gì, khụ khụ." Nước trà trong cổ họng suýt nữa chảy ngược vào lỗ mũi, ta kìm nén đến đỏ bừng cả khuôn mặt. Lý Hạo vừa lo lắng vừa thấy kì quái nhìn ta, đại khái chưa từng gặp ta luống cuống như thế đi.

Con người đúng là quá nhạy cảm rất dễ dàng liên tưởng, bất quá là giống nhau chỉ một chữ thôi, ta dường như mê muội, không còn tinh thần, hết lần này tới lần khác cứ nghĩ chuyện không đâu nhiều như vậy!

Mùng sáu tháng sáu ở Kinh Thành, mọi nhà đều muốn hong phơi quần áo, chùa chiền thì phơi nắng kinh thư, nữ hài lúc này ngày ngày gội đầu, nghe nói có thể không chán không mệt. Hồng Nguyệt Nhi giúp ta tắm xong rồi gội đầu, không đợi hong khô tóc, hắn đã sai người tới thúc giục. Nghi thức thuần voi và tắm voi cũng diễn ra trong ngày này, khó có được hắn rãnh rỗi, cùng ta đi xem náo nhiệt. Ven sông đào bảo vệ thành người đông nghìn nghịch, chúng ta chỉ ở trong xe ngựa vén rèm ra nhìn xung quanh. Nhìn con voi trong sông phun nước, hắn vỗ về đầu ta hơi thở trầm thấp bật cười nói: "Ngươi theo chân nó một ngày tắm rửa đi." . . . . . . Sau đó, tất cả ...cũng là câu nói kia: "Về sau, không để cho ta phải nhìn thấy ngươi nữa" kết thúc. Qủa thực là sẽ không gặp lại, không thấy đối với ai cũng đều tốt cả. . . . . .

"Nha đầu!"

Ta chợt hồi hồn, nhìn thấy ông cụ được lão bộc Lưu thúc dìu lấy, đứng ở cách đó không xa nói chuyện với ta.

"Ngươi ở đây làm gì đó?" Ông cụ hỏi.

Làm gì? Rõ ràng ta cũng không biết, vì vậy không thể làm gì khác hơn là trả lời: "Có lẽ là ngẩn người, gia gia."

Ông cụ khẽ kinh ngạc, sau đó vẫy tay với ta nói: "Tốt tốt một đại cô nương, đừng ngồi đó mất hồn như vậy. Tới đây, cùng lão già đi một chút."

Ta gật đầu một cái, ông cụ cũng không chờ ta, xoay người bước đi, chỉ là được người dìu dắt, đi được thật chậm. Ta cũng đi chậm, giống như mang cục đá dưới chân đi theo. Ông cụ liền hỏi một câu: "Nha đầu, có phải hay không không có từng ở nông thôn, nên ở không quen?"

"Trong kinh thành chán lắm, không có gì mới mẻ. Không bằng ở nông thôn thú vị hơn nhiều." Ta đáp. Ở Thượng Hải, Bắc Kinh. . . . . . , sau đó là Thịnh Kinh, Bắc Kinh, không ngán cũng phải ngán.

Ông cụ quay đầu nhìn ta một cái nói: "Trong nhà không phải là chỗ mới mẻ."

Ta bình tĩnh nghênh đón ánh mắt ông ấy, đáp: "Nơi này còn không phải là nhà của con." Ở đâu là nhà? Trước kia từ rất sớm ta đã biết, bây giờ. . . . . .

Ông cụ quay đầu đi "Hừ" một tiếng. Chúng ta cứ tiếp tục trầm mặc đi, mỗi người đều chìm vào suy nghĩ của chính mình, khi nào thì ra khỏi cửa chính, khi nào thì bước trên bờ ruộng, khi nào thì tai chỉ nghe tiếng ếch kêu đầy hai bên ruộng, cộng thêm thời điểm mưa bụi lất phất bay thấm vào quần áo ta, mà cũng không chú ý. Trong trời đất chỉ có ba loại màu sắc, màu xanh biếc của đồng ruộng cùng núi đồi, màu trắng của tường quét vôi trắng cùng sông nước, còn có màu đen của mảnh ngói trên mái hiên.

"Gia gia, nơi này vẫn luôn là như vầy phải không?" Ta hỏi. Chợt ảo giác hình ảnh phong cảnh giống như mấy trăm năm sau, thời gian dường như dừng lại.

Ông cụ cau mày, tựa hồ đang suy nghĩ, sau đó thở dài một tiếng: "Không biết. Vừa mới năm ấy nhà ở rất rách nát, thực tại thật tốn nhiềucông phu sửa chữa."

"Không phải quê quán sao ạ?" Ta ngạc nhiên nói.

"Quê quán. . . . . ." Ông cụ dừng bước chân lại, híp mắt nhớ lại, "Nghĩ không ra. Chỉ biết là đúng là nơi này rất giống nơi ấy. Khi đó tuổi còn nhỏ, chỉ nhớ rõ trong nhà bảo tỷ tỷ mang theo ta vào thành thăm người thân, không bao lâu sau thì mất hết tin tức cùng người trong nhà, về sau thành bị phá, thân thích không chiếu cố chúng ta tự mình chạy đi lánh nạn. Tỷ tỷ liền lôi kéo ta, trốn khắp nơi, ngôi miếu đổ nát, kho thóc, dưới vòm cầu, không ăn , ta cả ngày kêu đói, sau lại suy nghĩ một chút, tỷ tỷ chắc là cũng rất đói bụng. . . . . ."

