Đông A Nông Sự

Chương 160




Kết thúc diễn tập, Bách quay trở lại chỗ đám người học phủ đang ngồi. Hỏi bọn họ:

- Các vị có thu hoạch gì không?

Điền công chắp tay:

- Ai cũng có thu hoạch không nhỏ. Sẽ viết thành báo cáo để nộp lên cho Tư nghiệp. Ta đang có ý tưởng cải tiến cái cầu phao vượt sông kia. Thứ này theo ta còn quá nhỏ, chưa đảm bảo an toàn, thời gian chuẩn bị lâu, còn nhiều không gian để thay đổi.

- Hay lắm! Ai có ý gì hay, đều có thể báo cáo lên. Giờ chúng ta nghỉ ngơi ăn uống rồi về Trang viên. Ta cũng nôn nóng lắm rồi …

Bách tạm biệt mọi người rồi về nhà. Hắn quan sát tập trận xong cũng có thêm nhiều ý tưởng, cần ghi chép lại nếu không sẽ quên mất. Đây là thói quen tốt của những người nghiên cứu khoa học như hắn thời sau. Làm việc cần có phương pháp chút, nếu cứ ậm ờ thì không thể đạt được mục đích.

Sáng hôm sau hắn chưa kịp chuẩn bị thì có quân hầu đến báo. Quan gia vi hành Trang viên Cát Tường, hắn giật cả mình. Vội vội vàng vàng ra tiếp giá. Thánh Tông không mang xa giá, chỉ có một xe ngựa lớn và vài quân tướng theo hầu, đi tới tận đại môn trang viên mới dừng lại, Bách lếch thếch chạy ra đến nơi thì Thánh Tông đã từ trên xe xuống.

- Ta nghe nói Trang viên Cát tường là trang viên phồn hoa nhất Đại Việt. Hôm nay đến đây để mở rộng tầm mắt.

- Quan gia ưu ái, được thánh giá đến thăm là phúc của người trong trang.

— QUẢNG CÁO —

- Ta đến cốt để xem cách làm mới lạ của các ngươi, đừng thông báo cho ai cả. Cứ để ta tự tìm hiểu.

- Xin nghe lời quan gia.



Bách đón Thánh Tông vào nhà, làm lễ mừng rồi chờ bên cạnh. Thánh Tống đi lại trong trang, không chỗ nào là không ngắm nghía, hỏi han. Vào nhà ấm xem cây, lại vòng ra lối đi có cây ngũ quả … Thăm vườn ươm cây giống cho toàn trang. Bách còn dẫn Thánh Tống đi xem con trâu cái suýt đẻ non, thưởng thức cách người của Trang viên làm quả ô mai mơ vừa thu hoạch được trên núi.

Thánh Tông tham quan cả ngày, buổi trưa cũng chỉ khoái trá ăn một nắm cơm nắm chấm muối lạc. Quay lại dặn thái giám mang lạc vào cung, thượng hoàng ở Tức Mặc cũng sẽ rất thích món này. Xem xét hết trong ngoài trang viên rồi lại đòi được tới nhà trang hộ.

Người Việt có một tư thế ngồi rất xấu, đấy là ngồi xổm. Rất ít tộc người ngồi như người Việt. Bách có một anh bạn người Pháp, ở Việt Nam học tập được chục năm than phiền rằng, anh đã học được đủ thứ từ người Việt kể cả ăn mắm tôm, hút thuốc lào, nhưng ngồi xổm thì chịu. Anh có thể ngồi kiểu quỳ gối và ngồi phệt, dĩ nhiên, nhưng ngồi xổm thì không. Điều đó dễ hiểu, kỹ thuật ngồi xổm của người Việt đã được đúc kết từ nhiều nghìn năm trước. Chẳng phải ngày một ngày hai mà tập được. Một nghiên cứu về khớp mắt cá đã cho thấy người phương Tây có góc gấp bàn chân là 30 độ, trong khi người Việt là 70 độ.

Cái thói xấu ngồi xổm ăn cơm của người Việt chẳng biết có từ lúc nào, cái bát gốm đen to đựng đầy cơm trắng, bên trên là một miếng thịt lợn mỡ màng, không nỡ ăn.

Miếng này chỉ để cho người khác nhìn thôi, ăn hết cả bát cơm, miếng thịt lợn vẫn còn nguyên, nằm yên vị dưới đáy bát, chỉ có rau và cá kho là biến mất sạch sành sành, thịt để lại bát sau xới cơm tiếp tục đặt lên trên cho người khác xem.

