Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 255: Nam tiến (13)




Doanh trướng, trình bày lại toàn bộ thông tin thu nhập, Nguyễn Đình Đắc nói:

“ Huệ, Nhạc chiếm Nam Vang, chắc chắc sẽ theo sông Tiền Giang đánh xuống Sa Đéc, Vĩnh Long. Kết hợp với nhánh từ Diên Khánh do Lý Văn Bưu xuống. Chúng muốn thành thế gọng kìm, bóp nghẹt Gia Định.” Dứt lời, chỉ vùng biển Đông, tiếp:

“ Sợ lần này, không chỉ hai nhánh đó, thủy quân chúng có thể lợi dụng hướng gió đánh xuống cửa biển Cần Giờ, vào Gia Định. Tình huống càng cam go hơn.”

Võ Di Nguy nghe vậy, đáp:

“ Tướng quân không lo. Trước khi ta đi, Vương đã trù tính được. Ngoài việc, bố trí Nguyễn Văn Trương đem hơn 1 vạn thủy quân đóng ở vịnh Cam Ranh. Thành Bình Thuận, Nguyễn Văn Nhơn trấn giữ. Người còn điều động Hà Công Thái mang thêm 1 vạn quân bổ sung. Hai vạn quân đã ở Gia Định sẵn sàng chi viện. Không kể những nhánh quân khác đang đóng ở Sa Đéc, Châu Đốc, Rạch Giá.... Giờ việc chúng ta cần lo là đối phó Huệ, Nhạc ra sao. Việc cả hai ở đây, đã nói rõ, chúng muốn dùng nhánh này làm chủ lực, thọc sâu vào Gia Định.”

Nguyễn Văn Thành gật đầu:

“ Đúng vậy. Theo thám thính, quân đội thì Tây Sơn có khoảng 10 vạn thủy bộ binh. Ta ước tính, ngoài việc để lại quân ở Kinh, nhánh do Lý Văn Bưu khoảng 3 vạn. Có lẽ Nam Vang tập trung khoảng 6 vạn quân...” nói đến đây, Nguyễn Văn Thành cũng hít hơi lạnh.

Võ Di Nguy nghe thế cau mày:

“ Nếu chúng có quân như thế, việc gì không tấn công luôn. Mà còn chờ đợi.”

Nguyễn Đình Đắc suy tư, nói:

“ Ta e rằng, quân chủ lực chưa tới. Từ khi Huệ tỏ ý Nam Tiến đến nay chưa được tháng. Chúng muốn vận chuyên lương, quân đội từ Kinh, qua Quy Nhơn đến Nam Vang không phải chuyện đơn giản. Có lẽ chúng đợi tụ quân rồi đánh.” Rồi nhìn về phía Tây:

“ Có lẽ sẽ không muộn nữa.”

Nguyễn Văn Thành gật đầu:

“ Vậy chúng ta còn thời gian. Mai ta sẽ cho quân đánh do thám. Đồng thời, xin Vương rút quân từ Dinh Long Hổ, Ba Thác.... lên tiếp viện. Chỉ cần chặn được mũi tấn công thì hậu phương yếu chút cũng không lo.”

Mấy người gật đầu. Bỗng lúc này, vốn im lặng từ đầu, Nguyễn Văn Thoại (1) nói:

“ Thưa các vị tướng quân, tôi có ý thắc mắc.”

Nguyễn Văn Thành quay sang, nhận ra đó là người quen cũ, cười:

“ Cậu cứ nói đi.”

Nguyễn Văn Thoại đáp:

“ Tôi thấy trong tình báo có nói việc, một nhánh quân Tây Sơn từng rời đi Nam Vang. Nhưng mọi người không để ý. Tôi sợ rằng, quân Tây Sơn không phải không đánh ta mà muốn tách làm hai mũi, một theo sông Tiền Giang, một theo sông Hậu đánh Châu Đốc, Long Xuyên.

Một khi ta dồn quân đấu chúng ở sông Tiền Giang, chúng sẽ nhân đó, đánh vùng hậu phương. Gốc không vững, ngọn dễ tan. Kết hợp hai nhánh mọi người suy đoán. Tây Sơn muốn bóp chết đường lui của chúng ta.”

Nghe vậy, ba người không còn bình tĩnh, Nguyễn Văn Thành than:

“ Nếu ngươi không nói, ta chút mắc lừa chúng. Đúng là tên Huệ đó không thể coi thường.”

Dứt lời, nhìn cả ba tiếp:

“ Việc không thể chậm trễ. Nếu quả vậy, mai chúng ta không thăm dò, mà quyết hạ Nam Vang. Dù hy sinh cũng không thể để chúng thành công được. Ta không tin, Nam Vang lâm nguy, chúng lại không kéo nhánh kia về.”

Mấy người gật đầu.

.........

Bên kia, Nguyễn Huệ mang 5000 quân, ngày đêm không nghỉ, cũng đến vùng Nam Bàn. Lũ Vũ Văn Nhậm, Chiêu Kan, Chiêu Phong..... đã đợi sẵn. Vũ Văn Nhậm đưa ra một tấm bản đồ, nói:

“ Đây là toàn bộ chúng ta đã nghi chép đẹp. Từ nơi nay, có một con đường xuyên thẳng tới Trảng Bom, cạnh thành Biên Hòa. Ta đã cho một nhánh người đi dọn đường, có thể thuận lợi hành quân.”

