Bách quỳ sụp xuống:
- Chỉ một cách luyện sắt mà được Hoàng gia ban thưởng như vậy, quả thật thần xấu hổ không dám nhận, nay xin Thánh thượng một việc. Thần khi xưa theo gia sư ngao du, đi qua Châu Thái Nguyên, Như Nguyệt Giang Lộ có người nói dân và động vật vùng này hay bị sét đánh. Gia sư nói như vậy ắt có mỏ sắt ở đây. Nay thần xin vì vua phân ưu, đi đến vùng này tìm lại nơi xưa, xem xem có phải có mỏ sắt hay không. Cũng xin cho thần 1000 tráng đinh để thần sai phái chúng xây lò luyện sắt. Thần xin cam đoan nếu tìm được. Mỗi năm xin hiến cho triều đình trăm vạn cân sắt.
Thượng hoàng bật dậy, lão nhân bên cạnh nói:
- Việc này chắn được mấy phần?
- Với tài chiêm bốc, lại thêm kiến thức bác vật học của gia sư, lời nói ra chín phần là thật.
“Chín phần” không phải gần như thành sự rồi sao. Lão nhân run rẩy khom mình:
- Thần năm nay đã gần thất thập, những việc làm được tuy không nhiều nhưng từ việc suy yếu Lý đế, phế lập Chiêu Hoàng, phò vua đánh Thát Đát đều đã thành sự, chỉ đau đáu trong lõng nỗi nhục khi tiếp sứ thần hai nước Tống Nguyên. Khi xưa Tống Lý Tông sắc phong cho Thượng hoàng, chỉ cho cái danh An Nam quốc vương, ăn lộc 3000 hộ, thực phong 1000 hộ [1], thật là quá lắm. Sứ giả nghênh ngang gặp vua không quỳ, thần lúc ấy chỉ muốn giết chúng ngay tại triều đường. Bọn Thát Đát còn hơn thế, đánh không được nước ta thì giở thủ đoạn, cướp phá biên giới, không cho thương nhân buôn bán, khiến cho dân vùng biên viễn khổ không sao kể xiết. Bệ hạ ưu quốc, nghĩ đến cảnh con dân lầm than, năm Bảo Hựu thứ 6 sai thần viết bài biểu gửi lên cho vua Nguyên. Thần cầm bút, viết đến đoạn:
“Nay dám kính tâu bệ hạ
Suốt ngày run sợ
Cúi bước lom khom ” [2]
Xé tờ chiếu đi mấy lần rồi lại viết, thần là thần tử, phải chịu nhục thay vua thì còn được. Nhưng lại thay vua viết biểu nhận tội với bọn Thát Đát. Thần chỉ mong có ngày ăn găn uống máu bọn sài làng. Nay nếu đúng như lời Minh Tự Hoàng Bách nói. Kiếm được mỏ sắt, lại luyện được trặm vạn cân sắt hàng năm. Thì thần chết cũng nhắm mắt. Nay Minh Tự còn trẻ người non dạ, bọn quan lại thấy Minh Tự, sợ chúng không tuân. Xin Thượng hoàng cho thần đi cùng Minh Tự, thần tuyệt không tiếm quyền. Chỉ mong việc này thành để cho thần được thác xuống suối vàng nhìn thấy Thái Tổ, nói với ngài từ nay Đại Việt ta đã có đồ sắt, không cần lệ thuộc bọn trung nguyên kia nữa.
- Thượng phụ đứng lên đi, thượng phụ đã gần 70 mà còn có lòng như thế, việc này xin thượng phụ yên tâm. Ta sẽ phái Quang Khải đi cùng. Ngài bây giờ là của báu quốc gia, ngài bôn ba lên vùng biên viễn mà xảy ra chuyện gì, ta làm sao dám gặp liệt tổ liệt tông nhà họ Trần.
- Không được! Châu Lạng là đất phong của thần, phi thần ra bọn quan lại kiêu ngạo không ai áp chế được, xin thượng hoàng đồng ý.