Đến khi ăn bát cuối cùng, mới thư thả bỏ miếng thịt vào bát nước mắm, lim dim đôi mắt bỏ vào miệng. Chầm chậm nhai nuốt, và nốt miếng cơm cuối cùng rồi húp bát canh rau muống luộc vắt chanh.

— QUẢNG CÁO —

Lão nông còn nói với đứa cháu:

- Mới ăn no được mấy bữa đã bắt đầu phung phí rồi rồi à? Muốn ăn thịt cho bằng sướng miệng sao? Không đến tết, thịt thà cái gì, lương thực còn phải cấp cho Quan gia phòng khi giặc giã sang đây?

Thánh Tông nghe vậy, đôi mắt có chút ướt. Lại thấy bát cơm của mỗi trang hộ đều có rau, có cá, có thịt thì long nhan hớn hở. Thánh Tống cũng không phải là ông vua xa dân, mấy năm trước khi làm thái tử, còn cải trang vi hành khắp nước, ông đã thấy nỗi khổ của thiên hạ, đương nhiên biết bách tính chỉ có cơm rau không là may, có thịt là đại biểu cho cái gì.

Các trang hộ của trang viên Cát Tường giờ chẳng lạ gì nhân vật lớn tới tham quan nữa, hôm qua còn có quan viên hộ bộ tới kiếm một bát cơm mới đi. Còn về phần Hầu gia, không có việc gì cứ thích tới chạy vào nhà người ta nhìn ngó, đôi khi còn chỉ cá muối, thịt muối gác bếp, treo trên xà nhà hỏi vì sao không ăn?



Thánh Tông nhìn thấy những thứ này vui vẻ hỏi:

- Sơn Tây Hầu, trang viên của ngươi không thiếu thịt ăn, vì sao bọn họ vẫn tiết kiệm như thế? Trẫm chưa từng nói thu thêm tô thuế của họ?

Mặt Bách lúng túng, “Đám dân quanh đây điên rồi, rõ ràng nhà nào cũng dư dả, lại cứ sống như ăn mày, cơm gạo xấu, đó là vì không nỡ ăn. Y phục mới cũng có, nhưng chỉ năm mới là mặc hai ngày, sau đó thu lại, năm sau mới mặc, vẫn mới tinh, không biết ý gì.”

- Quan gia minh xét, thần chưa bao giờ nói với dân chúng như thế. Lương thực không thiếu, thịt thà không thiếu, trứng gà không thiếu, tới ngay cả rau xanh trồng ăn không hết.

— QUẢNG CÁO —

- Thần còn để riêng đất cho đám phụ nhân trồng dâu nuôi tằm, lấy cây bông từ miền xa về để dệt vải may áo. Mỗi người trong trang đều có ít nhất một bộ y phục mới, nói không chừng nhiều hơn một bộ, nhưng bọn họ không muốn hưởng phúc, thích lấy lúa gạo tích trữ vào kho. Đến khi gần hỏng mới lôi ra ăn.

- Đám học sinh cuả thần phải làm rất nhiều công cụ hong sấy bảo quản. Chỉ sợ họ bị ngộ độc. Thần đến tận nhà quát mắng bọn họ vô số lần, cho nên mỗi nhà khi ăn cơm đều đặt một miếng thịt lên để lừa thần.

Thánh Tông cười ngặt ngoẽo, nước mắt chảy cả ra. Cười thật lâu mới không cười nữa, chấm nước mắt vào vạt áo:

- Đấy là tại trẫm vô dụng, để con dân của mình lo lắng vì mình. Họ sợ khi có chiến tranh, phải góp lương thực cùng trẫm chiến đấu. Con dân của trẫm lúc nào cũng có cảm giác nguy cơ, luôn lo lương thực không đủ ăn.

Nói xong lại đi sang nhà khác, lần này đi tới trước mặt mấy cụ già, chắp tay hỏi:

- Các bô lão, ta thấy Trang viên Cát tường an cư lạc nghiệp, mấy năm nay đều được mùa, hẳn là một trang viên giàu có, vì sao các bô lão lại ăn uống đơn giản, y phục rách rưới như thế, phải chăng là có ẩn tình gì?

Ông cụ râu trắng cúi đầu nhìn bát cơm của mình, lại nhìn y phục, ngồi yên ở đó không động đậy, cho rằng Thánh Tông lại là tiểu lại của công bộ hoặc hộ bộ tới hoạnh họe, đám quan lại đó rất đáng ghét, thèm thuồng mọi thứ của Trang viên Cát tường, ông ta ỷ vào tuổi thất thập cổ lai hy, không nể mặt đám tiểu quan viên đó.