Nguyễn Huệ xem xét, gật đầu:

“ Tốt. Lần này mặc kệ cứu được không. Vũ Văn Nhậm ngươi cùng Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Lộc sẽ đem 2 vạn quân theo đường mòn tiến về Trảng Bom ẩn nấp. Đợi Lý Văn Bưu hạ được Bình Thuận. Đồng loạt tấn công, tốc chiến tốc thắng. Dùng thời gian nhanh nhất, tiến vào làm chủ Gia Định cho ta.”

Mấy người vội khom người đáp:

“ Vâng.”

Phân phó xong, Nguyễn Huệ nhìn Chiêu Kan:

“ Ngươi có thể giao tiếp với bọn chúng, dẫn ta đi gặp xem.”

Chiêu Kan gật đầu.

........

Nguyễn Huệ đi vào, thấy khắp nơi mùi hôi thối, những cơn đau đớn, khiến ai nấy đều kêu gào. Nguyễn Huệ nén nhịn, sắc mặt bình thản đi đến tên trưởng buôn làng.

Thấy người lạ, lão giả cố ngồi dậy, nói:

“ Cuối cùng cậu đã đến. Bọn họ nói cậu có cách, chỉ cần cậu giúp buôn làng. Cần gì ta cũng có thể đáp ứng.”

Nguyễn Huệ dùng tay bắt lấy mạch lão giả, hơi khẽ truyền lực, xoa dịu cơn đau, nói:

“ Chúng ta cùng mang trong mình dòng việt, ơn nghĩa gì. Chỉ cần các ngài phối hợp, giúp chúng ta kết thúc chiến tranh. Muôn dân thái bình là tốt rồi.”

Lão giả cảm nhận được thay đổi, rối rít cảm tạ:

“ Tốt quá, tốt quá. Chúng ta được cứu rồi.”

Xong chỉ tay ra những người khác:

“ Cậu có thể giúp họ luôn được không.”

Nguyễn Huệ lắc đầu:

“ Cách tôi trị chỉ là phần gọn. Không phải gốc. Ngài cho tôi hai ngày, chắc chắn sẽ tìm ra cách trị triệt để.”

Lão giả thoáng chút thất vọng, nhưng cũng gật đầu;

“ Vậy được.”

.........

Nguyễn Huệ trở lại, thấy Nguyễn Văn Tuyết đang cho ngựa ăn, nói:

“ Đệ đã trở lại. Có mời được thần y.”

Nguyễn Văn Tuyết cười:

“ Thần y đã bên trong.”

Nguyễn Huệ gật đầu, nhưng khẽ cau mày:

“ Mà ta nói, đệ thả chậm tốc độ. Thần y đã có tuổi.”

Nguyễn Văn Tuyết chưa nói, Lê Hữu Trác đã đi ra, vuốt vuốt chòm râu, cười:

“ Cậu đừng lên trách, là chủ ý của tôi. Nghe tin có dịch bệnh, lòng nôn nao không được. Mà bệnh nhân ở đâu, cậu mau đưa tôi tới xem.”

Nguyễn Huệ nghe vậy, đáp:

“ Vậy đã vất vả ngài. Ngài mới đến, nghỉ ngơi một chút. Mai xem cũng không muộn.”

Lê Hữu Trác cau mày:

“ Tôi không vất vả. Mạng sống con người mới quan trọng nhất. Cậu đưa tôi đi đi.”

Nguyễn Huệ đành gật đầu.

.......

Lão trưởng buôn vừa định chợp mắt, thấy người báo Nguyễn Huệ trở lại, vội vã ra, hỏi:

“ Cậu cần tôi giúp gì ư?”

Nguyễn Huệ lắc đầu, chỉ Lê Hữu Trác:

“ Tôi mang thần y đến. Ngài ấy muốn thăm khám để kê thuốc. Phiền lão cho người gọi dân làng tới.”

Lão giả gật đầu.

.......

Lúc sau, Lê Hữu Trác lần lượt ân cần thăm khám, hỏi han từng người. Ánh trời chiều dần buông, tất cả cũng xong, Lê Hữu Trác dáng người có chút mệt mỏi, nhìn Nguyễn Huệ nói:

“ May là không sao. Ngài chỉ cần tìm ba vị loại cây: Thủy tinh thảo (hay cỏ sữa); Lệ trường thảo (hay cỏ mực); Mã sĩ thảo (hay rau sam) pha cho mọi người uống là được.”

Dứt lời, chỉ những bãi đất bốc mùi, nói:

“ Ngài cho người rải phân, khử trùng. Đồng thời bắt mọi người không đi bừa bãi mà hãy tập trung thì may ra ôn dịch chấm dứt.”

Nguyễn Huệ gật đầu, cho người truyền đạt lại. Đồng thời huy động, quân lính xây nhà xí giống dưới xuôi, dùng ro rắc lên, ủ thành phân bón cây. Đồng thời huy động, người dân không nuôi gia súc dưới gầm nhà......

.......

Bị cơn bệnh hành hoàng đã lâu, nghe Nguyễn Huệ nói, ban đầu nhiều người không quen, những dưới uy quyền lão trưởng buôn làng. Tất cả đều nghe theo. Quả nhiên bệnh dịch khỏi. Một phong tục xấu cũng được bãi bỏ.

......

Khi biết quân ta rời đi, dân làng nồng nhiệt tiễn đưa.

P/s: (1) Nguyễn Văn Thoại: là một danh tướng nhà Nguyễn, tuy có công lao phò tá nhưng không quá được vua Nguyễn coi trọng( bị oan ức nhưng không xét lại). Ngày nay, với việc cho đào kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà....ông được xem là người có công lao to lớn đối với vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt An Giang.