- Việc này …
Trần Thánh Tông thấy cha khó xử, đứng ra nói:
- Nếu Thượng phụ muốn đi như vậy thì ta xin có ý thế này. Ngài vẫn đi, nhưng chỉ nên đến Châu Thái Nguyên toạ trấn, áp chế bọn quan lại địa phương, việc tìm kiếm mỏ sắt và luyện sắt thế nào, cứ để Minh Tự làm. Ngài đừng vào chốn rừng thiêng nước độc làm gì.
Bách nghe lão nhân nói, lại xem bộ dạng hắn thì cũng đoán được danh tính người này. Có lẽ đây là quyền thần số một triều Trần, Trần Thủ Độ. Nhân vật này người yêu người ghét, rất khó đánh giá nhưng hắn nghe lời lão nói thì bừng lên nhiệt huyết trong tim. Đây không phải người thường làm được, cũng sinh lòng kính trọng. Bèn nói:
- Thượng hoàng yên tâm, thần đã xác định vị trí đại khái, giờ tìm kiếm lại cũng không khó. Việc xây lò, đốt than bên công bộ đã có thợ giỏi. Chỉ cần thử được chất lượng quặng, lại đem công việc xắp sếp thành quy trình ổn thoả là xong. Thái sư cũng không cần ở đấy quá lâu.
- Như vậy ngươi đi đi.
- Thần có việc này muốn giao phó nữa.
- Ngươi nói đi.
- Việc này Chiêu Minh Vương đã biết. Khi thần ở Tam Giang Phủ đang trồng một giống lúa mới, nay cũng được hai tháng rồi, giống lúa này hai tháng nữa là chín. Đây là loại lúa quý giá, nếu trồng đúng cách có thể thu được 10 thạch 1 mẫu. Hai tháng nữa xin bệ hạ cho người về thu hoạch, bảo quản hạt giống để tiếp tục trồng vụ mùa. Cách trồng cấy ta đã dặn một tá điền tên là Tuất. Thượng hoàng chỉ cần sai người làm theo lão là được. Chỉ hai năm là giống này phát triển, sẽ thu được lợi ích không nhỏ.
- 10 thạch 1 mẫu? Ngươi nói thật không?
Hai vua đều là bậc hiền quân quan tâm đến nông sự, sao không biết sản lượng này là như thế nào. Thánh Tông lại quay sang Trần Quang Khải:
- Đúng là có việc này, nhưng mới chỉ trồng lần đầu tiên, chưa có kết quả nên đệ chưa dám báo bừa. Nhưng đệ quan sát, giống này thấp cây nhưng đẻ nhánh nhiều, cách cấy lại thưa hơn chỗ khác nên một cây có đến chục nhánh, nếu đến nay có lẽ cũng phải 2-30 nhánh rồi. Nắng suất nhất định vượt các loại khác.
Thái tông lúc này mới lên tiếng:
- Triều ta quan tâm nông sự nhất, giống lúa này còn hơn hiến vạn đại quân. Được! Sai Chiêu Minh Vương chủ trì việc này, nghiêm cẩn theo dõi, có kết quả thì báo lên ngay. Nếu hai việc này thành công thì ta phong Hầu cho ngươi không còn kẻ nào dám dị nghị cả. Chuyện trang viên của ngươi cũng không cần lo lắng, Lê Văn Hưu giúp y coi sóc trước là được.
- Tuân lệnh Thượng hoàng.
Lại quay lại chỗ Trần Thủ Độ:
- Thượng phụ đã quyết ý, ta cũng không cản nữa, chỉ mong thượng phụ nghĩ cho an nguy xã tăc, bảo trọng thân thể.
- Lão thần tạ thánh ân.
- Các ngươi lui xuống đi. Truyền chỉ của ta gọi quan Đại Hành Khiển Nguyễn Giới Huân vào chầu.
[1] Lời chiếu của Tống Lý Tông sắc phong cho Vua Trần Thái Tông
[2] Lời Bài biểu vua Trần Thái Tông xin nhường ngôi cho con năm Bảo Hựu thứ 6 (1258)