Là thời điểm Quân Thanh đánh bại thành Hàng Châu đi, chắc là. . . . . . vào khoảng năm hai Thuận Trị. Ông cụ như là lâm vào hồi ức rất xưanào đó nhớ lại, ta ở ngay bên cạnh lẳng lặng nghe.

"Không biết như thế nào, cùng tỷ tỷ ly tán. Ta vừa đói vừa sợ, lại chỉ biết khóc, bị quân lính bắt được, đấm đá ta dùng bánh màn thầu trêu chọc ta mua vui. Khắp nơi đều là trường mâu cùng dao găm, lời nói ta nghe cũng không hiểu, thật là sợ muốn chết. Sau đó, cha đem ta thu dưỡng, để cho ta theo họ hắn, cho ta ăn mặc, dạy ta đọc sách biết chữ, cha đối với ta thật tốt lắm, tốt còn hơn là con ruột, ta liền đi theo hắn ở trong quân doanh, từ phía nam cùng quay về Thịnh Kinh. . . . . . Ta biết rõ nơi đó không phải là quê nhà, nhưng cha ở một ngày ta phải phụng dưỡng một ngày. Cha đi, ta mới trở về. . . . . . Tuổi tác càng lớn, nhiều chuyện đều không nhớ được. Nhớ không nổi quê nhà ở nơi nào, nhớ không nổi cha mẹ thân sinh trông như thế nào, nhớ không nổi nguyên gốc họ gì gọi là gì, Liên tỷ tỷ diện mạo cũng mau quên mất." Ông cụ chậm rãi thu miệng lại, nhìn ta một hồi lâu, sau đó từ trên cổ tay lột xuống một vật, giao cho ta nói,"Cái này nguyên lai là của tỷ tỷ, cho ngươi, mang cho tốt, đừng để mất."

Đó là một sợi dây tơ màu đỏ, một chuỗi bạch ngọc nhỏ được xâu kết cực kỳ tinh tế, điêu khắc thành kiểu dáng hoa dành dành. Ta nhận lấy, đeo vòng qua trên cổ tay, rồi buộc lại thành một cái nút thắt.

Ông cụ dùng quảy trượng chỉ vào nơi mờ ảo xa xa của đồi núi nhấp nhô nói: "Ngươi xem, từ bờ sông mãi cho đến nơi đó, đều là nhà của chúng ta. Phía sau núi, còn có rất nhiều nơi không nhìn thấy được, cũng có nhà của chúng ta."

Ta cũng dõi mắt nhìn ra xa: "Không biết mấy chục mấy trăm năm sau sẽ là nhà ai, nhưng chắc chắn sẽ có người dựa vào ruộng nương này sinh sống. Ai đoán được đâu?"

Ông cụ cười ha ha nói: "Đúng đúng, cũng không ai biết. Lúc ta còn nhỏ, cũng không ai ngờ tới, vạn dặm sơn hà này sẽ là của người Mãn Thanh. Bất quá sáu mươi mấy năm. Tương lai sau này, không biết bao nhiêu năm sau, thì sẽ là của ai . . . . . ."

"Sẽ là người có tính kiên cường mạnh mẽ, biết đâu. . . . . ."Gió phất qua dính không khí ẩm ướt vào gương mặt, vậy mà cũng làm cho người ta cảm thấy sảng khoái.

Cùng với ông cụ bước chậm về nhà, đi ngang qua tiền thính, chợt nghe bên trong ồn ào náo nhiệt. Ông cụ tò mò vào xem một chút, chỉ thấy Nhị thúc đang ứng phó một đống người, bọn họ vừa thấy ông cụ, liền lập tức ngừng nói, tìm lấy cớ chuồn mất không còn một mống.

Ông cụ trừng mắt nhìn Nhị thúc nói: "Làm cái gì vậy?"

Nhị thúc không dám giấu giếm, giống như cảm thấy khó có thể mở miệng, ngập ngừng hồi lâu mới nói: "Đều là đến cầu hôn Hàm nhi."

Ông cụ lướt qua ta liếc mắt một cái, sau đó phất phất tay, sai hạ nhân phục vụ giấy bút, sau đó liền bắt đầu viết chữ lên giấy, nào là vàng bạc vải vóc, cổ từ ngọc khí, không biết dùng làm cái gì. Ông ấy viết được nữa đường lại chuyển hướng hỏi ta: "Ngươi thích cái gì?"

Ta suy nghĩ đáp: "Ăn ngon uống ngon ạ."

Ông ấy có được đáp án, tiếp tục viết xuống: Cửa hàng gạo Hàng Châu, tửu lâu Cao Nghênh, trà trang Lục An Đức Hưng, tửu phường Tô Châu thơm ngon. . . . . . Chờ viết xong rồi, đem giấy chưa khô đưa cho Nhị thúc, nói: "Sính lễ vượt qua những thứ đồ cưới này, lại đến đề cập chuyện này đi."
A, thì ra là của hồi môn của ta. Sớm biết nên trả lời trừ ăn cho no bụng mặc ấm, còn thích đồ cổ trang sức, ừ, nếu là nói thích sông nước, sẽ là ao cá hay là được thuyền đây?